[Funland] Báo động đỏ về nền giáo dục nước nhà.

Biển số
OF-698169
Ngày cấp bằng
9/9/19
Số km
1,067
Động cơ
118,749 Mã lực
Tuổi
54
K phải ngành nào cũng 30. Nhưng KhXH điểm rất cao
Có ngành điểm cao chót vót nhưng cũng có ngành đâu phải là cao. Vấn đề là học sinh (hoặc sự định hướng của phụ huynh) lại chỉ đặt duy nhất có một nguyện vọng, thay vì đặt nhiều nguyện vọng ở nhiều trường, và ở mỗi trường thì đặt nguyện vọng ở nhiều ngành?
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,190
Động cơ
871,978 Mã lực
Có ngành điểm cao chót vót nhưng cũng có ngành đâu phải là cao. Vấn đề là học sinh (hoặc sự định hướng của phụ huynh) lại chỉ đặt duy nhất có một nguyện vọng, thay vì đặt nhiều nguyện vọng ở nhiều trường, và ở mỗi trường thì đặt nguyện vọng ở nhiều ngành?
Đại đa số hội định hướng duy nhất ấy cũng có phụ huynh rất giỏi, chỉ hơi tin tưởng thái quá một chút về quyền lực mà chưa thấy nhiều Thái Sơn thôi. Đại đa số chẳng oan uổng đâu, cùng lắm thì có hơn Thị Mầu một chút thôi!
Chẳng hiểu đất nước mà toàn do hội hồng phúc này trèo lên lờ đờ sẽ đi đến đâu!
 

@xichlo@

Xe điện
Biển số
OF-77263
Ngày cấp bằng
7/11/10
Số km
2,532
Động cơ
1,564,159 Mã lực
Xưa cách đây tầm chục năm, có bài báo trích một giáo sư quên mất tên nói: Nhật bản đang thiếu trầm trọng học sinh thi vào các ngành khkt, một số chuyên ngành như tự động hoá, điện, Cntt phải có ưu đãi để thu hút sinh viên!
Con nhà em thi A00 đợt vừa rồi, thấy thương các thí sinh khối này vì phần lớn là điểm thấp hơn các khối khác.
Trên diễn đàn của hội 2k3, nghe các con than: Bộ không cần A00 nữa à, càng thương.
Con em, nếu theo sở thích của cháu mà đặt nguyện vọng vào kinh tế với thương mại thì trượt hết. Ơn trời là em làm công tác tư tưởng để quay xe học Bách Khoa.
các con không thích học kỹ thuật, chỉ thích kinh tế, là do công tác hướng nghiệp, của cả quá trình ah.
Nó là xu thế phát triển chung của cả xã hội, mình phát triển đến mức nào đó sẽ đi như các nước đã pt, ví dụ thằng Nhật

Kịch bản giống Hà Giang, Hoà Bình, Sơn La mấy năm trước. Toàn học thật, thi thật. Cuối cùng đi tù cả lũ. Giờ cho 36 đứa này thi lại biết ngay.
Như ktra doping trong thi đấu, Vote!
 
Biển số
OF-698169
Ngày cấp bằng
9/9/19
Số km
1,067
Động cơ
118,749 Mã lực
Tuổi
54
E
Đại đa số hội định hướng duy nhất ấy cũng có phụ huynh rất giỏi, chỉ hơi tin tưởng thái quá một chút về quyền lực mà chưa thấy nhiều Thái Sơn thôi. Đại đa số chẳng oan uổng đâu, cùng lắm thì có hơn Thị Mầu một chút thôi!
Chẳng hiểu đất nước mà toàn do hội hồng phúc này trèo lên lờ đờ sẽ đi đến đâu!
Em thì không nghĩ như cụ và cũng chẳng đá xéo như kiểu cụ làm gì. Con em cũng vừa trải qua kỳ thi vừa rồi (đã nhập học) nên em cũng có thể rút được chút ít kinh nghiệm trong việc định hướng cho con cái. Đừng quá tin tưởng vào sức của mình, vì xung quanh chắc chắn còn nhiều người giỏi hơn. Còn chuyện quyền lực như cụ nói thì hơi sớm, các cháu chỉ mới học hết 12 thôi, chưa có gì để nói đến quyền lực
 

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
7,234
Động cơ
606,714 Mã lực
Phải vào trong các trường đại học hạng lèo phèo thì mới thấy thê thảm các cụ ạ. Thay vì nâng cao chất lượng đội ngũ giảng dạy hoặc cơ sở vật chất như phòng lab, trang thiết bị học tập ... phần lớn kinh phí hoạt động lại đổ vào bên tuyển sinh để vẽ lên hình ảnh trường kiểu long lanh Hàn quốc với đa phần là các hoạt động ngoại khóa hát hò thể thao, rồi FB check in với cả out, rồi lặn lội về các tỉnh để chém gió chiêu sinh. Nói chung để tồn tại được thì họ cũng phải hoạt động lệch lạc, nhưng cũng chính vì như thế nên chất lượng đào tạo cũng chẳng khá lên được :(.
Chuyện thừa thầy thiếu thợ ở nhà mình ai cũng biết, nhưng chẳng thấy ai làm được gì. Mà nói đi nói lại, từ thời anh Người làm bên GD thì trường đại học mới cũng được mở ầm ầm, một cái giấy phép mở trường cũng tốn ối công ối của :(.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,190
Động cơ
871,978 Mã lực
Em thì không nghĩ như cụ và cũng chẳng đá xéo như kiểu cụ làm gì. Con em cũng vừa trải qua kỳ thi vừa rồi (đã nhập học) nên em cũng có thể rút được chút ít kinh nghiệm trong việc định hướng cho con cái. Đừng quá tin tưởng vào sức của mình, vì xung quanh chắc chắn còn nhiều người giỏi hơn. Còn chuyện quyền lực như cụ nói thì hơi sớm, các cháu chỉ mới học hết 12 thôi, chưa có gì để nói đến quyền lực
Bác đang đọc 1/2!
Chưa xong phổ thông thì quyền lực ở đâu?
 

