[Funland] Chánh niệm

yêu anh có ô tô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-343210
Ngày cấp bằng
18/11/14
Số km
5,727
Động cơ
331,801 Mã lực
Nghe rất hay cụ nhỉ? Nhưng không biết thi triển có khó không. Đa ta cụ
Với đa số những kẻ phàm phu tục tử như cụ thì khó lắm :D , vì đầu óc còn suy nghĩ ủ mưu để kiếm kế sinh nhai nuôi vk nuôi con, lo công ăn việc làm cho công nhân... thòi gian để nhẩm nha chén trà chắc hiếm:D
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,147
Động cơ
244,011 Mã lực
Với đa số những kẻ phàm phu tục tử như cụ thì khó lắm :D , vì đầu óc còn suy nghĩ ủ mưu để kiếm kế sinh nhai nuôi vk nuôi con, lo công ăn việc làm cho công nhân... thòi gian để nhẩm nha chén trà chắc hiếm:D
Nói như cụ là phải giàu có sung sướng không phải nghĩ kế mưu sinh thì mới làm chánh niệm phải không ạ? Nếu đúng thì em bỏ thớt vậy. Cám ơn cụ (Em ngoại đạo thật)
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
7,933
Động cơ
345,911 Mã lực
Câu này em fun thôi, nói như cụ e chưa chuẩn lắm, cái hay cái đẹp của tôn giáo là giúp người ta tránh được những tai ương trước khi nó xảy ra, chứ xảy ra rồi mới chiêm nghiệm thấy thì có khác gì vô đạo đâu - cái đó đâu phải giá trị của phật giáo (thậm chí làm suy giảm giá trị của phật giáo) mà chỉ là những suy luận cá nhân thôi. :)
Mấy cái mà nghe dễ hiểu dùng được ngay là kiểu sách đạo đức, súp gà hay mấy thánh nói đạo lý trên mạng thôi. Còn tầm như lời Phật hay các bậc đại sư dạy thì nó như triết học rồi, phải thực sự đến tầm tri thức nào đó mới có thể hiểu được, hoặc phải có cơ duyên mới ngộ được. Cái này không trách được, do khả năng nhận thức của con người giới hạn thế thôi, không thể nhồi nhét mà hiểu được.
 

yêu anh có ô tô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-343210
Ngày cấp bằng
18/11/14
Số km
5,727
Động cơ
331,801 Mã lực
Nói như cụ là phải giàu có sung sướng không phải nghĩ kế mưu sinh thì mới làm chánh niệm phải không ạ? Nếu đúng thì em bỏ thớt vậy. Cám ơn cụ (Em ngoại đạo thật)
Nếu thế thì cụ lại sướng nhân đôi ạ =))
 

DiamondLee

Xe hơi
Biển số
OF-113616
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
189
Động cơ
389,579 Mã lực
Châu Á là khu vực thu hút nhiều tín độ Phật tử lớn nhất trên thế giới. Chỗ nào thu hút được nhiều phật tử cúng dường thì chùa cũng đều to cả cụ ạ.

Em cho rằng, nếu có điều kiện để xây dựng các chùa hoành tráng và đẹp thì quá tốt. Đó chính là những tác phẩm nghệ thuật để đời cho con cháu.

Giữa lời truyền dạy của kinh phật với thực hành nó khác nhau lắm cụ ơi.
Em hoàn toàn hiểu suy nghĩ của cụ. Nò phù hợp với nền Phật giáo của Việt Nam hiện tại. Vì vậy, cụ mới thấy đại gia xây chùa Bái đính to, rồi người khác lại xây chùa Tam chúc lại to hơn, rồi sau đấy sẽ còn bao nhiêu chùa to nữa, đúng không các cụ.

