[Funland] [Đọc chậm] 12 đặc điểm của một người Việt hời hợt

skuadi

Xe điện
Biển số
OF-573064
Ngày cấp bằng
8/6/18
Số km
3,383
Động cơ
26,416 Mã lực
12 ĐẶC ĐIỂM CUẢ MỘT NGƯỜI HỜI HỢT
Mục nào đúng nhất ợ?

1. Có hiểu biết nông cạn và sơ sài về một vấn đề: Các bạn trẻ bây giờ hiếm có ai hiểu một cách thấu đáo về một vấn đề nào. Tôi nhiều lần cảm thấy rất bất ngờ vì có những kiến thức tưởng chừng rất phổ thông, rất cơ bản các bạn đều không biết hoặc hiểu biết rất sơ sài. Nếu bị bắt buộc phải tìm hiểu thì các bạn trẻ thường làm qua loa cho có, chứ không hề đào sâu vào. Họ thường có khuynh hướng chọn những gì ngắn gọn và sợ đọc dài. Chính vì tính hời hợt qua loa này mà rất nhiều người chỉ cần đọc tiêu đề của một bài báo thôi đã vào phán như mình hiểu hết mọi chuyện.

2. Không có hứng thú hoặc sự tò mò đối với kiến thức mới lạ: Kiến thức là vô hạn nên chúng ta chỉ có thể biết nhiều hoặc biết ít chứ không thể nào biết hết được mọi việc. Tuy nhiên con người chỉ học được và tiến bộ khi có sự tò mò và hứng thú với những điều chưa biết. Khi con người trở nên thờ ơ và không hề có đam mê với kiến thức thì việc học chỉ đơn thuần là nhai lại những gì mà người khác cho mình chứ không có sự tìm tòi học hỏi. Các bạn học sinh sinh viên ngày nay dường như thiếu hẳn niềm đam mê với kiến thức. Tôi thường chia sẻ cách học tiếng Anh của mình lúc trẻ là luôn tò mò với những gì có tiếng Anh mà tôi bắt gặp ở bất cứ nơi đâu: một câu slogan trên bảng quảng cáo, một bao bì sản phẩm, một hướng dẫn bằng tiếng Anh ở nơi công cộng… nhưng hầu như rất ít học viên của tôi chịu để ý đến những điều này. Mỗi ngày tôi đều đọc rất nhiều về nhiều đề tài để tự nâng cao kiến thức của mình mà vẫn thấy mình còn quá nhiều điều chưa biết và muốn tìm hiểu.

3 . Lười suy luận, không thích thử thách: Khi phải đối diện với những vấn đề hóc búa cần suy luận nghiêm túc, phần lớn các bạn học viên của tôi thường đưa ra một câu trả lời ngẫu nhiên theo kiểu ăn may rồi chờ câu trả lời của tôi để ghi chép lại. Nhiều bạn luôn chuẩn bị câu trả lời: “Em không biết!” mỗi lẫn được hỏi tới như một phản xạ vô điều kiện bất kể câu hỏi đó dễ hay khó. Nhiều lúc tôi phải nửa đùa nửa thật nói rằng bạn không sợ lương tâm mình cắn rứt khi trả lời tôi rằng “em không biết” một cách nhanh chóng và dứt khoát như thế. Lười suy nghĩ là một thói quen giết chết khả năng tư duy của con người và biến họ thành những kẻ chỉ biết nghe lời người khác bất kể đúng sai.

4. Không có khả năng kết nối và tổng hợp thông tin: Những người hời hợt thường chỉ nhìn thấy những thứ nổi trên bề mặt mà ít khi nào chịu khó đào sâu vào những tầng dưới của một vấn đề. Chính vì vậy họ thường không nhận thức được những ẩn ý bên trong, không thấy được mối liên hệ giữa những vấn đề có liên quan, không áp dụng được những kiến thức cũ đã học vào thực tế và cũng không có khả năng khái quát hóa những điều cụ thể để rút ra một khái niệm chung. Ngược lại, khi học một khái niệm mang tính chất trừu tượng, họ không có khả năng tự mình liên tưởng đến những ví dụ cụ thể liên quan đến khái niệm đó. Nói một cách khác, những người hời hợt học một biết một, học hai biết hai chứ hiếm khi tự mình liên kết hay tổng hợp những kiến thức rời rạc đã học được.

