[Funland] Báo động đỏ về nền giáo dục nước nhà.

Oteconde

Xe buýt
Biển số
OF-415808
Ngày cấp bằng
10/4/16
Số km
878
Động cơ
6,708 Mã lực
Tuổi
39
Em thấy việc này không đáng lo lắm. Thứ đáng lo là văn hoá xã hội đang thoái hoá. Mà thoái hoá đó cũng do nền giáo dục, cho ra đời những thế hệ con người cẩu thả. Mô tả đơn giản nó như cái thùng rác vậy, chứa tất cả những gì vứt vào. Một xã hội phát triển văn minh nó đi lên từ hành vi và tư duy con người. Kế đến mới là kiến thức.
Cụ nói thế là đang có ý kiến ngược với lãnh đạo. E xem trên TV lãnh đạo nói là chưa bao giờ chúng ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay.
Cụ lại bảo thoái hóa là sai lệch, ko theo định hướng rồi.
So với trước 1945 dân ta nghèo đói, mù chữ, hiện tại đa số ng dân đã biết chữ, cơm no, áo mặc đầy đủ. Một số em hs lớp 6 ở Mù Cang Chải chưa biết đọc, nhưng tất cả đều biết chữ cụ nhé.
 

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
3,630
Động cơ
431,198 Mã lực
Cụ chắc sàn sàn tuổi với em vì em cũng học KTQD thời gian này, ra trường 92.
Giai đoạn này chuyển từ k.tế kế hoạch sang k.tế thị trường, giáo trình chưa có nên giáo viên toàn tự mày mò cóp nhặt kiến thức đi dậy. Thầy nhiều khi còn ko trả lời đc câu hỏi của s.viên vì không biết/không hiểu ntn.
em ít hơn cụ một chút ạ. cụ anh ra trường 92 thì chắc mấy năm đầu vào trường (88) chắc vẫn học giáo trình cũ là chắc rồi. đến lúc bọn em vào học cũng còn chưa đâu vào đâu cơ
buồn cười nhất là cái môn lý thuyết kế hoạch hóa. các thầy cô dạy hoàn toàn khác nhau cụ ạ. mà ngặt nỗi là đề thi thì chung vì thi cùng một ngày (đây là môn cơ bản 2 năm đầu). bọn em đến tận lúc thi mới nhờ 1 cô phụ đạo cho cả lớp mới tá hỏa tam tinh là sao lại như vậy, thế là cô dạy phù đạo cho 2 buổi, thế rồi cũng ổn.
 

Oteconde

Xe buýt
Biển số
OF-415808
Ngày cấp bằng
10/4/16
Số km
878
Động cơ
6,708 Mã lực
Tuổi
39
Điểm thi là hệ thống thước đo để PHÂN LOẠI học sinh/ người dự thi

Ra đề, thiết kế bài thi để sao cho phân tách được các nhóm:
- Kém, không đạt cơ bản - dưới 5/10
- Đạt cơ bản, trung bình - từ 5 đến 6/10
- Khá - từ 7 đến 8/10
- Tốt 9/10
- Xuất sắc 10/10

Xuất sắc không quá 5% tổng số dự thi
Tốt không quá 10% tổng số dự thi
Khá không quá 20% tổng số dự thi
Như vậy, từ điểm 7 trở lên không quá 35% tổng số dự thi

Cơ bản trung bình không quá 50% tổng số dự thi

Như vậy là hợp lý
KHÔNG HỢP LÝ.
Cái tư duy gọi người khác là KÉM đã sai rồi. (Cụ thử nhìn bạn cụ, những đứa bị gọi là KÉM có kém không? Những đứa được gọi là GIỎI với XUẤT SẮC có đúng là xuất sắc không).
Cốt lõi nó ở sự TRUNG THỰC và PHÙ HỢP. Giáo dục hiện tại thiếu sự TRUNG THỰC và đương nhiên là ko có PHÙ HỢP.
 

