[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
7,817
Động cơ
799,599 Mã lực
Tuyến này thì kiểu gì cũng đông thôi, hơn chục trường đại học nằm trên trục hơn chục km . Tính đâu đó 1km có 1 cái trường đại học, nội riêng sinh viên đi thôi cũng đông rồi! Bất động sản dọc theo trục này rồi sẽ tăng mạnh vì đi lại tiện vãi. Trời mùa đông mưa phùn dư lày tội léo gì vác cái thân gầy phi xe máy ra đường cho gió mưa nó quất vào mặt??? Leo lên tàu điện vừa ấm vừa ngắm gái ( nhất là các em sinh viên mơn mởn)chả phải là rất khoái lắm ru?? Hehe!
Công ty em ở mạn bờ hồ, mấy hôm nay cánh chị em nhà dọc khu vực HĐ đang nghiên cứu vụ xe buýt từ Ga Cát Linh. Nếu có tuyến xe buýt hợp lý thì họ sẽ đi tàu điện hết.
 

SesameStreet

Xe điện
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
4,582
Động cơ
248,162 Mã lực
Tuổi
43
Thế này thì từ Yên Nghĩa đi Cát Linh với Nguyễn Thái Học có khi còn nhanh hơn từ phố Huế với Trung Tự các cụ nhỉ?
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
8,944
Động cơ
205,986 Mã lực
Ngoài ra nếu vắng thì đây là 1 cách dỗ trẻ ăn khá tốt. Bé khóc thì bế nó lên đi 1 vòng rồi về! Chưa đầy nửa tiếng!>:)
 

Doidavang82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-793920
Ngày cấp bằng
17/10/21
Số km
311
Động cơ
23,150 Mã lực
Tuổi
42
Tàu điện ngày xưa (tiếng Anh là tram) đi cùng xe cộ ô tô, không như tàu bây giờ đi trên đường riêng.
Tuyến Bến Thành- Suối Tiên nghe nói là hiện đại hơn cơ mà phải lấy điện trên cao qua mấy cái que méo khác gì loại Tram ngày xưa, nhìn bô nhếch vãi. Bây giờ người ta lấy điện qua rail hết , riêng anh Nhật vẫn chơi kiểu ngày xưa, chỉ có cái làm màu thì giỏi vô địch.
 

SesameStreet

Xe điện
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
4,582
Động cơ
248,162 Mã lực
Tuổi
43
Công ty em ở mạn bờ hồ, mấy hôm nay cánh chị em nhà dọc khu vực HĐ đang nghiên cứu vụ xe buýt từ Ga Cát Linh. Nếu có tuyến xe buýt hợp lý thì họ sẽ đi tàu điện hết.
Cơ quan em mấy người ở Dương Nội, Văn Khê, Hải Phát, quanh Aeon Mall Hà Đông, Mulberry họ đi làm bằng BRT từ lâu rồi.
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,443
Động cơ
262,194 Mã lực
Tuyến Bến Thành- Suối Tiên nghe nói là hiện đại hơn cơ mà phải lấy điện trên cao qua mấy cái que méo khác gì loại Tram ngày xưa, nhìn bô nhếch vãi. Bây giờ người ta lấy điện qua rail hết , riêng anh Nhật vẫn chơi kiểu ngày xưa, chỉ có cái làm màu thì giỏi vô địch.
Vâng, điện 1500V lại đi chơi dây trên cao, trông xấu kinh. Nhưng hình như Nhật không có tàu dùng third rail thì phải?
 