5. Tranh luận theo cảm tính, ít khi thấy được tính logic của vấn đề: Thật đáng buồn là hầu hết các bạn sinh viên, thậm chí thạc sĩ hoặc đã ra đi làm đều không có khả năng trình bày hoặc lý giải vấn đề một cách có logic. Chính vì lười suy nghĩ và lười tra cứu tìm tòi, những luận điểm các bạn đưa ra thường rất ngây ngô, thiếu thực tế và đầy cảm tính như kiểu tư duy của các em học sinh tiểu học. Những lý do đưa ra thường rời rạc chắp vá, kiểu bất chợt nghĩ tới cái gì thì nói cái đó chứ không hề có sự sắp xếp hoặc liên kết chúng với nhau theo một thứ tự hợp lý. Nhiều lúc tôi tự hỏi những năm tháng học đại học đã dạy được cho sinh viên Việt Nam những kỹ năng gì hay thực sự đã giết chết những kỹ năng quan trọng nhất của một sinh viên?

6. Sợ nói đến những chủ đề “nhạy cảm”: Có rất nhiều bạn “trí thức trẻ” (tạm gọi là thế nếu chỉ dựa vào trình độ học vấn) rất ngại đụng chạm đến những vấn đề nghiêm túc hoặc nhạy cảm như kinh tế, chính trị, lịch sử, khoa học… vì những đề tài này rất nhức đầu. Có người còn rất tự hào khi tuyên bố mình không thích nói về chính trị hoặc quan tâm đến những chuyện “không phải của mình” mà chỉ quan tâm tới những gì liên quan tới công việc hiện tại là đủ. Nếu bạn chú ý nghe những câu chuyện của các cô cậu sinh viên thì mới thấy thế giới quan của họ thực sự nhỏ hẹp một cách đáng lo ngại. Câu chuyện của họ xoay quanh những việc chơi game, cua gái, cua trai, ăn gì, chơi đâu...thì không có gì nghiêm túc cả. Gần đây có một bạn trình độ thạc sĩ hỏi tôi BOT là cái gì, em nghe người ta nói man mán nhưng không hiểu lắm. Tôi hỏi nếu vậy tại sao em không tự mình tìm hiểu. Bạn đó cười cười không nói gì và tôi cũng không chắc là bạn có về tìm hiểu không nữa?

7. Thích theo những trào lưu mới nổi nhưng không bền: Hễ có trào lưu nào mới, bất kể là có ý nghĩa hay không thì những bạn trẻ đều theo một cách hăng say nhưng chỉ cần vài tuần khi có trend mới hơn thì họ lại chạy theo trend mới. Đây không phải là sự tò mò cầu tiến mà chỉ đơn thuần là sự hời hợt ham vui bên ngoài, cái gì hot, cái gì dễ thì mình theo nhưng nhanh chóng vứt bỏ nó để đi tìm một món đồ chơi mới vui hơn, lạ hơn. Còn cái gì cần phải tốn nhiều thời gian để tìm hiểu thì chắc chắn sẽ không có phần của các bạn. Điều này sẽ giết chết sự kiên nhẫn và lòng đam mê đối với một điều gì đó nghiêm túc, những đức tính rất cần thiết cho sự thành công lâu bền.

8. Tin theo những gì hợp ý mình bất kể tính xác thực : Khái niệm tìm hiểu thông tin đa chiều để kiểm chứng tính xác thực của thông tin mình nhận được dường như không hề tồn tại đối với rất nhiều người Việt Nam. Điển hình là trên facebook, rất nhiều người share hoặc viết những status mà chỉ cần đọc sơ qua là biết là fake news nhưng họ share bởi vì họ thích nội dung đó. Khi được nhắc nhở, có nhiều người tìm mọi cách cãi chày cãi cối hoặc công kích cá nhân để bảo vệ sự thiếu hiểu biết của mình. Chia sẻ thông tin là một điều tốt, nhưng chỉ chia sẻ những gì hợp ý mình mà thiếu kiểm chứng tính xác thực hoặc không đọc kỹ để tìm ra những điểm ngụy biện hoặc vô lý chứng tỏ sự hời hợt và lười tư duy của người chia sẻ.