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
3,630
Động cơ
431,198 Mã lực
Tiếp phần trước em đang nói dở. Hôm nay mấy thằng bọn em vi phạm chống dịch (mà có 7 thôi, chưa đến 10 như CP quy định) ngồi tụ lại chém gió với nhau. Thằng bạn là xếp to Bộ KHCN nó bảo cả bộ như là lũ bò, những thằng như nó có cố gắng cũng chỉ đưa được đàn bò đi được một đoạn. Một thằng nữa là LĐ một khoa ccủa một trường ĐH, cười phớ lớ vì tự chủ mà được giao 200SV (mọi năm chỉ tuyển được 150-180) nay tuyển được hơn 300. Trong khi đó có những khoa khác trong trường nó chỉ tuyển được 15-20 SV. Nó còn hỏi bọn em xem thằng nào thích thỉnh giảng để nó mời, sang chém gió cho SV nghe.

Cứ đào tạo, tuyển sinh như kiểu này thì chỉ chết doanh nghiệp mà thôi. Các trường top 2 trở xuông giờ có con tép moi cũng phải vợt và qua 4-5 năm ĐH bơm, thổi cho nó thành con tôm hùm, còn bản chất đến đâu DN tự đi mà chịu. Giờ tự chủ chẳng trường nào chịu mất đi 1 SV đâu, kiểu gì bằng mọi cách cho KH ra khỏi cổng. Thời nay mới đúng câu "Dắt 1 con bò vào trường ĐH, sau 5 năm nó cũng đội mũ ra trường?.
Dn sẽ chịu ít thôi, cái xã hội nó chịu nhiều. Nếu nó là con ông cháu cha thì nó có 1 suất nào đó rồi. còn nó là con nhà nông dân thì về quê dấu cái bằng đh đi để làm cn, có gì bố mẹ nó chịu cả rồi.
 

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
3,630
Động cơ
431,198 Mã lực
Phải vào trong các trường đại học hạng lèo phèo thì mới thấy thê thảm các cụ ạ. Thay vì nâng cao chất lượng đội ngũ giảng dạy hoặc cơ sở vật chất như phòng lab, trang thiết bị học tập ... phần lớn kinh phí hoạt động lại đổ vào bên tuyển sinh để vẽ lên hình ảnh trường kiểu long lanh Hàn quốc với đa phần là các hoạt động ngoại khóa hát hò thể thao, rồi FB check in với cả out, rồi lặn lội về các tỉnh để chém gió chiêu sinh. Nói chung để tồn tại được thì họ cũng phải hoạt động lệch lạc, nhưng cũng chính vì như thế nên chất lượng đào tạo cũng chẳng khá lên được :(.
Chuyện thừa thầy thiếu thợ ở nhà mình ai cũng biết, nhưng chẳng thấy ai làm được gì. Mà nói đi nói lại, từ thời anh Người làm bên GD thì trường đại học mới cũng được mở ầm ầm, một cái giấy phép mở trường cũng tốn ối công ối của :(.
ko biết anh Người ấy giờ thấy có tội lỗi của mình ko. nâng cấp hết các trg cao đẳng, tc để cho bằng nước ngoài về chỉ tiêu đại học, tiến sỹ trên bình quân đầu người. chả hiểu anh ấy cũng được học hành tử tế (lý lịch) mà làm ăn như mứt. xong rồi cũng vẫn ngon
 

Altis 2011

Xe điện
Biển số
OF-566644
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
3,226
Động cơ
229,465 Mã lực
Em ở nhà ô anh 1 tuần làm đèn trung thu chơi nên theo dõi đúng 1 tuần, mà cháu nó lớp 4 hay sao ý và thấy cô dậy được phết. Trước cứ nghe người ta kêu gào tưởng khủng khiếp lắm. Quan điểm của em là chấp nhận được. Mẫu giáo, lớp 1 em không biết không bàn.
Các cháu bé lớp 1.2 em ko rõ nhưng em trực tiếp học cùng cu con học lớp 7, trường công. Cô giáo dạy rất nghiêm túc và hấp dẫn. Em thấy học online mà các cháu có y thức là ổn ah.
 