Cukhoai9

Xe buýt
Biển số
OF-724445
Ngày cấp bằng
8/4/20
Số km
816
Động cơ
83,001 Mã lực
Em trước học mấy môn kinh điển đến lúc thi thi thầy toàn bỏ ra ngoài làm trò ngơ ngác một lúc, sau tỉnh ra cả bọn giở sách chép, dài dài là, đứa nào chép đúng chỗ điểm cao, gần đúng cũng đạt...Về sau hỏi, thầy bảo tao làm gì có thời gian cho bọn mày thi lại

Em thấy không nên kêu về giáo dục mà hãy tập trung dậy con mình cũng chỉ trong 12 năm cuộc đời thôi. Hãy dậy chúng cách nhìn, phân tích, tổng hợp...để tìm ra bản thân, mà y như rằng tìm xong là chúng trốn mất tiêu
Thôi thì đời cua cua máy, đời cáy cáy đào
 

darthvader

Xe điện
Biển số
OF-467380
Ngày cấp bằng
2/11/16
Số km
3,489
Động cơ
237,845 Mã lực
Tuổi
47
Bao giờ XH nói chung bỏ được cái suy nghĩ học giỏi toán lý hóa để làm gì ra đời cũng có giàu hơn quyền cao chức trọng hơn được người học kém đâu thì mới khác được .. để giàu thì thực ra cũng chả cần học giỏi hay thậm chí học đại học làm gì, nó là tố chất sẵn có của con người rồi có phải ai hô quyết tâm làm giàu mà cũng có tiền đâu... Văn hóa thì do XH trọng đồng tiền, nghệ sĩ biểu diễn thay vì cần tài năng thì chỉ cần nhiều phốt với đi đại tu cơ thể , báo chí truyền hình sống 2 mặt, 1 mặt ra vẻ than thở đạo đức xã hội xuống cấp, 1 mặt tích cực đưa tin tung hô những thứ vớ vẩn rác rưởi để câu khách, 1 thằng cu ê a trên mxh gây sốt thế là cũng mời lên tin, bọn trẻ con thấy thế thì học theo tìm cách làm đủ trò nhố nhăng để câu view và coi đó mới là con đường tiến thân trong showbiz ...
 

lang thang48

Xe buýt
Biển số
OF-776795
Ngày cấp bằng
10/5/21
Số km
814
Động cơ
44,451 Mã lực
Tuổi
33
Lãnh đạo nc.mình học trường mình. Đc giáo dục bằng kiến thức này. Thì tư duy đòi hỏi gì.
 

HoaMaudon

Xe tăng
Biển số
OF-344992
Ngày cấp bằng
1/12/14
Số km
1,836
Động cơ
298,246 Mã lực
KHÔNG HỢP LÝ.
Cái tư duy gọi người khác là KÉM đã sai rồi. (Cụ thử nhìn bạn cụ, những đứa bị gọi là KÉM có kém không? Những đứa được gọi là GIỎI với XUẤT SẮC có đúng là xuất sắc không).
Cốt lõi nó ở sự TRUNG THỰC và PHÙ HỢP. Giáo dục hiện tại thiếu sự TRUNG THỰC và đương nhiên là ko có PHÙ HỢP.
Vâng, sửa tư duy vậy
Không kém

Chỉ là không đạt cơ bản, được không ạ?
Kiểu như Lớp 5 không thuộc bảng cửu chương, cháu nó thông minh ở nhà ngoan lắm, không kém, chỉ không đạt thôi, được chứ ạ?
 

Dan du an

Xe cút kít
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
18,914
Động cơ
429,504 Mã lực
Bạn em đứa nào làm quản lý thì đều tiến sỹ hết rồi. Chả thấy nó học lúc nào mà nhanh thế. Tài thật, có đứa quản lý cả nghìn người và một lĩnh vực khó thế mà vẫn có thời gian học lên tiến sỹ mới tài.
 

present

Xe điện
Biển số
OF-57015
Ngày cấp bằng
16/2/10
Số km
4,277
Động cơ
497,274 Mã lực
Nơi ở
ngắm cụ Rùa
Oài, nó rõ như ban ngày rồi mà nhưng bao năm nay nguyễn y vân :(
 

Oteconde

Xe buýt
Biển số
OF-415808
Ngày cấp bằng
10/4/16
Số km
878
Động cơ
6,708 Mã lực
Tuổi
39
Vâng, sửa tư duy vậy
Không kém

Chỉ là không đạt cơ bản, được không ạ?
Kiểu như Lớp 5 không thuộc bảng cửu chương, cháu nó thông minh ở nhà ngoan lắm, không kém, chỉ không đạt thôi, được chứ ạ?
Vâng, em ví dụ: các VĐV, Ca sĩ, Họa sĩ, Người mẫu... Họ sẽ học kém mấy cái môn học mà mình đang dạy, và nghĩ là giỏi...
Rồi cái khái niệm Thông minh và Ngoan cũng cần định nghĩa lại.
Rồi các e mà có mấy kỹ năng khác như: Lòng dũng cảm, đạo đức, dám nói, dám phản biện... Có được gọi là giỏi không?
(Tất nhiên là có nhiều VĐV, Ca sĩ học giỏi toàn diện).
 

