[Funland] Chuyện cho ngày 27/7.

khongthuphi

Xe điện
Biển số
OF-137546
Ngày cấp bằng
7/4/12
Số km
3,998
Động cơ
408,188 Mã lực
Nơi ở
Mọi miền Tổ quốc
Chào cccm!
Em là khongthuphi. Lâu rồi không có điều kiện chém gió trên Quán cfe OF.
Nay nhân ngày 27/7 sắp đến, em có câu chuyện ngắn ngắn viết gửi cho cccm đọc và chia sẻ với những người lính đi qua chiến tranh. Chúc cccm bình an trong đại dịch!
Câu chuyện:


CHIẾC ĐÈN DẦU HỎA
Tuổi 18, chị nhận lời yêu anh. Hai người cùng xóm, cùng làng, cùng lớn lên bên dòng sông đầu nguồn. Tình yêu của 2 người cũng lớn dần theo năm tháng tuổi thơ. Mọi người ai cũng vui mừng cho đôi bạn trẻ “ Trai tài, gái sắc”. Hè 1970, anh tòng quân, khoác ba lô đi vào tuyến lửa. Cuộc kháng chiến chống Mỹ đang bước vào giai đoạn khốc liệt nhất. Đêm trước lúc rời quê hương, anh đến nhà thăm chị, hai người ngậm ngùi chia tay, kẻ ở người đi. Anh tặng chị chiếc nhẫn bạc có đôi trái tim lồng vào nhau, được anh làm từ đồng 5 xu và chiếc đèn dầu có cái chụp chắn gió được anh cắt ra từ chai thủy tinh đựng rượu chanh. Chị dúi vào tay anh chiếc khăn mùi soa có thêu hình bông hồng và đôi chim bồ câu.
Anh cứ đi làm tròn nhiệm vụ. Em sẽ đợi anh. 5 năm, 10 năm…kể cả 50 năm em vẫn đợi! Mong anh chân cứng đá mềm. Là lời hứa đêm chia tay chị dành cho anh.
Anh bước vội về nhà, trời khuya phảng phất mùi hoa bưởi, đêm tĩnh mịch. Có ngờ đâu đây là đêm cuối cùng anh được hít thở không khí quê nhà.
Từng đoàn quân rầm rập tiến về Nam, anh của chị cũng có mặt trong rừng người chiến sĩ đó. Những cánh thư anh gửi cho chị vẫn thường được bác bưu tá của xã mang đến tận nhà. Những lá thư còn mùi thuốc súng, chị áp lên ngực mình và nhắm mắt ngăn những giọt nước mắt rơi. Chị dõi theo những nẻo đường anh hành quân chiến đấu, Hạ Lào, Cam pốt…
Ngày 30/4/1975. Chiếc loa đầu xóm phát bản tin Sài Gòn đã được giải phóng, đất nước hoàn toàn thống nhất. Làng trên xóm dưới rạo rực, xôn xao, mừng rỡ reo hò. Chị đang đi làm ruộng vội cắp nón chạy về nhà báo tin cho cha mẹ chị biết tin. Có cảm giác như tin Sài Gòn giải phóng chị là người hạnh phúc nhất trên đất nước này vậy.
Chị vui không giấu được nước mắt. Vậy là anh sắp về với chị, về với ruộng đồng quê hương, với mẹ cha và người thân ruột thịt. Chị hình dung ra ngày anh về chị sẽ kể cho anh nghe suốt 5 năm chờ đợi, vùi vào lòng anh mà khóc mà hờn dỗi. Rồi ngày cưới của 2 người nữa…Chị như sống trong mơ, giấc mơ đẹp nhất mà chị đã từng mơ.
Gần 1 tuần sau, chị nhận được thư anh. Lá thư đề ngày 12/4/1975. Anh háo hức kể cho chị nghe đơn vị anh đang chuẩn bị cho trận đánh cuối cùng, anh đang trên đường hành quân chiến đấu từ Kampong Cham tiến về Sài Gòn.
Những ngày tháng này chị cảm thấy thời gian như ngừng trôi. Năm năm đã qua như là thoáng chốc, sao chỉ có ít ngày nữa anh về mà chị lại thấy dài đằng đẵng.
***
Ngày 29/4/1975, đơn vị anh hành quân thần tốc về áp sát biên giới VN-CPC. Sau khi vượt qua cửa khẩu Sa Mát, từng đoàn quân, đoàn xe hối hả tiến về hướng đông. Vì anh là bộ phận thông tin nên được di chuyển trên ô tô cùng với máy móc khí tài. Rạng sáng 30/4/1975, chiếc xe của anh bị tai nạn lật xuống 1 con suối cạn ở Tân Biên Tây Ninh. Anh và vài người đồng đội bị thương nặng phải đưa vào bệnh viện dã chiến tại địa phương để cấp cứu. Anh lỗi hẹn với Sài Gòn, anh không được chứng kiến và hòa mình vào biển người reo mừng ngày lịch sử mà anh và triệu triệu người bao nhiêu năm mong đợi. Sau 1 tuần điều trị, anh cố gượng dậy đọc và nhờ 1 người y tá viết hộ thư gửi về cho bố mẹ và về cho chị. Giấu chuyện mình bị thương, anh thông báo là đơn vị đang ở lại vùng ven SG để bảo vệ chính quyền mới thành lập.
Vết thương trở nặng, ngày 21/5/1975 anh qua đời. Đồng đợi đau xót tiễn anh nằm xuống với mênh mang trời đất vùng biên ải. Nơi cũng có nhiều đồng đội anh đã ngã xuống và an nghỉ, anh bỏ lại phía sau lời nguyện thề với chị sau khi đã hoàn thành sứ mệnh cao cả của người lính. Có lẽ 21 ngày nằm trọng bệnh viện anh đã chứng kiến niềm vui vỡ òa của cả dân tộc, với anh chưa trọn vẹn nhưng cũng đã thỏa nguyện đôi phần.
Quê nhà bố anh nhận được tin anh mất qua vài thông tin ít ỏi. Bố anh như chết lặng, nhưng vì mẹ anh có bệnh nặng nên ông không thể báo tin cho bà biết. Nỗi đau mất mát quá lớn đè nặng lên đôi vai bố anh.