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
7,234
Động cơ
606,714 Mã lực
ko biết anh Người ấy giờ thấy có tội lỗi của mình ko. nâng cấp hết các trg cao đẳng, tc để cho bằng nước ngoài về chỉ tiêu đại học, tiến sỹ trên bình quân đầu người. chả hiểu anh ấy cũng được học hành tử tế (lý lịch) mà làm ăn như mứt. xong rồi cũng vẫn ngon
Có phải tự dưng trường nó mở ra với cả nâng cấp đâu cụ, cũng là chủ định cả. Thế nên lấy đâu ra ân hận với cả tiếc nuối :). Nói chung Giáo dục nhà mình rách ngang, rách dọc. Các anh vào vừa vá vừa xé cũng chỉ làm nó rách thêm thôi. Chắc phải đợi anh nào trình cao, dám làm dám chịu cộng với có sự ủng hộ từ trên xuống nữa thì mới khá được.
 

Dtht.laixe

Xe buýt
Biển số
OF-707858
Ngày cấp bằng
17/11/19
Số km
971
Động cơ
96,996 Mã lực
Tuổi
52
Em dùng cách diễn đạt trong nội dung bài báo để giật tít nghe cho kêu. Nhưng CCCM đọc xong sẽ thấy vấn đề ở mức độ vô cùng trầm trọng, bài báo này xâu chuỗi một số chứng bệnh cùng căn nguyên và đặt cạnh nhau để chúng ta nhìn thấy toàn cảnh hơn về tương lai giáo dục trong nước. Mời CCCM đọc và góp ý cho bộ Dục ;)

Nhìn lại các mùa tuyển sinh đại học: Báo động đỏ!

Khoa học, kỹ thuật và công nghệ là nguồn lực cơ bản nhất của sự phát triển, nhưng các khối ngành kỹ thuật của các trường đại học đang tuyển sinh èo uột là một báo động đỏ về nền giáo dục nước nhà.

Gần một thập niên trở lại đây, trong tuyển sinh đại học, ngoài một số trường ĐH khối kỹ thuật thuộc top như ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Bách khoa HN... có điểm chuẩn đầu vào ổn định, ở mức cao thì hầu hết các trường ĐH kỹ thuật khác trên cả nước có điểm đầu vào khá thấp.

Cụ thể: Cùng một khối thi A, A1, B... nhiều ngành như xây dựng, thủy lợi, thủy điện cấp thoát nước, môi trường, kỹ thuật hóa của nhiều trường đại học khối kỹ thuật sức khỏe tuyển sinh 15-18 điểm không có nguồn tuyển. Trong khi mức độ đề thi học sinh trung bình cũng làm được 17-18 điểm ba môn xét đại học.
Điểm chuẩn nhiều ngành kỹ thuật thấp hơn điểm chuẩn các ngành kinh tế, xã hội từ 10-12 điểm.

Có những trường đại học mang danh top, lấy điểm cao chót vót nhưng điểm xét gồm: Điểm học bạ + Toán hoặc Văn bắt buộc + môn tự chọn (thường là GDCD).

Điều gì đang xảy ra với giáo dục đại học?

Nhiều trường đại học một thời lừng lẫy về chất lượng tuyển sinh và đào tạo như Xây dựng, Kiến trúc, Thủy lợi, Nông nghiệp, Giao thông vận tải càng ngày càng khó tuyển sinh. Cho dù mức độ đề thi tuyển sinh có xu hướng ngày càng dễ hơn thì điểm chuẩn đầu vào của các trường này càng ngày càng thấp, tụt lại phía sau rất xa so với các khối ngành kinh tế, xã hội.

Điều gì đang xảy ra với giáo dục đại học Việt Nam?. Nhiều nhà quản lý giáo dục cho rằng giáo dục đang đi đúng hướng thị trường. Cái gì cũng có quy luật của nó và điều tất yếu chính là sự gặp nhau của cung và cầu. Tuy nhiên nếu những ai quan tâm đến một nền giáo dục khai sáng sẽ nhận ra bất cập rằng: giáo dục của chúng ta đang sai về phương cách.

Thứ nhất, việc thiết chế nội dung chương trình học bậc phổ thông chưa hợp lý.
Thứ hai, nền giáo dục quá coi trọng về thi cử và bằng cấp.
Thứ ba, việc đổi mới căn cơ và toàn diện nền giáo dục không được thực hiện bài bản khoa học.

Bên cạnh đó, lâu nay các trường đại học hoặc không được tự chủ, hoặc cho tự chủ một cách nửa vời, dẫn đến các trường đại học mạnh ai người ấy làm.

Quay trở lại với hai lĩnh vực Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội: Năm 2017, lần đầu tiên Bộ GD-ĐT thay đổi hình thức thi theo bài thi tổ hợp môn. Năm đầu tuyển sinh kiểu này, Bộ GD&ĐT phát đi tín hiệu đáng mừng là lượng thí sinh (TS) chọn Ban Khoa học xã hội (KHXH) chiếm tỉ lệ áp đảo. Những môn như Lịch sử, Giáo dục Công dân (GDCD) và Địa lý lâu nay chưa được phụ huynh học sinh quan tâm lúc này đã lên ngôi.

Thống kê tương đối, năm 2002-2014 tỉ lệ chọn môn thi môn Lịch sử chỉ dao động từ 7-8,5%, thì năm 2015-2016, tỉ lệ này có nhích lên chút, từ 15-15,5%, đến năm 2017 tỉ lệ này đã là 43,75%.