Với những xáo động từ du khách gây ra thì môi trường đó hoàn toàn không phù hợp để thực hành. Vì vậy, trong các chùa này không có các khuôn viên dành cho việc thực hành, mà phần nhiều dành cho du khách tham quan, du lịch tâm linh,...
 

kites1

Xe điện
Biển số
OF-571899
Ngày cấp bằng
1/6/18
Số km
2,125
Động cơ
167,299 Mã lực
Cái này thì không chỉ trong phật giáo và cũng không có gì lạ đâu cụ, nhiều điều dăn dạy của tiền nhân rất dễ hiểu nhưng thực hành rất khó. Giống như môn phương pháp tính, số học, xác suất ...khi vận dụng vào đánh đề - sau 6 giờ chiêm nghiệm cũng thấy rất thấm thía những công thức tính của thầy :)).
Câu này em fun thôi, nói như cụ e chưa chuẩn lắm, cái hay cái đẹp của tôn giáo là giúp người ta tránh được những tai ương trước khi nó xảy ra, chứ xảy ra rồi mới chiêm nghiệm thấy thì có khác gì vô đạo đâu - cái đó đâu phải giá trị của phật giáo (thậm chí làm suy giảm giá trị của phật giáo) mà chỉ là những suy luận cá nhân thôi. :)
Không phải là vô đạo mà là không thể hiểu được tường tận nổi khổ trong đó, dù nghe nó . Vd tình ái, là một trong những cái khổ mà kinh Phật có nói đến . Nhưng lúc nghe qua, chỉ nghĩ đến tình yêu trai gái, vợ chồng. Không nhìn thấy cái khổ về chữ tình bao gồm, tình cảm gia đình, cha mẹ, anh em, con cái trong đó. Em chỉ đưa ra 1 ví dụ nhỏ trong đời sống hàng ngày của chúng ta thôi.
 

Supercub_90

Xe điện
Biển số
OF-779727
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
2,976
Động cơ
158,271 Mã lực
Nghe rất hay cụ nhỉ? Nhưng không biết thi triển có khó không. Đa ta cụ
Ý cụ là thực hành tôn giáo, thực hành những cái đã đọc, viết và nói đúng không ạ?
Em trả lời cụ là khó, rất khó, càng đọc cái hay, viết cái uyên bác thực hành càng khó cụ ạ!
Em ví dụ thế này nhé:
Lữ khách hỏi : Thưa ngài trước khi ngài đắc đạo thì ngài làm gì: Vị sư trả lời : Tôi chỉ chuyển cái điện thoại người này không dùng cho người khác dùng...
Vậy sau khi đắc đạo ngài làm những gì ? Tôi vẫn làm ngần ấy việc chỉ khác là khi Tôi chuyển cái điện thoại người này không dùng cho người khác dùng tôi biết tôi đang chuyển cái điện thoại của người này không dùng cho người khác dùng thôi...
Lữ khách: Dạ cái điện thoại hôm qua tôi lấy chỗ ngài, giờ ngài chuyển cho người khác dùng được không? Vị sư trả lời: Được chứ, nhưng tiền thì tất nhiên ta không chuyển đủ như hôm qua được, điện thoại này người khác ít dùng lắm, lại đang dịch bệnh kinh tế khó khăn.
Lữ khách: Dạ (quay đi miệng lẩm nhẩm - đọc bài thơ của Đồng Đức Bốn)
Đang trưa ăn mày vào chùa
Sư ra cho một lá bùa rồi đi
Lá bùa chẳng biết làm gì
Ăn mày nhét túi lại đi ăn mày
....(rồi lặng lẽ bước đi...)
 
Chỉnh sửa cuối:

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,567
Động cơ
-311,090 Mã lực
Em hoàn toàn hiểu suy nghĩ của cụ. Nò phù hợp với nền Phật giáo của Việt Nam hiện tại. Vì vậy, cụ mới thấy đại gia xây chùa Bái đính to, rồi người khác lại xây chùa Tam chúc lại to hơn, rồi sau đấy sẽ còn bao nhiêu chùa to nữa, đúng không các cụ.

Với những xáo động từ du khách gây ra thì môi trường đó hoàn toàn không phù hợp để thực hành. Vì vậy, trong các chùa này không có các khuôn viên dành cho việc thực hành, mà phần nhiều dành cho du khách tham quan, du lịch tâm linh,...
Chùa Tiêu Bắc Ninh chẳng có hòm công đức. Em nghĩ chắc hợp cho cụ nào tu hành hay làm phật tử.
 