9. Khả năng sử dụng ngôn ngữ kém: Muốn đánh giá khả năng tư duy của một người, hãy quan sát cách họ sử dụng ngôn ngữ nói và viết vì ngôn ngữ là tấm gương phản chiếu rõ nét nhất của tư duy. Những người sâu sắc là những người có khuynh hướng sử dụng từ ngữ chính xác, cấu trúc câu gãy gọn và các thức biểu đạt hợp lý. Vì họ chú trọng đến hiệu quả của việc truyền tải thông tin của mình đến người nghe nên khi nói hoặc viết họ sẽ tìm cách để đối phương hiểu được thông điệp một cách rõ ràng, cụ thể và đúng đắn nhất. Họ không nói thừa và cũng không nói thiếu, không dùng những từ ngữ dễ gây hiểu lầm hoặc khó hiểu và điều chỉnh giọng nói của mình về âm lượng cũng như biểu cảm hợp lý. Khi viết họ sẽ chú ý đến cấu trúc câu, lỗi chính tả, cách sử dụng dấu câu, cách viết hoa và hiếm khi viết tắt. Ngược lại những người hời hợt thường không chú ý đến hiệu quả của việc truyền tải thông tin qua kênh nói và viết. Họ thường có khuynh hướng nói tắt nói gọn và hy vọng người nghe phải hiểu những gì mình không nói hoặc nói dài dòng lê thê những điều không quan trọng. Khi buộc phải phát biểu ý kiến, họ thường nói một cách miễn cưỡng, không đầu không đuôi với âm lượng chỉ đủ cho bản thân họ nghe khiến cho người đối thoại phải hỏi đi hỏi lại nhiều lần hoặc đặt ra nhiều câu hỏi gợi ý nếu muốn nghe được câu trả lời hoàn chính. Khi viết, những người hời hợt thường viết sai chính tả những từ đơn giản, chấm phẩy hoặc viết hoa tùy tiện và thường hay viết tắt theo thói quen của mình.

10. Kém ngoại ngữ: Để học tốt một ngoại ngữ, bạn không thể hời hợt qua loa vì mỗi ngôn ngữ đều chứa đựng một logic riêng của nó. Học ngôn ngữ không đơn thuần là học thuộc mẫu câu, từ vựng hoặc công thức rồi lặp lại như cái máy mà phải học cách tư duy của ngôn ngữ đó. Tôi dạy tiếng Anh nhiều năm nên hiểu rất rõ sự qua loa và hời hợt trong cách tư duy của người Việt Nam khi học tiếng Anh. Nếu đổ lỗi hết cho chất lượng đào tạo tiếng Anh ở bậc phổ thông và đại học ở Việt Nam quá kém thì cũng không hẳn vì khi có điều kiện học nghiêm túc và hướng dẫn tận tình, đa số người Việt vẫn rất ẩu tả trong các phát âm, dùng thì, sử dụng danh từ theo số ít số nhiều….nói chung là đều là những lỗi rất đơn giản và rất dễ khắc phục nếu chịu chú ý. Có những lỗi rất cơ bản được tôi phân tích kỹ, cho rất nhiều ví dụ cụ thể nhưng sau đó thì các bạn học viên của tôi vẫn sai đúng những lỗi đó hết lần này tới lần khác. Điều này chứng tỏ rằng các bạn vẫn học tiếng Anh bằng tư duy của người Việt nên không có sự tiến bộ cho dù học rất lâu.

11. Trình độ thẩm mỹ thấp: Để cảm nhận được những giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật như văn học, âm nhạc, hội họa, điện ảnh hoặc kịch nghệ, người thưởng thức phải có một trình độ văn hóa và một độ tinh tế nhất định. Những người hời hợt không có chiều sâu sẽ không thích những tác phẩm đòi hỏi kiến thức cũng như trình độ để có thể cảm thụ được và thường có khuynh hướng chọn những gì đơn giản dễ dãi chủ yếu là để giải trí là chính. Và chính sự dễ dãi thiếu chiều sâu của những sản phẩm giải trí đó tác động ngược lại khiến cho người xem hoặc người nghe trở nên hời hợt và cảm tính hơn. Nhạc não tình, truyện và phim ngôn tình, các gameshow truyền hình là những thứ giết chết tư duy logic của con người hiệu quả nhất vì nó chỉ đánh vào cảm xúc thuần cảm tính chứ không đòi hỏi suy luận hoặc cảm thụ sâu sắc.

