Dream 100

Xe ngựa
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
29,194
Động cơ
1,634,139 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tình hình Xuất-Nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2021: tiếp tục tăng mạnh 🌻
  • Xuất khẩu: 131.1 tỷ$, tăng 30.9% (so cùng kỳ)
  • Nhập khẩu: 131.6 tỷ $, tăng 36.7% (so cùng kỳ)
  • Cán cân thương mại: thâm hụt $500 triệu $
  • Việt Nam có thặng dư thương mại với Hoa kỳ, EU nhưng thâm hụt với Trung quốc, Hàn quốc, Nhật bản và ASEAN.
1624072969220.png
 

Honghen2008

Xe container
Biển số
OF-423435
Ngày cấp bằng
19/5/16
Số km
9,571
Động cơ
460,917 Mã lực
Em vừa Google theo key "tồn kho bất động sản" thấy cũng nhiều cái hay cụ ạ :D . Cụ thông cảm, em chỉ biết Google thôi vì không có nguồn số liệu nào đáng tin cậy hơn ạ.
Nói chuyện cho vui thôi, chứ cãi nhau cái này được gì đâu, mỗi ngừoi một suy nghĩ về thị trường mà.
 

longpasa

Xe tải
Biển số
OF-525270
Ngày cấp bằng
4/8/17
Số km
478
Động cơ
178,373 Mã lực
Tuổi
45
chưa kịp làm tổ Đại bàng lại bay đi hết thế này
bị vụ bùng Covid tháng 4 mà cụ. Chưa kịp ăn mừng ngày hội non sông, cơ hội mới vận hội mới blah blah thì lãnh quả này. Mấy năm trời xây cao tốc ngoài Bắc coi như bỏ sông bỏ bể :)). Nước ngoài nó nhận định run out of luck quả là không sai téo nào
 

Dream 100

Xe ngựa
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
29,194
Động cơ
1,634,139 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hà Nội sẽ mở cửa lại quán ăn, cắt tóc... trong tuần tới

TTO - Ông Hoàng Đức Hạnh, phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết dự kiến sang tuần sau, UBND TP Hà Nội sẽ cân nhắc để nới lỏng một số biện pháp phòng dịch COVID-19, một số mặt hàng thiết yếu cũng được hoạt động trở lại.

Sáng 19-6, thông tin với Tuổi Trẻ Online, ông Hoàng Đức Hạnh, phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết dự kiến sang tuần sau, UBND TP Hà Nội sẽ cân nhắc để nới lỏng một số biện pháp phòng dịch COVID-19, một số mặt hàng thiết yếu cũng được hoạt động trở lại.

Theo ông Hạnh, đáng lẽ TP Hà Nội dự kiến nới lỏng các biện pháp phòng dịch trong tuần này, tuy nhiên tình hình dịch bệnh trên địa bàn trở nên phức tạp khi xuất hiện những F0 mới nên TP đã cân nhắc và lùi lại thời gian để đảm bảo công tác phòng dịch.

"Thời gian vừa qua, trên địa bàn Hà Nội xuất hiện thêm F0 ở huyện Đông Anh, Sóc Sơn, quận Long Biên và một số ca bệnh về từ TP.HCM, công nhân làm việc ở Bắc Ninh, Bắc Giang đang được đưa về Hà Nội, nên TP phải cân nhắc lại thời gian nới lỏng", ông Hạnh cho hay.

Cũng theo ông Hạnh, thường trực Thành ủy Hà Nội đồng ý sẽ nới lỏng các biện pháp phòng dịch, tuy nhiên phải cân nhắc kỹ lưỡng thời điểm.

"Nới lỏng các hoạt động thiết yếu nào thì TP sẽ dựa trên hướng dẫn của Bộ Y tế sẽ quyết định về đánh giá nguy cơ, sau đó Hà Nội phải đánh giá lại một cách cẩn thận để có thể nới lỏng, trên nguyên tắc cái gì đóng cửa trước thì mở cửa sau. Việc này phải sang tuần sau, khi ấy UBND TP Hà Nội mới có quyết định cụ thể về việc nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch", ông Hạnh thông tin thêm.

Ông Nguyễn Anh Dũng, chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội, cho hay sang tuần tới, UBND TP Hà Nội sẽ họp và quyết định có nới lỏng các biện pháp phòng dịch hay không, và sẽ nới lỏng những loại hình nào.

"Nếu nới lỏng thì sẽ nới lỏng theo hình thức nới lỏng từ trên xuống dưới, giảm dần, ví dụ như quán ăn, quán cắt tóc có thể sẽ được mở cửa trở lại nếu Hà Nội quyết định nới lỏng", ông Dũng cho hay.