Theo thời gian tỉ lệ chọn thi Ban KHXH tăng dần. Điều đáng mừng ngày xưa bắt đầu là nỗi lo cho những ai quan tâm đến tương lai phát triển đất nước. Nếu như tỉ lệ chọn thi Ban KHXH năm 2017 là 43,75% thì năm 2018 đã là 48%; năm 2019 là 53,38% và năm 2020, 2021 là trên 55%.

Do đặc thù thi cử, rất nhiều em, dù trước đây không xác định lựa chọn các môn xã hội làm môn chính để thi THPT Quốc gia (nay là kỳ thi tốt nghiệp THPT) nhưng nay vẫn quyết định lựa chọn tổ hợp này để thi. Khá dễ hiểu là những môn KHXH chỉ cần có tư duy học và nắm vững những kiến thức cơ bản là dễ làm bài hơn các môn thi trong bài thi tổ hợp KHTN vốn có rất nhiều công thức phức tạp, đòi hỏi nhiều kỹ năng tính toán và tư duy liên khối trong chương trình phổ thông

Theo lý giải của ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục quản lý chất lượng (Bộ GDĐT), nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ học sinh chọn bài thi Khoa học xã hội luôn ở mức cao là do học sinh ưu tiên cho mục tiêu xét tốt nghiệp trước nên các em có xu hướng chọn bài thi Khoa học xã hội nhiều hơn. Bên cạnh đó, từ năm 2017 đến nay, các trường ĐH trên cả nước đã bổ sung thêm nhiều tổ hợp môn xét tuyển nên thí sinh khá thoải mái trong việc chọn ngành, chọn trường.

Ngoài 4 tổ hợp môn truyền thống A, B, C, D nay cả nước đã có trên 150 khối xét tuyển với nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau. Ngoài việc môn Văn chấm tự luận, người chấm dễ phóng bút cho điểm thì đề thi các môn KHXH dễ kiếm điểm đã đẩy điểm chuẩn các trường lên cao do các trường thường lấy chung một mức điểm cho tất cả các khối. Đó là điều bất hợp lý và gây thiệt thòi cho các em theo đuổi ban KHTN. Lâu dần ban KHTN bị thí sinh và phụ huynh bỏ ngỏ tạo ra những tín hiệu tiêu cực cho những em muốn cống hiến đam mê sáng tạo trên lĩnh vực KHKT sau này.

Khoa học Tự nhiên đang lép vế dần

Quay trở lại với vấn đề thi phân ban KHTN và KHXH. Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của khoa học xã hội (KHXH) đối với sự hình thành và phát triển thể chế của mỗi quốc gia. Bởi Khoa học xã hội gồm những môn học nhân văn, giáo dục phẩm chất con người, truyền động lực và ý chí cho con người, góp sức xây dựng nền tảng phát triển đất nước. Thế nhưng khi KHXH đang lấn át KHTN và toàn bộ những người giỏi tập trung hết vào KHXH và KHTN lép vế thì nền kinh tế đất nước sẽ về đâu.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu hướng phát triển nền kinh tế tri thức, hơn bao giờ hết, khoa học, kỹ thuật và công nghệ biểu hiện như là nguồn lực cơ bản nhất, là "chìa khóa"' của sự phát triển xã hội nhưng các khối ngành kỹ thuật của hàng loạt các trường Đại học trên cả nước đang tuyển sinh èo uột là một báo động đỏ về nền giáo dục nước nhà.

Thạc sĩ Trương Tiến Sĩ- Giảng viên Trường ĐH Ngân hàng, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn du học tiếng Anh tại Philippines cho biết: "Những năm gần đây, điểm chuẩn đầu vào của khối kinh tế, khối KHXH nhân văn cao hơn cả khối sức khỏe và khối kỹ thuật (đang xét mức điểm chung của cùng khối xét tuyển) chính là thất bại của giáo dục".

Nhà giáo ưu tú, Nguyễn Thị Thanh Thủy, cựu hiệu trưởng trường THPT chuẩn Quốc gia Vũng Tàu cũng chung nhận định: "Không biết chúng ta sẽ đi về đâu khi điểm đầu vào của khối sức khỏe, khối kỹ thuật càng ngày càng cách xa so với khối xã hội nhân văn. Với một đề thi mức độ học sinh trung bình cũng đạt được 17-18 điểm thì những trường khối kỹ thuật có điểm tuyển sinh đầu vào 15-20 điểm liệu có đào tạo được những nhân tài về khoa học công nghệ giúp ích nước nhà trong cuộc tái thiết và xây dựng đất nước".

Đổi mới toàn diện giáo dục đang là một khẩu hiệu. Nhưng đổi mới mà không dựa vào những luận cứ khoa học sẽ làm giáo dục càng ngày càng lệch hướng. Đào tạo một con người toàn năng, biết và giỏi hết mọi thứ là một sai lầm hết sức nghiêm trọng.

Việc định hướng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ phải bắt đầu từ khi học sinh kết thúc bậc trung học cơ sở. Giảm tải và bớt hàn lâm hóa nội dung chương trình sách giáo khoa là việc cần làm ngay.