12. Không có tính sáng tạo: Để sáng tạo, con người cần có một nền tảng kiến thức sâu rộng về một hoặc nhiều lĩnh vực cùng với một trí tưởng tượng phong phú. Đồng thời một người sáng tạo là một người có tinh thần cầu toàn và kiên nhẫn rất cao. Đây là những đức tính những người hời hợt thiếu chiều sâu không có vì cái gì phải mất công mất sức mà không mang lại kết quả nhanh chóng cho họ đều khiến họ nản lòng và bỏ cuộc. Sinh viên học sinh Việt Nam học giỏi chủ yếu là học vẹt và rập khuôn chứ sáng tạo thì không thể vì kiến thức các bạn học chỉ là bề nổi và sự sáng tạo thì bị bóp chết từ trong trứng nước.
Nguồn: Huỳnh Chí Viễn

Phần 2
 
Chỉnh sửa cuối:

Pvsc

Xe ba gác
Biển số
OF-370510
Ngày cấp bằng
16/6/15
Số km
22,784
Động cơ
567,546 Mã lực
Dài quá khỏi đọc,
Lướt qua mục 1 em thấy thực ra các bạn già cũng nông cạn hời hợt tương tự thôi :D
 

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
11,437
Động cơ
299,910 Mã lực
e đọc gân hết 1. là em biết cụ đang nói em rồi nhá. viết thì dài chả cần đọc hết cũng biết nội dung rồi.

em ghét cụ.

:P
 

bantaitulai

Xe tăng
Biển số
OF-439324
Ngày cấp bằng
23/7/16
Số km
1,827
Động cơ
229,640 Mã lực
Tuổi
31
Đó là do sản phẩm giáo dục thôi.
 

dongnat123

Xe container
Biển số
OF-477830
Ngày cấp bằng
19/12/16
Số km
8,373
Động cơ
274,632 Mã lực
Kệ, gần trăm triệu người giống mình thì ngại gì ;))
 

cantona

Xe container
Biển số
OF-30704
Ngày cấp bằng
7/3/09
Số km
9,662
Động cơ
668,426 Mã lực
Nơi ở
Bên Vừng.
Mục 6 đúng nhất ;))
 

Nhà Quê 2

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-107843
Ngày cấp bằng
5/8/11
Số km
4,774
Động cơ
444,325 Mã lực
Nhờ thế mà e mới kiếm xèng ở đất VN này chứ, ai cũng khôn thì mình kiếm thế éo nào dc!
 
Biển số
OF-555655
Ngày cấp bằng
27/2/18
Số km
1,254
Động cơ
312,549 Mã lực
Tuổi
44
Chuẩn đấy Cụ à. Nhiều chữ mà kiến thức tổng hợp em vào đánh dấu đọc sau để còn thay đổi. Em cũng đánh giá em là người hời hợt, đặc biệt là trong công việc
 

QAZ

Xe container
Biển số
OF-135390
Ngày cấp bằng
21/3/12
Số km
5,608
Động cơ
398,575 Mã lực
13. Chỉ nhăm nhăm đi cóp bết là nhanh.
 
Biển số
OF-491049
Ngày cấp bằng
24/2/17
Số km
3,655
Động cơ
298,703 Mã lực
Bác lột tả rất chính xác, theo em để các cháu hình thành và phát triển được một nhân cách đầy đủ cần nhiều yếu tố. Em xin nêu ra 2 yêu tố cơ bản là: gia đình và nhà trường.

* Theo em việc giáo dục của gia đình là quan trọng nhất, nhưng bố mẹ cũng hời hợt, tào phào thì làm sao uốn nắn đc cho con. Các cụ nói "rau nào sâu nấy" ko hề sai.