Trước đó, như Tuổi Trẻ Online đưa tin, ngày 5-5, UBND TP Hà Nội đã quyết định tạm dừng hoạt động quán massage, trung tâm chiếu phim, cơ sở spa, phòng tập gym để phòng dịch COVID-19.

Đến chiều 11-5, TP Hà Nội yêu cầu các nhà hàng bia, quán bia, bia hơi… trên địa bàn tạm dừng hoạt động cho đến khi có chỉ đạo mới, khi tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp.

Chiều 24-5, yêu cầu nhà hàng, quán ăn, quán cắt tóc… không được phục vụ tại chỗ, chỉ cho phép bán đồ mang về để phòng, chống dịch COVID-19, áp dụng từ 12h trưa 25-5.
 

NDTBM

Xe điện
Biển số
OF-191612
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
2,804
Động cơ
379,200 Mã lực
Nơi ở
2Bà.HàN
Trong lúc khó khăn bủa vây mà nghe báo cáo thế này thì có thể hiểu là đang ung thư được bác sĩ nó chích cho liều móc-phin rồi.
Còn nhớ thời bao cấp dù kinh tế VN chìm sâu trong khủng hoảng nhưng truyền thông báo chí vẫn rất "lạc quan, tích cực..." =tăng trưởng +6-8% (dù lạm phát phi mã, hàng hóa khan hiếm...) và chuyên gia XHCN (khối COMECON/SEV) luôn khen ngợi, bốc thơm VN... Nói chung liệu pháp "đổ đường hóa học vào tai" (ngọt nhưng vô bổ) âu cũng là cách vượt khó đặc thù+ truyền thống xứ thiên đường chăng?;;)
P/S: Thời Covid-19 VN đã nhanh nhạy linh hoạt cập nhật chủ trương thu hút FĐI: từ dọn ổ đón đại bàng (...) tới đón ong chúa và rồi chuyển hướng sang ươm/ấp đại bàng non nội địa (?) và chắp cánh cho vài DN 'sếu " đầu đàn xứ Việt...;)

Và trong lúc các cụ ở đây kêu nản, ngân hàng báo lãi khủng, chứng khoán - thước đo kinh tế vượt đỉnh, 2 gói hỗ trợ 62.000 tỷ và sắp tới là 115.000 tỷ, dự báo tăng trưởng mạnh 6.5% =))
bị vụ bùng Covid tháng 4 mà cụ. Chưa kịp ăn mừng ngày hội non sông, cơ hội mới vận hội mới blah blah thì lãnh quả này. Mấy năm trời xây cao tốc ngoài Bắc coi như bỏ sông bỏ bể :)). Nước ngoài nó nhận định run out of luck quả là không sai téo nào
 
Biển số
OF-723571
Ngày cấp bằng
3/4/20
Số km
211
Động cơ
78,550 Mã lực
Đợt covid này tàu khựa nó lại bỏ xa thêm 20 năm là ít, mẹ thằng khựa, vừa khôn vừa hên thế đoé ai đỡ được -_/-
 

bintao

Xe tải
Biển số
OF-471024
Ngày cấp bằng
17/11/16
Số km
398
Động cơ
207,461 Mã lực
Tuổi
34
Căng quá. Đợt nào cũng bị nặng. Chẳng lần nào chừa
IMG_20210619_120724.jpg
 

Dream 100

Xe ngựa
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
29,194
Động cơ
1,634,139 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nắng quá, nóng quá các cụ mợ ợ😔😀
1624099648023.jpeg
 

Dream 100

Xe ngựa
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
29,194
Động cơ
1,634,139 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Gói hỗ trợ lần 2 nên hướng vào đâu?

Thứ nhất, dòng vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ với lãi vay ưu đãi cùng miễn, giảm, giãn thuế để tác động cụ thể tới việc phục hồi, hỗ trợ chuỗi cung ứng và đảm bảo công việc cho người lao động.

Thứ hai, gói hỗ trợ cho công nhân ở khu vực bị dịch bệnh nặng theo hướng cho vay lãi suất 0%, miễn các loại thuế, trên cơ sở phối hợp các bên theo cơ chế linh hoạt, có chỉ định cho từng ngân hàng.

Thứ ba, kích cầu hỗ trợ tiêu dùng thiết yếu cho lực lượng lao động tự do đang bị hẹp kế sinh nhai trên cơ sở phải rà soát tới tận nơi, tiền phải đưa trực tiếp cho người lao động.
 

Ocdaonho

Xe tải
Biển số
OF-762147
Ngày cấp bằng
8/3/21
Số km
355
Động cơ
52,252 Mã lực
Tuổi
38
Đang buồn vì xin chủ nhà giảm tiền thuê mà không được, vào top này đọc xong tụt mood quá em lại đi ra.
 