Tin đồn anh bị hi sinh ngày càng lan ra khắp xóm, khắp vùng. Người ta bán tín bán nghi, có người họ không tin điều đó.
Chị bắt đầu hoang mang, lo sợ, mặc dù lá thư sau cùng anh gửi chị mới nhận được ít ngày. Chị không tin anh đã mất. Chị đến nhà hỏi bố anh, ông nấc nghẹn báo với chị là đồn là chính xác.
Chị ốm nặng, chỉ nằm trong nhà và ôm mặt khóc, hết ngày này qua ngày khác. Trong xóm làng lại có thông tin là anh không chết , anh đang công tác tại Sài Gòn vì nhiệm vụ nên không được tiết lộ.
Bố mẹ chị cũng không tin, luôn an ủi chị. Đêm đêm chị lại thắp cây đèn dầu, món quà anh tặng, chị nhìn đăm đăm vào ngọn đèn và cầu nguyện. Đầu óc chị trống rỗng, mơ hồ, lúc nhớ lúc quên. Người chị tàn tạ. Chị bắt đầu thay đổi từ đó.
Có tin đồn ác ý đến tai bố chị. Một hôm, ông đến nhà gặp bố anh. Ông nói: Con trai ông không chết mà sao ông dựng lên chuyện này? Có phải vì con ông giờ làm lớn ở Sài Gòn, có nhiều người phụ nữ đẹp, giàu có, nên muốn từ bỏ con gái tôi phải không?
Nỗi đau, nỗi oan làm cho bố anh đau đớn gấp bội.
Tháng 10/1977, gia đình mới nhận được Giấy Báo Tử của anh.
***
Làng quê anh xuất hiện một người đàn bà điên. Người dân quá quen thuộc với hình ảnh một người đàn bà xơ xác, tóc tai rối bời, đôi mắt mở to vô hồn, đờ đẫn. Ban ngày, bà đi lang thang đến mọi nhà với thân hình xiêu vẹo, lắc lư. Ban đêm, bà xách cây đèn dầu leo lét mò mẫm đi khắp các lối nhỏ đường làng như đang tìm kiếm cái gì đó. Lúc cười, lúc khóc, lúc lại nói lảm nhảm vài ba câu không rõ là nói gì.
Căn nhà nhỏ lợp mái lá cọ là nơi ở của bà. Điều đặc biệt là căn nhà không có điện, trong khi xung quanh các ngôi nhà khác thì rực sáng ánh đèn điện. Bà sợ ánh đèn điện nên nhà của bà chỉ dùng chiếc đèn dầu để thắp sáng. Ngôi nhà nhỏ nằm chìm trong màn đêm, leo lét ánh đèn dầu, nhìn vào thấy cô quạnh đến rùng mình. Chiếc đèn dầu như là vật bất li thân và nó cũng là người bạn thân duy nhất của bà. Bà có thể ngồi hàng giờ để thủ thỉ trò chuyện với cái đèn vô tri vô giác đó. Mấy chục năm qua chiếc đèn cũ dần theo năm tháng nhưng vẫn vẹn nguyên không bị hư bể. Trẻ con hàng xóm nghịch ngợm sang nhà lấy chiếc đèn đi dấu, bà khóc rống lên, dãy dụa…người lớn lại phải tìm về trả cho bà.
Năm 2019, gia đình tìm được mộ anh tại Nghĩa Trang Châu Thành tỉnh Tây Ninh và làm thủ tục xin quy tập về quê nhà. Tháng 5/2020, địa phương tổ chức lễ truy điệu và an táng hài cốt anh về với Nghĩa trang Liệt sĩ của xã. Vậy là sau 50 năm rời quê nhà, anh đã trở về với lòng đất mẹ. Anh không còn được nghe mùi hoa bưởi, hoa chè của quê hương, không được chị đón về trong vòng tay yêu thương chờ đợi.
Bà con đến dự lễ rất đông. Một người hàng xóm dắt chị- người đàn bà điên đến dự. Nhưng buồn thay, chị đâu có biết chuyện gì đang xảy ra đâu. Chị ngơ ngác, vô hồn đi lại nói cười lảm nhảm. Nhiều người rơi nước mắt. Họ khóc vì thương anh hay họ khóc vì nỗi bất hạnh tận cùng của chị???
Đêm đó, hàng xóm thấy bên nhà chị lửa cháy sáng rực. Làng xóm chộn rộn, xôn xao. Mọi người chạy đến thì thấy chị nằm bất động giữa nền nhà. Chiếc đèn dầu vỡ toang, dầu chảy lênh láng bén lửa bùng lên. Xung quanh chị vung vãi những lá thư của anh gửi ngày xưa. Chị đã ngừng thở.
Đám lửa cháy bùng lên lần cuối cùng rồi tắt ngấm. Căn nhà chị tối đen đặc quánh.
Mọi người xúm vào cấp cứu cho chị nhưng chị đã ra đi. Khuôn mặt chị tươi tắn, đôi mắt nhắm hờ như đang ngủ.
Người dân kháo nhau: Anh đã về rước chị đi!
Lời hẹn thề 50 năm chờ đợi của chị đã thành hiện thực, dẫu là cay đắng muôn phần nhưng với riêng chị chị đã thực hiện trọn vẹn với anh. Anh đã về sau 50 năm và chị đã đón anh, về với anh, về với nơi mà hai người không còn lo toan, hờn giận. Nơi đó là Cõi Niết bàn.
Chiếc đèn dầu, vật dụng mà có lẽ bây giờ không nơi nào còn dùng đến. Nó là của hiếm, của quý của một thời gian truân nhưng nghĩa nhân trọn vẹn. Tình yêu của anh chị như chiếc đèn dầu, có lẽ thời nay sẽ không bao giờ tìm thấy thứ tình yêu này nữa.
Tôi không lý giải được câu chuyện này. Chị bị điên là do biết anh đã hi sinh? Hay là do chị nghĩ rằng anh đã phản bội tình yêu của chị?? Nhưng bất luận thế nào thì việc anh ra đi 45 năm trước để chị một mình mòn mỏi đợi chờ, phải chăng đó cũng là một sự phản bội???
---Người viết: khongthuphi---
 

