[Funland] Báo động đỏ về nền giáo dục nước nhà.

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
3,630
Động cơ
431,198 Mã lực
Các bác cứ trách móc anh ấy, nhưng những người đi sau anh ấy có ai thay đổi gì đâu ? Thậm chí còn kế thừa và phát huy vượt bậc ấy chứ ?
để sửa sai một cái gì đó khá mất thời gian. sai cái sự nghiệp "trăm năm" kia nó cũng khá khá lâu.
trông thì cũng sáng sủa. học hành cũng ha vớt ha vát này nọ, nhưng ko tạo được dấu ấn gì của ngành này ngoài mấy câu khẩu hiệu giờ cũng bỏ xó. nói chung là chưa đủ tầm để làm một tư lệnh ngành có đủ năng lực để thay đổi
 
Chỉnh sửa cuối:

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,161
Động cơ
558,931 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Quá nhiều bất cập trong tuyển sinh đại học

Trong 50 năm tuyển sinh đại học (1970-2021), Việt Nam đã 4 lần thay đổi cách thi. Ở giai đoạn 1 (1970-1990), Bộ Giáo dục và Đào tạo ra đề thi chung cho các đại học. Giai đoạn 2 (1991-2001), các trường tự chủ tuyển sinh, trong đó 90% ra đề theo bộ đề thi tuyển sinh đại học do Bộ phát hành và 10% tự ra đề thi riêng.

Giai đoạn 3 (2002-2014), Bộ tạo ra đề thi tuyển sinh đại học theo quy tắc "3 chung" - chung đề, chung đợt thi và sử dụng chung kết quả thi. Giai đoạn 4 (2015-2021), Bộ hợp nhất hai kỳ thi tốt nghiệp THPT với tuyển sinh đại học bằng một kỳ thi chung và dần chuyển hết đề thi sang trắc nghiệm chọn đáp án.

Ở từng giai đoạn, nhiều tiêu cực xảy ra mà Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể chưa lường trước. Chẳng hạn ở giai đoạn 2, Bộ phát hành bộ đề thi tuyển sinh đại học và khuyến khích các trường ra đề thi theo nội dung bộ đề. Việc 90% trường ra đề theo bộ đề này tạo ra hiệu ứng hàng nghìn trung tâm dạy học sinh ôn thi theo bộ đề. Học sinh miệt mài học thêm để giành suất vào đại học.

Ở giai đoạn 4 (2015-2021), khi phân quyền cho các tỉnh, thành phố tự tổ chức kỳ thi mang tên "THPT quốc gia" (hai năm gần đây là "tốt nghiệp THPT), tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La đã xảy ra gian lận điểm thi quy mô lớn.

Nhiều điều bất cập khác cũng dần lộ ra. Đầu tiên, trong 50 năm tổ chức thi tuyển sinh đại học và 4 giai đoạn cùng các hình thái thi nhưng thang điểm tối đa của một môn thi vẫn là 10/10 và tổng điểm tối đa ba môn thi vẫn giữ nguyên 30/30. Đây là điều bất biến rất "kỳ cục".

Thứ hai, điểm thi trắc nghiệm cũng lập dị. Trước năm 2015, các bài thi tự luận tuyển sinh đại học ở các môn đều không quá 10 câu hỏi và chấm theo thang điểm 10. Từ năm 2015, bài thi đã thay đổi định dạng sang trắc nghiệm với 40-50 câu hỏi nhưng thang điểm vẫn giữ nguyên 10, tức mỗi câu hỏi chiếm 0,2-0,25 điểm.

Điều này khác biệt với phân phối điểm các đề thi tuyển sinh đại học gaokao của Trung Quốc, CSAT của Hàn Quốc, SAT của Mỹ hay đề thi đại học của Anh. Ở những đề thi này, nhiều định dạng trắc nghiệm được đưa ra; điểm thành phần và tổng điểm luôn là một số nguyên như 100, 150, 800.

Thứ ba là cào bằng điểm câu hỏi khó dễ. Đề thi đại học ở Việt Nam chia thang điểm cào bằng cho mọi câu khó dễ là như nhau. Điều này khác biệt với cấu trúc phổ điểm ở đề thi đại học các nước được chia theo nhiều phân khúc: Trắc nghiệm chọn đáp án, viết đáp số, trình bày tự luận.