Doidavang82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-793920
Ngày cấp bằng
17/10/21
Số km
311
Động cơ
23,150 Mã lực
Tuổi
42
Công ty em ở mạn bờ hồ, mấy hôm nay cánh chị em nhà dọc khu vực HĐ đang nghiên cứu vụ xe buýt từ Ga Cát Linh. Nếu có tuyến xe buýt hợp lý thì họ sẽ đi tàu điện hết.
Thực ra do dân VN lười đi bộ thôi, bên Tây nó đi bộ 2-3km từ chỗ ở ra trạm tàu điện bình thường. Đây cứ 1km có 1 ga mà còn lười nữa thì chịu luôn.
 

cairong_2011

Xe container
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
8,779
Động cơ
475,820 Mã lực
Cái gì mà Free là dân ta đổ xô đến bất chấp cảnh báo dịch có thể lây lan. Sau 15 ngày nữa mở bán vé chính thức. Khi đó em tiết kiệm đóng góp tiền cho NN để đi 1 chuyến cũng ko muộn. Chen nhau rồi ca ngợi người dạy từ 5h sáng đi bộ 10 Km để đi tàu em thấy rất phản cảm
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,045
Động cơ
501,820 Mã lực
Vâng, điện 1500V lại đi chơi dây trên cao, trông xấu kinh. Nhưng hình như Nhật không có tàu dùng third rail thì phải?
NB có dùng đó cụ. Ở Tokyo là 2/13 tuyến dùng ray thứ 3, là những tuyến được xây đầu tiên. Ở Osaka lại toàn dùng ray thứ 3.
Tuy nhiên họ ra tiêu chuẩn chỉ có lấy điện trên cao thôi, và về sau họ chỉ làm loại lấy điện trên cao.

Tất nhiên khi xuất sang châu Âu, yêu cầu thiết kế tàu lấy điện tử ray thứ 3 thì họ cũng làm được.
 
  • Vodka
Reactions: A98

Doidavang82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-793920
Ngày cấp bằng
17/10/21
Số km
311
Động cơ
23,150 Mã lực
Tuổi
42
Thôi thì cuối cùng tàu Cát Linh-Hà Đông cũng đi vào hoạt động dù không ít lời chê tiếng khen. Để có thêm chút thông tin em copy trên mạng về mời các cụ thẩm.


NHỮNG ĐIỀU BẠN CÓ THỂ CHƯA BIẾT VỀ TUYẾN ĐƯỜNG THÍ ĐIỂM ĐƯỜNG SẮT TRÊN CAO CÁT LINH – HÀ ĐÔNG.
(bài này không dành cho người ngại đọc dài).

1. Sáng ngày 6 tháng 11 năm 2021, như báo chí đã đưa tin thì tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông đã chính thức được Hà Nội cho phép đi vào vận hành sau 10 năm chật vật và đội vốn cùng cơ man lý do delay. Nếu mọi việc suôn sẻ như kế hoạch ban đầu thì tuyến đường này tính theo tốc độ thi công bình thường chỉ chưa đầy 03 năm là xong, đấy là theo ý kiến nhà thầu Trung Quốc. Tuy nhiên, thực tế nó đã delay thêm hẳn 07 năm so với dự kiến cùng số tiền thi công “đội vốn” lên tới 100% (theo báo chí chính thống đưa tin) so với tổng mức đầu tư ban đầu, tương ứng 9.200 tỷ đồng. Thời điểm vận hành luôn bị delay do chậm hoàn thành bàn giao, đến kỳ trả nợ gốc khoản vay lại của các Hiệp định vay, Bộ Tài chính phải ứng từ quỹ tích lũy để trả nợ...

Trước hết, phải nói dấu mốc lịch sử ngày 6/11/2021 không trùng vào ngày kỷ niệm nào nhưng dù sao cũng nên vui mừng vì đây là dấu mốc cực kỳ quan trọng. Nó đánh dấu thời điểm mà từ đó:
- Văn minh đô thị sẽ có một bước tiến mới.
- Văn hoá & thói quen giao thông sẽ dần thay đổi.
- Các dự án tương tự sẽ biết làm sao để kết thúc.