soulmales

Xe buýt
Biển số
OF-105270
Ngày cấp bằng
9/7/11
Số km
983
Động cơ
405,313 Mã lực
Nơi ở
hà nội city
Em rất thích phong văn của bác ý
 

DuongHL

Xe container
Biển số
OF-304300
Ngày cấp bằng
8/1/14
Số km
7,324
Động cơ
382,765 Mã lực
Sắp 27/7 rồi.
Dịch giã này biết gửi quà như thế nào đây?
 

MiTa

Xe lăn
Biển số
OF-30644
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
14,486
Động cơ
678,613 Mã lực
Chào cccm!
Em là khongthuphi. Lâu rồi không có điều kiện chém gió trên Quán cfe OF.
Nay nhân ngày 27/7 sắp đến, em có câu chuyện ngắn ngắn viết gửi cho cccm đọc và chia sẻ với những người lính đi qua chiến tranh. Chúc cccm bình an trong đại dịch!
Câu chuyện:


CHIẾC ĐÈN DẦU HỎA
Tuổi 18, chị nhận lời yêu anh. Hai người cùng xóm, cùng làng, cùng lớn lên bên dòng sông đầu nguồn. Tình yêu của 2 người cũng lớn dần theo năm tháng tuổi thơ. Mọi người ai cũng vui mừng cho đôi bạn trẻ “ Trai tài, gái sắc”. Hè 1970, anh tòng quân, khoác ba lô đi vào tuyến lửa. Cuộc kháng chiến chống Mỹ đang bước vào giai đoạn khốc liệt nhất. Đêm trước lúc rời quê hương, anh đến nhà thăm chị, hai người ngậm ngùi chia tay, kẻ ở người đi. Anh tặng chị chiếc nhẫn bạc có đôi trái tim lồng vào nhau, được anh làm từ đồng 5 xu và chiếc đèn dầu có cái chụp chắn gió được anh cắt ra từ chai thủy tinh đựng rượu chanh. Chị dúi vào tay anh chiếc khăn mùi soa có thêu hình bông hồng và đôi chim bồ câu.
Anh cứ đi làm tròn nhiệm vụ. Em sẽ đợi anh. 5 năm, 10 năm…kể cả 50 năm em vẫn đợi! Mong anh chân cứng đá mềm. Là lời hứa đêm chia tay chị dành cho anh.
Anh bước vội về nhà, trời khuya phảng phất mùi hoa bưởi, đêm tĩnh mịch. Có ngờ đâu đây là đêm cuối cùng anh được hít thở không khí quê nhà.
Từng đoàn quân rầm rập tiến về Nam, anh của chị cũng có mặt trong rừng người chiến sĩ đó. Những cánh thư anh gửi cho chị vẫn thường được bác bưu tá của xã mang đến tận nhà. Những lá thư còn mùi thuốc súng, chị áp lên ngực mình và nhắm mắt ngăn những giọt nước mắt rơi. Chị dõi theo những nẻo đường anh hành quân chiến đấu, Hạ Lào, Cam pốt…
Ngày 30/4/1975. Chiếc loa đầu xóm phát bản tin Sài Gòn đã được giải phóng, đất nước hoàn toàn thống nhất. Làng trên xóm dưới rạo rực, xôn xao, mừng rỡ reo hò. Chị đang đi làm ruộng vội cắp nón chạy về nhà báo tin cho cha mẹ chị biết tin. Có cảm giác như tin Sài Gòn giải phóng chị là người hạnh phúc nhất trên đất nước này vậy.
Chị vui không giấu được nước mắt. Vậy là anh sắp về với chị, về với ruộng đồng quê hương, với mẹ cha và người thân ruột thịt. Chị hình dung ra ngày anh về chị sẽ kể cho anh nghe suốt 5 năm chờ đợi, vùi vào lòng anh mà khóc mà hờn dỗi. Rồi ngày cưới của 2 người nữa…Chị như sống trong mơ, giấc mơ đẹp nhất mà chị đã từng mơ.
Gần 1 tuần sau, chị nhận được thư anh. Lá thư đề ngày 12/4/1975. Anh háo hức kể cho chị nghe đơn vị anh đang chuẩn bị cho trận đánh cuối cùng, anh đang trên đường hành quân chiến đấu từ Kampong Cham tiến về Sài Gòn.
Những ngày tháng này chị cảm thấy thời gian như ngừng trôi. Năm năm đã qua như là thoáng chốc, sao chỉ có ít ngày nữa anh về mà chị lại thấy dài đằng đẵng.
***
Ngày 29/4/1975, đơn vị anh hành quân thần tốc về áp sát biên giới VN-CPC. Sau khi vượt qua cửa khẩu Sa Mát, từng đoàn quân, đoàn xe hối hả tiến về hướng đông. Vì anh là bộ phận thông tin nên được di chuyển trên ô tô cùng với máy móc khí tài. Rạng sáng 30/4/1975, chiếc xe của anh bị tai nạn lật xuống 1 con suối cạn ở Tân Biên Tây Ninh. Anh và vài người đồng đội bị thương nặng phải đưa vào bệnh viện dã chiến tại địa phương để cấp cứu. Anh lỗi hẹn với Sài Gòn, anh không được chứng kiến và hòa mình vào biển người reo mừng ngày lịch sử mà anh và triệu triệu người bao nhiêu năm mong đợi. Sau 1 tuần điều trị, anh cố gượng dậy đọc và nhờ 1 người y tá viết hộ thư gửi về cho bố mẹ và về cho chị. Giấu chuyện mình bị thương, anh thông báo là đơn vị đang ở lại vùng ven SG để bảo vệ chính quyền mới thành lập.
Vết thương trở nặng, ngày 21/5/1975 anh qua đời. Đồng đợi đau xót tiễn anh nằm xuống với mênh mang trời đất vùng biên ải. Nơi cũng có nhiều đồng đội anh đã ngã xuống và an nghỉ, anh bỏ lại phía sau lời nguyện thề với chị sau khi đã hoàn thành sứ mệnh cao cả của người lính. Có lẽ 21 ngày nằm trọng bệnh viện anh đã chứng kiến niềm vui vỡ òa của cả dân tộc, với anh chưa trọn vẹn nhưng cũng đã thỏa nguyện đôi phần.
Quê nhà bố anh nhận được tin anh mất qua vài thông tin ít ỏi. Bố anh như chết lặng, nhưng vì mẹ anh có bệnh nặng nên ông không thể báo tin cho bà biết. Nỗi đau mất mát quá lớn đè nặng lên đôi vai bố anh.