Xechaybangcom

Xe điện
Biển số
OF-157149
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
2,679
Động cơ
343,704 Mã lực
Em hoàn toàn hiểu suy nghĩ của cụ. Nò phù hợp với nền Phật giáo của Việt Nam hiện tại. Vì vậy, cụ mới thấy đại gia xây chùa Bái đính to, rồi người khác lại xây chùa Tam chúc lại to hơn, rồi sau đấy sẽ còn bao nhiêu chùa to nữa, đúng không các cụ.

Với những xáo động từ du khách gây ra thì môi trường đó hoàn toàn không phù hợp để thực hành. Vì vậy, trong các chùa này không có các khuôn viên dành cho việc thực hành, mà phần nhiều dành cho du khách tham quan, du lịch tâm linh,...
Đây không phải là suy nghĩ của em thôi đâu. Khi em đến Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Lào, em nhận thấy các chùa to và đẹp bên đó, đều chứa rất nhiều các tác phẩm, kiến trúc độc đáo, dân địa phương cũng vào cúng lễ rất đông.
 

Xechaybangcom

Xe điện
Biển số
OF-157149
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
2,679
Động cơ
343,704 Mã lực
Em hoàn toàn hiểu suy nghĩ của cụ. Nò phù hợp với nền Phật giáo của Việt Nam hiện tại. Vì vậy, cụ mới thấy đại gia xây chùa Bái đính to, rồi người khác lại xây chùa Tam chúc lại to hơn, rồi sau đấy sẽ còn bao nhiêu chùa to nữa, đúng không các cụ.

Với những xáo động từ du khách gây ra thì môi trường đó hoàn toàn không phù hợp để thực hành. Vì vậy, trong các chùa này không có các khuôn viên dành cho việc thực hành, mà phần nhiều dành cho du khách tham quan, du lịch tâm linh,...
Không phải cứ to là đã đẹp cụ ạ.
 

Supercub_90

Xe điện
Biển số
OF-779727
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
2,976
Động cơ
158,271 Mã lực
Mấy cái mà nghe dễ hiểu dùng được ngay là kiểu sách đạo đức, súp gà hay mấy thánh nói đạo lý trên mạng thôi. Còn tầm như lời Phật hay các bậc đại sư dạy thì nó như triết học rồi, phải thực sự đến tầm tri thức nào đó mới có thể hiểu được, hoặc phải có cơ duyên mới ngộ được. Cái này không trách được, do khả năng nhận thức của con người giới hạn thế thôi, không thể nhồi nhét mà hiểu được.
Cảm ơn chia sẻ của cụ!
Đọc chia sẻ của cụ em cũng biết cụ không phải là người theo phật giáo nhưng có đọc/nghĩ về phật giáo. Nếu như cụ nói có phải phật giáo phân biệt sang hèn phân biệt trí tuệ không? Lời phật dạy xa rời thực tiễn và khó hiểu không thể mang ra phổ độ chúng sinh tầm thường? Không thể nhồi nhét được?
Em e rằng đó không phải là tinh thần phật giáo đâu cụ. Cụ không phân biệt được lời phật dạy (luôn dễ hiểu, gần gũi chúng dân) và đạo của những người tu hành/xuất gia phải học (vô cùng vô tận) nên mới có suy nghĩ như thế.
 

AXEGA

Xe tăng
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-344545
Ngày cấp bằng
27/11/14
Số km
1,924
Động cơ
363,985 Mã lực
Nơi ở
Ngụy Như Kon Tum, Thanh xuân, Hà Nội
Nghe rất hay cụ nhỉ? Nhưng không biết thi triển có khó không. Đa ta cụ
Rất dễ vì chỉ cần tập thở và theo dõi hơi thở để đưa Tâm trở về với Tâm ( không còn phóng Tâm và vọng tưởng) là đã thực hành chánh niệm. Khó là có tinh tấn kiên trì thực hành được thường xuyên và lâu dài hay không.
 