Halinh07

Xe tăng
Biển số
OF-421212
Ngày cấp bằng
8/5/16
Số km
1,738
Động cơ
250,708 Mã lực
Cụ chủ cố tình không hiểu à. Các trường như nông nghiệp,xây dựng,thủy lợi... tốt nghiệp ra giờ khó xin việc,lương thấp nên các cháu chọn trường có chuyên nghành thế mạnh mà nhu cầu lao động cao thì cũng là bình thường. Thực tế là có 1 số môn ở 2 năm đầu của các trường ĐH công lập cũng nên bỏ đi vì nó chả có tác dụng gì cho công việc sau này. 1 chương trình GD lỗi thời mà vẫn áp dụng đến giờ thì BGD và chính phủ cũng nên xem lại. Như các cháu học PTTH khối dân lập tôi thấy gần như chả đứa nào học đại học công lập ( con nhà tôi đang học ở Nguyễn Siêu). Chúng ta đã trải qua những năm 90-200X thì biết là quá trình học 4-5 năm nhiều môn nên bỏ từ lâu. Vấn đề là LĐ duy ý chí nên không thực sự có ai đủ can đảm đề xuất loại bỏ 1 số môn mà các vị cho rằng là cần thiết.
 

HoaMaudon

Xe tăng
Biển số
OF-344992
Ngày cấp bằng
1/12/14
Số km
1,836
Động cơ
298,246 Mã lực
Vâng, em ví dụ: các VĐV, Ca sĩ, Họa sĩ, Người mẫu... Họ sẽ học kém mấy cái môn học mà mình đang dạy, và nghĩ là giỏi...
Rồi cái khái niệm Thông minh và Ngoan cũng cần định nghĩa lại.
Rồi các e mà có mấy kỹ năng khác như: Lòng dũng cảm, đạo đức, dám nói, dám phản biện... Có được gọi là giỏi không?
(Tất nhiên là có nhiều VĐV, Ca sĩ học giỏi toàn diện).
Cụ không đọc kỹ ý của em rồi, điểm thi là để lựa chọn những người dự thi

vậy thi ngành nghề nào cần có bộ đề thi các môn với ngành nghề ấy ạ

Thi làm ca sỹ, thì đưa toán lý hóa vào làm gì để mà đánh giá? đưa thi tố chất, giọng hát, và lại quy theo điểm
Thi làm kiến trúc sư thì thi vẽ, thi toán ...

Cái cần vẫn phải là phân loại ạ

Đừng có tôn trọng cá nhân đến mức cào bằng ạ
 

htc4

Xe buýt
Biển số
OF-373487
Ngày cấp bằng
13/7/15
Số km
657
Động cơ
255,348 Mã lực
Em nghĩ
Em dùng cách diễn đạt trong nội dung bài báo để giật tít nghe cho kêu. Nhưng CCCM đọc xong sẽ thấy vấn đề ở mức độ vô cùng trầm trọng, bài báo này xâu chuỗi một số chứng bệnh cùng căn nguyên và đặt cạnh nhau để chúng ta nhìn thấy toàn cảnh hơn về tương lai giáo dục trong nước. Mời CCCM đọc và góp ý cho bộ Dục ;)

Nhìn lại các mùa tuyển sinh đại học: Báo động đỏ!

Khoa học, kỹ thuật và công nghệ là nguồn lực cơ bản nhất của sự phát triển, nhưng các khối ngành kỹ thuật của các trường đại học đang tuyển sinh èo uột là một báo động đỏ về nền giáo dục nước nhà.

Gần một thập niên trở lại đây, trong tuyển sinh đại học, ngoài một số trường ĐH khối kỹ thuật thuộc top như ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Bách khoa HN... có điểm chuẩn đầu vào ổn định, ở mức cao thì hầu hết các trường ĐH kỹ thuật khác trên cả nước có điểm đầu vào khá thấp.