Cần tạo điều kiện để các trường đại học khối kỹ thuật tự chủ tuyển sinh, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng dạy và học.

Cần có chính sách cấp học bổng thường xuyên, dài kỳ cho những ngành kỹ thuật đặc thù. Coi trọng và nâng cao chất lượng đầu vào và đầu ra của các ngành khối kỹ thuật thông qua cơ chế đặc thù về tuyển sinh, học bổng và đào tạo là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong chiến lược đào tạo của các trường.

Để thực hiện được điều này, định hướng giáo dục và thi cử ở các cấp học phổ thông là hết sức quan trọng, đòi hỏi các nhà quản lý giáo dục phải đủ tầm, đủ tâm, dám nghĩ dám làm, dám nhận trách nhiệm.

https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/nhin-lai-cac-mua-tuyen-sinh-dai-hoc-bao-dong-do-20210924082152833.htm#dt_source=Home&dt_campaign=Box_GiaoDucHuongNghiep&dt_medium=1
Chuẩn ra là ở đào tạo Đại học, nên coi trong cái này hơn phần tuyển sinh. Thậm chỉ bỏ thi ĐH, chỉ cần tuyển nhưng đổi mới Chương trình và Phương pháp đào tạo bậc ĐH.
 

ttvnol.com

Xe tăng
Biển số
OF-323241
Ngày cấp bằng
11/6/14
Số km
1,347
Động cơ
295,126 Mã lực
Em thấy việc này không đáng lo lắm. Thứ đáng lo là văn hoá xã hội đang thoái hoá. Mà thoái hoá đó cũng do nền giáo dục, cho ra đời những thế hệ con người cẩu thả. Mô tả đơn giản nó như cái thùng rác vậy, chứa tất cả những gì vứt vào. Một xã hội phát triển văn minh nó đi lên từ hành vi và tư duy con người. Kế đến mới là kiến thức.
Báo chí toàn viết về cấp ĐH , tiến sĩ , nhu cầu các ngành nghề trong xã hội ( hoặc đầu ra sinh viên ĐH ), hoặc bét nhất là tuyển sinh vào cấp 3 . Nói thật với các cụ là em không quan tâm đến cấp học đó vì ....nó chẳng giải quyết đc cái tích sự gì .
Chẳng có bài viết nào phân tích , thống kê , hay đơn giản nói về thực trạng của giáo dục mầm non , tiểu học . Nơi mà nó quyết định và hình thành đến 90% về hành vi , tư duy con người . Sau hai giai đoạn này hầu hết người nào cũng đã hình thành nhân sinh quan , thói quen , cách suy nghĩ , tính kỷ luật , thẩm mỹ cuộc sống gần như trọn vẹn . Vào Đại học rồi mới đi học Đạo đức , giáo dục công dân, là một chuyện hài hước với em .
( bữa gặp một cậu sinh viên mặc áo đồng phục của 1 trường ĐH ở SG có dòng chữ :
Đạo Đức - Ý Chí - Sáng Tạo
Thấy thương cho tụi trẻ giờ )
 
Chỉnh sửa cuối:

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,190
Động cơ
871,978 Mã lực
Từ trên đỉnh mà chỉ lo "lý luận " thì cũng chịu
Nhìn bọn Thái Lan nó đào tạo thợ kỹ thuật mà thèm
Rồi ngay anh tàu sang dậy Cao Đẳng nghề bên đh Công Nghiệp Hà Nội thôi cũng đã khác bọt, từ kiến thức đến tác phong làm việc
Ngày xưa ở VN có hệ thống trường kỹ thuật dậy nghề khá tốt. Công nhân vào biên chế thường phải qua các trường này.
Nhưng nhờ cải cách giáo dục mà chúng đã chuyển lên cao đẳng-đại học hay được xóa sổ gần hết rồi.
Thời đó thợ trong các XN, nhà máy thường được tổ chức nâng cấp bậc. Thợ bậc 6, bậc 7 VN cũng có trình độ tay nghề rất cao, đi thi trong khối SEV vẫn đạt nhiều giải!
 

Au79 Dragon

Xe điện
Biển số
OF-445989
Ngày cấp bằng
18/8/16
Số km
4,343
Động cơ
251,989 Mã lực
Đề dễ không đáng lo ngại bằng việc tiêu cực, thả lỏng trong coi thi và chấm thi ở các địa phương.
 

Gin Melkior

Xe máy
Biển số
OF-764531
Ngày cấp bằng
12/3/21
Số km
53
Động cơ
42,440 Mã lực
Tuổi
33
Nó là xu thế phát triển chung của cả xã hội, mình phát triển đến mức nào đó sẽ đi như các nước đã pt, ví dụ thằng Nhật



Như ktra doping trong thi đấu, Vote!
Nhà em năm nay có 2 cháu ko cần thi đại học cũng đỗ vì 7.5 IETLS (điểm thi thì trượt thẳng cẳng vào ngành các cháu muốn )
Tinh thần thế này phấn khởi quá nên em đã tư vấn cho cả họ các cháu lớp 10-11 100% học tiếng Anh và làm thế nào thì làm cho học lực giỏi thì được =))
Đội ơn bộ trưởng gd.
 