Tin đồn anh bị hi sinh ngày càng lan ra khắp xóm, khắp vùng. Người ta bán tín bán nghi, có người họ không tin điều đó.
Chị bắt đầu hoang mang, lo sợ, mặc dù lá thư sau cùng anh gửi chị mới nhận được ít ngày. Chị không tin anh đã mất. Chị đến nhà hỏi bố anh, ông nấc nghẹn báo với chị là đồn là chính xác.
Chị ốm nặng, chỉ nằm trong nhà và ôm mặt khóc, hết ngày này qua ngày khác. Trong xóm làng lại có thông tin là anh không chết , anh đang công tác tại Sài Gòn vì nhiệm vụ nên không được tiết lộ.
Bố mẹ chị cũng không tin, luôn an ủi chị. Đêm đêm chị lại thắp cây đèn dầu, món quà anh tặng, chị nhìn đăm đăm vào ngọn đèn và cầu nguyện. Đầu óc chị trống rỗng, mơ hồ, lúc nhớ lúc quên. Người chị tàn tạ. Chị bắt đầu thay đổi từ đó.
Có tin đồn ác ý đến tai bố chị. Một hôm, ông đến nhà gặp bố anh. Ông nói: Con trai ông không chết mà sao ông dựng lên chuyện này? Có phải vì con ông giờ làm lớn ở Sài Gòn, có nhiều người phụ nữ đẹp, giàu có, nên muốn từ bỏ con gái tôi phải không?
Nỗi đau, nỗi oan làm cho bố anh đau đớn gấp bội.
Tháng 10/1977, gia đình mới nhận được Giấy Báo Tử của anh.
***
Làng quê anh xuất hiện một người đàn bà điên. Người dân quá quen thuộc với hình ảnh một người đàn bà xơ xác, tóc tai rối bời, đôi mắt mở to vô hồn, đờ đẫn. Ban ngày, bà đi lang thang đến mọi nhà với thân hình xiêu vẹo, lắc lư. Ban đêm, bà xách cây đèn dầu leo lét mò mẫm đi khắp các lối nhỏ đường làng như đang tìm kiếm cái gì đó. Lúc cười, lúc khóc, lúc lại nói lảm nhảm vài ba câu không rõ là nói gì.
Căn nhà nhỏ lợp mái lá cọ là nơi ở của bà. Điều đặc biệt là căn nhà không có điện, trong khi xung quanh các ngôi nhà khác thì rực sáng ánh đèn điện. Bà sợ ánh đèn điện nên nhà của bà chỉ dùng chiếc đèn dầu để thắp sáng. Ngôi nhà nhỏ nằm chìm trong màn đêm, leo lét ánh đèn dầu, nhìn vào thấy cô quạnh đến rùng mình. Chiếc đèn dầu như là vật bất li thân và nó cũng là người bạn thân duy nhất của bà. Bà có thể ngồi hàng giờ để thủ thỉ trò chuyện với cái đèn vô tri vô giác đó. Mấy chục năm qua chiếc đèn cũ dần theo năm tháng nhưng vẫn vẹn nguyên không bị hư bể. Trẻ con hàng xóm nghịch ngợm sang nhà lấy chiếc đèn đi dấu, bà khóc rống lên, dãy dụa…người lớn lại phải tìm về trả cho bà.
Năm 2019, gia đình tìm được mộ anh tại Nghĩa Trang Châu Thành tỉnh Tây Ninh và làm thủ tục xin quy tập về quê nhà. Tháng 5/2020, địa phương tổ chức lễ truy điệu và an táng hài cốt anh về với Nghĩa trang Liệt sĩ của xã. Vậy là sau 50 năm rời quê nhà, anh đã trở về với lòng đất mẹ. Anh không còn được nghe mùi hoa bưởi, hoa chè của quê hương, không được chị đón về trong vòng tay yêu thương chờ đợi.
Bà con đến dự lễ rất đông. Một người hàng xóm dắt chị- người đàn bà điên đến dự. Nhưng buồn thay, chị đâu có biết chuyện gì đang xảy ra đâu. Chị ngơ ngác, vô hồn đi lại nói cười lảm nhảm. Nhiều người rơi nước mắt. Họ khóc vì thương anh hay họ khóc vì nỗi bất hạnh tận cùng của chị???
Đêm đó, hàng xóm thấy bên nhà chị lửa cháy sáng rực. Làng xóm chộn rộn, xôn xao. Mọi người chạy đến thì thấy chị nằm bất động giữa nền nhà. Chiếc đèn dầu vỡ toang, dầu chảy lênh láng bén lửa bùng lên. Xung quanh chị vung vãi những lá thư của anh gửi ngày xưa. Chị đã ngừng thở.
Đám lửa cháy bùng lên lần cuối cùng rồi tắt ngấm. Căn nhà chị tối đen đặc quánh.
Mọi người xúm vào cấp cứu cho chị nhưng chị đã ra đi. Khuôn mặt chị tươi tắn, đôi mắt nhắm hờ như đang ngủ.
Người dân kháo nhau: Anh đã về rước chị đi!
Lời hẹn thề 50 năm chờ đợi của chị đã thành hiện thực, dẫu là cay đắng muôn phần nhưng với riêng chị chị đã thực hiện trọn vẹn với anh. Anh đã về sau 50 năm và chị đã đón anh, về với anh, về với nơi mà hai người không còn lo toan, hờn giận. Nơi đó là Cõi Niết bàn.
Chiếc đèn dầu, vật dụng mà có lẽ bây giờ không nơi nào còn dùng đến. Nó là của hiếm, của quý của một thời gian truân nhưng nghĩa nhân trọn vẹn. Tình yêu của anh chị như chiếc đèn dầu, có lẽ thời nay sẽ không bao giờ tìm thấy thứ tình yêu này nữa.
Tôi không lý giải được câu chuyện này. Chị bị điên là do biết anh đã hi sinh? Hay là do chị nghĩ rằng anh đã phản bội tình yêu của chị?? Nhưng bất luận thế nào thì việc anh ra đi 45 năm trước để chị một mình mòn mỏi đợi chờ, phải chăng đó cũng là một sự phản bội???
---Người viết: khongthuphi---
Lâu rồi mới thấy lại cụ trở lại of.
Câu chuyện buồn quá. Chiến tranh nhiều chuyện nghiệt ngã lắm. Mẹ e cũng đã từng nhận cái giấy báo tử của Bố e, nhưng may mắn sau đó Bố e lại trở về . Giờ có e ngồi chém of.
 