Ocdaonho

Xe tải
Biển số
OF-762147
Ngày cấp bằng
8/3/21
Số km
355
Động cơ
52,252 Mã lực
Tuổi
38
Bần cùng sinh đạo tặc, tình hình ngăn sông cấm chợ thế này ko thể dùng mãi đc, đến giờ là hạ sách rồi, chẳng ai còn tự hào khi dùng cách này chống dịch nữa. Dân đói, bí bách thì tất làm càn, bệnh dịch chưa biết thế nào chứ đói mốc mồm ra thì bệnh dịch lúc đấy là cái đinh, đến lúc ng ta phải nhao đi kiếm cơm thôi kệ mịa bệnh dịch.
Vạn lời hót hay không bằng một hành động thực tế, qua đợt này cũng là bài học chém gió, hót ít thôi, cờ bạc ăn nhau gà gáy, mải hót mà quên mịa nó mất muốn chiến thắng covid ko thể dùng truy vết cách ly mãi đc, giờ cũng là chậm chân so với thế giới rồi, những ông chậm về sau là sẽ thiệt hại nhất khi thế giới bắt đầu mở cửa thì vẫn loay hoay truy vết với cách ly.
Bạn em bên Úc tuần trước lại vừa giãn cách tiếp cụ ạ. Canada cũng có một vài nơi giãn cách, thậm chí Trung Quốc cũng đang giãn cách khu vực Quảng Châu - Quảng Đông. Dù các nước này tiêm rất nhiều rồi.
Việt Nam chậm chân vụ vaxine nhưng thế giới có vaxine vẫn chưa yên được với con virus này đâu ạ.
 

bintao

Xe tải
Biển số
OF-471024
Ngày cấp bằng
17/11/16
Số km
398
Động cơ
207,461 Mã lực
Tuổi
34
Gói hỗ trợ lần 2 nên hướng vào đâu?

Thứ nhất, dòng vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ với lãi vay ưu đãi cùng miễn, giảm, giãn thuế để tác động cụ thể tới việc phục hồi, hỗ trợ chuỗi cung ứng và đảm bảo công việc cho người lao động.

Thứ hai, gói hỗ trợ cho công nhân ở khu vực bị dịch bệnh nặng theo hướng cho vay lãi suất 0%, miễn các loại thuế, trên cơ sở phối hợp các bên theo cơ chế linh hoạt, có chỉ định cho từng ngân hàng.

Thứ ba, kích cầu hỗ trợ tiêu dùng thiết yếu cho lực lượng lao động tự do đang bị hẹp kế sinh nhai trên cơ sở phải rà soát tới tận nơi, tiền phải đưa trực tiếp cho người lao động.
Ko bao giờ có chuyện gói hỗ trợ rớt vào tay các trường hợp như bác nói.
Nó sẽ rớt vào tập đoàn lớn, các công ty sân sau, phe nhóm dưới danh nghĩa cao cả là rót tiền vào nơi có khả năng lan tỏa cho cả nền kinh tế. Ví dụ rớt vào hỗ trợ VN airline chẳng hạn. Dân tiền nhiều wúa nên tự lo đi.
 

Dream 100

Xe ngựa
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
29,194
Động cơ
1,634,139 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Doanh nghiệp 'kiệt sức' nếu bị thu phí hạ tầng cảng biển từ 1/7

TP HCM– Doanh nghiệp đã "gồng mình" trước tác động kép của dịch bệnh, giá nguyên liệu tăng cao, giờ bị thu thêm phí hạ tầng cảng biển sẽ khiến họ "kiệt sức".

Sở Giao thông Vận tải TP HCM bắt đầu thử nghiệm thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, dịch vụ, tiện ích công cộng khu vực cửa khẩu cảng biển từ ngày 15/6, sau đó sẽ thu phí chính thức từ 0 giờ ngày 1/7/2021.

Theo đó, mức phí hạ tầng cảng biển tại TP HCM sẽ áp thấp nhất là 15.000 đồng một tấn và cao nhất 4,4 triệu đồng một tấn, tùy theo chủng loại hàng hóa và container.

Trong khi TP HCM khẳng định, nguồn thu phí hạ tầng cảng biển được dùng để đầu tư xây dựng, sẽ giúp giảm ùn tắc giao thông, cải thiện các trục đường gần cảng thì các doanh nghiệp có lượng hàng xuất khẩu lớn cho rằng, việc thu phí này tạo ra nhiều điểm bất hợp lý và giảm tính cạnh khi xuất khẩu hàng ra nước ngoài. Do đó, hầu hết doanh nghiệp cho rằng chưa nên thu mức phí này trong năm nay.
Trao đổi với VnExpress, ông Dương Khuê, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phong Phú cho biết, việc thu phí hạ tầng cảng biển sẽ khiến chi phí doanh nghiệp tăng cao, giảm tính cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu.