Nhưng để dứt điểm khoản nợ này, công của ông Chính thủ tướng là không nhỏ. Các bạn có thể không ưa ông Chính ở điểm nào đó, cả tôi cũng vậy nhưng riêng quyết định mang tính đột phá, dám chịu trách nhiệm này tôi đánh giá cao ông Chính. Chuyện kể rằng, cuối tháng 9 năm 2021, sau khi Cục 6 (tên đầy đủ chính xác là Tổng thầu Tập đoàn Cục 6 đường sắt TQ nguyên là Công ty XDCT đường sắt thuộc Cục Đường sắt Bắc Kinh -Trung Quốc) sang làm việc (nói toạc ra là đòi nợ) để chốt bàn giao kịp thời gian VN dự định tuyến đường sắt này có thể được vận hành đúng ngày 10/10/2021 chào mừng kỷ niệm ngày Tiếp quản Thủ đô, đồng thời đáp ứng sự dõi theo của nhân dân cả nước thì đùng một nhát thì phía Việt Nam vẫn không thể minh định được Bộ GTVT hay Hà Nội sẽ đứng ra nhận trách nhiệm trả khoản nợ TQ lên tới 482 triệu đô.

Như các bạn đã thấy, lời hứa của mr Thể không thực hiện được đúng tháng 10 khiến cho sự phẫn nộ, mất niềm tin của nhân dân càng bùng lên dữ dội. Họ hoàn toàn không hề biết lỗi không trả nợ được này là của chủ đầu tư VN. Những lời rủa xả, mắng mỏ trên mạng xã hội như thường lệ trút hết vào ông bạn vàng TQ. Đại sứ TQ giận lắm, nói với CP Việt Nam rằng, các ông nợ chúng tôi, tôi chẳng làm mình làm mẩy thì thôi, sao công dân các ông chửi chúng tôi ghê quá. Nhà thầu Hàn Quốc liên doanh Ý đang đòi nợ các ông tuyến HN- Nhổn 143 triệu đô chậm trả, sao công dân các ông không chửi đi.

Trước sức ép của đồng bào cùng với nỗi ngượng ngùng với nhà thầu TQ không thể đổ cho nhiệm kỳ nào được nữa. Ông Chính họp Bộ GTVT, Hà Nội giao cho Chu Ngọc Anh phải khẩn trương chốt ngày vận hành. Chính phủ hứa sẽ chịu trách nhiệm trả nợ. Thậm chí, Chu Ngọc Anh – vốn là người sợ trách nhiệm, không bao giờ dám quyết việc lớn gì còn bị ông Chính, ông Dũng bí thư quạt cho một trận, đại ý nếu không cho vận hành thì mời ông rời khỏi HN. Đến lúc này Chu Ngọc Anh mới sợ vỡ mật, cuống quýt lên kế hoạch vận hành. Nhưng để vận hành và quản lý được tuyến đường sắt Thí điểm Cát Linh – Hà Đông được thì Hà Nội cuối cùng phải chi 2200 tỉ. Hoan hô Hà Nội.