Cụ thể: Cùng một khối thi A, A1, B... nhiều ngành như xây dựng, thủy lợi, thủy điện cấp thoát nước, môi trường, kỹ thuật hóa của nhiều trường đại học khối kỹ thuật sức khỏe tuyển sinh 15-18 điểm không có nguồn tuyển. Trong khi mức độ đề thi học sinh trung bình cũng làm được 17-18 điểm ba môn xét đại học.
Điểm chuẩn nhiều ngành kỹ thuật thấp hơn điểm chuẩn các ngành kinh tế, xã hội từ 10-12 điểm.

Có những trường đại học mang danh top, lấy điểm cao chót vót nhưng điểm xét gồm: Điểm học bạ + Toán hoặc Văn bắt buộc + môn tự chọn (thường là GDCD).

Điều gì đang xảy ra với giáo dục đại học?

Nhiều trường đại học một thời lừng lẫy về chất lượng tuyển sinh và đào tạo như Xây dựng, Kiến trúc, Thủy lợi, Nông nghiệp, Giao thông vận tải càng ngày càng khó tuyển sinh. Cho dù mức độ đề thi tuyển sinh có xu hướng ngày càng dễ hơn thì điểm chuẩn đầu vào của các trường này càng ngày càng thấp, tụt lại phía sau rất xa so với các khối ngành kinh tế, xã hội.

Điều gì đang xảy ra với giáo dục đại học Việt Nam?. Nhiều nhà quản lý giáo dục cho rằng giáo dục đang đi đúng hướng thị trường. Cái gì cũng có quy luật của nó và điều tất yếu chính là sự gặp nhau của cung và cầu. Tuy nhiên nếu những ai quan tâm đến một nền giáo dục khai sáng sẽ nhận ra bất cập rằng: giáo dục của chúng ta đang sai về phương cách.

Thứ nhất, việc thiết chế nội dung chương trình học bậc phổ thông chưa hợp lý.
Thứ hai, nền giáo dục quá coi trọng về thi cử và bằng cấp.
Thứ ba, việc đổi mới căn cơ và toàn diện nền giáo dục không được thực hiện bài bản khoa học.

Bên cạnh đó, lâu nay các trường đại học hoặc không được tự chủ, hoặc cho tự chủ một cách nửa vời, dẫn đến các trường đại học mạnh ai người ấy làm.

Quay trở lại với hai lĩnh vực Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội: Năm 2017, lần đầu tiên Bộ GD-ĐT thay đổi hình thức thi theo bài thi tổ hợp môn. Năm đầu tuyển sinh kiểu này, Bộ GD&ĐT phát đi tín hiệu đáng mừng là lượng thí sinh (TS) chọn Ban Khoa học xã hội (KHXH) chiếm tỉ lệ áp đảo. Những môn như Lịch sử, Giáo dục Công dân (GDCD) và Địa lý lâu nay chưa được phụ huynh học sinh quan tâm lúc này đã lên ngôi.

Thống kê tương đối, năm 2002-2014 tỉ lệ chọn môn thi môn Lịch sử chỉ dao động từ 7-8,5%, thì năm 2015-2016, tỉ lệ này có nhích lên chút, từ 15-15,5%, đến năm 2017 tỉ lệ này đã là 43,75%.

Theo thời gian tỉ lệ chọn thi Ban KHXH tăng dần. Điều đáng mừng ngày xưa bắt đầu là nỗi lo cho những ai quan tâm đến tương lai phát triển đất nước. Nếu như tỉ lệ chọn thi Ban KHXH năm 2017 là 43,75% thì năm 2018 đã là 48%; năm 2019 là 53,38% và năm 2020, 2021 là trên 55%.