Chỉnh sửa cuối:

radiogaga

Xe điện
Biển số
OF-177394
Ngày cấp bằng
18/1/13
Số km
3,224
Động cơ
368,076 Mã lực
Google trả lời giúp.

Nhục kế và vô kiến đảnh tướng là tướng hảo biểu thị trí tuệ của chư Phật. Cùng với tướng nhục kế (búi thịt nhô cao) và vô kiến đảnh tướng là một tướng tốt khác, tóc xoăn thành vòng theo chiều bên phải. Vì thế, khi tạo hình tượng Phật thì những nghệ nhân phải thể hiện được các tướng tốt này (nhục kế nhô cao, tóc xoăn), cùng các tướng tốt khác. Do đó, nhìn vào tranh tượng Phật, ta thấy Ngài có tóc, còn các vị đệ tử xuất gia thì chỉ thuần túy “đầu tròn, áo vuông”.

Không phải cứ thấy tóc là cắt như người thường. Theo kinh sách thì Đức Phật khi bắt đầu đi tu cũng cạo đầu.
Thiết nghĩ tùy vào hoàn cảnh và thực tế, không phải lúc nào các nhà sư đầu cũng phải nhẵn thín như sân bay thì mới tu được.
Trích đoạn

Trong 6 năm tu khổ hạnh thì Thái tử không cạo tóc vì tu khổ hạnh và không bận tâm đến hình thể của mình. Nhưng sau khi giác ngộ, mỗi tháng đức Phật đều cạo đầu và các đệ tử của Ngài cũng cạo đầu theo.

Tháng cạo tóc 1 lần, cụ nào tóc mọc nhanh thì cũng tương đối dài đấy :)). Nhiều cụ ở đây soi mói kinh quá.

Em mới đọc ở đây có vẻ đúng thế, nhiều bộ kinh Pali cũng xác nhận là nhiều Bà La Môn không quy y theo Đạo Phật vì gặp ông Gotama thấy ông ta trọc đầu (mà trọc đầu là tầng lớp nghèo đói kiết xác ... )
 

radiogaga

Xe điện
Biển số
OF-177394
Ngày cấp bằng
18/1/13
Số km
3,224
Động cơ
368,076 Mã lực
Bụt nhà k thiêng, Đức Phật gốc tích từ Ấn độ nhiều người hành hương đến để biết Tây Thiên. Vậy mà xứ Ấn Độ ấy quốc giáo k phải đạo Phật, đáng buồn thay.
Đức Phật Thích Ca là người Nepal, nước Nepal và Ấn Độ, Bangladesh, srilanka, Myanmar ... nằm trong Liên bang Diêm Phù Đề (chứ không phải Ấn Độ).

Ở Ấn Độ anh hùng hào kiệt nhiều, võ công cái thế cũng lắm. Phật Thích Ca phải xuống nơi ngọa hổ tàng long như vậy hàng phục hết thảy các phái Triết Học, Tâm Linh, Tôn giáo thì đạo Phật của ngài mới tồn tại đến ngay nay.

Tóm lại là sinh ở Nepal và tranh tài ở Ấn Độ.
 

fresh_air

Xe tải
Biển số
OF-346339
Ngày cấp bằng
11/12/14
Số km
297
Động cơ
273,486 Mã lực

Em mới đọc ở đây có vẻ đúng thế, nhiều bộ kinh Pali cũng xác nhận là nhiều Bà La Môn không quy y theo Đạo Phật vì gặp ông Gotama thấy ông ta trọc đầu (mà trọc đầu là tầng lớp nghèo đói kiết xác ... )
Em nghĩ nếu xét về khởi đầu của đạo thì chắc chắn cần nhìn về bối cảnh chính trị xã hội lúc đó. Em thì chưa đọc sách về cuộc sống Ấn Độ Nepal tầm 2600 năm trước, nhưng suy từ hiện tại thì chắc lúc đó họ cũng đã có sự phân hóa giai cấp rất cao. Trong môi trường như vậy thì xuất hiện những tư tưởng tiến bộ coi tất cả chúng sinh đều bình đẳng cũng ko có gì lạ. Và dĩ nhiên những người đang hưởng lợi từ sự phân biệt họ sẽ có ít lí do để theo cái đạo mới này.