2. Vậy tại sao chuyện vận hành lại phụ thuộc Hà Nội? Theo quy định của Nhà nước, tất cả các địa phương có số dân từ 1 triệu dân trở lên đều có quyền đề xuất với chính phủ hỗ trợ vay vốn ODA làm dự án đường sắt, tự quản lý và vận hành. Nhưng nếu tuyến đường đi qua hai tỉnh trở lên thì Bộ GTVT sẽ trực tiếp quản lý vận hành.
Như trên đã nói, dự án đường sắt này ngay từ lúc khởi thủy ý tưởng do Bộ GTVT quyết định là Dự án Thí điểm Hà Nội – Hà Đông. Vì khi đó Hà Tây chưa sáp nhập Hà Nội. Đến năm 2011, khi ông Hoàng Trung Hải cắt băng khởi công thì dự án chính thức được đổi tên là Dự án Thí điểm Cát Linh – Hà Đông do Hà Tây đã chính thức sáp nhập Hà Nội. Vì vậy kể từ 2011, tuyến Cát Linh – Hà Đông chính thức được trao quyền cho Hà Nội quản lý, vận hành. Vấn đề là báo chí thường bỏ qua chữ “thí điểm” có lẽ do thói quen nói thế cho gọn, cho nhanh nhưng lại thiếu hẳn thông điệp.
Vì sao lại có tên là “Thí điểm”? Lại có chuyện để kể nữa. Nếu tính từ lúc “thai nghén” dự án cho tới lúc chính thức vận hành thì chính xác không phải 10 năm như báo chí đưa tin, mà nó bắt đầu từ năm 2003. Năm đó tại Đại Liên, thủ phủ của tỉnh Liêu Ninh Trung Quốc, trong một bữa ăn thân mật, Phó thủ tướng Ôn Gia Bảo (TQ), Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (VN) và Bộ trưởng GTVT Đào Đình Bình vui chuyện đề cập đến chuyện xây dựng đường sắt trên cao, phát triển đô thị. Câu chuyện đến hồi cao trào, cùng với nhìn thấy thực tế TQ phát triển đô thị bằng các hệ thống đường sắt trên cao mạnh như vũ bão. Hai ông Phó TTg Dũng và Bộ trưởng Đào Đình Bình ngay lập tức về VN quyết định triển khai dự án đường sắt /metro đầu tiên trong quy hoạch 8 tuyến metro ở HN. Phải nói thêm, ông Đào Đình Bình khi đó là bộ trưởng đầu tiên đi lên từ Cục đường sắt, ông được học về đường sắt một cách rất bài bản ở Đức nên rất tâm huyết, quyết tâm làm bằng được tuyến đầu thí điểm, với mong muốn mở đường tiên phong cho một chiến lược quy hoạch đô thị phát triển kéo dài tới 2030. Nhưng không ngờ, mong muốn tốt đẹp của ông Bình lại đụng chạm lợi ích của nhóm đường bộ. Vì ngân sách nhà nước thì có hạn, một chiếc bánh mà cắt cho đường sắt miếng to, đường bộ được miếng nhỏ thì chịu sao thấu. Thế là ông Bình bị nhóm lợi ích đường bộ đánh cho te tua, cộng với sai phạm khó lường hậu quả của một vụ khác, ông Bình đành buông dự án thí điểm đường sắt trên cao, buông luôn nửa nhiệm kỳ cuối, lui về ở ẩn.

Vì những trớ trêu như vậy cho nên mãi tới tháng 10/2011 thì dự án Tuyến đường sắt trên cao Thí điểm Cát Linh – Hà Đông mới được khởi công thi công - áp dụng theo tiêu chuẩn nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; và theo quyết định số 1817/QĐ – BGTVT Việt Nam ngày 23/6/2008. Tuyến này có chiều dài 13,05 km nối Cát Linh với Yên Nghĩa. Toàn tuyến chính và 12 ga đều trên cao.

Lại phải nói thêm, chúng ta chưa quen các khái niệm tiêu chuẩn đường sắt TQ, tiêu chuẩn đs Pháp, tiêu chuẩn đs Đức áp dụng trong đường sắt. Nó cũng giống như tiêu chuẩn dược phẩm của Ấn khác tiêu chuẩn dược phẩm Mỹ, khác tiêu chuẩn dược phẩm Pháp. Và nếu có sản phẩm gì theo tiêu chuẩn VN thì tôi cũng chẳng mấy tin tưởng lắm đâu. Hehe.

Nhưng đừng vội chê Tiêu chuẩn TQ. Theo tôi tìm hiểu thì tiêu chuẩn TQ dựa trên công nghệ đường ray và công nghệ đầu máy toa xe đều của Siemens Đức, công nghệ tín hiệu của Tập đoàn Thales (Pháp) – Tập đoàn công nghệ Thales là một công ty đa quốc gia của Pháp, thiết kế và xây dựng hệ thống điện tử và cung cấp dịch vụ cho thị trường hàng không vũ trụ, quốc phòng, vận tải và an ninh.

(Xem thêm về Tập đoàn Thales ở đây:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tập_đoàn_Thales?fbclid=IwAR3xr_MmY5v12OnDr_rRAq-AY8axm62mtijBhPTsr_BBKDTg8Al4pdrE-eg )

Nhưng vì sao khi ông Thể mời nhà đánh giá độc lập Pháp hồi đầu năm 2021 thì nhà thầu Cục 6 (TQ) giãy nảy lên không chịu? Vì tiêu chuẩn Pháp đi đánh giá tiêu chuẩn TQ nó rất phi logic về mặt khoa học, cho dù các chỉ số có thể tương đương nhau. Hoặc nếu đưa ông Nhật đánh giá ông TQ thì chấp nhận hạ điểm ngay và luôn vì Nhật với TQ có lý do lịch sử trong quá khứ không thể hàn gắn, các bạn biết rồi chứ?

