[VHGT] Góc bức xúc vì bị phạt đi vào đường BRT- Khiếu nại lần 1

Mr. Keen

Xe buýt
Biển số
OF-326299
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
974
Động cơ
295,670 Mã lực
Về "Làn đường dành riêng…", ngoài hình G.12 minh hoạ quy định việc kẻ vạch 2.3 tại vị trí trước và sau nơi giao cắt, tại điểm D.14,b Quy chuẩn 41/2019 còn có quy định cụ thể hơn nữa mà việc tổ chức làn đường dành riêng phải tuân thủ. Đó là:

b) KHI ĐẾN GẦN nơi đường bộ giao nhau, xe được phép chuyển làn để đi theo hành trình mong muốn...

Để tuân thủ quy định "Làn đường dành riêng…" phải cho "xe (khác) được phép chuyển làn để đi theo hành trình mong muốn", liệu Sở Gtvt có cách nào khác nữa hay không, ngoài việc không được dùng vạch 2.3 nét liền, hoặc không vẽ vạch 2.3 trên làn đường, KHI ĐẾN GẦN giao cắt, như quy định trong hình G.12?

Nếu Sở Gtvt kẻ một vạch 2.3 liền nét KHI ĐẾN GẦN nơi giao cắt, ngăn cản các phương tiện khác chuyển làn để đi theo hành trình mong muốn, ví dụ sang làn sát giải phân cách khi họ muốn rẽ trái chẳng hạn, tức là Sở đã vi phạm quy định nêu tại điểm D.14, b của QC41/2019 khi kẻ vạch 2.3 này.
Đúng vậy không, kụ nhỉ?


F8B2F883-1C5D-43C2-A6F6-5EB66F4CEDF5.jpeg
Cảm ơn cụ. Cụ nói rất có lý!
 

Antoan1st

Xe tải
Biển số
OF-44542
Ngày cấp bằng
26/8/09
Số km
226
Động cơ
465,850 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Website
www.facebook.com
Cụ vui lòng rút kinh nghiệm, đúng hay sai tự mình phải xác định được, và tuân thủ việc đi đúng luật chứ không đi theo đám đông !

Được gửi từ iPhone 7 Plus - Otofun
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,305
Động cơ
621,755 Mã lực
Về "Làn đường dành riêng…", ngoài hình G.12 minh hoạ quy định việc kẻ vạch 2.3 tại vị trí trước và sau nơi giao cắt, tại điểm D.14,b Quy chuẩn 41/2019 còn có quy định cụ thể hơn nữa mà việc tổ chức làn đường dành riêng phải tuân thủ. Đó là:

b) KHI ĐẾN GẦN nơi đường bộ giao nhau, xe được phép chuyển làn để đi theo hành trình mong muốn...

Để tuân thủ quy định "Làn đường dành riêng…" phải cho "xe (khác) được phép chuyển làn để đi theo hành trình mong muốn", liệu Sở Gtvt có cách nào khác nữa hay không, ngoài việc không được dùng vạch 2.3 nét liền, hoặc không vẽ vạch 2.3 trên làn đường, KHI ĐẾN GẦN giao cắt, như quy định trong hình G.12?

Nếu Sở Gtvt kẻ một vạch 2.3 liền nét KHI ĐẾN GẦN nơi giao cắt, ngăn cản các phương tiện khác chuyển làn để đi theo hành trình mong muốn, ví dụ sang làn sát giải phân cách khi họ muốn rẽ trái chẳng hạn, tức là Sở đã vi phạm quy định nêu tại điểm D.14, b của QC41/2019 khi kẻ vạch 2.3 này.
Đúng vậy không, kụ nhỉ?