Do đặc thù thi cử, rất nhiều em, dù trước đây không xác định lựa chọn các môn xã hội làm môn chính để thi THPT Quốc gia (nay là kỳ thi tốt nghiệp THPT) nhưng nay vẫn quyết định lựa chọn tổ hợp này để thi. Khá dễ hiểu là những môn KHXH chỉ cần có tư duy học và nắm vững những kiến thức cơ bản là dễ làm bài hơn các môn thi trong bài thi tổ hợp KHTN vốn có rất nhiều công thức phức tạp, đòi hỏi nhiều kỹ năng tính toán và tư duy liên khối trong chương trình phổ thông

Theo lý giải của ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục quản lý chất lượng (Bộ GDĐT), nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ học sinh chọn bài thi Khoa học xã hội luôn ở mức cao là do học sinh ưu tiên cho mục tiêu xét tốt nghiệp trước nên các em có xu hướng chọn bài thi Khoa học xã hội nhiều hơn. Bên cạnh đó, từ năm 2017 đến nay, các trường ĐH trên cả nước đã bổ sung thêm nhiều tổ hợp môn xét tuyển nên thí sinh khá thoải mái trong việc chọn ngành, chọn trường.

Ngoài 4 tổ hợp môn truyền thống A, B, C, D nay cả nước đã có trên 150 khối xét tuyển với nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau. Ngoài việc môn Văn chấm tự luận, người chấm dễ phóng bút cho điểm thì đề thi các môn KHXH dễ kiếm điểm đã đẩy điểm chuẩn các trường lên cao do các trường thường lấy chung một mức điểm cho tất cả các khối. Đó là điều bất hợp lý và gây thiệt thòi cho các em theo đuổi ban KHTN. Lâu dần ban KHTN bị thí sinh và phụ huynh bỏ ngỏ tạo ra những tín hiệu tiêu cực cho những em muốn cống hiến đam mê sáng tạo trên lĩnh vực KHKT sau này.
vấn đề nó nằm ở xã hội chứ không hẳn ở giáo dục. Ví dụ như tại sao các trường kỹ thuật điểm thấp, mà trường kinh tế điểm cao, nó nằm ở chỗ nền kinh tế không chuộng sản xuất. Nhiều cụ trên này đã kêu là tổ chức sản xuất được một sản phẩm rất khó, cho nên doanh nghiệp chỉ loanh quanh làm những thứ đơn giản, hoặc làm thương mại. Sản xuất lúa gạo hoa quả bán đi và mua đồ dùng công nghệ về. Vấn đề ở xã hội và giáo dục đóng vai trò nguồn cung nhân lực sẽ phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu thôi.
 

hanoi1971

Xe tải
Biển số
OF-20752
Ngày cấp bằng
4/9/08
Số km
411
Động cơ
506,679 Mã lực
Bỏ cái bộ GDĐT đi có thể mọi việc sẽ dần tốt lên đấy. Theo dõi tình hình giáo dục từ khi con tôi học mẫu giáo đến nay thì tôi thấy quản lý giáo dục của mình sai nhiều đến mức không sửa được. Quá nhiều đối bộ trưởng rồi. Do vậy nên bỏ để cho người dân tự lo có khi tốt hơn.
 

Matizcoi

Xe cút kít
Biển số
OF-30934
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
19,510
Động cơ
-174,242 Mã lực
Học phí rẻ quá đây mà :D
Dân thì ngoài hiếu học còn giàu ơi là giàu nữa chứ ;))
 
Biển số
OF-516856
Ngày cấp bằng
19/6/17
Số km
1,606
Động cơ
197,881 Mã lực
Tuổi
35
Em dùng cách diễn đạt trong nội dung bài báo để giật tít nghe cho kêu. Nhưng CCCM đọc xong sẽ thấy vấn đề ở mức độ vô cùng trầm trọng, bài báo này xâu chuỗi một số chứng bệnh cùng căn nguyên và đặt cạnh nhau để chúng ta nhìn thấy toàn cảnh hơn về tương lai giáo dục trong nước. Mời CCCM đọc và góp ý cho bộ Dục ;)

Nhìn lại các mùa tuyển sinh đại học: Báo động đỏ!

Khoa học, kỹ thuật và công nghệ là nguồn lực cơ bản nhất của sự phát triển, nhưng các khối ngành kỹ thuật của các trường đại học đang tuyển sinh èo uột là một báo động đỏ về nền giáo dục nước nhà.

Gần một thập niên trở lại đây, trong tuyển sinh đại học, ngoài một số trường ĐH khối kỹ thuật thuộc top như ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Bách khoa HN... có điểm chuẩn đầu vào ổn định, ở mức cao thì hầu hết các trường ĐH kỹ thuật khác trên cả nước có điểm đầu vào khá thấp.