* Đối với thầy cô: thầy cô sâu sắc đã không có nhiều, nhưng cái cơ chế nghành, rồi sự nghi ngờ đối kháng của phụ huynh với giáo viên đang giết chết tâm huyết của thầy cô.
Luật GD quy định "giáo viên ko đc đánh mắng, xúc phạm nhân cách người học" - đánh, xúc phạm nhân cách học sinh cấm là đúng. Nhưng đến mắng cũng ko đc mắng thì dạy dỗ cái gì? Hồi đi dạy em đã từng nói với phụ huynh "ông bà ko chấp nhận được sự rèn rũa thì mang con về nhà mà dạy"
Giờ toàn con vàng con bạc, thầy cô có cho cái roi vào mông thì làm ầm lên, suốt ngày đi rình rập quay video với cả kiện cáo thầy cô thì dạy dỗ cái gì nữa.
Chuyện bạo lực học đường là có, nhưng rất hãn hữu. Các vị đừng lấy cái đó ra để ngờ vực rồi đối kháng với thầy cô. Vì điều đó chỉ dập tắt nhiệt huyết của người thầy, họ sẽ HỜi HỢT với các con, họ chỉ hoàn thành nhiệm vụ thôi thì cũng ko ai nói gì đc họ. Nhưng con quý vị là những người thiệt thòi vì ko nhận đc sự tận tình, ân cần gọt rũa của thầy cô.

Cảm ơn bác chủ thớt, bài viết của bác rất sâu sắc và đáng để lưu lại nghiền ngẫm tiếp.
 

skuadi

Xe điện
Biển số
OF-573064
Ngày cấp bằng
8/6/18
Số km
3,383
Động cơ
26,416 Mã lực
Bác lột tả rất chính xác, theo em để các cháu hình thành và phát triển được một nhân cách đầy đủ cần nhiều yếu tố. Em xin nêu ra 2 yêu tố cơ bản là: gia đình và nhà trường.

* Theo em việc giáo dục của gia đình là quan trọng nhất, nhưng bố mẹ cũng hời hợt, tào phào thì làm sao uốn nắn đc cho con. Các cụ nói "rau nào sâu nấy" ko hề sai.

* Đối với thầy cô: thầy cô sâu sắc đã không có nhiều, nhưng cái cơ chế nghành, rồi sự nghi ngờ đối kháng của phụ huynh với giáo viên đang giết chết tâm huyết của thầy cô.
Luật GD quy định "giáo viên ko đc đánh mắng, xúc phạm nhân cách người học" - đánh, xúc phạm nhân cách học sinh cấm là đúng. Nhưng đến mắng cũng ko đc mắng thì dạy dỗ cái gì? Hồi đi dạy em đã từng nói với phụ huynh "ông bà ko chấp nhận được sự rèn rũa thì mang con về nhà mà dạy"
Giờ toàn con vàng con bạc, thầy cô có cho cái roi vào mông thì làm ầm lên, suốt ngày đi rình rập quay video với cả kiện cáo thầy cô thì dạy dỗ cái gì nữa.
Chuyện bạo lực học đường là có, nhưng rất hãn hữu. Các vị đừng lấy cái đó ra để ngờ vực rồi đối kháng với thầy cô. Vì điều đó chỉ dập tắt nhiệt huyết của người thầy, họ sẽ HỜi HỢT với các con, họ chỉ hoàn thành nhiệm vụ thôi thì cũng ko ai nói gì đc họ. Nhưng con quý vị là những người thiệt thòi vì ko nhận đc sự tận tình, ân cần gọt rũa của thầy cô.

Cảm ơn bác chủ thớt, bài viết của bác rất sâu sắc và đáng để lưu lại nghiền ngẫm tiếp.
Ko phải của em. Của Thầy Chí Viễn ạ :D
 

lamborghini00

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-700062
Ngày cấp bằng
16/9/19
Số km
3,419
Động cơ
130,898 Mã lực
Ảnh có vẻ không liên quan lắm :)
 

Bimmer

Xe điện
Biển số
OF-27178
Ngày cấp bằng
9/1/09
Số km
2,053
Động cơ
506,767 Mã lực
Nơi ở
Ha noi
Đặc điểm thứ 13: Đam mê
Cái đel gì cũng đam mê, mở mồm ra là đam mê này đam mê nọ. Chơi gì cũng đam mê, mỗi lao động là tiệt không thấy đam mê bao giờ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top