MiTa

Xe lăn
Biển số
OF-30644
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
14,486
Động cơ
678,613 Mã lực

comiki

Xe lăn
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
14,568
Động cơ
1,925,559 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ui, lâu lắm mới thấy cụ Phí.
 

khongthuphi

Xe điện
Biển số
OF-137546
Ngày cấp bằng
7/4/12
Số km
3,998
Động cơ
408,188 Mã lực
Nơi ở
Mọi miền Tổ quốc
Em rất thích phong văn của bác ý
Sắp 27/7 rồi.
Dịch giã này biết gửi quà như thế nào đây?
Lâu rồi mới thấy lại cụ trở lại of.
Câu chuyện buồn quá. Chiến tranh nhiều chuyện nghiệt ngã lắm. Mẹ e cũng đã từng nhận cái giấy báo tử của Bố e, nhưng may mắn sau đó Bố e lại trở về . Giờ có e ngồi chém of.
Năm nay e đành khất các cụ ko đi viếng NTTP 27/7 dc rồi. Chỗ e đang thực hiên 16.
Ui, lâu lắm mới thấy cụ Phí.
Truyện xúc động quá ạ.
Cảm ơn bác
Ông nội em là lão thành 30-31.
Ông già em là thương binh.
Cậu ruột là liệt sĩ.
27/7 là ngày kỷ niệm.
Em chào và cảm ơn các cụ. Em đã mời các cụ mỗi người 1 li rồi ạ.
Chiến tranh thì có bao giờ vui đâu phải không cccm?
Hậu quả mà chiến tranh tàn khốc gây ra còn lâu nữa mới hết được!
 