Cụ thể: Cùng một khối thi A, A1, B... nhiều ngành như xây dựng, thủy lợi, thủy điện cấp thoát nước, môi trường, kỹ thuật hóa của nhiều trường đại học khối kỹ thuật sức khỏe tuyển sinh 15-18 điểm không có nguồn tuyển. Trong khi mức độ đề thi học sinh trung bình cũng làm được 17-18 điểm ba môn xét đại học.
Điểm chuẩn nhiều ngành kỹ thuật thấp hơn điểm chuẩn các ngành kinh tế, xã hội từ 10-12 điểm.

Có những trường đại học mang danh top, lấy điểm cao chót vót nhưng điểm xét gồm: Điểm học bạ + Toán hoặc Văn bắt buộc + môn tự chọn (thường là GDCD).

Điều gì đang xảy ra với giáo dục đại học?

Nhiều trường đại học một thời lừng lẫy về chất lượng tuyển sinh và đào tạo như Xây dựng, Kiến trúc, Thủy lợi, Nông nghiệp, Giao thông vận tải càng ngày càng khó tuyển sinh. Cho dù mức độ đề thi tuyển sinh có xu hướng ngày càng dễ hơn thì điểm chuẩn đầu vào của các trường này càng ngày càng thấp, tụt lại phía sau rất xa so với các khối ngành kinh tế, xã hội.

Điều gì đang xảy ra với giáo dục đại học Việt Nam?. Nhiều nhà quản lý giáo dục cho rằng giáo dục đang đi đúng hướng thị trường. Cái gì cũng có quy luật của nó và điều tất yếu chính là sự gặp nhau của cung và cầu. Tuy nhiên nếu những ai quan tâm đến một nền giáo dục khai sáng sẽ nhận ra bất cập rằng: giáo dục của chúng ta đang sai về phương cách.

Thứ nhất, việc thiết chế nội dung chương trình học bậc phổ thông chưa hợp lý.
Thứ hai, nền giáo dục quá coi trọng về thi cử và bằng cấp.
Thứ ba, việc đổi mới căn cơ và toàn diện nền giáo dục không được thực hiện bài bản khoa học.

Bên cạnh đó, lâu nay các trường đại học hoặc không được tự chủ, hoặc cho tự chủ một cách nửa vời, dẫn đến các trường đại học mạnh ai người ấy làm.

Quay trở lại với hai lĩnh vực Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội: Năm 2017, lần đầu tiên Bộ GD-ĐT thay đổi hình thức thi theo bài thi tổ hợp môn. Năm đầu tuyển sinh kiểu này, Bộ GD&ĐT phát đi tín hiệu đáng mừng là lượng thí sinh (TS) chọn Ban Khoa học xã hội (KHXH) chiếm tỉ lệ áp đảo. Những môn như Lịch sử, Giáo dục Công dân (GDCD) và Địa lý lâu nay chưa được phụ huynh học sinh quan tâm lúc này đã lên ngôi.

Thống kê tương đối, năm 2002-2014 tỉ lệ chọn môn thi môn Lịch sử chỉ dao động từ 7-8,5%, thì năm 2015-2016, tỉ lệ này có nhích lên chút, từ 15-15,5%, đến năm 2017 tỉ lệ này đã là 43,75%.

Theo thời gian tỉ lệ chọn thi Ban KHXH tăng dần. Điều đáng mừng ngày xưa bắt đầu là nỗi lo cho những ai quan tâm đến tương lai phát triển đất nước. Nếu như tỉ lệ chọn thi Ban KHXH năm 2017 là 43,75% thì năm 2018 đã là 48%; năm 2019 là 53,38% và năm 2020, 2021 là trên 55%.

Do đặc thù thi cử, rất nhiều em, dù trước đây không xác định lựa chọn các môn xã hội làm môn chính để thi THPT Quốc gia (nay là kỳ thi tốt nghiệp THPT) nhưng nay vẫn quyết định lựa chọn tổ hợp này để thi. Khá dễ hiểu là những môn KHXH chỉ cần có tư duy học và nắm vững những kiến thức cơ bản là dễ làm bài hơn các môn thi trong bài thi tổ hợp KHTN vốn có rất nhiều công thức phức tạp, đòi hỏi nhiều kỹ năng tính toán và tư duy liên khối trong chương trình phổ thông

Theo lý giải của ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục quản lý chất lượng (Bộ GDĐT), nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ học sinh chọn bài thi Khoa học xã hội luôn ở mức cao là do học sinh ưu tiên cho mục tiêu xét tốt nghiệp trước nên các em có xu hướng chọn bài thi Khoa học xã hội nhiều hơn. Bên cạnh đó, từ năm 2017 đến nay, các trường ĐH trên cả nước đã bổ sung thêm nhiều tổ hợp môn xét tuyển nên thí sinh khá thoải mái trong việc chọn ngành, chọn trường.