Vậy nếu có trách thì trách nhà đầu tư VN lỗi đủ thứ từ tham nhũng đến giải phóng mặt bằng. Chọn ai làm nhà thầu thì chất lượng công trình theo tiêu chuẩn của nhà thầu đó.

Đến đây, các bạn lại phải hiểu tại sao chọn nhà thầu TQ? Vì chọn nhà thầu TQ còn được vay tiền trả chậm và còn được một số thứ các bạn tự nghĩ và tự điền vào theo hiểu biết và trí tưởng tượng của bạn. Vừa rồi ông Chính có công thương lượng với TQ cho ân hạn. Tiền nợ TQ sẽ được/phải trả dần trong 15 năm. Mỗi năm 746 tỉ VNĐ. Như vậy trong 15 năm tới, Chính phủ VN sẽ phải trả món nợ TQ tương đương 412 triệu đô.

3. Tuyến CL-HĐ khởi công tổng cộng có 21 gói thầu thì anh em họ Đinh (Đinh Hưng, Đinh Thắng) xơi 17 gói thi công theo khuôn đúc của TQ. Anh em họ Đinh liên quan tới ai thì mời các bạn lại tìm hiểu tiếp. Duy nhất có một điều thay đổi so với ban đầu đó là khối cột chống đỡ được cải tiến từ thiết kế ban đầu là 960 tấn một trụ tròn– rất thô, kém thẩm mỹ đã được thay thế bằng trụ hai nhánh, mỗi nhánh trụ 280 tấn, tổng mỗi mấu trụ đỡ đường ray chỉ còn 560 tấn đã được nghiệm thu chịu lực rất tốt.

Sau đây là vài điều cơ bản mà bạn có thể chưa biết về tuyến Thí điểm đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông.

- Là tuyến đường đôi, khổ đường 1435mm.
-Điều chỉnh độ dốc tuyến bằng cao độ dầm nên kém mỹ quan.
-Dự kiến năm 2032 năng lực vận chuyển tối đa là 23.300 khách/giờ/hướng.
-Ray đặt trực tiếp trên bệ bê tông qua phụ kiện liên kết, không dùng đá Ba lát
- Số lượng hành khách tối đa toa không buồng lái là 341, toa có buồng lái là 322.
- Kích thước toa xe: Dài x rộng x cao (19m x2,8m x 3.8m)
- Tần suất vận chuyển tối đa là 2 phút/chuyến cho tương lai (2032).
- Cấp chống động đất: cấp 8 theo thang MSK-64. (Phân vùng động đất theo 22TCN 211-95)
- Tiêu chuẩn áp dụng cho Dự án dựa trên Quy phạm thiết kế Metro GB 50157-2003*, và danh mục tiêu chuẩn áp dụng cho DAXD tuyến ĐSĐTHN.
- Hai ga Cát Linh và ga Đại học quốc gia là ga trung chuyển.
- Khoảng cách trung bình giữa các ga trên toàn tuyến là ~ 1,16km, khoảng cách lớn nhất giữa 2 ga ~1,56km ; khoảng cách nhỏ nhất ~ 0,93km. Riêng khoảng cách giữa Cát Linh – La Thành là nhỏ hơn một chút 910m.