Thứ tư là đề thi chưa phân hóa tốt. Nếu như trong 20 năm, từ 1970 đến 1990, chỉ có một học sinh đạt điểm tuyệt đối 30/30 thì trong 30 năm sau (1991-2021) đã có hàng nghìn học sinh đạt điểm 29,5-30. Nhưng nhiều em đạt điểm tuyệt đối 30/30 vẫn trượt đại học do có nhiều học sinh được cộng điểm ưu tiên nên điểm trúng tuyển lớn hơn 30. Đây là điều kỳ quặc nhất.

Nếu biết Trung Quốc trong 38 năm đổi mới tuyển sinh đại học với gần 400 triệu học sinh thi gaokao nhưng chưa có thí sinh nào đạt điểm tuyệt đối, mọi người sẽ thấy sự mất cân đối và dễ dãi trong cấu trúc nội dung của đề thi ở Việt Nam.

Thứ năm là bất cập đề thi "hai trong một". Theo dõi nội dung đề thi trắc nghiệm môn Toán ở Việt Nam từ năm 2015 đến nay, tôi thấy phần nội dung nhận biết và thông hiểu chiếm 60% số câu và tổng điểm của đề. Đối với học sinh khá, giỏi, phần này hoàn thành rất nhanh và chính xác. Những em này thi đấu với nhau ở 40% phần vận dụng và vận dụng cao, tức chỉ thi đấu trên thang điểm 4/10.

Với học sinh giỏi, không khó khăn để hóa giải câu hỏi vận dụng. Khi đó, để vào các đại học top đầu hay ngành "hot", học sinh giỏi chỉ cần đấu với nhau trên một khoảng hẹp gồm 4-6 câu hỏi vận dụng cao, chiếm khoảng 1-1,5 điểm.

Với đề thi trắc nghiệm 4 phương án lựa chọn, nếu được huấn luyện một số kỹ năng, thí sinh có thể điền ăn may để đạt từ 0,5 đến 0,75 điểm trong gói 1-1,5 điểm. Như thế, sự so kè giữa các học sinh giỏi thi vào trường đại học top đầu chủ yếu chỉ diễn ra ở 1/10 điểm ở môn Toán. Đây chính là bất cập rất lớn với yêu cầu tuyển sinh đại học.

Để làm rõ hơn sự hạn chế với tính chất đơn điệu của đề thi Toán tuyển sinh đại học Việt Nam, hãy cùng xem bảng so sánh cấu trúc đề thi và bảng điểm đại học ở dưới đây:

Tuyển sinh đại học Việt Nam vẫn ở trong ao làng - 1


Để thay đổi việc thi tuyển sinh đại học ở Việt Nam, tôi kiến nghị hai phương án. Một là tách riêng hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học. Trong đó, thi tốt nghiệp THPT gồm 6 môn, dưới dạng trắc nghiệm và thi trong hai ngày vào tháng 5, do Sở Giáo dục và Đào tạo phụ trách. Những học sinh được từ 36 điểm trở lên (điểm tuyệt đối mỗi môn là 10) được đăng ký thi tuyển sinh đại học công lập.

Kỳ thi đại học công lập sẽ do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các đại học và UBND tỉnh, thành phố tổ chức một đợt chung với 3 môn thi trong một ngày. Đề thi sẽ gồm 3 phần theo định dạng chuẩn quốc tế: Trắc nghiệm chọn phương án, viết đáp số và tự luận với điểm mỗi câu là một số tự nhiên.

Phương án 2 là thi chung như hiện nay nhưng áp dụng thay đổi cấu trúc đề thi đủ 3 phần: Trắc nghiệm chọn phương án, viết đáp số và tự luận với điểm mỗi câu là một số tự nhiên. Phần trắc nghiệm chọn phương án có nội dung đáp ứng yêu cầu thi tốt nghiệp.

