[Funland] Cái giá của tiêu chuẩn vũ khí NATO nhìn từ Ba Lan và Ukraina

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,145 Mã lực
Ukraine còn gì khi áp chuẩn NATO cho vũ khí?
(Bình luận quân sự) - Ukraine đang áp chuẩn NATO cho vũ khí của mình và điều này đặt nền công nghiệp quốc phòng gốc Nga của nước này trước thảm họa.
Vũ khí đầu tiên

Ukraine vừa công bố loạt vũ khí do nước này tự sản xuất, chiếm số lượng lớn là xe chiến đấu BMP-1, xe bọc thép Spartan, pháo phản lực thế hệ mới... Và đặc biệt là xe thiết giáp chiến đấu BTR-60 với tiêu chuẩn NATO.

ADVERTISING
inRead invented by Teads
BTR-60 mới của Ukraine ra đời theo gói nâng cấp Otaman của hãng Paktika. Nhà sản xuất cho biết, gói nâng cấp tập trung nâng cao khả năng sống sót của xe và tăng cường hỏa lực cho BTR-60.

Xe BTR-60 mới của Ukraine được trang bị lớp giáp hỗn hợp gốm và hợp kim được theo các chiều vát nhằm làm chệch hướng đạn bắn tới hoặc sức nổ của các thiết bị nổ tự tạo. Lớp giáp của xe đạt tiêu chuẩn STANAG 4569 cấp II của NATO.


Xe chiến đấu mới của Ukraine.
Ngoài những nâng cấp kể trên, bên trong xe cũng được thiết kế lại. Khoang chở binh sĩ vẫn ở phía sau nhưng cửa mở được thiết kế lại giúp người lính thoát ly xe nhanh hơn trong lúc chiến đấu. Hỏa lực của xe được tăng cường với module chiến đấu Shturm-M gồm súng máy 30mm, tên lửa chống tăng, vũ khí phòng thủ khói....

Ngoài lực lượng thiết giáp, Không quân Ukraine cũng bắt đầu rịch rịch với chuẩn mới. Theo tạp chí Jane’s, trong gói nâng cấp Su-27 và MiG-29 được Không quân Ukraine công bố cho thấy, đến cuối năm 2017, Ukraine sẽ chính thức trình làng những phiên bản đầu tiên của MiG-29 và Su-27 theo chuẩn NATO. Công việc này được bắt đầu thực hiện từ cuối năm 2015.

Để phi đội chiến đấu cơ này đạt chuẩn NATO, Công ty quốc phòng Novator của Ukraine được giao nhiệm vụ tích hợp hệ thống radar cảnh báo sớm trên không SPS-2000 dành riêng cho Su-27 và MiG-29 thuộc biên chế Không quân nước này.

Nguồn tin cho biết, SPS-2000 trong tương lai sẽ thay thế cho các hệ thống cảnh báo sớm Avtomatika SPO-150 vốn là trang bị tiêu chuẩn cho hầu hết các dòng máy bay quân sự do Liên Xô chế tạo trước đây.

Tạp chí Jane’s dẫn lời đại diện của Novator cho hay, hệ thống cảnh báo sớm SPS-2000 được thiết kế để có thể hoạt động trên nhiều dải tần số và với độ nhạy cao, bên cạnh đó nó còn phù hợp với các hệ thống quản lý hàng không theo tiêu chuẩn châu Âu và NATO.

Toan tính của NATO

Trước khi Ukraine công khai những vũ khí đầu tiên được tích hợp công nghệ chuẩn NATO, cựu Cục trưởng Cục Vũ khí trang bị, Bộ Quốc phòng Nga Anatoly Sitnov đã có những nhận định về tương lai của công nghiệp quốc phòng Ukraine khi áp theo chuẩn NATO.

Ông Anatoly Sitnov cho biết: "Trình độ sẽ rất đơn giản, họ sẽ lấy và sẽ đóng cửa tất. Còn thay vào đó, họ sẽ buộc Ukraine mua vũ khí trang bị phương Tây. Chỉ nhìn gương Ba Lan, Hungaria, Czech và Bulgaria là biết. Họ đã hầu như loại bỏ hết vũ khí Liên Xô".


Vũ khí Ukraine sẽ dần chuyển sang chuẩn NATO.
Các nước này sản xuất thành công vũ khí trang bị theo giấy phép của Liên Xô. Thời hậu Xô-viết, Warszawa, Praha và Sofia đã cạnh tranh với Moskva trên các thị trường nước ngoài.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các nước này đã mất khả năng tự lực sản xuất máy bay, xe tăng-thiết giáp, các hệ thống dẫn và điều khiển. Đây thực tế là sự kết liễu nền công nghiệp quốc phòng của họ.

Trong khi đó, Ukraine từng là một trong các nước xuất khẩu vũ khí lớn trên thế giới và đối thủ cạnh tranh đáng gờm của vũ khí Nga. Vào đầu những năm 2000, nước này thậm chí nằm trong số 10 nước bán vũ khí nhiều nhất thế giới. Ukraine hàng năm bán 1,5-2 tỷ USD.

Kiev đang hợp tác kỹ thuật quân sự với 45 nước, nhưng vì những lý do dễ hiểu, tỷ trọng của thị trường Nga đối với Ukraine lên tới 60%. Thực tế là tất cả các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng Ukraine còn sót lại hoạt động được là nhờ các hợp đồng của Nga. Hơn 70% các nhà cung cấp hệ thống và linh kiện cho các xí nghiệp quốc phòng Ukraine nằm ở Nga.

Không có sự tham gia của Nga, Ukraine chỉ sản xuất được các xe tăng Т-80, Oplot và Yatagan, cũng như một số loại xe bọc thép chở quân cũ. Trong số các mặt hàng xuất khẩu quân sự quan trọng nhất của Ukraine có động cơ tàu biển turbine khí, động cơ máy bay, tên lửa không đối không, xe bọc thép hạng nhẹ.

GS Viện Hàn lâm khoa học quân sự Vadim Kozyulin nhận định: "Ukraine đã tích tụ khối lượng nợ nần ở phương Tây như thế nên NATO sẽ không chỉ đã yêu cầu mà là sẽ bắt buộc chính quyền Kiev chôn vùi công nghiệp quốc phòng của mình để tiêu chuẩn hóa các hệ thống vũ khí trang bị theo các tiêu chuẩn của NATO".

Các tiêu chuẩn - trước hết, đó là chuyển từ hệ đo mét sang inch. Tất cả các quy định của châu Âu đều đòi hỏi việc đó. Czech và Slovakia từng nỗ lực thích nghi với các tiêu chuẩn đó, công nghiệp quốc phòng của họ là mềm dẻo nhất trong tất cả các nước thuộc Hiệp ước Warszawa trước đây. Nhưng họ đã không có cả đủ tiền lẫn sức lực.

"Ở châu Âu, chỉ có hai nước miễn cưỡng chống chọi được áp lực của hệ inch là Pháp và Đức. Tất cả các nước còn lại hoặc là phải mua linh kiện cho vũ khí, hoặc là phải mua vũ khí trang bị thành phẩm của phương Tây", ông Sitnov nói.