4. Nhìn ra thế giới, các nước châu Âu, đặc biệt là nước Nga đã có hệ thống metro đáng kính nể. Đường sắt và hệ thống metro giúp phần lớn cho sự phát triển văn minh đô thị. Ở châu Á, Nhật, Hàn, TQ là những nước có hệ thống đường sắt, đường sắt trên cao, metro rất phát triển và công nghệ hiện đại. Ở nước ta, đường sắt vẫn luôn giữ được tác dụng lớn của nó đầu tiên là phục vụ quốc phòng, vận chuyển vũ khí khí tài, siêu trường siêu trọng, ưu tiên thứ hai là vận chuyển hàng hóa, và cuối cùng mới là vận chuyển người. Chúng ta có những toa hàng bọc thép, không có loại hình vận chuyển nào thay thế được. Nhưng từ lâu đường sắt bị BUÔNG do ảnh hưởng xấu từ tuyến đường thí điểm này. Mà tiêu cực thực tế không phải từ nhà thầu, mà nguyên nhân chính là nội bộ VN không có cách giải quyết thấu đáo, dứt điểm để dự án delay tới 10 năm, tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền ngân sách.

Về phát triển đô thị, tôi vẫn ủng hộ quan điểm hoàn thành sớm 8 tuyến metro trước năm 2030. Các dự án bđs bám theo hệ thống metro (từ 500m -1,5km) có khả năng trong tương lai sẽ có giá cao hơn các vị trí khác. Anh Chu chính thức quản lý hệ thống đường sắt trên cao và metro, chắc cũng sẽ có những điểm dừng nghỉ dưới hình thức café, box shop sẽ xuất hiện dần. Hehe, ai thấy điểm cộng cho loại hình giao thông tiên tiến này trước sẽ xuống tiền đầu tư sớm thôi.

Một lần nữa, xin chúc mừng tuyến đường thí điểm đường sắt trên cao CL -HĐ chật vật sau 10 năm đã vận hành. Không loại trừ sẽ có vài khuyết điểm nho nhỏ, nhưng sẽ sớm khắc phục được thôi. Nhưng mong nhất là bọn tham nhũng và thủ phạm chuyện delay này phải chịu trách nhiệm gì đó chứ. Nhẽ cứ làm bậy rồi nhởn nhơ?

Khoảng 200.000 vé miễn phí đã được phát cho bà con đi thử trong 15 ngày đầu tiên tính từ ngày chính thức vận hành. Bạn có đủ can đảm từ chối một chuyến đi nhanh gấp ba bốn, năm lần so với đi đường bộ không?

Trúc Nhã iu cạ thương.
7/11/2021.

P/s: Bài này có thể sẽ không hợp nhĩ những ai anti TQ. Các bạn có thể không hài lòng nhưng đừng chửi bậy ở nhà tôi. Các bạn cũng có thể nghỉ chơi với tôi và tôi cũng rất vui vì không phải chơi với những người anti Đường sắt trên cao.
 

escape229

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-791136
Ngày cấp bằng
22/9/21
Số km
511
Động cơ
28,959 Mã lực
Thực ra do dân VN lười đi bộ thôi, bên Tây nó đi bộ 2-3km từ chỗ ở ra trạm tàu điện bình thường. Đây cứ 1km có 1 ga mà còn lười nữa thì chịu luôn.
Nói thì dễ, VN có vỉa hè đâu mà đi, ra cái phố GV kéo dài toàn làm sắt bắn tia lửa vào người qua lại cực nguy hiểm, chưa kể mùa hè nóng nực, bụi bặm, đi bộ 1-2 km tới dc chỗ làm thì mồ hôi ướt đẫm người hôi như cú.
 

manhanoi

Xe tăng
Biển số
OF-343571
Ngày cấp bằng
20/11/14
Số km
1,194
Động cơ
283,200 Mã lực
Dư địa khai thác tàu điện trên cao còn rất nhiều:
Thu: Quảng cáo + đặt các gian bán hàng tự động + thu gửi xe tầng hầm (ga Cát Linh + Yên Nghĩa);
Chi: Chi thêm cho vệ sinh (Nhà ga, WC, cầu thang lên xuống) hiện em thấy hơi bẩn và hơi ít nhà vệ sinh :P
 