vietbamboo

Xe điện
Biển số
OF-146178
Ngày cấp bằng
18/6/12
Số km
2,923
Động cơ
389,960 Mã lực
Nơi ở
Tây hồ Hà Nội
Em dùng cách diễn đạt trong nội dung bài báo để giật tít nghe cho kêu. Nhưng CCCM đọc xong sẽ thấy vấn đề ở mức độ vô cùng trầm trọng, bài báo này xâu chuỗi một số chứng bệnh cùng căn nguyên và đặt cạnh nhau để chúng ta nhìn thấy toàn cảnh hơn về tương lai giáo dục trong nước. Mời CCCM đọc và góp ý cho bộ Dục ;)

Nhìn lại các mùa tuyển sinh đại học: Báo động đỏ!

Khoa học, kỹ thuật và công nghệ là nguồn lực cơ bản nhất của sự phát triển, nhưng các khối ngành kỹ thuật của các trường đại học đang tuyển sinh èo uột là một báo động đỏ về nền giáo dục nước nhà.

Gần một thập niên trở lại đây, trong tuyển sinh đại học, ngoài một số trường ĐH khối kỹ thuật thuộc top như ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Bách khoa HN... có điểm chuẩn đầu vào ổn định, ở mức cao thì hầu hết các trường ĐH kỹ thuật khác trên cả nước có điểm đầu vào khá thấp.

Cụ thể: Cùng một khối thi A, A1, B... nhiều ngành như xây dựng, thủy lợi, thủy điện cấp thoát nước, môi trường, kỹ thuật hóa của nhiều trường đại học khối kỹ thuật sức khỏe tuyển sinh 15-18 điểm không có nguồn tuyển. Trong khi mức độ đề thi học sinh trung bình cũng làm được 17-18 điểm ba môn xét đại học.
Điểm chuẩn nhiều ngành kỹ thuật thấp hơn điểm chuẩn các ngành kinh tế, xã hội từ 10-12 điểm.

Có những trường đại học mang danh top, lấy điểm cao chót vót nhưng điểm xét gồm: Điểm học bạ + Toán hoặc Văn bắt buộc + môn tự chọn (thường là GDCD).

Điều gì đang xảy ra với giáo dục đại học?

Nhiều trường đại học một thời lừng lẫy về chất lượng tuyển sinh và đào tạo như Xây dựng, Kiến trúc, Thủy lợi, Nông nghiệp, Giao thông vận tải càng ngày càng khó tuyển sinh. Cho dù mức độ đề thi tuyển sinh có xu hướng ngày càng dễ hơn thì điểm chuẩn đầu vào của các trường này càng ngày càng thấp, tụt lại phía sau rất xa so với các khối ngành kinh tế, xã hội.

Điều gì đang xảy ra với giáo dục đại học Việt Nam?. Nhiều nhà quản lý giáo dục cho rằng giáo dục đang đi đúng hướng thị trường. Cái gì cũng có quy luật của nó và điều tất yếu chính là sự gặp nhau của cung và cầu. Tuy nhiên nếu những ai quan tâm đến một nền giáo dục khai sáng sẽ nhận ra bất cập rằng: giáo dục của chúng ta đang sai về phương cách.

Thứ nhất, việc thiết chế nội dung chương trình học bậc phổ thông chưa hợp lý.
Thứ hai, nền giáo dục quá coi trọng về thi cử và bằng cấp.
Thứ ba, việc đổi mới căn cơ và toàn diện nền giáo dục không được thực hiện bài bản khoa học.

Bên cạnh đó, lâu nay các trường đại học hoặc không được tự chủ, hoặc cho tự chủ một cách nửa vời, dẫn đến các trường đại học mạnh ai người ấy làm.

Quay trở lại với hai lĩnh vực Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội: Năm 2017, lần đầu tiên Bộ GD-ĐT thay đổi hình thức thi theo bài thi tổ hợp môn. Năm đầu tuyển sinh kiểu này, Bộ GD&ĐT phát đi tín hiệu đáng mừng là lượng thí sinh (TS) chọn Ban Khoa học xã hội (KHXH) chiếm tỉ lệ áp đảo. Những môn như Lịch sử, Giáo dục Công dân (GDCD) và Địa lý lâu nay chưa được phụ huynh học sinh quan tâm lúc này đã lên ngôi.

Thống kê tương đối, năm 2002-2014 tỉ lệ chọn môn thi môn Lịch sử chỉ dao động từ 7-8,5%, thì năm 2015-2016, tỉ lệ này có nhích lên chút, từ 15-15,5%, đến năm 2017 tỉ lệ này đã là 43,75%.

Theo thời gian tỉ lệ chọn thi Ban KHXH tăng dần. Điều đáng mừng ngày xưa bắt đầu là nỗi lo cho những ai quan tâm đến tương lai phát triển đất nước. Nếu như tỉ lệ chọn thi Ban KHXH năm 2017 là 43,75% thì năm 2018 đã là 48%; năm 2019 là 53,38% và năm 2020, 2021 là trên 55%.