Tờ báo Polska Zbrojna (Ba Lan) mới đây đăng một bài cho hay, sau khi Ba Lan công bố chương trình hiện đại hóa quân sự quy mô lớn đến năm 2022 với chi phí gần 130 tỷ zloty (33,5 tỷ euro), một cuộc cạnh tranh ác liệt nổ ra ở châu Âu để giành quyền bán vũ khí cho Ba Lan. Tranh giành về vũ khí phòng không là liên danh Eurosam của Thales và MBDA (Pháp) và Raytheon (Mỹ) với hệ thống tên lửa phòng không Patriot.

Trong lĩnh trực thăng, cùng lúc có 3 đối thủ: AgustaWestland AW149, EC725 Caracal và Sikorsky Black Hawk. Ngoài ra, lần đầu tiên ở Ba Lan sẽ trưng bày trực thăng tối tân Tiger HAD mà sắp tới sẽ được trang bị cho quân đội Pháp.

Nhà sản xuất Airbus Helicopter thậm chí không che giấu việc Tiger sẽ tham gia cuộc đấu thầu mua trực thăng tiến công mới cho quân đội Ba Lan thay cho Mi-24V và Mi-24D.

Tình cảnh đó cũng đang chờ đợi Ukraine. Việc đóng cửa các xí nghiệp quốc phòng Ukraine sẽ là một trong những bước đi chính nhằm liên kết, hòa nhập với châu Âu. Ông Kozyulin cho rằng, Kiev không có cả tiền lẫn mong muốn khuyến khích hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng của mình. Bằng chứng cho điều đó là quyết định của Tổng thống Petro Poroshenko ngừng hoàn toàn hợp tác kỹ thuật quân sự với Moskva.

ADVERTISING
inRead invented by Teads
Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Nga Denis Manturov, tổng giá trị các đơn đặt hàng dân sự và quân sự với các xí nghiệp Ukraine năm 2014 là gần 15 tỷ USD, tức 8,2% GDP Ukraine. Giao dịch sản phẩm quốc phòng Nga-Ukraine gồm 7.000-8.000 mặt hàng, có 1.330 xí nghiệp tham gia hợp tác.

Giám đốc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Ruslan Pukhov nói: "Cắt đứt quan hệ với Kiev trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự là cái chết chắc chắn đối với công nghiệp quốc phòng Ukraine và phi công nghiệp hóa hoàn toàn nước này. Cả Tây Âu lẫn Đông Âu đều không cần sản phẩm của Ukraine".

Theo ông Anatoly Sitnov, có thể họ đã quan tâm đến công nghệ, nhưng tất cả những gì có thể lấy từ các xí nghiệp Ukraine, những kẻ muốn lấy thì đã lấy được rồi. Ví dụ, công ty Airbus Military của châu Âu đang bắt tay vào sản xuất loạt máy bay vận tải quân sự 4 động cơ turbine cánh quạt Airbus A400M. Đây thực tế là bản sao của máy bay vận tải bất hạnh Nga-Ukraine An-70.

Ông Vadim Kozyulin cho biết: "Trong những năm 1990, chúng ta đã trải qua câu chuyện liên quan đến việc thành lập các liên doanh với các hãng nước ngoài. Lạc quan đã nhanh chóng bị thay thế bằng thất vọng.

Thay vì cùng nhau thực hiện các dự án thực tế, tất cả chung quy chỉ là các hãng phương Tây tìm cách kiếm được những công nghệ nào đó, rồi sau đó dừng hợp tác. Hoặc là các hãng nước ngoài tìm cách biến các hãng của Nga thành các nhà phân phối đơn thuần cho sản phẩm của họ tại các thị trường các nước thứ ba".

Vadim Kozyulin nhấn mạnh, mong muốn của NATO tham gia hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng Ukraine cũng là một phần trong vở kịch đó. Khi áp dụng các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật mới chuẩn NATO, thực tế sẽ dìm chết tòa bộ công nghiệp quốc phòng Ukraine.

http://baodatviet.vn/quoc-phong/bin...khi-ap-chuan-nato-cho-vu-khi-3344104/?paged=2

Quá chính xác, nhìn giương Ba Lan sẽ rõ, phần lớn khí tài, vũ khí mới của BL đều là hàng thải kém cũ của NATO, 1 số thì nâng cấp kiểu độ lại theo chuẩn NATO khí tài cũ thời LX viện trợ, rất kệch cỡm

The Polish military continues to use some Soviet-era equipment; however, since joining NATO in 1999, Poland has been upgrading and modernizing its hardware to NATO standards. The General Staff has been reorganized into a NATO-compatible J/G-1 through J/G-6 structure. Recent modernization projects include the acquisition of (48) F-16 fighter jets from the United States, (256) Leopard 2 MBTs from Germany, ATGM technology from Israel (as well as possible future acquisition of Rafael Python 5 missiles), and (957) Patria AMV AFVs from Finland.

Polish Navy[1]
Main article: Polish Navy (Equipment)
mine destroyers ORP Kormoran (2016), proj. 206FM (Mewa) ORP Mewa (1967), ORP Flaming (1967), ORP Czajka (1967)

Polish Air Forces[1]
Main article: Polish Air Forces (Equipment)

https://en.wikipedia.org/wiki/Equipment_of_the_Polish_Army

Quân đội Ba Lan theo chuẩn NATO, 1 đội quân kệch cỡm, xe tank, bọc thép, pháo binh hoặc pháo tự hành chả ra sao, cố mông má cho nó kiểu cơ động hoặc tàng hình trên cái thân khí tài từ thời LX, súng tiêu chuẩn AK các loại cũng cố phải làm cho có vẻ lắp phụ kiện kiểu súng NATO, màu sơn các kiểu cũng phải đen tuyền óng ánh cho nó ngầu như súng NATO, súng Mỹ.

không quân thì mua được vài chiếc F16, rồi cũng sơn màu ngụy trang digital cho nó giông giống máy bay NATO các loại kể cả máy bay tàng hình F22 của quan thầy Mỹ

Phòng không thì khó thay đổi vì ko có tiền, nhưng cũng phải cố gồng lên cho nó giống đàn anh NATO, S125 thì lắp trên khung thân T55 để chạy được cho nó giống Patriot, rồi còn nhập và sản xuất Gepard SPAAG, trong khi theo chuẩn LX thì đã có tunguska 2k22 dùng rồi

Hải quân thì ko thay đổi được mà còn lụi bại hơn, mua cả con tàu hàng thải của Mỹ làm cảnh sát biển FFG7 class về làm soái hạm