Chúng ta rất nhiều lần khẳng định đổi mới giáo dục là nền tảng để phát triển kinh tế xã hội. Để một Việt Nam ngày càng cường thịnh, hội nhập quốc tế sâu rộng cần phải có một cuộc cách mạng đổi mới giáo dục toàn diện với một tầm nhìn rộng lớn. Nhưng ngay từ bây giờ, Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể bắt đầu từ việc nhỏ bé là thay đổi luôn và ngay cách thi tuyển sinh đại học để không tạo ra nghịch cảnh 29,5-30 điểm vẫn trượt đại học.

https://vnexpress.net/qua-nhieu-bat-cap-trong-tuyen-sinh-dai-hoc-4363096.html
 

Dtht.laixe

Xe buýt
Biển số
OF-707858
Ngày cấp bằng
17/11/19
Số km
971
Động cơ
96,996 Mã lực
Tuổi
52
Em thi
nếu bỏ thi trường tuyển có 3000 mà đăng ký 30000 lại phải xếp hàng bằng gạch giống như trường gì tuyển sinh năm ngoái nếu tăng học phí các cụ lại bảo trường của những nhà giàu em thấy khó phết em nghĩ trường tư thì kệ trường công nên gộp lại
Xét tuyển theo nhiều cách và nhiều tiêu chí mà cụ.
 

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
3,630
Động cơ
431,198 Mã lực
Quá nhiều bất cập trong tuyển sinh đại học

Thứ năm là bất cập đề thi "hai trong một". Theo dõi nội dung đề thi trắc nghiệm môn Toán ở Việt Nam từ năm 2015 đến nay, tôi thấy phần nội dung nhận biết và thông hiểu chiếm 60% số câu và tổng điểm của đề. Đối với học sinh khá, giỏi, phần này hoàn thành rất nhanh và chính xác. Những em này thi đấu với nhau ở 40% phần vận dụng và vận dụng cao, tức chỉ thi đấu trên thang điểm 4/10.

Với học sinh giỏi, không khó khăn để hóa giải câu hỏi vận dụng. Khi đó, để vào các đại học top đầu hay ngành "hot", học sinh giỏi chỉ cần đấu với nhau trên một khoảng hẹp gồm 4-6 câu hỏi vận dụng cao, chiếm khoảng 1-1,5 điểm.
https://vnexpress.net/qua-nhieu-bat-cap-trong-tuyen-sinh-dai-hoc-4363096.html
Cám ơn cụ. em thấy bài viết này khá hay, phân tích khá đúng khi cho rằng khoảng điểm để các hs chiến đấu/trường phân loại hs là rất phù hợp; quá bé để mà thực hiện, bên cạnh đó còn có yếu tố may rủi của việc trắc nghiệm thì đúng là rất hạn chế cho hs tranh tài. thêm nữa, cái việc cộng điểm ưu tiên khu vực làm cho các cháu học khá giỏi ở khu vực không được cộng điểm trở lên quá nghiệt ngã. Bài viết này thêm cái ý kiến này vào thì hoàn thiện hơn

kiến nghị chia thành 2 kỳ cũng hợp lý, chỉ đề công nhận tốt nghiệp thì kệ con bà cho các tỉnh làm thế nào thì làm. còn tuyển sinh đại học nên để cho các trường hoặc khối các trường liên kết với nhau để làm.
 
Chỉnh sửa cuối:

meodenminh

Xe điện
Biển số
OF-723782
Ngày cấp bằng
4/4/20
Số km
3,166
Động cơ
131,507 Mã lực
Cứ cái kiểu thành tích thì khó nhỉ, điểm học bạ toàn cao chót vót, trước có cụ N h ạ các cụ còn thi nhau dèm pha bây giờ hết cái để ...văg rồi
 
Biển số
OF-763482
Ngày cấp bằng
10/3/21
Số km
1,106
Động cơ
-147 Mã lực
Tuổi
34
Cụ ấy đọc không kỹ, 13 từ cái hồi nảo hồi nào cách đây 30 năm ạ.
Vâng xưa 13 cũng oách rồi, cơm ăn ko đủ, mà còn thi tự luận nữa =))

Với em thấy người xưa học giỏi hơn người thời nay hay sao ấy cụ nhỉ, cảm giác trí nhớ họ rất tốt nhé
 