Do đặc thù thi cử, rất nhiều em, dù trước đây không xác định lựa chọn các môn xã hội làm môn chính để thi THPT Quốc gia (nay là kỳ thi tốt nghiệp THPT) nhưng nay vẫn quyết định lựa chọn tổ hợp này để thi. Khá dễ hiểu là những môn KHXH chỉ cần có tư duy học và nắm vững những kiến thức cơ bản là dễ làm bài hơn các môn thi trong bài thi tổ hợp KHTN vốn có rất nhiều công thức phức tạp, đòi hỏi nhiều kỹ năng tính toán và tư duy liên khối trong chương trình phổ thông

Theo lý giải của ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục quản lý chất lượng (Bộ GDĐT), nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ học sinh chọn bài thi Khoa học xã hội luôn ở mức cao là do học sinh ưu tiên cho mục tiêu xét tốt nghiệp trước nên các em có xu hướng chọn bài thi Khoa học xã hội nhiều hơn. Bên cạnh đó, từ năm 2017 đến nay, các trường ĐH trên cả nước đã bổ sung thêm nhiều tổ hợp môn xét tuyển nên thí sinh khá thoải mái trong việc chọn ngành, chọn trường.

Ngoài 4 tổ hợp môn truyền thống A, B, C, D nay cả nước đã có trên 150 khối xét tuyển với nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau. Ngoài việc môn Văn chấm tự luận, người chấm dễ phóng bút cho điểm thì đề thi các môn KHXH dễ kiếm điểm đã đẩy điểm chuẩn các trường lên cao do các trường thường lấy chung một mức điểm cho tất cả các khối. Đó là điều bất hợp lý và gây thiệt thòi cho các em theo đuổi ban KHTN. Lâu dần ban KHTN bị thí sinh và phụ huynh bỏ ngỏ tạo ra những tín hiệu tiêu cực cho những em muốn cống hiến đam mê sáng tạo trên lĩnh vực KHKT sau này.

Khoa học Tự nhiên đang lép vế dần

Quay trở lại với vấn đề thi phân ban KHTN và KHXH. Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của khoa học xã hội (KHXH) đối với sự hình thành và phát triển thể chế của mỗi quốc gia. Bởi Khoa học xã hội gồm những môn học nhân văn, giáo dục phẩm chất con người, truyền động lực và ý chí cho con người, góp sức xây dựng nền tảng phát triển đất nước. Thế nhưng khi KHXH đang lấn át KHTN và toàn bộ những người giỏi tập trung hết vào KHXH và KHTN lép vế thì nền kinh tế đất nước sẽ về đâu.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu hướng phát triển nền kinh tế tri thức, hơn bao giờ hết, khoa học, kỹ thuật và công nghệ biểu hiện như là nguồn lực cơ bản nhất, là "chìa khóa"' của sự phát triển xã hội nhưng các khối ngành kỹ thuật của hàng loạt các trường Đại học trên cả nước đang tuyển sinh èo uột là một báo động đỏ về nền giáo dục nước nhà.

Thạc sĩ Trương Tiến Sĩ- Giảng viên Trường ĐH Ngân hàng, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn du học tiếng Anh tại Philippines cho biết: "Những năm gần đây, điểm chuẩn đầu vào của khối kinh tế, khối KHXH nhân văn cao hơn cả khối sức khỏe và khối kỹ thuật (đang xét mức điểm chung của cùng khối xét tuyển) chính là thất bại của giáo dục".

Nhà giáo ưu tú, Nguyễn Thị Thanh Thủy, cựu hiệu trưởng trường THPT chuẩn Quốc gia Vũng Tàu cũng chung nhận định: "Không biết chúng ta sẽ đi về đâu khi điểm đầu vào của khối sức khỏe, khối kỹ thuật càng ngày càng cách xa so với khối xã hội nhân văn. Với một đề thi mức độ học sinh trung bình cũng đạt được 17-18 điểm thì những trường khối kỹ thuật có điểm tuyển sinh đầu vào 15-20 điểm liệu có đào tạo được những nhân tài về khoa học công nghệ giúp ích nước nhà trong cuộc tái thiết và xây dựng đất nước".

Đổi mới toàn diện giáo dục đang là một khẩu hiệu. Nhưng đổi mới mà không dựa vào những luận cứ khoa học sẽ làm giáo dục càng ngày càng lệch hướng. Đào tạo một con người toàn năng, biết và giỏi hết mọi thứ là một sai lầm hết sức nghiêm trọng.

Việc định hướng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ phải bắt đầu từ khi học sinh kết thúc bậc trung học cơ sở. Giảm tải và bớt hàn lâm hóa nội dung chương trình sách giáo khoa là việc cần làm ngay.

Cần tạo điều kiện để các trường đại học khối kỹ thuật tự chủ tuyển sinh, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng dạy và học.

Cần có chính sách cấp học bổng thường xuyên, dài kỳ cho những ngành kỹ thuật đặc thù. Coi trọng và nâng cao chất lượng đầu vào và đầu ra của các ngành khối kỹ thuật thông qua cơ chế đặc thù về tuyển sinh, học bổng và đào tạo là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong chiến lược đào tạo của các trường.