Quân đội Ba Lan trong chiến tranh lạnh, cũ mà chất
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
16,766
Động cơ
595,896 Mã lực
Giọng hơi hằn học nhỉ!
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
16,766
Động cơ
595,896 Mã lực
Có đúng ko ? hay sai, sai thì chỉ ra chỗ sai xem ?
Sau một cuộc ly dị, vợ đi lấy thằng khác. Ông chồng cũ nhòm sang và bảo: đấy thấy chưa, cái ngữ nó lấy người ta rồi cũng có ra gì đâu! Bài này giọng kiểu đấy, còn đúng sai thế nào thì chệu.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,145 Mã lực
Sau một cuộc ly dị, vợ đi lấy thằng khác. Ông chồng cũ nhòm sang và bảo: đấy thấy chưa, cái ngữ nó lấy người ta rồi cũng có ra gì đâu! Bài này giọng kiểu đấy, còn đúng sai thế nào thì chệu.
Phân tích KTQS ko được lại đi nói lảm nhảm, lượn đi cho nước nó trong
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,145 Mã lực
Ukraine thử thành công súng thế chỗ AK- lại theo gót chân tiêu chuẩn NATO
(Vũ khí) - Hôm 4/10, Tập đoàn Ukroboronprom lần đầu thử thành công WAC-47 - loại súng dùng để thay thế toàn bộ AK-47 cùng các phiên bản hiện có trong quân đội Ukraine.
Chuẩn NATO loại bỏ AK

Nhà sản xuất Ukraine cho biết, kết quả cuộc thử nghiệm thành công hơn mong đợi khi khẩu WAC-47 cho thấy sự ổn định trong đường đạn, sức mạnh diệt mục tiêu kể cả ở chế độ bắn loạt hay bắn từng viên một.

Căn cứ vào kết quả thử nghiệm này, Ukroboronprom sẽ tiếp tục cho WAC-47 thử sức trong nhiều môi trường khắc nghiệt khác nhau như bắn trong trời mưa, môi trường cát bụi... Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, công việc sản xuất loạt sẽ được tiến hành ngay trong cuối năm 2017.


Hình ảnh đầu tiên của khẩu WAC-47.
Theo National Interest, khẩu WAC-47 là phiên bản Ukraine của súng M16 của Mỹ. Đây là sản phẩm của sự hợp tác giữa Tập đoàn Ukroboronprom của Ukraine với công ty Aeroscraft của Mỹ. Khi được đưa vào trang bị, WAC-47 sẽ dùng để thay thế toàn bộ súng AK hiện có của Ukraine.

Tuy nhiên, loại súng này sẽ được ưu tiên trang bị cho lực lượng bảo vệ biên giới, Vệ binh quốc gia. Ban đầu, WAC-47 sẽ được thiết kế với cỡ đạn 7,62×39 và 5,45 mm nhằm sử dụng các băng đạn và đạn AK.

Súng được thiết kế dạng module, do đó khi vũ khí WAC-47 đã được hoàn thiện và xây dựng thành công hệ thống nhà máy sản xuất đạn 5,56 x 45 mm. Khẩu WAC-47 sẽ nhanh chóng được nâng cấp sang chuẩn NATO chỉ bằng công đoạn thay thế một số chi tiết.

"Đối với quân đội Ukraine, việc sản xuất WAC-47 là một bước tiến thực sự hướng tới cấu trúc Euro-Atlantic", trích tuyên bố của Ukroboronprom. Đại diện tập đoàn quốc phòng Ukraine, cho biết vấn đề tương tác giữa quân đội Ukraine khi hoạt động chung với quân đội NATO đã thúc đẩy quyết định sản xuất WAC-47.

Các binh sĩ Ukraine tập trận chung với NATO gặp phải khó khăn trong công tác hậu cần vì sử dụng khác loại súng và đạn. Một số đơn vị quân đội triển khai hỗ trợ sứ mệnh của NATO tại Afghanistan phải mượn súng trường tiến công của quân đội Lithuania do Đức sản xuất.

Sức mạnh M16

Nguyên mẫu của WAC-47 là khẩu M16 là loại súng trường do hãng Colt cải tiến từ súng ArmaLite AR-15. M16 là súng thông dụng trong quân đội các nước thuộc khối NATO và có số lượng sản xuất cao nhất trong các loại súng cùng cỡ.

M16 có một thiết kế hiện đại, nó đòi hỏi khá nhiều và phức tạp về vật liệu và công nghệ chế tạo. Bởi vậy các công đoạn sản xuất M16 không hề đơn giản và không phải quốc gia nào cũng đủ khả năng công nghệ để tạo ra chúng.

Trong quá trình sản xuất có 3 loại M16 khác nhau. Loại đầu tiên là M16 và M16A1, sử dụng trong thập niên 1960, bắn đạn M193/M196 (hoặc.223 Remington), có thể hoàn toàn tự động hay bán tự động, và hai mẫu XM16E1 và M16A1 đồng loạt được sử dụng ở chiến trường Việt Nam.

Loại thứ hai sử dụng ở thập niên 1980 là M16A2, bắn đạn M855/M856 (do Bỉ sáng chế sử dụng cho trung liên FN Minimi), có khả năng bắn từng viên hay bắn từng loạt 3 viên.

Loại thứ 3 là M16A4, súng trường tiêu chuẩn của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ trong chiến tranh Iraq. M16 là loại vũ khí có độ tin cậy cao nhưng chúng gặp khá nhiều rắc rối khi hoạt động ở môi trường khắc nghiệt. Và ở phiên bản WAC-47, Ukraine đang cố gắng khắc phục những điểm yếu này.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,145 Mã lực
Ba Lan hết tàu ngầm để đối phó Nga
(Vũ khí) - Việc chiếc tàu ngầm duy nhất của Ba Lan gặp nạn đã khiến hạm đội ngầm nước này không còn chiếc nào. Tuy nhiên, Ba Lan đang có kế hoạch lớn.
Theo Sputnik ngày 1/11, tàu ngầm Orzel của Ba Lan đã bất ngờ bốc cháy trong quá trình sửa chữa và bảo dưỡng tại nhà máy đóng tàu quân sự nằm ở thành phố cảng Gdynia của nước này.

Thông tin về vụ tai nạn đã được phát ngôn viên của Bộ Tổng tham mưu quân đội Ba Lan Czesław Cichy cho biết, vụ cháy đã khiến nước tràn vào trong tàu và gây ra những thiệt hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, cả 4 thủy thủ có mặt trên tàu Orzel đều kịp thời thoát ra ngoài.

Trước khi gặn nạn, tàu Orzel đang phải trải qua quá trình bảo dưỡng trong nhiều năm qua do những thiết bị cũ đã xuống cấp và hư hỏng nghiêm trọng. Trong năm 2016, con tàu cũng gặp phải sự cố kỹ thuật khi đang tháo dỡ một thiết bị.

Czesław Cichy thừa nhận, việc chiếc tàu Orzel không thể hoạt động trở lại đã chấm dứt hoạt động của hạm đội tàu ngầm trong Hải quân Ba Lan bởi đây là chiếc tàu duy nhất còn hy vọng có thể tác chiến sau khi hoàn thành nâng cấp.

















Tàu ngầm tàu A26.
Trước thảm cảnh này, Ba Lan đã lập tức tuyên bố sẽ mua tới 4 chiếc tàu ngầm diesel-điện thế hệ mới của phương Tây - loại được trang bị tên lửa hành trình tầm xa.

Kế hoạch mua sắm tàu ngầm được Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Antoni Macierewicz tiết lộ trước truyền thông, Hải quân Ba Lan có kế hoạch mua ít nhất 4 tàu ngầm diesel-điện nhằm đảm bảo an ninh tại Baltic trước sự đe dọa của Nga.