Doidavang82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-793920
Ngày cấp bằng
17/10/21
Số km
311
Động cơ
23,150 Mã lực
Tuổi
42
Nói thì dễ, VN có vỉa hè đâu mà đi, ra cái phố GV kéo dài toàn làm sắt bắn tia lửa vào người qua lại cực nguy hiểm, chưa kể mùa hè nóng nực, bụi bặm, đi bộ 1-2 km tới dc chỗ làm thì mồ hôi ướt đẫm người hôi như cú.
Theo tôi nghĩ thì ở đâu cũng vậy thôi! Đồng ý là vấn đề vỉa hè Vn chưa tốt, cơ mà:" Tích cực thì tìm cách, tiêu cực thì tìm lý do". Vấn đề là bạn lựa chọn tích cực hay tiêu cực??
 

escape229

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-791136
Ngày cấp bằng
22/9/21
Số km
511
Động cơ
28,959 Mã lực
Theo tôi nghĩ thì ở đâu cũng vậy thôi! Đồng ý là vấn đề vỉa hè Vn chưa tốt, cơ mà:" Tích cực thì tìm cách, tiêu cực thì tìm lý do". Vấn đề là bạn lựa chọn tích cực hay tiêu cực??
Chọn sức khỏe và tư duy lành mạnh, ko a dua đú bẩn!
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,620
Động cơ
324,747 Mã lực
Tuổi
43
Theo tôi nghĩ thì ở đâu cũng vậy thôi! Đồng ý là vấn đề vỉa hè Vn chưa tốt, cơ mà:" Tích cực thì tìm cách, tiêu cực thì tìm lý do". Vấn đề là bạn lựa chọn tích cực hay tiêu cực??
Nhiều ông cứ ngụy biện tìm lý do theo kiểu nhà xa ga 2km nhưng méo đi vì ko có vỉa hè cho nhà ông ấy đi bộ. Đã ko muốn thì nhịn, cứ thích sang xịn mịn ga ngay cạnh nhà ông lại đòi giá bđs rẻ thì có mà mùa quýt. Ông nào ko đi lại niềm hạnh phúc cho các ông còn lại.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,045
Động cơ
501,820 Mã lực
Về vụ rào chắn ke ga. Em nhớ đi skytrain của Thái lọ năm 2010 thì chẳng thấy, nhưng mấy năm trước có người đi về thì kể là một số ga có, một số ga không.
Em tìm hiểu thì hóa ra là lắp loại lửng của Sing giá khoảng 10,4 triệu mỹ (13 triệu sing) cho 9 ga, đồng bộ với Hệ thống điều khiển tàu luôn (Khác loại của NB mới lắp là đồng bộ với cảm biến đóng mở cửa).

Thực ra có thêm cửa chắn ke ga như vậy trông cũng sang xịn mịn hơn thật, mà tăng thêm phần an toàn nữa.
 
Biển số
OF-763030
Ngày cấp bằng
10/3/21
Số km
1,239
Động cơ
55,860 Mã lực
Công ty em ở mạn bờ hồ, mấy hôm nay cánh chị em nhà dọc khu vực HĐ đang nghiên cứu vụ xe buýt từ Ga Cát Linh. Nếu có tuyến xe buýt hợp lý thì họ sẽ đi tàu điện hết.
Những người thông minh sẽ đi tàu điện , trong 5 năm đầu đi lại rất sướng vì không bị quá đông . Sau này đông như nêm cối giống ở Nhật thì lại quay về đi xe máy :)
 

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,253
Động cơ
109,504 Mã lực
Tuyến Bến Thành- Suối Tiên nghe nói là hiện đại hơn cơ mà phải lấy điện trên cao qua mấy cái que méo khác gì loại Tram ngày xưa, nhìn bô nhếch vãi. Bây giờ người ta lấy điện qua rail hết , riêng anh Nhật vẫn chơi kiểu ngày xưa, chỉ có cái làm màu thì giỏi vô địch.
Tiếp điện trên cao hay tiếp điện ray không phải là tiêu chí đánh giá hiện đại hay không. Mỗi loại có ưu nhược điểm riêng. Tàu cao tốc TQ cũng tiếp điện trên cao. Tuy nhiên em đồng ý là đối với đs đô thị thì tiếp điện ray sẽ thẩm mỹ hơn, bảo trì bảo dưỡng dễ dàng hơn.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top