Trong cuộc chiến kinh điển giữa người bán và người mua thông thường bên mua chiếm ưu thế. Bên mua chịu hậu quả lạm phát tăng. Bên bán hàng ngoài việc đóng cửa nhà máy làm vốn đầu tư chết dí thì còn gánh chịu thất nghiệp. Vì vậy ưu thế của bên bán chỉ là giai đoạn cửa sổ 3 tháng khi bên mua chưa điều chỉnh chuỗi cung ứng
Chính vì vậy nên a Chum nhanh chóng định ra thời gian miễn trừ 90 ngày, đó là " nước ấm nấu ếch". Trong giai đoạn này các cti mĩ xoay phỏm sang nước thứ ba , vẫn là hàng trung quốc nhưng đội mũ khác để hưởng thuế thấp hơn. Mục tiêu của bước này là chuyển đầu mối giao dịch trực tiếp ra khỏi trung quốc, đồng thời để bên thứ ba say mồi mà nâng cao tự tin ra quyết định đầu tư nhà máy hạ nguồn. Phần hạ nguồn chỉ mất 3-6 tháng vì chỉ có xây nhà xưởng và lắp đặt máy, nhưng phần trung nguồn và thượng nguồn thì phải tính theo năm
Chính vì vậy có bộ trưởng mĩ nói đàm phán với trung quốc phải mất 2-3 năm. Rất rõ ràng phía mĩ câu giờ chờ bên thứ ba giải quyết xong hạ nguồn và trung nguồn, tỉ lệ C/O trung quốc dưới 30% mới kết liễu cuộc chiến này. Khi ấy ạ tập trở thành a Zê, trong tay không còn lá bài nặng kí nào cả.
Túm váy lại: với cách ra bài của người mĩ có lẽ Việt nam chúng ta sẽ chốt hạ ở 12-17%. Người Anh có nhiều cái cạnh tranh với hàng mĩ, còn chúng ta không lo người mĩ thiết lập mấy nhà máy may mặc da giày. Thậm chí a Chum gạ đưa dây chuyền Iphone về mĩ thì a Cook cũng nhã nhặn lắc đầu