Bộ trưởng Antoni Macierewic chỉ ra rằng, các tàu ngầm này phải được trang bị những vũ khí tầm xa có sức hủy diệt, chứ không chỉ là các phương tiện phòng thủ thông thường. "Chúng tôi muốn nhận ít nhất 4 chiếc tàu ngầm vì nếu không bảo vệ biển Baltic thì chúng tôi sẽ không bảo vệ được tổ quốc", ông Macierewicz nhấn mạnh.

Mặc dù vậy, vị bộ trưởng này không cho biết khi nào Ba Lan sẽ mua số tàu ngầm này và loại tàu ngầm nào đang được nước này quan tâm. Tuy nhiên, theo thông tin được truyền thông Ba Lan tiết lộ cho biết, thực chất Warszawa muốn mua tàu ngầm tối tân A26 do Thụy Điển sản xuất. Và 2 bên đã thực hiện những cuộc đàm phán sơ bộ.

Theo giới thiệu của nhà sản xuất, tàu ngầm tàu A26 có lượng choán nước 1.900 tấn, dài 63 m, rộng 6,4 m, kíp lái biên chế từ 17-26 người. Tàu được trang bị 4 ống phóng ngư lôi và một khoang chuyên dụng để chứa vũ khí.

Đặc biệt, loại tàu ngầm này cũng được thiết kế để mang được tên lửa hành trình Tomahawk. Và rất có thể, đây là loại tên lửa hành trình tầm xa được ông Macierewicz nhắc đến. Tàu ngầm A26 trang bị động cơ diesel điện Stirling, giống như các loại tàu ngầm thế hệ trước lớp Gotland. Đây là loại tàu ngầm đầu tiên trên thế giới sử dụng động cơ Stirling. A26 có khả năng đạt tốc độ tới 20 hải lý/h.

Ngoài ra, còn có thông tin cho rằng, tàu ngầm thế hệ mới A-26 của Thụy Điển được trang bị các thiết bị định vị sóng âm và các phương tiện quan sát vào loại tốt nhất để sử dụng vào mục đích trinh sát ngầm.

Không những vậy, loại tàu ngầm này còn được ứng dụng công nghệ tàng hình để khó bị phát hiện trong quá trình hoạt động. Nếu các cuộc đàm phán diễn ra thuận lợi, thời gian ký hợp đồng chính thức sẽ diễn ra ngay trong cuối năm 2017 hoặc đầu năm 2018.

Không chỉ lột xác lực lượng ngầm, Ba Lan còn có kế hoạch mua gần 100 chiếc tiêm kích F-16 đã qua sử dụng của của Không quân Mỹ. Với kế hoạch này, Ba Lan hy vọng sẽ trở thành quốc gia có lực lượng không quân hàng đầu khu vực và đảm bảo cân bằng sức mạnh của quân đội nước này với người láng giềng Nga.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,145 Mã lực
Trước 1991, HQ Ba lan dùng tàu ngầm Kilo Project 877 làm tàu ngầm tấn công chủ lực




Sau 1991, khi bám đuôi Mỹ Âu thì thải Kilo, dùng ngay con tàu ngầm cùi Kobben của Tây Âu (Đức, Na Uy) vốn đã nằm trong viện bảo tàng làm tàu ngầm tấn công chủ lực, lớp Kobben này được thiết kế từng những năm đầu 1960, trong khi Kilo đến giờ vẫn cực kì nguy hiểm tuy công nghệ của nó ở thập niên những năm 1980, Kobben vốn là lớp sub do Na uy sản xuất từ Type 205 của Đức, Type 205 lại là bản cải thiện chút ít của Type 201 là lớp Sub đầu tiên của Tây Đức sau WW2, vốn ko khác gì Uboat cổ lỗ, với thiết kế đặc trưng của Sub WWI/II là đầu gù vát giống như chiếc thuyền chạy ngầm dưới nước (thiết kế này cực kì lỗi thời, gây tiếng ồn lớn, tốc độ di chuyển chậm, lý do là thời đại đó máy tính chưa ra đời, nên khí động học chỉ tính trên giấy vẽ đơn giản, trong khi Kilo thiết kế hình giọt nước tối ưu khi bơi ngầm lẫn âm thanh yên tĩnh)





Vận tốc con Kobben này chỉ ngang vs con Type 21 (cuối WW2) của Đức Quốc Xã là 10 kn, cũng chỉ mang được ngư lôi ngu (ko dây dẫn), trong khi Kilo Project 877 mang được ngư lôi thông minh lẫn tên lửa diệt hạm (thậm chí Kilo Project 877 còn có cả manpad để chống trực thăng săn ngầm)

https://en.wikipedia.org/wiki/Kobben_class_submarine
https://en.wikipedia.org/wiki/Type_XXI_submarine
 
Chỉnh sửa cuối:

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,145 Mã lực
Ngày xưa Ba lan có hạm đội Sub rất tốt, với 13 Sub tối tân nhất lúc bấy giờ là Kilo, giờ thì sau khi đổi chủ, đổi chế độ, hạm đội Sub Ba lan chẳng còn gì ngoài rác thải Tây Âu, cũng là thực trạng chung của HQ ba lan

After World War II, on 7 July 1945, the new Soviet-imposed Communist government revived the Polish Navy with headquarters in Gdynia. During the Communist period, Poland's navy experienced a great buildup, including the development of a separate amphibious force of Polish Marines. The Navy also acquired a number of Soviet-made ships, including 2 destroyers, 2 missile destroyers, 13 submarines and 17 missile boats. Among them was a Kilo-class submarine, ORP Orzeł and a modified Kashin-class missile destroyer, (ORP Warszawa). Polish shipyards produced mostly landing craft, minesweepers and auxiliary vessels. The primary role of the Warsaw Pact Polish Navy was to be Baltic Sea control, as well as amphibious operations along the entire Baltic coastline against NATO forces in Denmark and West Germany. The collapse of the Soviet Union, the dissolution of the Warsaw Pact, and the fall of Communism ended this stance.

Poland's entrance into the North Atlantic Treaty Organization has greatly changed the structure and role of the Polish Navy. Whereas before, most of Naval High Command was concerned with coastal defense and Baltic Sea Operations, the current mindset is for integration with international naval operations. The focus is on expansion of subsurface naval capabilities, and in the creation of a large submarine force. To facilitate these changes the Republic of Poland has undertaken a number of modernization programs aimed at creating a force capable of power projection around the world. This includes a number of foreign acquisitions, including the acquisition of four Kobben-class submarines from Norway, and two Oliver Hazard Perry-class frigates from the United States. The Polish Navy has also one Kilo-class submarine (ORP Orzeł). The Naval air arm has also acquired a number of SH-2G Super Seasprite helicopters. Highly appreciated is a naval commando unit Formoza(since 2007 part of the Wojska Specjalne).

https://en.wikipedia.org/wiki/Polish_Navy

Trước 1991, HQ Ba lan có cả lớp khu trục tối tân khi đó Kashin với khả năng săn ngầm và phòng không tốt so với thời đại đó, loại SAM mà Kashin mang theo là S125, từng kiểm nghiệm ở chiến đấu thực tế khi bắn hạ máy bay tàng hình F117 ở Nam Tư 1999