"Một tháng, chúng tôi xuất khoảng 150 container và nhập nguyên liệu với số lượng tương đương. Nếu thu phí hạ tầng như trên, doanh nghiệp sẽ tốn thêm hàng tỷ đồng chi phí", ông Khuê nói và cho rằng, hiện doanh nghiệp dệt may Việt không phải là người quyết định giá của sản phẩm đầu cuối mà đa phần là gia công. Nên sản phẩm xuất cho đối tác chỉ ở một mức giá cố định và được ký hợp đồng cả năm nên không thể thay đổi hay đòi hỏi tăng giá nếu chi phí tăng cao.

Theo ông Khuê, khi chi phí doanh nghiệp tăng sẽ khiến lợi nhuận bị "ăn mòn", đời sống của người lao động cũng bị giảm sút. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh, doanh nghiệp đang phải "gồng mình" trước các tác động kép từ giá nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí sản xuất, chống dịch tăng cao.

Cũng xuất nhập thường xuyên mỗi tháng khoảng 180 container nguyên liệu cho hoạt động sản xuất thực phẩm qua cảng Cát Lái, ông Vũ Huy Quang, Giám đốc kinh doanh xuất khẩu Công ty Cổ phần Saigon Food cho rằng, tình hình dịch bệnh khiến giá nguyên liệu đầu vào tăng 20-30% đã khiến doanh nghiệp lao đao. Đợt này, TP HCM lại thu thêm phí hạ tầng cảng biển sẽ khiến doanh nghiệp "kiệt sức".

"1/7 nếu TP HCM vẫn quyết áp dụng thu phí hạ tầng, các nhà cung cấp nguyên liệu cho biết họ sẽ cộng thêm chi phí này vào giá bán cho công ty. Do đó, giá thành sản xuất sản phẩm sẽ tăng cao. Trong khi để hỗ trợ người tiêu dùng trong dịch bệnh, công ty không tăng giá bán. Dự báo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp nguy cơ bị ảnh hưởng lớn", ông Quang nói.

Nhóm doanh nghiệp gỗ, thủy sản, điều, cà phê cũng cho rằng hoạt động xuất khẩu sẽ bị tác động mạnh. Nhiều mặt hàng Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh tốt thì việc thu phí này làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp, khiến giá hàng xuất đi chênh lệch lớn so với các đối thủ ngoại. Trong khi đó, các đối thủ lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan giá hàng hóa của họ đang có mức hấp dẫn vì được Chính phủ hậu thuẫn.

Trước đó, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam VASEP cũng cho rằng, việc thu phí này tạo ra nhiều bất hợp lý. Bởi hiện nay các doanh nghiệp phải nộp quá nhiều loại phí liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng như phí cầu đường, phí sử dụng đường bộ, phí BOT... nay lại thêm phí hạ tầng cảng biển thì quá nặng.

Thêm vào đó, doanh nghiệp thủy sản hầu hết đều có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu để chế biến, gia công và tái xuất thành phẩm. Như vậy, doanh nghiệp sẽ phải chịu 2 lần phí cho container hàng nhập khẩu và hàng xuất khẩu. Trong khi hơn 70% lượng hàng thủy sản xuất nhập khẩu hiện nay đều tập trung tại các cảng biển của TP HCM.

Đồng quan điểm, Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng, việc thu phí hạ tầng cảng biển đang khiến doanh nghiệp "phí chồng nhiều lần phí". Trong khi đó, tiền thuế phí xuất nhập khẩu doanh nghiệp cũng đã đóng. Đáng nói là từ nhiều năm nay, chi phí logistics của Việt Nam luôn ở mức cao so với các nước trong khu vực, giờ cộng thêm phí hạ tầng cảng biển sẽ làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn vì Covid-19.

Theo ông Hiển, TP HCM ra Nghị quyết về thu phí hạ tầng cảng biển là thiếu tính logic, chưa phù hợp với thực tế. Bởi lẽ, để mở rộng cơ sở hạ tầng cần có lộ trình phù hợp.

"Mục tiêu thu phí hạ tầng của TP HCM dùng để đảm bảo và mở rộng đường bộ, xây dựng cầu phát triển kết cấu, hạ tầng giao thông trên địa bàn là sai", ông Hiển nói và dẫn chứng rằng, trên thế giới, họ đầu tư đầy đủ hệ thống đường xá, doanh nghiệp được sử dụng mới thu phí và mức thu rất thấp.

Ông Hiển đề xuất nên dừng việc thu phí này và Sở Giao thông Vận tải TP HCM nên đề xuất Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Bộ Tài Chính trích phần đóng góp thuế, phí về hạ tầng của doanh nghiệp trước đó để sửa chữa, xây dựng hạ tầng mới hoặc có thể huy động nguồn tiền từ nhiều hoạt động khác
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top