Không giống hoàn toàn, nhưng nhìn sang đạo Thiên Chúa. Sinh ra từ tín ngưỡng Do Thái nhưng người Do Thái đa phần họ ko chọn cải sang đạo mới. Trong đạo Do Thái chỉ có người Do Thái là được chọn, còn đạo Thiên Chúa thì ai cũng có thể là con của Chúa.
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,567
Động cơ
-311,090 Mã lực
Đức Phật Thích Ca là người Nepal, nước Nepal và Ấn Độ, Bangladesh, srilanka, Myanmar ... nằm trong Liên bang Diêm Phù Đề (chứ không phải Ấn Độ).

Ở Ấn Độ anh hùng hào kiệt nhiều, võ công cái thế cũng lắm. Phật Thích Ca phải xuống nơi ngọa hổ tàng long như vậy hàng phục hết thảy các phái Triết Học, Tâm Linh, Tôn giáo thì đạo Phật của ngài mới tồn tại đến ngay nay.

Tóm lại là sinh ở Nepal và tranh tài ở Ấn Độ.
Đó chính là Điều Ngự Trượng Phu. :D
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,128
Động cơ
622,095 Mã lực
Rất cảm ơn cụ đã trả lời câu hỏi của em!
Em cũng biết tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng nó cũng giống như một thuyết/một tư tưởng triết học mà ở đó người ta đặt ra một cái tạm gọi như giả thiết và mặc nhiên chấp nhận vô điều kiện (trong phật giáo là sự tồn tại của phật với muôn vàn giáo lý, nhiều kiếp luân hồi, trong công giáo là chúa và thánh ở một số đạo giáo khác) những giả thiết này để chứng minh bằng khoa học sẽ không được - em hiểu điều này và không căn vặn vì bản thân em tôn trọng tôn giáo và hiểu rằng tất cả các tôn giáo từ nguyên thủy sơ khai đều với mục đích giúp con người ta tốt đẹp hơn bằng cách tạo ra các đức tin.
Những câu hỏi đặt ra cũng chỉ là để thảo luận và có thể hiểu biết hơn chút ít về phật giáo, chưa có một từ nào có nghĩa phân biệt hay kỳ thị.
Về câu trả lời của cụ, em có một thắc mắc nhỏ thế này. Việc thiền sư qua đời, giống như phật - như cụ đã nói ở trên - tâm của ngài không phải ai cũng thấu triệt được - cái này đúng. Nhưng việc mà em tạm gọi là không làm theo di nguyện thiền sư như việc mang tro cốt đi nhiều nơi trên thế giới (chi nhánh Làng Mai?) không phải là quyết định của những người tầm thường mà ít nhất phải là những cao đồ của ngài - những người này cũng thuộc nhóm "không phải ai cũng thấu triệt và chưa ai giác ngộ" đúng không ạ? Nếu như vậy thì thấy rằng việc truyền bá phật giáo hay những học thuyết của thiền sư cũng còn nhiều gian nan với ngay cả chính những đệ tử thân cận của mình chăng?
Việc có phần chưa chặt chẽ này rất bình thường, cho thấy phật giáo cũng rất đời và công bằng như tôn giáo hoặc phi tôn giáo khác.
Trong thời gian tâm tang của thiền sư, mạn đàm về vấn đề này có phần không phải. Nhưng một người như thiền sư đã đạt cảnh giới Vô thường - Vô ngã chắc sẽ chẳng chấp nhật những việc này.
Cảm ơn và chúc cụ đạt được nhiều thành tự trên con đường hướng phật của mình!
Truyền giáo chưa bao giờ dễ dàng cả, nhất là Phật giáo. Vì Giáo lý của Phật ngay từ khi mới giác ngộ, Chính Ngài đã thấy chúng sinh, khó mà hiểu được giáo lý của Ngài khám phá ra.(Đối với Phật mà còn thấy khó thì đời sau đưng có mong dễ hơn. )
Nhưng vì lòng từ bi, Phật đã Chuyển Pháp Luân, và đã giúp vô sô người đạt dược trí tuệ, từ đó học thoát khỏi khổ đau, hoặc ít ra là bớt sợ hãi do thiếu trí tuệ gây ra.