khongthuphi

Xe điện
Biển số
OF-137546
Ngày cấp bằng
7/4/12
Số km
3,998
Động cơ
408,188 Mã lực
Nơi ở
Mọi miền Tổ quốc
Ông nội em là lão thành 30-31.
Ông già em là thương binh.
Cậu ruột là liệt sĩ.
27/7 là ngày kỷ niệm.
Chia sẻ với cụ và các bậc tiền nhân.
Hi vọng cháu con mình đừng bao giờ phải chịu đựng chiến tranh gây ra.
 

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
28,245
Động cơ
162,937 Mã lực
Câu chuyện bi thương và cảm động quá, chiến tranh đã lùi xa, những người trong cuộc còn sống cũng đã già mà nỗi đau vẫn đâu đây.
 

Abcdefghiklmnkl

Xe tải
Biển số
OF-782999
Ngày cấp bằng
8/7/21
Số km
410
Động cơ
34,329 Mã lực
Tuổi
113
Chào cccm!
Em là khongthuphi. Lâu rồi không có điều kiện chém gió trên Quán cfe OF.
Nay nhân ngày 27/7 sắp đến, em có câu chuyện ngắn ngắn viết gửi cho cccm đọc và chia sẻ với những người lính đi qua chiến tranh. Chúc cccm bình an trong đại dịch!
Câu chuyện:


CHIẾC ĐÈN DẦU HỎA
Tuổi 18, chị nhận lời yêu anh. Hai người cùng xóm, cùng làng, cùng lớn lên bên dòng sông đầu nguồn. Tình yêu của 2 người cũng lớn dần theo năm tháng tuổi thơ. Mọi người ai cũng vui mừng cho đôi bạn trẻ “ Trai tài, gái sắc”. Hè 1970, anh tòng quân, khoác ba lô đi vào tuyến lửa. Cuộc kháng chiến chống Mỹ đang bước vào giai đoạn khốc liệt nhất. Đêm trước lúc rời quê hương, anh đến nhà thăm chị, hai người ngậm ngùi chia tay, kẻ ở người đi. Anh tặng chị chiếc nhẫn bạc có đôi trái tim lồng vào nhau, được anh làm từ đồng 5 xu và chiếc đèn dầu có cái chụp chắn gió được anh cắt ra từ chai thủy tinh đựng rượu chanh. Chị dúi vào tay anh chiếc khăn mùi soa có thêu hình bông hồng và đôi chim bồ câu.
Anh cứ đi làm tròn nhiệm vụ. Em sẽ đợi anh. 5 năm, 10 năm…kể cả 50 năm em vẫn đợi! Mong anh chân cứng đá mềm. Là lời hứa đêm chia tay chị dành cho anh.
Anh bước vội về nhà, trời khuya phảng phất mùi hoa bưởi, đêm tĩnh mịch. Có ngờ đâu đây là đêm cuối cùng anh được hít thở không khí quê nhà.
Từng đoàn quân rầm rập tiến về Nam, anh của chị cũng có mặt trong rừng người chiến sĩ đó. Những cánh thư anh gửi cho chị vẫn thường được bác bưu tá của xã mang đến tận nhà. Những lá thư còn mùi thuốc súng, chị áp lên ngực mình và nhắm mắt ngăn những giọt nước mắt rơi. Chị dõi theo những nẻo đường anh hành quân chiến đấu, Hạ Lào, Cam pốt…
Ngày 30/4/1975. Chiếc loa đầu xóm phát bản tin Sài Gòn đã được giải phóng, đất nước hoàn toàn thống nhất. Làng trên xóm dưới rạo rực, xôn xao, mừng rỡ reo hò. Chị đang đi làm ruộng vội cắp nón chạy về nhà báo tin cho cha mẹ chị biết tin. Có cảm giác như tin Sài Gòn giải phóng chị là người hạnh phúc nhất trên đất nước này vậy.
Chị vui không giấu được nước mắt. Vậy là anh sắp về với chị, về với ruộng đồng quê hương, với mẹ cha và người thân ruột thịt. Chị hình dung ra ngày anh về chị sẽ kể cho anh nghe suốt 5 năm chờ đợi, vùi vào lòng anh mà khóc mà hờn dỗi. Rồi ngày cưới của 2 người nữa…Chị như sống trong mơ, giấc mơ đẹp nhất mà chị đã từng mơ.
Gần 1 tuần sau, chị nhận được thư anh. Lá thư đề ngày 12/4/1975. Anh háo hức kể cho chị nghe đơn vị anh đang chuẩn bị cho trận đánh cuối cùng, anh đang trên đường hành quân chiến đấu từ Kampong Cham tiến về Sài Gòn.
Những ngày tháng này chị cảm thấy thời gian như ngừng trôi. Năm năm đã qua như là thoáng chốc, sao chỉ có ít ngày nữa anh về mà chị lại thấy dài đằng đẵng.
***
Ngày 29/4/1975, đơn vị anh hành quân thần tốc về áp sát biên giới VN-CPC. Sau khi vượt qua cửa khẩu Sa Mát, từng đoàn quân, đoàn xe hối hả tiến về hướng đông. Vì anh là bộ phận thông tin nên được di chuyển trên ô tô cùng với máy móc khí tài. Rạng sáng 30/4/1975, chiếc xe của anh bị tai nạn lật xuống 1 con suối cạn ở Tân Biên Tây Ninh. Anh và vài người đồng đội bị thương nặng phải đưa vào bệnh viện dã chiến tại địa phương để cấp cứu. Anh lỗi hẹn với Sài Gòn, anh không được chứng kiến và hòa mình vào biển người reo mừng ngày lịch sử mà anh và triệu triệu người bao nhiêu năm mong đợi. Sau 1 tuần điều trị, anh cố gượng dậy đọc và nhờ 1 người y tá viết hộ thư gửi về cho bố mẹ và về cho chị. Giấu chuyện mình bị thương, anh thông báo là đơn vị đang ở lại vùng ven SG để bảo vệ chính quyền mới thành lập.
Vết thương trở nặng, ngày 21/5/1975 anh qua đời. Đồng đợi đau xót tiễn anh nằm xuống với mênh mang trời đất vùng biên ải. Nơi cũng có nhiều đồng đội anh đã ngã xuống và an nghỉ, anh bỏ lại phía sau lời nguyện thề với chị sau khi đã hoàn thành sứ mệnh cao cả của người lính. Có lẽ 21 ngày nằm trọng bệnh viện anh đã chứng kiến niềm vui vỡ òa của cả dân tộc, với anh chưa trọn vẹn nhưng cũng đã thỏa nguyện đôi phần.
Quê nhà bố anh nhận được tin anh mất qua vài thông tin ít ỏi. Bố anh như chết lặng, nhưng vì mẹ anh có bệnh nặng nên ông không thể báo tin cho bà biết. Nỗi đau mất mát quá lớn đè nặng lên đôi vai bố anh.
Tin đồn anh bị hi sinh ngày càng lan ra khắp xóm, khắp vùng. Người ta bán tín bán nghi, có người họ không tin điều đó.
Chị bắt đầu hoang mang, lo sợ, mặc dù lá thư sau cùng anh gửi chị mới nhận được ít ngày. Chị không tin anh đã mất. Chị đến nhà hỏi bố anh, ông nấc nghẹn báo với chị là đồn là chính xác.
Chị ốm nặng, chỉ nằm trong nhà và ôm mặt khóc, hết ngày này qua ngày khác. Trong xóm làng lại có thông tin là anh không chết , anh đang công tác tại Sài Gòn vì nhiệm vụ nên không được tiết lộ.
Bố mẹ chị cũng không tin, luôn an ủi chị. Đêm đêm chị lại thắp cây đèn dầu, món quà anh tặng, chị nhìn đăm đăm vào ngọn đèn và cầu nguyện. Đầu óc chị trống rỗng, mơ hồ, lúc nhớ lúc quên. Người chị tàn tạ. Chị bắt đầu thay đổi từ đó.
Có tin đồn ác ý đến tai bố chị. Một hôm, ông đến nhà gặp bố anh. Ông nói: Con trai ông không chết mà sao ông dựng lên chuyện này? Có phải vì con ông giờ làm lớn ở Sài Gòn, có nhiều người phụ nữ đẹp, giàu có, nên muốn từ bỏ con gái tôi phải không?
Nỗi đau, nỗi oan làm cho bố anh đau đớn gấp bội.
Tháng 10/1977, gia đình mới nhận được Giấy Báo Tử của anh.
***
Làng quê anh xuất hiện một người đàn bà điên. Người dân quá quen thuộc với hình ảnh một người đàn bà xơ xác, tóc tai rối bời, đôi mắt mở to vô hồn, đờ đẫn. Ban ngày, bà đi lang thang đến mọi nhà với thân hình xiêu vẹo, lắc lư. Ban đêm, bà xách cây đèn dầu leo lét mò mẫm đi khắp các lối nhỏ đường làng như đang tìm kiếm cái gì đó. Lúc cười, lúc khóc, lúc lại nói lảm nhảm vài ba câu không rõ là nói gì.
Căn nhà nhỏ lợp mái lá cọ là nơi ở của bà. Điều đặc biệt là căn nhà không có điện, trong khi xung quanh các ngôi nhà khác thì rực sáng ánh đèn điện. Bà sợ ánh đèn điện nên nhà của bà chỉ dùng chiếc đèn dầu để thắp sáng. Ngôi nhà nhỏ nằm chìm trong màn đêm, leo lét ánh đèn dầu, nhìn vào thấy cô quạnh đến rùng mình. Chiếc đèn dầu như là vật bất li thân và nó cũng là người bạn thân duy nhất của bà. Bà có thể ngồi hàng giờ để thủ thỉ trò chuyện với cái đèn vô tri vô giác đó. Mấy chục năm qua chiếc đèn cũ dần theo năm tháng nhưng vẫn vẹn nguyên không bị hư bể. Trẻ con hàng xóm nghịch ngợm sang nhà lấy chiếc đèn đi dấu, bà khóc rống lên, dãy dụa…người lớn lại phải tìm về trả cho bà.
Năm 2019, gia đình tìm được mộ anh tại Nghĩa Trang Châu Thành tỉnh Tây Ninh và làm thủ tục xin quy tập về quê nhà. Tháng 5/2020, địa phương tổ chức lễ truy điệu và an táng hài cốt anh về với Nghĩa trang Liệt sĩ của xã. Vậy là sau 50 năm rời quê nhà, anh đã trở về với lòng đất mẹ. Anh không còn được nghe mùi hoa bưởi, hoa chè của quê hương, không được chị đón về trong vòng tay yêu thương chờ đợi.
Bà con đến dự lễ rất đông. Một người hàng xóm dắt chị- người đàn bà điên đến dự. Nhưng buồn thay, chị đâu có biết chuyện gì đang xảy ra đâu. Chị ngơ ngác, vô hồn đi lại nói cười lảm nhảm. Nhiều người rơi nước mắt. Họ khóc vì thương anh hay họ khóc vì nỗi bất hạnh tận cùng của chị???
Đêm đó, hàng xóm thấy bên nhà chị lửa cháy sáng rực. Làng xóm chộn rộn, xôn xao. Mọi người chạy đến thì thấy chị nằm bất động giữa nền nhà. Chiếc đèn dầu vỡ toang, dầu chảy lênh láng bén lửa bùng lên. Xung quanh chị vung vãi những lá thư của anh gửi ngày xưa. Chị đã ngừng thở.
Đám lửa cháy bùng lên lần cuối cùng rồi tắt ngấm. Căn nhà chị tối đen đặc quánh.
Mọi người xúm vào cấp cứu cho chị nhưng chị đã ra đi. Khuôn mặt chị tươi tắn, đôi mắt nhắm hờ như đang ngủ.
Người dân kháo nhau: Anh đã về rước chị đi!
Lời hẹn thề 50 năm chờ đợi của chị đã thành hiện thực, dẫu là cay đắng muôn phần nhưng với riêng chị chị đã thực hiện trọn vẹn với anh. Anh đã về sau 50 năm và chị đã đón anh, về với anh, về với nơi mà hai người không còn lo toan, hờn giận. Nơi đó là Cõi Niết bàn.
Chiếc đèn dầu, vật dụng mà có lẽ bây giờ không nơi nào còn dùng đến. Nó là của hiếm, của quý của một thời gian truân nhưng nghĩa nhân trọn vẹn. Tình yêu của anh chị như chiếc đèn dầu, có lẽ thời nay sẽ không bao giờ tìm thấy thứ tình yêu này nữa.
Tôi không lý giải được câu chuyện này. Chị bị điên là do biết anh đã hi sinh? Hay là do chị nghĩ rằng anh đã phản bội tình yêu của chị?? Nhưng bất luận thế nào thì việc anh ra đi 45 năm trước để chị một mình mòn mỏi đợi chờ, phải chăng đó cũng là một sự phản bội???
---Người viết: khongthuphi---
Truyện thì cũng có cái cảm động, cái nét rưng rưng nhăn nheo trên khuôn mặt của cuộc đời, cái sự quằn quại, đau đớn của những nghĩ suy. Nhưng xét cho cùng, đó là sự ích kỷ của thế nhân, sự bần cùng khốn nạn. Tại sao không phải là chị được hạnh phúc, chị có tội gì mà bắt đi theo ảnh, thôi...!
 