barca6996

Xe container
Biển số
OF-724771
Ngày cấp bằng
10/4/20
Số km
7,911
Động cơ
147,423 Mã lực
E thấy bọn trẻ hiện nay học khó và rộng hơn trước nhiều. Có lẽ mối lo ngại của các cụ mợ về lũ trẻ con cháu không khác gì nỗi lo lắng ngày trước của phụ huynh chúng ta. E nhớ đến câu chuyện từ đầu thế kỷ trước, có một nhà hiền triết phát biểu về nỗi lo sợ của người lớn đối với lớp trẻ khi đó. Cuối cùng hóa ra bài phát biểu đó có từ thế kỷ 18 ;;)
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
18,028
Động cơ
101,979 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
ko biết anh Người ấy giờ thấy có tội lỗi của mình ko. nâng cấp hết các trg cao đẳng, tc để cho bằng nước ngoài về chỉ tiêu đại học, tiến sỹ trên bình quân đầu người. chả hiểu anh ấy cũng được học hành tử tế (lý lịch) mà làm ăn như mứt. xong rồi cũng vẫn ngon
Em nghe nói vụ nâng cấp đấy là để chuyện bằng của mình phát ra có thang bậc đối chiếu được với nước ngoài, giải quyết vụ các cháu đi du học bị mắc ở bằng cấp không tương xứng, em cho là giải quyết phần ngọn, vì nếu trường được nước ngoài nó nhìn nhận là có chất lượng thì nó không đòi hỏi nhiều như thế. Nói tiêu cực thì hồi đó là giải quyết cho cocc đi du học thuận lợi, bó tay thật đấy.
 

wae alpha

Xe tải
Biển số
OF-577300
Ngày cấp bằng
4/7/18
Số km
213
Động cơ
141,853 Mã lực
Nơi ở
Long Biên Hà Nội
Nước mình đề cao tư tưởng thì khối nhân văn điểm cao là đúng rồi.
Có anh còn có bài áp dụng tư tưởng vào phòng chống covid cơ mà.
Anh hiệu trưởng trường ĐHKHXH và NV một phát lên bộ trưởng GD không quá cấp vụ, và phó thì đương nhiên KHXH phải hơn là đúng rồi.
 

nguyentoan.uct

Xe điện
Biển số
OF-304788
Ngày cấp bằng
12/1/14
Số km
2,593
Động cơ
387,355 Mã lực
Sờ đến ông giáo dục tỉnh nào là đi tỉnh đấy
Em thì thấy đâu cũng như nhau cả, tình trạng chung rồi
 

wae alpha

Xe tải
Biển số
OF-577300
Ngày cấp bằng
4/7/18
Số km
213
Động cơ
141,853 Mã lực
Nơi ở
Long Biên Hà Nội
Điểm thi là hệ thống thước đo để PHÂN LOẠI học sinh/ người dự thi

Ra đề, thiết kế bài thi để sao cho phân tách được các nhóm:
- Kém, không đạt cơ bản - dưới 5/10
- Đạt cơ bản, trung bình - từ 5 đến 6/10
- Khá - từ 7 đến 8/10
- Tốt 9/10
- Xuất sắc 10/10

Xuất sắc không quá 5% tổng số dự thi
Tốt không quá 10% tổng số dự thi
Khá không quá 20% tổng số dự thi
Như vậy, từ điểm 7 trở lên không quá 35% tổng số dự thi

Cơ bản trung bình không quá 50% tổng số dự thi

Như vậy là hợp lý
Biết như vậy là hợp lý nhưng giao cho các địa phương phụ trách thi tốt nghiệp và xét ĐH thì liệu có tiêu cưc không? các con ở thành phố học thật, thi thật và không có điểm ưu tiên thì muôn đời chịu thiệt.
 

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
3,630
Động cơ
431,198 Mã lực
Anh hiệu trưởng trường ĐHKHXH và NV một phát lên bộ trưởng GD không quá cấp vụ, và phó thì đương nhiên KHXH phải hơn là đúng rồi.
có 2 trường ĐH trực thuộc Chính phủ là đh qg HN và đh qg tp HCM. hiệu trưởng của 2 trường này mà về làm bộ trưởng, thứ trưởng thì 1 phát là lên luôn chứ không phải qua cấp vụ. trước đây a ngọng cũng từ đh qgia lên bộ trưởng luôn. hiệu trưởng các trường đh thuộc bộ gd thì được sếp ngang với vụ trưởng thôi, lên được thứ trưởng còn khó, cạnh tranh với 1 loạt các vụ trưởng ở bộ
tự dưng lại có 2 trg trực thuộc CP. đúng là 1 dạng quái thai, chả ra đâu vào đâu
 