Sau khi bám đuôi Mỹ thì thay bằng lớp khinh hạm Oliver Hazard Perry chẳng mạnh hơn lớp Kashin ở điểm gì về hỏa lực hoặc khả năng chiến đấu đa vai trò, SAM SM1 trên con FFG7 này cực kì tệ hại và cũ rích, lại được dùng làm soái hạm của HQ Ba lan (trong khi lớp Kashin là khu trục còn thằng Perry này chỉ là khinh hạm), vốn được Mỹ thải loại dùng làm tàu tuần duyên của cảnh sát biển Mỹ **==



Lực lượng trực thăng săn ngầm và cứu hộ (ASW/SAR) Ba lan khi xưa cũng rất tốt với Mi-14 cực kì cơ động, sau khi đổi chủ thì Ba lan mua con SH2G cùi ghẻ lở vốn cũng nằm trong bảo tàng từ lâu





Thằng Mỹ rất mất dạy, nó toàn bán rác thải cho bọn chư hầu mạt hạng
 
Chỉnh sửa cuối:

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,145 Mã lực
Ukraine cùng đường, quay lại nhờ Nga
(Vũ khí) - Sau khi nhờ cậy Mỹ cứu vãn Tập đoàn Antonov bất thành, Ukraine đã quay lại muốn cùng hợp tác với Nga liên quan đến máy bay Antonov.
Hãng Sputnik dẫn nguồn tin quân sự Nga tiết lộ, nhiều khả năng Moscow và Kiev tiếp tục hợp tác bảo trì, nâng cấp nhiều dòng máy bay do Tập đoàn Antonov sản xuất hiện có cả trong Không quân Nga và Ukraine, trong đó có An-124 Ruslan.

Theo nguồn tin này: "Cả hai bên rất quan tâm tới việc đạt thỏa thuận nhưng quyết định cuối cùng vẫn chưa được công bố vì một số khó khăn giữa hai quốc gia... Tuy nhiên, những cuộc đàm phán rất tích cực đã được thực hiện".

















Máy bay An-124 của Ukraine.
Trong khi đó, theo nguồn tin tờ Kommersant có được, để Nga và Ukraine nối lại các cuộc đàm phán liên quan đến Antonov là do phía Kiev đã chủ động phát tín hiệu bởi trong mấy năm gần đây, các công ty của tập đoàn này đã không đủ kinh phí để duy trì hoạt động do không nhận được bất cứ đơn hàng mới nào.

Chính vì vậy, Ukraine đã buộc phải tuyên bố phá sản Tập đoàn Antonov. Thông tin này được công khai trên trang web của Chính phủ Ukraine, cụ thể Kiev đã quyết định khai tử Tập đoàn chế tạo máy bay Antonov có từ thời Liên Xô với nguyên nhân Tập đoàn này không thể trả khoản nợ 27 triệu USD.

Cùng với quyết định đóng cửa tập đoàn này, một hội đồng phụ trách đã được thành lập để tiến hành thanh lý những gì còn lại của Antonov, đứng đầu hội đồng là Thứ trưởng Phát triển Kinh tế và Thương mại Yuri Brovchenko.

Trước quyết định của Ukraine, truyền thông Nga cho rằng những mẫu máy bay của Antonov hầu hết được sản xuất dưới thời Xô Viết và đa số các sản phẩm của tập đoàn chỉ phục vụ cho hợp tác với Nga và xuất khẩu sang thị trường thân Nga.

Tuy nhiên, do cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine nổ ra từ năm 2014 (Nga sáp nhập bán đảo Crimea), Moscow đã cắt giảm phần lớn các khoản hỗ trợ cho Antonov, khiến nó mất thị trường và không thể tự chủ trong sản xuất và tìm kiếm khách hàng mới.

Đến tháng 9/2016, ông Aleksander Kotsiuba là Chủ tịch Antonov đã thẳng thắn thừa nhận, tập đoàn không đủ năng lực sản xuất hàng loạt máy bay vì vấn đề kinh tế cũng như không nhận được hỗ trợ từ nhà nước.

Được biết, trước khi Chính phủ Ukraine tuyên bố khai tử Tập đoàn Antonov, nhà sản xuất này đã chính thức nhờ vả Mỹ cùng phát triển máy bay An-77 - phiên bản mới của An-70 (sản phẩm hợp tác giữa Nga và Ukraine).

Tuy nhiên, Mỹ đã không có bất cứ phản ứng nào về tín hiệu muốn hợp tác từ Ukraine. Vì vậy, một cái kết không mong muốn đối với Antonov là không thể tránh. Nhưng không chấp nhận thực tế và muốn cứu vãn tình thế khi cơ hội chưa hẳn đã hết, Ukraine đã buộc phải quay lại nhờ cậy Nga.

Theo những thông tin được công khai, An-124 là một trong những thiết kế máy bay vận tải hạng nặng tuyệt định của ngành công nghiệp hàng không Liên Xô - do Cục Nghiên cứu và Thiết kế mang tên O.K. Antonov sáng chế.

An-124 Ruslan có trọng lượng cất cánh tối đa lên đến 392 tấn. Máy nay này có thể mang theo trên 100 tấn hàng hóa và có khả năng chuyên chở các loại hàng hóa quá tải, quá khổ và các loại xe quân sự. Chuyến bay đầu tiên của An-124 diễn ra vào tháng 12/1982.

An-124 có khoang chứa hàng hóa lớn hơn 20% so với máy bay C-5 Galaxy của Mỹ. Máy bay được trang bị 2 cửa ở đầu và đuôi máy bay giúp tải và tháo dỡ hàng hóa dễ dàng và nhanh chóng. Máy bay có tốc độ hành trình tối đa 850km/h, tầm hoạt động 7.500km.

Thật đúng là lũ điên, đang có trong tay một tập đoàn chế tạo máy bay lừng danh thế giới mà ra lệnh giải tán! Lại còn ngu đi cầu cạnh Mỹ cứu giúp vực lại cái mình vừa phá! Sao không trực tiếp nhờ Boeing hay Lockheed Martin nó giúp cho? Nó đang mừng vì một đối thủ có sừng có mỏ giãy chết mà nó lại ra tay cứu giúp cho ư? Ngu thật! Thôi quay lại làm lành với hàng xóm tốt bụng, người Nga vốn rộng lượng họ chẳng để tâm đâu (dĩ nhiên vẫn phải cảnh giác) họ sẽ lại giúp như ngày xưa vậy, yên chí đi!

Cái kết của cuộc cách mạng màu MaiDan đã làm cho ngành công nghiệp khuynh gia bại sản, thậm chi các nhà may sản xuất súng đạn, tăng pháo cung hết khả năng buộc lòng đóng cửa, con người lao động phải hứng hậu quả, theo chân làm gì có chuyện được bảo trợ nếu nền kinh tế suy sụp. hết tài nguyên.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,145 Mã lực
Quân đội Ukraine đã sử dụng hết đạn?
(Vũ khí) - Quân đội Ukraine lên kế hoạch sử dụng vũ khí trang bị của các nước NATO vì kho vũ khí thừa hưởng từ Liên Xô đã dần cạn kiệt.
Gần đây chỉ huy lực lượng tên lửa và pháo binh quân đội Ukraine, tướng Gorbulev đã tuyên bố rằng, họ sẽ mua các tổ hợp pháo binh Krab của Ba Lan.