Mãi Chờ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-665046
Ngày cấp bằng
1/6/19
Số km
2,699
Động cơ
137,930 Mã lực
Chuyện tình ngày xưa đôi khi chỉ là 1 lời hứa cũng chờ nhau cả một đời :(
 

Honghen2008

Xe container
Biển số
OF-423435
Ngày cấp bằng
19/5/16
Số km
9,643
Động cơ
460,844 Mã lực
Cụ có chuyện vui không, chuyện này làm lòng người chùng xuống quá🤷🏽‍♂️
 

khongthuphi

Xe điện
Biển số
OF-137546
Ngày cấp bằng
7/4/12
Số km
3,998
Động cơ
408,188 Mã lực
Nơi ở
Mọi miền Tổ quốc
Truyện thì cũng có cái cảm động, cái nét rưng rưng nhăn nheo trên khuôn mặt của cuộc đời, cái sự quằn quại, đau đớn của những nghĩ suy. Nhưng xét cho cùng, đó là sự ích kỷ của thế nhân, sự bần cùng khốn nạn. Tại sao không phải là chị được hạnh phúc, chị có tội gì mà bắt đi theo ảnh, thôi...!
Hậu quả của chiến tranh vẫn còn dai dẳng. Những người có số phận như chị vẫn còn sống và họ đang phải đối diện với sự mất mát đó. Không ai ngoại trừ ông trời mới cho họ có kết thúc có hậu như cụ mong muốn!
 

khongthuphi

Xe điện
Biển số
OF-137546
Ngày cấp bằng
7/4/12
Số km
3,998
Động cơ
408,188 Mã lực
Nơi ở
Mọi miền Tổ quốc
Cụ có chuyện vui không, chuyện này làm lòng người chùng xuống quá🤷🏽‍♂️
Hihi. Cụ cũng nhạy cảm quá nhỉ? Sắp đến ngày 27/7 rồi cũng nên chùng xuống 1 chút, sống chậm lại một chút để suy ngẫm về quá khứ mất mát đau thương cụ ạ!
Chúc cụ bình yên nhé!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top