Ngoài 4 tổ hợp môn truyền thống A, B, C, D nay cả nước đã có trên 150 khối xét tuyển với nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau. Ngoài việc môn Văn chấm tự luận, người chấm dễ phóng bút cho điểm thì đề thi các môn KHXH dễ kiếm điểm đã đẩy điểm chuẩn các trường lên cao do các trường thường lấy chung một mức điểm cho tất cả các khối. Đó là điều bất hợp lý và gây thiệt thòi cho các em theo đuổi ban KHTN. Lâu dần ban KHTN bị thí sinh và phụ huynh bỏ ngỏ tạo ra những tín hiệu tiêu cực cho những em muốn cống hiến đam mê sáng tạo trên lĩnh vực KHKT sau này.

Khoa học Tự nhiên đang lép vế dần

Quay trở lại với vấn đề thi phân ban KHTN và KHXH. Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của khoa học xã hội (KHXH) đối với sự hình thành và phát triển thể chế của mỗi quốc gia. Bởi Khoa học xã hội gồm những môn học nhân văn, giáo dục phẩm chất con người, truyền động lực và ý chí cho con người, góp sức xây dựng nền tảng phát triển đất nước. Thế nhưng khi KHXH đang lấn át KHTN và toàn bộ những người giỏi tập trung hết vào KHXH và KHTN lép vế thì nền kinh tế đất nước sẽ về đâu.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu hướng phát triển nền kinh tế tri thức, hơn bao giờ hết, khoa học, kỹ thuật và công nghệ biểu hiện như là nguồn lực cơ bản nhất, là "chìa khóa"' của sự phát triển xã hội nhưng các khối ngành kỹ thuật của hàng loạt các trường Đại học trên cả nước đang tuyển sinh èo uột là một báo động đỏ về nền giáo dục nước nhà.

Thạc sĩ Trương Tiến Sĩ- Giảng viên Trường ĐH Ngân hàng, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn du học tiếng Anh tại Philippines cho biết: "Những năm gần đây, điểm chuẩn đầu vào của khối kinh tế, khối KHXH nhân văn cao hơn cả khối sức khỏe và khối kỹ thuật (đang xét mức điểm chung của cùng khối xét tuyển) chính là thất bại của giáo dục".

Nhà giáo ưu tú, Nguyễn Thị Thanh Thủy, cựu hiệu trưởng trường THPT chuẩn Quốc gia Vũng Tàu cũng chung nhận định: "Không biết chúng ta sẽ đi về đâu khi điểm đầu vào của khối sức khỏe, khối kỹ thuật càng ngày càng cách xa so với khối xã hội nhân văn. Với một đề thi mức độ học sinh trung bình cũng đạt được 17-18 điểm thì những trường khối kỹ thuật có điểm tuyển sinh đầu vào 15-20 điểm liệu có đào tạo được những nhân tài về khoa học công nghệ giúp ích nước nhà trong cuộc tái thiết và xây dựng đất nước".

Đổi mới toàn diện giáo dục đang là một khẩu hiệu. Nhưng đổi mới mà không dựa vào những luận cứ khoa học sẽ làm giáo dục càng ngày càng lệch hướng. Đào tạo một con người toàn năng, biết và giỏi hết mọi thứ là một sai lầm hết sức nghiêm trọng.

Việc định hướng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ phải bắt đầu từ khi học sinh kết thúc bậc trung học cơ sở. Giảm tải và bớt hàn lâm hóa nội dung chương trình sách giáo khoa là việc cần làm ngay.

Cần tạo điều kiện để các trường đại học khối kỹ thuật tự chủ tuyển sinh, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng dạy và học.