Thông tin này khiến các chuyên gia nghi ngờ rằng, có thể quân đội Ukraine đang dần dần không thể bảo đảm vũ khí trang thiết bị quân sự cho các lực lượng của mình.

















Tiềm năng quân sự của "Liên Xô thu nhỏ" bị suy sụp sau khủng hoảng kinh tế, nội chiến và mâu thuẫn với Nga. (Ảnh minh họa)
Thông tin này được phóng viên quân sự nổi tiếng Semyon Pegov thông báo. Ông Semyon Pegov đã nhấn mạnh rằng, thực tế quân đội Ukraine đang lên kế hoạch thay đổi đầu đạn dành cho các tổ hợp pháo binh.

“Rất ít người chú ý đến một thực tế rằng, lực lượng pháo binh quân đội Ukraine đang lên kế hoạch chuyển sang sử dụng các đầu đạn với cỡ nòng 155 mm, một loại đạn được sử dụng ở các nước NATO”.

Phóng viên này nói rằng, thực tế không quá đáng sợ bởi vì từ trước tới nay pháo binh Ukraine thường sử dụng đầu đạn cỡ nòng 152 mm. Điều này có nghĩa là bây giờ đầu đạn sẽ tăng lên 3 mm. Tuy nhiên, ông đã tiết lộ điều thú vị về ý nghĩa hơn 3 mm này.


Skip
Ads by Blueseed
“Tại sao Ukraine lại từ bỏ các tiêu chuẩn từ thời Liên Xô? Ông cho rằng câu trả lời chỉ có một. Ngay khi bắt đầu cuộc nội chiến ở Donbass, kho vũ khí của Kiev được lấp đầy bởi di sản thừa kế của Liên Xô, tuy nhiên sau 3 năm xung đột, hiện tại kho vũ khí của họ trống rỗng và không còn gì để chiến đấu”.

Cũng có thể việc Ukraine quyết định chuyển sang sử dụng loại đầu đạn của NATO còn mang ý nghĩa khác giống như là một bước đệm nhằm thúc đẩy quá trình gia nhập NATO của nước này.

Tuy nhiên để sử dụng đầu đạn mới của NATO, quân đội Ukraine phải trang bị lại toàn bộ quân đội, họ sẽ phải đầu tư công nghệ và sau đó tập trung sản xuất theo tiêu chuẩn NATO. Để thực hiện kế hoạch này họ cần chi phí rất lớn nhưng hiện tại Kiev hoàn toàn không đủ khả năng.

"Hành động này của quân đội Ukraine có thể liên quan đến tình hình ở khu vực Donbass và thỏa thuận Minsk. Trước đó Mỹ cũng tuyên bố công khai xem xét bán vũ khí sát thương cho quân đội Ukraine. Còn phía NATO dường như họ không dám công khai cung cấp vũ khí cho Kiev, bởi vì điều này có thể khiến mối quan hệ giữa hai bên trở nên trầm trọng hơn.

Tuy nhiên hiện tại thực tế chỉ ra rằng, NATO đang bỏ mặc Ukraine vì nước này gần như kiệt quệ cả về kinh tế, quân sự và nội chiến có thể kéo dài.

Vì vậy cho dù Ukraine có đề nghị cung cấp số lượng vũ khí lớn của NATO chưa chắc chắn đã đạt được thỏa thuận. Nếu có được một thỏa thuận nào đó thì cũng chỉ mang tính hỗ trợ nhân đạo”, ông Semyon Pegov kết luận.

Cuộc xung đột ở Ukraine tiếp tục kéo dài cho tới nay và chưa có dấu hiệu dừng lại. Ukraine từ một nước được gọi là Liên Xô thu nhỏ với kho vũ khí, công nghệ... thừa hưởng từ Liên Xô rất đồ sộ nhưng khủng hoảng kinh tế, nội chiến và mâu thuẫn với Nga đã khiến chúng trở thành sắt vụn, công nghệ bị bán, vũ khí đạn dược gần như đã hết.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,145 Mã lực
Này thì nâng cấp chuẩn NATO

MiG-29 NATO đâm đầu xuống đất
(Vũ khí) - Theo The Aviationist, ngày 19/12, một chiếc tiêm kích MiG-29 của Không quân Ba Lan bất ngờ đâm đầu xuống đất khi bay huấn luyện.
Nguồn tin từ Không quân Ba Lan cho biết, vụ tai nạn xảy ra với chiếc MiG-29 khi chiến đấu cơ này vừa hoàn thành bài bay huấn luyện và đnag trở về căn cứ thì đột ngột rơi gần thị trấn Minsk Mazowiecki.

Thông tin về vụ tai nạn đã được Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ba Lan Bartosz Kownacki xác nhận và cho biết, phi công đã kịp thời thoát ra trước khi MiG-29 đâm đầu xuống đất. Tuy nhiên, viên phi công này vẫn bị thương khá nặng.


MiG-29 Ba Lan bay cùng tiêm kích Typhoon.
Đại tá Piotr Iwaszko - chỉ huy căn cứ không quân chiến thuật ở Minsk Mazowiecki cho biết thêm, chiếc máy bay trong vụ tai nạn là chiếc MiG-29 đầu tiên của Ba Lan. Theo ông, tại căn cứ vẫn còn 15 chiếc MiG-29 khác.

"Trước khi máy bay đột ngột mất liên lạc và rơi xuống rừng gần làng Kaluszyn, phi công đã không báo cáo bất kỳ sự cố nào trong quá trình bay", vị đại tá này cho biết thêm.

Bộ Quốc phòng Ba Lan cho biết, phi công 28 tuổi trong vụ tai nạn bị gãy tay chân nhưng vẫn tỉnh táo khi được đưa đến một bệnh viện quân đội ở Warsaw. Hiện, tính mạng của phi công không bị đe dọa.

Dù nguyên nhân cụ thể của vụ tai nạn chưa được tiết lộ nhưng theo Đại tá Piotr Iwaszko, công việc điều tra và khắc vụ hậu quả đang được nhà chức trách khẩn trương tiến hành.

Được biết, dù là thành viên rất tích cực của NATO trên tuyến đầu chống Nga nhưng trong trang bị của Quân đội Ba Lan hiện còn rất nhiều vũ khí có nguồn gốc Liên Xô, trong đó có tiêm kích MiG-29 dù chúng bắt đầu bị lên kế hoạch thay thế.

Để thay thế MiG-29, Ba Lan đã tính đến các ứng viên như JAS 39 Gripen, F-35 và mua thêm F-16. Tuy nhiên, mọi phương án mới đang nằm trên giấy. Không chỉ có kế hoạch loại biên MiG-29, Không quân Ba Lan cũng có quyết định quan trọng khi cho loại biên 2 chiếc cường kích Su-22M4 với số hiệu N7411 và N8102.


05
Cả hai chiếc chiến đấu cơ này thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1985, cùng năm đó chính thức biên chế cho Không quân Ba Lan. Những chiếc Su-22M4 đã thực hiện an toàn, thành công gần 3.000 lần cất hạ cánh trong suốt 30 năm qua. Cường kích Su-22M4 là biến thể xuất khẩu của mẫu Su-17M4 do Liên Xô sản xuất.