MaiKN

Xe tải
Biển số
OF-785119
Ngày cấp bằng
21/7/21
Số km
232
Động cơ
31,695 Mã lực
Em thấy việc này không đáng lo lắm. Thứ đáng lo là văn hoá xã hội đang thoái hoá. Mà thoái hoá đó cũng do nền giáo dục, cho ra đời những thế hệ con người cẩu thả. Mô tả đơn giản nó như cái thùng rác vậy, chứa tất cả những gì vứt vào. Một xã hội phát triển văn minh nó đi lên từ hành vi và tư duy con người. Kế đến mới là kiến thức.
Đồng quan điểm cụ ạ. Ý thức tư tưởng đã rồi mới kiến thức.
Nhưng cái ý thức dạy dỗ kiểu định hướng. F1 nhà em nó gọi môn Văn, môn GDCD bằng những "mỹ từ" nghe buồn lắm. mà chẳng phải mình nó. Cá nhân mình thấy dạy chém gió, nói, viết cho khỏi bị phiền hơn là bày tỏ suy nghĩ trung thực.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,191
Động cơ
872,096 Mã lực
Biết như vậy là hợp lý nhưng giao cho các địa phương phụ trách thi tốt nghiệp và xét ĐH thì liệu có tiêu cưc không? các con ở thành phố học thật, thi thật và không có điểm ưu tiên thì muôn đời chịu thiệt.
Giao cho các địa phương tự xét điểm thì không chỉ mỗi Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La,... mà mọi tỉnh đều thi nhau phát huy thành tích. Lúc đó họ sẽ xin Nhà nước bỏ hẳn điểm ưu tiên và chấp luôn HN hay Tp. HCM vài điểm!
 

AcMilan90

Xe tăng
Biển số
OF-145863
Ngày cấp bằng
15/6/12
Số km
1,020
Động cơ
382,114 Mã lực
Đồng quan điểm cụ ạ. Ý thức tư tưởng đã rồi mới kiến thức.
Nhưng cái ý thức dạy dỗ kiểu định hướng. F1 nhà em nó gọi môn Văn, môn GDCD bằng những "mỹ từ" nghe buồn lắm. mà chẳng phải mình nó. Cá nhân mình thấy dạy chém gió, nói, viết cho khỏi bị phiền hơn là bày tỏ suy nghĩ trung thực.
Hai F1 nhà em viết văn nó nói là nêu suy nghĩ của con mà cô cho điểm thấp, làm theo mẫu thì điểm cao. Học văn cứ kiểu học vẹt như vậy thì nó chán văn thôi. Học Sử, Địa cũng vậy. F1 nhà em và các nhà đi chơi đâu với em em qua mỗi địa danh em đều giới thiệu Lịch Sử, Địa Lý nơi đấy cho chúng nó, chúng nó đều hào hứng. Nhớ nhất lần đi Lao Bảo - Khe Sanh rồi đi sang Lào, chỉ cho chúng nó Đông Trường Sơn - Tây Trường Sơn bên nắng đôt bên mưa quây. Học như thế chúng nó mới ngấm được chứ cứ sách vở suông 3 bữa trôi hết
 

MaiKN

Xe tải
Biển số
OF-785119
Ngày cấp bằng
21/7/21
Số km
232
Động cơ
31,695 Mã lực
Hai F1 nhà em viết văn nó nói là nêu suy nghĩ của con mà cô cho điểm thấp, làm theo mẫu thì điểm cao. Học văn cứ kiểu học vẹt như vậy thì nó chán văn thôi. Học Sử, Địa cũng vậy. F1 nhà em và các nhà đi chơi đâu với em em qua mỗi địa danh em đều giới thiệu Lịch Sử, Địa Lý nơi đấy cho chúng nó, chúng nó đều hào hứng. Nhớ nhất lần đi Lao Bảo - Khe Sanh rồi đi sang Lào, chỉ cho chúng nó Đông Trường Sơn - Tây Trường Sơn bên nắng đôt bên mưa quây. Học như thế chúng nó mới ngấm được chứ cứ sách vở suông 3 bữa trôi hết
Vâng, Em được thầy giáo cấp ba học ở Đức về dạy viết văn mà không thể mê nổi cách dạy Văn bao nhiêu năm nay của VN. Nền văn học thế giới nó tiến đi đến đẩu đến đâu rùi, mình cứ những áng văn hay từ thủa nào, Ép học sinh phải mường tượng những thứ nó ko thể hiểu. Viết văn, dù viết 2, 3 câu ( với học lớp 5) mà dùng ngôn ngữ của bản thân còn tốt hơn là viết cả trang giấy.
Chỉ thấy là dạy cách đi ăn cắp ý tưởng, và hành văn có sẵn. Có tý sáng tạo thì chỉ có tung lên fb giải trí thế thôi, chứ làm để thi thì không dám ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top