Tuy vậy không phải ai gặp Phật cũng được độ, Ngài giải thích rằng đó là chưa đủ duyên. Phật ẩn dụ "chúng sinh như loài sen, tuy sinh ở trong bùn nhơ( ẩn dụ cho cõi ta bà uế trược), nhưng cuối cùng vẫn ra hoa vẫn cho kết quả thơm tho đẹp đẽ. có loại chúng sanh đã chứng quả sau khi nghe Phật thuyết như hoa đã nở ngạt ngào hương sắc.Có loại bắt dàu hé nụ, ..có loại vẫn đang nằm trong bùn hôi, và được Phật tho ký sau này sẽ chứng thánh như đa sô nhân loại hiện tại
Do vậy những gì cụ "mong mỏi" là do cụ chưa hiểu về Phật giáo mà thôi. Tuy hiện tại có nhiều người chưa hiểu, nhưng rồi càng ngày sẽ có càng nhiều người hiểu Phật giáo hơn. Bởi vì bằng cách học Phật, thì trí tuệ con người sẽ được cải thiện.( Chứ không phải u mê tin theo 1 cách mù quáng như cách cụ nghĩ và thấy về các tôn giáo khác...)
Nên khi các dệ tử của HT Thích Nhất Hạnh, họ nghĩ gì và làm gì thì em không chủ quan phán xét bằng quan điểm cá nhân. thông qua đánh giá vài hành động đươc phản hồi qua truyền thông. Cho dù sô đông vẫn là chưa thấu triệt và giác ngộ. Nhưng khi có 1 bậc giác ngộ, trông bên ngoai như chúng ta, thì chúng ta (những kẻ chưa giác ngộ) sẽ không thể hiểu được hành vi của 1 vị đã giác ngộ, nếu vị đó không giải thích. Do vậy việc rải tro hay nghi thức nào đó theo cá nhân em là có nhân duyên riêng nào đó mà ta chưa hiểu được.
Vi việc đó không trái với Giới luật,
không trái với Pháp luật sở tại.
không trái với lẽ thường
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,128
Động cơ
622,095 Mã lực
Còn để phát triển phồn thịnh thì Đạo Phật theo đúng như lời Đức Phật Gotama dạy thì nó không khoa trương, nổi tiếng như Phật Giáo của Trung quốc và VN, không có chùa to, tượng lớn đâu cụ ạ. Do đó, với những người chỉ đứng ngoài nhìn vào thì em nghĩ sẽ khó có thể đánh giá được ạ.
Doạn này cụ nhầm, do cụ không đọc kinh Phật thôi
trong kinh Phật có chép rằng Chùa Kỳ viên( tinh xá kỳ viên) được xây từ vườn cây của thái tử Kỳ Đà do ngài Cấp Cô Độc bỏ vàng lát kín đất vườn để mua và xây dựng( vào thời đó Phật còn cho phép tạc tượng của ngài cho dân chúng đên chiêm bái , khi ngài đi du hóa thuyết pháp)
thử hỏi cá đại phú gia ngày nay có ai làm được một ngồi chùa hoành tráng quy mô và có giá trị cao như vậy?
Do đó nói "không có chùa to Phật lơn" là bị người ta định hướng thôi, chứ hiểu về Phật giáo chẳng ai lại phát ngôn ra như vậy
 

DiamondLee

Xe hơi
Biển số
OF-113616
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
189
Động cơ
389,579 Mã lực
Doạn này cụ nhầm, do cụ không đọc kinh Phật thôi
trong kinh Phật có chép rằng Chùa Kỳ viên( tinh xá kỳ viên) được xây từ vườn cây của thái tử Kỳ Đà do ngài Cấp Cô Độc bỏ vàng lát kín đất vườn để mua và xây dựng( vào thời đó Phật còn cho phép tạc tượng của ngài cho dân chúng đên chiêm bái , khi ngài đi du hóa thuyết pháp)
thử hỏi cá đại phú gia ngày nay có ai làm được một ngồi chùa hoành tráng quy mô và có giá trị cao như vậy?
Do đó nói "không có chùa to Phật lơn" là bị người ta định hướng thôi, chứ hiểu về Phật giáo chẳng ai lại phát ngôn ra như vậy
Chắc những cái được học của em khác cụ. Em chỉ cung cấp thông tin, không định đánh giá xem thông tin của cụ đúng hay sai.