Su-22M4 được nâng cấp mạnh mẽ về hệ thống điện tử hàng không với hệ thống định vị RSDN, hệ thống định vị quán tính, hệ thống radar cảnh báo SPO-15LE Sirena, la bàn vô tuyến, đặc biệt là hệ thống đo xa laser Klyon-54 (đặt ở đầu mũi)

Dù vẫn sở hữu khả năng cực ấn tượng nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, dòng chiến đấu cơ này đang dần bị loại bỏ và thay thế bằng những sản phẩm hiện đại hơn do phương Tây sản xuất.

Theo Tạp chí The Aviationist, Không quân Ba Lan bắt đầu đưa vào trang bị F-16 từ năm 2006 với 48 chiếc được đặt mua. Hiện tại phi đội tiêm kích đa năng F-16 của Không quân Ba Lan tập trung chủ yếu tại hai căn cứ Krzesiny-Poznan và Lask ở miền trung nước này.

Tuy nhiên, nền tảng chính của Không quân Ba Lan vẫn dựa trên các dòng máy bay quân sự do Liên Xô chế tạo trước đây điển hình như MiG-29 mặc dù nước này đang nỗ lực loại biên.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,145 Mã lực
Những vũ khí Nga mà NATO không thể từ bỏ

Quân sự | 08/02/2018 07:15

4

Xe tăng PT-91.
Theo Sputnik, Ba Lan, cũng như các thành viên "mới" khác trong khối NATO vẫn chưa thể từ bỏ hoàn toàn vũ khí Liên Xô.


Mới đây, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaschak thông báo rằng, quân đội Ba Lan sẽ tiếp nhận các hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ, giá trị giao dịch có thể đạt 4,5 tỷ USD.

Đây là một bước trong chương trình trang bị các loại vũ khí mới theo chuẩn NATO.

Mặc dù vậy, rõ ràng là Ba Lan, cũng như các thành viên "mới" khác trong khối NATO vẫn chưa thể từ bỏ hoàn toàn "di sản quân sự" từ thời Hiệp ước Warsaw. Sau đây là bài bình luận của Sputnik về vấn đề này.

27 năm trước, Tổ chức Hiệp ước Warsaw đã chấm dứt tồn tại nhưng lực lượng xe tăng của Cộng hòa Séc, Slovakia, Hungary, Romania, Bulgaria vẫn được trang bị các xe tăng Liên Xô T-55 và T-72 hoặc những phiên bản địa phương của các loại xe tăng đó. Chỉ có Ba Lan đang sở hữu các xe tăng của NATO.

Vào những năm 2000, Warsaw đã nhận được từ Berlin hơn 230 chiếc Leopard đã qua sử dụng. Ba Lan có cả 232 chiếc xe tăng PT-91 Twardy "sản xuất trong nước". Song, loại xe tăng này không thể được gọi "sản phẩm được phát triển ở Ba Lan".

Về cơ bản, PT-91 Twardy chính là xe tăng T-72 của Liên Xô mà trước đây Ba Lan đã sản xuất theo giấy phép. Xe tăng này cho thấy khả năng thực chiến thành công trong nhiều cuộc xung đột vũ trang nên người Ba Lan không muốn từ bỏ nó.


Xe tăng PT-91.

Vũ khí Xô Viết vẫn chiếm ưu thế trong lực lượng tên lửa và pháo binh của các quốc gia Đông Âu. Trong phân khúc "vũ khí hạng nặng" có pháo tự hành 2S1 Gvozdika, 2S3 Akatsiya, pháo xe kéo D-20, pháo phản lực BM-21 Grad.

Bulgaria có thể tự hào với tên lửa Liên Xô tầm cỡ lớn nhất: trong kho vũ khí của nước này có một số quả tên lửa đạn đạo chiến thuật Tochka. Quân đội các thành viên mới của khối NATO vẫn được trang bị hàng trăm xe chiến đấu bộ binh, xe thiết giáp và xe trinh sát bọc thép của Liên Xô.

Hầu như toàn bộ hệ thống phòng không khu vực Đông Âu được điều khiển bằng các hệ thống tên lửa đất đối không của Nga. Trước hết, đây là các hệ thống S-125 và S-200.

Bulgaria và Slovakia sở hữu các hệ thống mới nhất, dưới thời Liên Xô mỗi nước đã nhận được một tiểu đoàn pháo binh S-300PMU. Chỉ có Romania đã triển khai hệ thống tên lửa phòng không của Mỹ, trong biên chế lực lượng không quân của nước này có 8 tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung MIM-23 Hawk lỗi thời.

"Nói về hệ thống phòng không của các nước này thì trên thực tế, ở khu vực Đông Âu đã không có các tổ hợp tên lửa hiện đại khi khối Hiệp ước Warsaw chấm dứt tồn tại và những tổ hợp còn lại bây giờ đang lưu giữ trong kho" - Tổng biên tập tạp chí Kho vũ khí của Tổ quốc, Đại tá Viktor Murakhovski cho biết.

Ở một số nơi, S-125 và S-200 vẫn đang duy trì chế độ sẵn sàng chiến đấu nhưng đây là những tổ hợp riêng biệt không tạo thành một hệ thống. Nếu bạn nhìn về phía đông và phía đông nam châu Âu thì chỉ có một nước đang sở hữu số lượng đáng kể các tổ hợp tên lửa của Liên Xô… đó là Hy Lạp, một thành viên cũ của NATO. Ở nước này có các tổ hợp tên lửa S-300 và Buk.


Tổ hợp tên lửa S-200. Ảnh: Sputnik

Ở sườn phía Đông, tình hình với hệ thống phòng không của NATO có vẻ tốt hơn. Song, ở đây vẫn có các tổ hợp tên lửa của Liên Xô: Osa-AK, Kub, Shilka, Strela-10, tổ hợp pháo-tên lửa Zu-23, tổ hợp phòng không di động Strela với những phiên bản khác nhau.

Và xét theo mọi thứ, Đông Âu chưa có ý định từ bỏ các loại vũ khí này. Trong năm 2010, Ba Lan đã bắt tay nâng cấp Shilka và các tổ hợp Osa đã có những sự sửa đổi để phù hợp với tên lửa không đối không IRIS-T của Đức. Ở Cộng hòa Séc, một số tổ hợp tên lửa Kub đã được sửa đổi để sử dụng tên lửa Aspide 2000 của Ý.

Tình hình trong lực lượng không quân không tốt lắm. Các loại máy bay cũ của Liên Xô như MiG-29, Su-22 và MiG-21 gần như đã cạn kiệt. Để thay thế chúng, NATO bắt đầu cung cấp những chiếc máy bay đã qua sử dụng.

Những chiếc F-16 qua sử dụng đã trở thành phổ biến ở Đông Âu. Chúng hiện có ở Ba Lan và Romania, Bulgaria cũng đã thảo luận về khả năng mua mấy chiếc F-16. Tuy nhiên, chỉ có Hungary đã có thể từ bỏ hoàn toàn các chiếc máy bay chiến đấu của Liên Xô. Nước này thuê 12 chiếc Saab JAS 39 Gripen của Không quân Thụy Điển.


