Các cách xử lý các vết trầy xước đơn giản tại nhà các cụ nên biết

dzung_201

Xe tải
Biển số
OF-369758
Ngày cấp bằng
9/6/15
Số km
347
Động cơ
255,791 Mã lực
Sẽ ra sao nếu một ngày đang chăm chú ngắm chiếc xế yêu của mình mà các cụ lại phát hiện ra một vết xước không hề nhỏ bên hông xe? Vết xước này tuy không ảnh hưởng lớn đến chất lượng, độ bền của các bộ phận ngoại thất xe mà nó còn khiến cho diện mạo của chiếc xe của các cụ thiếu đi sự thẩm mỹ vốn có. Vậy trong trường hợp xe bị trầy xước các cụ cần phải xử lý như thế nào?

xử lý các vết trầy xước đơn giản tại nhà 1.jpg

Có thể nói, lớp sơn xe được xem là 'bộ cánh' giúp cho ô tô giữ được diện mạo luôn bền, đẹp. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng không thể tránh khỏi có nhiều lúc xe bị trầy xước nhẹ hoặc thậm chí là vết xước sâu, gây lõm bề mặt. Đặc biệt, việc phải di chuyển trong điều kiện giao thông đông đúc như tại Việt Nam hiện nay cũng khiến cho xe dễ bị trầy xước do va quệt.

Khi xế cưng bị xước, khá nhiều chủ xe cảm thấy xót của và lo lắng vì xe bị trầy xước phải làm sao? Thực tế, tùy vào độ trầy xước của xe ô tô mà có cách xử lý vết xước sao cho hiệu quả nhất cũng như tiết kiệm chi phí.

I. Cách xử lý xe bị trầy xước nhẹ
Trong trường hợp xe bị trầy xước nhẹ ở bề mặt sơn xe, chủ xe hoàn toàn có thể khắc phục vết xước ngay tại nhà bằng những dụng cụ đơn giản, dễ tìm và có chi phí rẻ. Hiện nay, có rất nhiều mẹo xử lý các vết xước nhỏ cực kỳ hiệu quả như sử dụng sơn móng tay, sáp, kem đánh răng, giấy nhám... Dưới đây là 5 bước trị vết trầy xước trên ô tô mà chủ xe nên tham khảo:

1. Xác định rõ vết trầy xước
Khi xe xảy ra va chạm nhẹ hoặc bị vật gì đó cọ xát vào, bề mặt của xe ô tô rất dễ bị trầy xước. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp, đó chỉ là 1 vết bẩn xuất hiện trên bề mặt lớp sơn xe. Lúc này, chủ xe nên sử dụng 1 chiếc khăn mềm đã được làm ẩm để lau sạch xung quanh vị trí đó để có thể xác định là vết xước thật sự hay chỉ là vệt bẩn do bám khói bụi.
Và trong trường hợp đó là vết trầy xước, chủ xe cần xác định độ nông, sâu của vết xước, từ đó có cách xử lý phù hợp. Cấu tạo của lớp sơn xe ô tô bao gồm: thép, lớp sơn lót, lớp sơn màu và cuối cùng là lớp sơn bóng. Nên nếu vết xước nhẹ xuất hiện như 1 đường chỉ mảnh hằn trên lớp sơn bóng thì sẽ dễ xử trí hơn.
Tuy nhiên, theo những người có nhiều kinh nghiệm về ô tô, bạn không nên chủ quan, dễ dàng bỏ qua các vết trầy xước nhẹ. Ban đầu nó có thể chỉ là 1 vết xước nhỏ, nhưng nếu không được xử trí kịp thời thì sau 1 quá trình sử dụng mức độ của nó sẽ nghiêm trọng hơn. Bởi bề mặt lớp sơn xe rất dễ bị oxy hóa vì rất nhiều tác nhân môi trường.

2. Rửa sạch vị trí bị trầy xước
Dùng khăn mềm (không sử dụng khăn cũ bẩn) thấm dung dịch vệ sinh chuyên dụng để lau sạch sẽ xung quanh khu vực bị trầy xước. Động tác này giúp cho việc xử lý vết xước đạt kết quả tốt hơn. Sau đó, dùng 1 chiếc khăn mềm khác để lau khô vị trí trầy xước.
Ngoài ra, chủ xe cũng nên chú ý đến việc rửa ô tô thường xuyên. Vì theo nhiều nghiên cứu, lớp bụi bẩn lâu dần tích tụ trên bề mặt sơn xe cũng là 1 trong những nguyên nhân tạo ra các vết trầy xước.