Để thực hiện được điều này, định hướng giáo dục và thi cử ở các cấp học phổ thông là hết sức quan trọng, đòi hỏi các nhà quản lý giáo dục phải đủ tầm, đủ tâm, dám nghĩ dám làm, dám nhận trách nhiệm.

https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/nhin-lai-cac-mua-tuyen-sinh-dai-hoc-bao-dong-do-20210924082152833.htm#dt_source=Home&dt_campaign=Box_GiaoDucHuongNghiep&dt_medium=1
CHÁU THẤY MỌI THỨ Ở ĐẤT NƯỚC MÌNH ĐỀU TRONG TÌNH TRẠNG BÁO ĐỘNG!
 

buidoimiennui

Xe điện
Biển số
OF-8489
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
2,192
Động cơ
549,742 Mã lực
Nơi ở
Miền núi
Báo chí toàn viết về cấp ĐH , tiến sĩ , nhu cầu các ngành nghề trong xã hội ( hoặc đầu ra sinh viên ĐH ), hoặc bét nhất là tuyển sinh vào cấp 3 . Nói thật với các cụ là em không quan tâm đến cấp học đó vì ....nó chẳng giải quyết đc cái tích sự gì .
Chẳng có bài viết nào phân tích , thống kê , hay đơn giản nói về thực trạng của giáo dục mầm non , tiểu học . Nơi mà nó quyết định và hình thành đến 90% về hành vi , tư duy con người . Sau hai giai đoạn này hầu hết người nào cũng đã hình thành nhân sinh quan , thói quen , cách suy nghĩ , tính kỷ luật , thẩm mỹ cuộc sống gần như trọn vẹn . Vào Đại học rồi mới đi học Đạo đức , giáo dục công dân, là một chuyện hài hước với em .
( bữa gặp một cậu sinh viên mặc áo đồng phục của 1 trường ĐH ở SG có dòng chữ :
Đạo Đức - Ý Chí - Sáng Tạo
Thấy thương cho tụi trẻ giờ )
Cụ nói chuẩn. Giai đoạn mầm non và cấp 1 là giai đoạn đầu đời, hình thành mọi thứ của 1 con người. Nhưng giai đoạn đó bị phớt lờ.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,190
Động cơ
871,978 Mã lực
Giờ những nhân tài thực sự, ngoài du học ra thì họ vào kết toán -kinh tế để làm nhà nước, hoặc văn sử địa để làm công an, vừa có tiền vừa có quyền
Nhân tài xu hướng tự nhiên thì học văn chỉ ở dạng khá, còn người thực sự giỏi văn chương thì ra xã hội sẽ bị coi lạ dưới mắt nhìn của mọi người.
Chỉ hội ranh mãnh, con nhà có phụ huynh ngồi sẵn ghế cao mới với đến những chỗ đó được. Nếu thi thật thì kq sẽ giống như trong topic này đề nghị cho hơn 3 chục thủ khoa xứ nghệ!
Được đặt vào những vị trí đó tất nhiên sẽ phải phat huy truyền thống gia đình, và sẽ coi khinh, vùi dập nhóm học hành thật sự!
Đã qua các cơ quan nhà nước thì em thấy, những người đi lên từ công tác phòng trào thường rất ghét những người học hành nghiêm chỉnh!
 
Chỉnh sửa cuối:

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
3,630
Động cơ
431,198 Mã lực
Các cháu bé lớp 1.2 em ko rõ nhưng em trực tiếp học cùng cu con học lớp 7, trường công. Cô giáo dạy rất nghiêm túc và hấp dẫn. Em thấy học online mà các cháu có y thức là ổn ah.
cái chết là hay bị mấy thằng báo lá cải định hướng, kêu toáng lên. những cái ko chất lượng thì cũng vẫn có, như ngón tay ngón dài ngón ngắn ấy mà.
em có nghe báo cáo nào đó của bác Đam đọc, giáo dục bậc cơ sở của VN mình khá tốt mà. HS Vnam đi học ở NN ngon lành cành đào.

còn gd đại học thì đúng là thảm họa
 
Biển số
OF-613979
Ngày cấp bằng
6/2/19
Số km
3,119
Động cơ
183,311 Mã lực
Tuổi
43
Giờ những nhân tài thực sự, ngoài du học ra thì họ vào kết toán -kinh tế để làm nhà nước, hoặc văn sử địa để làm công an, vừa có tiền vừa có quyền
Cụ nhầm rồi, cái sự nhầm của cụ ít ra cũng chậm mất khoảng 10-15 năm,... Ngày xưa bảo CCNN nó yên tâm,... đúng ngày nay cũng chỉ yên tâm là không chết đói thôi, dịch bệnh ngồi nhà làm việc online vẫn có lương nhưng lương theo thang bảng. Hơn 25 năm công tác, nếu phấn đấu tốt cũng lên hạng chuyên viên chính bậc 3 mà lương cũng chỉ hơn 8 triệu/ tháng thôi, thêm 1 vài đồng phụ cấp linh tinh thì chục triệu, khối CA hơn phụ cấp thì cao hơn. Vậy có bằng 1 cháu làm doanh nghiệp mới ra trường không?
Vậy nên quan điểm của em là học hành giỏi giang, thì làm doanh nghiệp, vừa linh hoạt vừa lương cao hơn khối HCSN nhiều.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top