Cần có chính sách cấp học bổng thường xuyên, dài kỳ cho những ngành kỹ thuật đặc thù. Coi trọng và nâng cao chất lượng đầu vào và đầu ra của các ngành khối kỹ thuật thông qua cơ chế đặc thù về tuyển sinh, học bổng và đào tạo là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong chiến lược đào tạo của các trường.

Để thực hiện được điều này, định hướng giáo dục và thi cử ở các cấp học phổ thông là hết sức quan trọng, đòi hỏi các nhà quản lý giáo dục phải đủ tầm, đủ tâm, dám nghĩ dám làm, dám nhận trách nhiệm.

https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/nhin-lai-cac-mua-tuyen-sinh-dai-hoc-bao-dong-do-20210924082152833.htm#dt_source=Home&dt_campaign=Box_GiaoDucHuongNghiep&dt_medium=1
BT mới lên lại là người xuất thân giáo viên hán nôm, thời mới lên hiệu trưởng trường đh khtn thì việc đầu tiên ô ấy làm là khai trương viện khổng tử thì cccm biết sắp tới ntn rồi!
Tiếng tàu sẽ được đôn lên làm ngoại ngữ chính, lịch sử tàu lên ngôi, .... Và nhiều thứ khác!
 

Hacking

Xe buýt
Biển số
OF-789076
Ngày cấp bằng
3/9/21
Số km
897
Động cơ
38,981 Mã lực
Quy luật cung cầu của lao động thôi. Ví dụ cụ thể: bạn cháu học kiến trúc (thời xưa để vào được cũng vật mặt ... từ học thêm vẽ vời đến học trong trường), sau ra trường 10 năm nó bảo: lớp tao còn lại 30% đứa làm đúng nghề.
Trong nội tại Bách Khoa, ngày xưa thì số 1,2 phải là điện/điện tử, cơ điện tử ==> giờ cũng thay đổi lại, số 1,2 là công nghệ.
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,250
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Thay vì đang để thang điểm 10 của các môn thi như hiện nay, bộ nên để thang điểm 20 cho các môn thi mà thí sinh xét tuyển đại học. 10 đ đầu để xét tốt nghiệm 10 đ sau để xét đại học (tự luận chiếm ít nhất 4đ của phần này).
Với công nghệ mã hoá như hiện nay thì việc tổ chức chấm chéo giữa các tỉnh thành quá đơn giản. Người chấm hoàn toàn ko biết đang chấm bài thi ở nam hay bắc
Thang điểm không nói lên điều gì, thang 5, 10, 20 hay 100 thì cũng thế thôi, cơ bản là đề ra phải đáp ứng được tính phân loại học sinh.
Việc chấm thi chỉ là phần ngọn, việc coi thi mới là phần gốc!
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
12,583
Động cơ
64,370 Mã lực
Thang điểm không nói lên điều gì, thang 5, 10, 20 hay 100 thì cũng thế thôi, cơ bản là đề ra phải đáp ứng được tính phân loại học sinh.
Việc chấm thi chỉ là phần ngọn, việc coi thi mới là phần gốc!
Vâng em nhầm ạ, chỉ là tách ra hai phần thi độc lập trong cùng 1 thời gian, bạn nào cần tốt nghiệp chỉ cần làm 1 bài. Bạn nào thi đại học phải làm hai bài.
Nếu phần tự luận chiếm 40% + Nhiều đề thì kể cả coi thi có gian lận cũng ko kịp chép của nhau. Chứ với thi trắc nghiệm chỉ cần 5' là thí sinh đang bỏ giấy trắng, có phao xịn lên ngay điểm 10.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,161
Động cơ
558,931 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Chưa cần phải mấy thông tin này. Báo động đỏ về nền giáo dục đang nằm ở chỗ, 1 bộ phận giới trẻ đang bảo vệ mù quáng cho nghệ sĩ bẩn có biểu hiện ăn chặn từ thiện.
Mấy điều cụ nêu khái quát trong nhóm lệch lạc về nhận thức, thái độ, hành vi... nhưng trước giờ là định tính, cãi nhau có hay không, ghê đến đâu mất cả ngày.

Còn nội dung bài báo nó ghê ở chỗ định lượng được vấn đề qua bảng điểm chiêu sinh của các trường, khoa khối kỹ thuật: không hạ thấp điểm thì không đủ sinh viên đi học :( . Nhìn vào cái này thì từ bộ đến trường đều không cãi được nữa
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top