Máy bay MiG-29 ở Bulgaria. Ảnh: Public Domain

Theo ông Aleksandr Khramchikhin, Phó Giám đốc Viện Phân tích Chính trị và Quân sự Nga, Đông Âu vẫn sử dụng kỹ thuật quân sự của Liên Xô vì cảm thấy chúng cần thiết.

Song, kỹ thuật của Liên Xô đã cạn kiệt hoặc hầu như cạn kiệt. Do đó, quá trình tái trang bị các loại vũ khí mới là không thể tránh khỏi, chỉ có điều, ở các nước khác nhau thì quá trình này diễn ra theo những cách khác nhau.



Máy bay MiG-21, Croatia. Ảnh: AP

Còn có một lý do khác khiến Đông Âu không vội từ bỏ thiết bị quân sự của Liên Xô. Đó là hiện nay ở Đông Âu có hơn 350 doanh nghiệp quốc phòng chuyên sản xuất thiết bị theo các tiêu chuẩn của Liên Xô.

Các phân khúc phát triển nhất bao gồm sản xuất đạn dược, bảo dưỡng, sửa chữa và hiện đại hóa thiết bị. Vì thế, việc từ bỏ vũ khí của Liên Xô có thể tiêu diệt ngành công nghiệp quốc phòng địa phương.

"Đông Âu đang vật lộn để duy trì các cơ sở sản xuất thiết bị Liên Xô" - ông Ivan Konovalov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược của Nga, cho biết.

Các quốc gia Đông Âu đang có xu hướng lợi dụng tình hình bất ổn trên thế giới để bán vũ khí cho các vùng xung đột, ví dụ, trong những năm gần đây, Bulgaria rất hào phóng trên phương diện cung cấp vũ khí cho khu vực Trung Đông, kể cả cho Syria. Nhu cầu vũ khí Liên Xô vẫn cao, bởi vì các loại vũ khí này có độ tin cậy và hiệu quả cao.

Khi nào Đông Âu sẽ từ bỏ hoàn toàn các loại vũ khí của Liên Xô? Đây là một câu hỏi khó để trả lời. Thậm chí nếu các thành viên "trẻ" của NATO đột nhiên có đủ nguồn tài chính thì quá trình tái trang bị cũng sẽ kéo dài trong nhiều năm.

Chẳng hạn, khoảng thời gian từ khi ký kết hợp đồng về cung cấp vũ khí đến ngày đưa hệ thống phòng không vào tư thế sẵn sàng chiến đấu thường kéo dài 5-6 năm.
 

nguyenhuuduong

Xe hơi
Biển số
OF-149745
Ngày cấp bằng
19/7/12
Số km
138
Động cơ
359,080 Mã lực
Nơi ở
ecogarden.vn
Phân thích mà toàn copy báo Nga
 

vinhtran281216

Xe tải
Biển số
OF-470380
Ngày cấp bằng
14/11/16
Số km
204
Động cơ
-70,160 Mã lực
Cụ thớt nên cắt ngắn các bài ra cho dễ đọc, chơi cả đoạn dài quá
 

Phuco2007

Xe lăn
Biển số
OF-408915
Ngày cấp bằng
7/3/16
Số km
10,258
Động cơ
336,493 Mã lực
Ngày xưa Ba lan có hạm đội Sub rất tốt, với 13 Sub tối tân nhất lúc bấy giờ là Kilo, giờ thì sau khi đổi chủ, đổi chế độ, hạm đội Sub Ba lan chẳng còn gì ngoài rác thải Tây Âu, cũng là thực trạng chung của HQ ba lan

After World War II, on 7 July 1945, the new Soviet-imposed Communist government revived the Polish Navy with headquarters in Gdynia. During the Communist period, Poland's navy experienced a great buildup, including the development of a separate amphibious force of Polish Marines. The Navy also acquired a number of Soviet-made ships, including 2 destroyers, 2 missile destroyers, 13 submarines and 17 missile boats. Among them was a Kilo-class submarine, ORP Orzeł and a modified Kashin-class missile destroyer, (ORP Warszawa). Polish shipyards produced mostly landing craft, minesweepers and auxiliary vessels. The primary role of the Warsaw Pact Polish Navy was to be Baltic Sea control, as well as amphibious operations along the entire Baltic coastline against NATO forces in Denmark and West Germany. The collapse of the Soviet Union, the dissolution of the Warsaw Pact, and the fall of Communism ended this stance.

Poland's entrance into the North Atlantic Treaty Organization has greatly changed the structure and role of the Polish Navy. Whereas before, most of Naval High Command was concerned with coastal defense and Baltic Sea Operations, the current mindset is for integration with international naval operations. The focus is on expansion of subsurface naval capabilities, and in the creation of a large submarine force. To facilitate these changes the Republic of Poland has undertaken a number of modernization programs aimed at creating a force capable of power projection around the world. This includes a number of foreign acquisitions, including the acquisition of four Kobben-class submarines from Norway, and two Oliver Hazard Perry-class frigates from the United States. The Polish Navy has also one Kilo-class submarine (ORP Orzeł). The Naval air arm has also acquired a number of SH-2G Super Seasprite helicopters. Highly appreciated is a naval commando unit Formoza(since 2007 part of the Wojska Specjalne).

https://en.wikipedia.org/wiki/Polish_Navy

Trước 1991, HQ Ba lan có cả lớp khu trục tối tân khi đó Kashin với khả năng săn ngầm và phòng không tốt so với thời đại đó, loại SAM mà Kashin mang theo là S125, từng kiểm nghiệm ở chiến đấu thực tế khi bắn hạ máy bay tàng hình F117 ở Nam Tư 1999



Sau khi bám đuôi Mỹ thì thay bằng lớp khinh hạm Oliver Hazard Perry chẳng mạnh hơn lớp Kashin ở điểm gì về hỏa lực hoặc khả năng chiến đấu đa vai trò, SAM SM1 trên con FFG7 này cực kì tệ hại và cũ rích, lại được dùng làm soái hạm của HQ Ba lan (trong khi lớp Kashin là khu trục còn thằng Perry này chỉ là khinh hạm), vốn được Mỹ thải loại dùng làm tàu tuần duyên của cảnh sát biển Mỹ **==



Lực lượng trực thăng săn ngầm và cứu hộ (ASW/SAR) Ba lan khi xưa cũng rất tốt với Mi-14 cực kì cơ động, sau khi đổi chủ thì Ba lan mua con SH2G cùi ghẻ lở vốn cũng nằm trong bảo tàng từ lâu





Thằng Mỹ rất mất dạy, nó toàn bán rác thải cho bọn chư hầu mạt hạng
Mất dạy bình thường thôi cụ! Vũ khí cũ, lạc hậu thì giá rẻ thê thôi
 

edc

Xe lăn
Biển số
OF-195781
Ngày cấp bằng
27/5/13
Số km
10,158
Động cơ
418,233 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Lại copy báo Đất Việt. Cái báo này viết phiến diện, người đọc chia 2 phe Mẽo -Nga. Cãi nhau, chửi nhau như đám mổ bò :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top