Ông Anathapindika đang sống tại Savatthi (Thành Xá Vệ), thành phố đông dân nhất Ấn Độ thời bấy giờ. Khi Đức Phật đang trú tại Rasgheri, ông ta đến đảnh lễ Ngài và hỏi: “Thưa Ngài! Tại sao Ngài lại không đến Savatthi? Có nhiều người ở đây, giàu hay nghèo, ai cũng khổ cả. Thưa Ngài! Nếu có một trung tâm Thiền ở đấy, nhiều người sẽ được lợi lạc. Xin Ngài hãy đến đó!”. Đức Phật đã mỉm cười nên ông ta hiểu là Ngài đã nhận lời.

Trở về nhà, ông ta tìm nơi xây dựng trung tâm Thiền để Đức Phật giảng dạy Dhamma cho dân chúng. Một trung tâm Thiền không nên ở ngay giữa thành phố, với nhiều tiếng động ồn ào, quá xô bồ. Trung tâm cũng không nên ở xa quá đến nỗi người ta khó tới được. Đang lúc tìm kiếm một nơi thích hợp, bình yên nhưng không quá xa thành thị, ông ta gặp một khu vườn, một khuôn viên rất an tĩnh thích hợp hành Thiền.

Ông dò hỏi, biết rằng Hoàng tử Jeta (Kỳ Đà) là chủ nhân khu vườn đó. Ông ta đến gặp Hoàng tử và nói: “Thưa Ngài! Tôi muốn mua khuôn viên của Ngài”. Vị Hoàng tử nổi giận: “Tôi ở đây không phải là để bán khuôn viên ấy. Nó là nơi tôi tiêu khiển, tôi sẽ không bán”. “Xin Ngài vui lòng, tôi phải mua miếng đất ấy bằng bất cứ giá nào”. Để tống khứ ông ấy đi, Vị Hoàng tử nói:

  • Ông có biết giá của miếng đất này không? Ông phải trải tiền vàng đúc lên khắp miếng đất ấy. Đấy là giá của miếng đất.

  • Việc mua bán đã thỏa thuận xong, tôi sẽ trải tiền vàng đúc lên toàn miếng đất ấy.

Ông ấy mang xe chất đầy vàng đúc và bắt đầu trải. Vị Hoàng tử nói:

  • Ông có điên không? Không có mảnh đất nào giá trị đến như vậy. Ông làm gì thế? Ông có điên không?
  • Không! Tôi không điên. Miếng đất này sẽ trở nên rất giá trị. Đức Phật sẽ đến đây giảng dạy Dhamma huyền diệu. Tất cả sự giàu có của tôi không có nghĩa lý gì so với một người nhận được Dhamma, học được phương pháp Thiền Vipassana. Hay dù chỉ một người thoát ra khỏi khổ đau, sự giàu có của tôi không có nghĩa lý gì so với điều ấy. Và tôi biết là không phải chỉ một người mà hàng ngàn người sẽ được lợi lạc.

Như vậy, việc trải vàng của ông Cấp Cô độc không phải để làm 1 ngôi chùa to lớn, sang trọng mà là để mua lại miếng đất đấy từ vị Hoàng tử và hiến tặng đất đấy cho Đức Phật làm nơi thực hành cho mọi người. Em nghĩ là sau này người đời ghi nhớ công ơn thì xây chùa tại địa điểm đó. Thời điểm ông cấp cô độc đó thì không xây chùa làm gì, chỉ cần là 1 nơi tránh mưa tránh nắng cho mọi người thực hành thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top