3. Xử lý vết trầy xước xe ô tô bằng những vật dụng đơn giản
Ở bước này, bạn có thể sử dụng những vật dụng sau: Kem đánh răng/Sơn móng tay/Giấy chà nhám/Lọ sơn cùng tông màu với sơn xe (cần đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng sơn). Bởi trong những vật dụng quen thuộc trên có chất liệu làm mờ vết xước hữu hiệu đồng thời tạo độ bóng rất tốt.
Dùng Kem đánh răng/Sơn móng tay/Giấy chà nhám thấm 1 chút nước/Lọ sơn cùng tông màu với sơn xe chà nhẹ lên vết trầy xước. Lưu ý, cần chà cùng chiều với vết trầy xước để tránh làm lan rộng hoặc khiến cho vết xước thêm sâu hơn. Sau đó, đợi khoảng 1 tiếng để kem đánh răng/sơn móng tay được khô.

4. Lau sạch vị trí bị trầy xước
Rửa sạch lại vết trầy xước 1 lần nữa, tiếp đó bạn dùng khăn mềm lau thật khô. Ở 1 số gara, các kỹ thuật viên sử dụng máy nén hơi để việc làm sạch và khô vết xước đạt hiệu quả tốt nhất.

5. Làm mịn vết trầy xước bằng dung dịch đánh bóng
Thoa dung dịch đánh bóng lên vị trí trầy xước. Lưu ý, cần thực hiện bước này với thao tác nhanh gọn và thoa theo hướng ngược với chiều kim đồng hồ. Tiếp tục thoa đến khi thấy vết trầy xước đã mờ thì dừng lại. Sau đó ngay lập tức lấy khăn mềm nhúng nước để lau sạch dung dịch này, đợi khoảng 5 phút để khô và tiếp tục thực hiện công đoạn đánh bóng lần 2, cuối cùng lặp lại động tác vệ sinh sạch sẽ khu vực vừa xử lý.
Sở dĩ cần cầu kỳ 1 chút ở bước này để có thể tạo ra được lớp sơn bóng mềm mịn, chất lượng nhất, đồng thời cũng đánh bay triệt để vết trầy xước nhẹ xuất hiện trên xe ô tô.
Mẹo nhỏ mách bạn để lớp sơn bóng được đẹp hơn, đó là bạn có thể thực hiện công đoạn này tại vị trí có nhiều ánh nắng. Ánh mặt trời sẽ giúp dung dịch đánh bóng nhanh bay hơi hơn và tạo ra tông màu đẹp nhất.

xử lý các vết trầy xước đơn giản tại nhà.jpg

II. Cách xử lý xe bị trầy xước nặng
Trong trường hợp xảy ra va chạm nặng hoặc có vật cứng, sắc nhọn quệt vào tạo nên những vết trầy xước sâu hay làm nứt bề mặt xe ô tô, các chuyên gia khuyên bạn nên đưa xế cưng đến các gara có uy tín để kỹ thuật viên có tay nghề sửa chữa. Bởi không chỉ làm xấu đi hình ảnh bên ngoài, sự va chạm với mức độ nặng còn ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của các bộ phận như hệ thống đèn, kính xe... làm giảm tính năng an toàn cho người sử dụng.
Ngoài ra trong quá trình sử dụng, chủ xe cũng cần chú trọng đến việc chăm sóc bảo dưỡng xe để đảm bảo xế cưng hoạt động bền bỉ hơn. Hạn chế đỗ xe gần công trường xây dựng hay dưới các gốc cây to để tránh xe bị trầy xước do thép, cành cây, đá rơi trúng.

Bên cạnh đó, cần tập trung và nghiêm túc khi lái xe ô tô để tránh xảy ra va chạm, bảo vệ được sự an toàn cho bản thân cũng như những người tham gia giao thông xung quanh.

Nguồn ảnh ST
 

thanhphong1998

Xe điện
Biển số
OF-520894
Ngày cấp bằng
11/7/17
Số km
2,843
Động cơ
204,948 Mã lực
Tuổi
25
Bài này cụ tự viết hay copy ở đâu về ?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top