F8B2F883-1C5D-43C2-A6F6-5EB66F4CEDF5.jpeg
Luật viết không đầy đủ nên chỗ này rất loằng ngoằng.
Không biết là với những lỗi kẻ vạch, cắm biển sai quy định như thế này của bên GTCC thì tổ chức nào có thể lên tiếng kiến nghị sửa đổi được nhỉ? Hiệp hội vận tải có ý kiến được không? Chứ cá nhân kiến nghị thì nó rời rạc và ít trọng lượng.
Vừa rồi vụ vạch xương cá bất hợp lý cũng vậy, chỉ thấy báo chí nêu chứ ko có tiếng nói của tổ chức nào.
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
16,652
Động cơ
545,089 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Em chào các bác ạ, em là thành viên mới, cách đây vài hôm em bị phạt đi vào làn đường BRT, chuyện chẳng có gì để nói nếu em sai thì bắt buộc em phải nộp phạt và ko kêu ca gì nhưng sự việc của em như thế này, em đã viết đơn khiếu nại lần 1 và đợi gọi lên làm việc, theo các bác thì em đúng hay em sai ở đây ạ:
Vào hồi 8h15 phút sáng ngày 25/06/2021, tôi có tham gia giao thông đường Tố Hữu hướng Lê Văn Lương, ngã tư Tố Hữu giao Lương Thế Vinh. Thời điểm này rất đông đúc các phương tiện tham gia giao thông, tôi tham gia giao thông và thấy hai đồng chí CSGT c và 1 Đồng chí tôi không biết tên, đứng điều khiển giao thông ở giữa ngã tư, khi có tín hiệu đèn xanh ở Ngã tư tôi thấy các phương tiện đi vào đường BRT để xin nhang tín hiệu rẽ trái sang đường Lương Thế Vinh và hai đồng chí điều tiết giao thông ở đó vẫn để các phương tiện lưu thông rẽ trái bình thường và cũng không dùng 1 hiệu lệnh gì để yêu cầu người tham gia giao thông không được phép rẽ trái đi sang làn đường BRT và rất nhiều phương tiện tham gia giao thông di chuyển rẽ trái như thế, khi tôi đi đến đó vì thấy mọi người được phép đi như thế nên tôi cũng xin nhang rẽ trái sang đường Lương Thế Vinh, đột nhiên hai đồng chí cảnh sát giao thông trong bao nhiêu người đã rẽ trái đi vào làn đường BRT để sang đường không hề bắt giữ người vi phạm mà lại lao ra chọn 1 người tham gia giao thông bắt vào và lập biên bản xử phạt hành chính về tội đi vào làn đường BRT. Vì vào giờ cao điểm nên khi tôi tham gia giao thông tôi thấy các đồng chí không hề bắt người vi phạm khi đứng chờ ở làn đường BRT và đi vào làn đường BRT, cũng không ra hiệu lệnh ko được phép đi vào làn đường BRT nên người tham gia Giao Thông chúng tôi lầm tưởng là được phép đi vào làn đường này và rẽ trái sang đường Lương Thế Vinh để tránh ùn tắc giao thông vì lúc đó tại đoạn đường đó không hề xuất hiện chiếc xe bus BRT nào.
Tôi rất bức xúc về cách bắt người vi phạm đi vào làn đường BRT như thế của hai đồng chí CSGT, chọn người để lao ra bắt mà không bắt người vi phạm khi họ đứng chờ đèn xanh đã đứng vào làn đường BRT rồi nhưng không bắt, đây là điều tôi khó hiểu nhất về việc bắt giữ người vi phạm tham gia giao thông và rất muốn được nghe giải thích về cách bắt người vi phạm như thế này.
Trong quá trình tham gia giao thông tại Hướng Tố Hữu – Lê Văn Lương, ngày nào tôi cũng tham gia giao thông cung đường này và tôi có đi qua 3 ngã tư: ngã tư Tố Hữu- Vạn Phúc, ngã tư Tố hữu- Trần Phú, ngã tư Tố Hữu- Lương Thế Vinh. Và chứng kiến rất nhiều cảnh tượng các đồng chí điều tiết GT đứng ở giữa ngã tư trong lúc đường đông các đồng chí vẫn để người tham gia giao thông đi vào làn đường BRT để rẽ sang đường hoặc đi thẳng nên khi thấy các đồng chí không có hiệu lệnh điều tiết không được phép đi vào làn đường BRT thì tất cả người tham gia giao thông đều hiểu rằng tại thời điểm đông đúc cao điểm các đồng chí CSGT đang điều tiết giao thông cho phép người tham gia GT được phép lưu thông vào đường BRT để di chuyển nhanh tránh ùn tắc tại ngã tư, nhưng rõ ràng đang cho lưu thông thế đột nhiên đồng chí CSGT lại lao ra bắt 1 người vào và phạt tội đi vào làn đường BRT, nên điều này thực sự gây bức xúc rất nhiều cho tôi nói riêng và người tham gia giao thông trên cung đường này nói chung.
Điều tôi nói các cán bộ CSGT hoàn toàn có thể kiểm tra lại bằng camera giám sát ở các nút ngã tư của cung đường này để chứng kiến cách mà các đồng chí điều tiết giao thông và phạt vi phạm người tham gia giao thông khi lấn vào đường BRT. Tôi cũng có video quay lại thời gian ít ỏi về việc các đồng chí CSGT bắt người vi phạm đi vào làn đường BRT không nhất quán và theo kiểu lựa chọn người vi phạm.
Tôi rất mong được lắng nghe cán bộ CSGT giải thích cho tôi hiểu được vì sao trong lúc tham gia giao thông như thế mà chúng tôi lại bị bắt vi phạm theo kiểu như trên tôi đã trình bày, để người tham gia giao thông như chúng tôi nắm được và điều khiển phương tiện giao thông đúng quy định của pháp luật, không gây bức xúc tiêu cực.
Vi phạm bị bắt là đúng rồi, còn người khác cũng vi phạm như mình không bị bắt thì sao lấy đó để suy bì?
 

Tâm Sinh Phúc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-587695
Ngày cấp bằng
30/8/18
Số km
1,814
Động cơ
154,067 Mã lực
Cụ đen, thôi chấp nhận!
Nếu đi xe máy, theo e hãy tập đi sao cho các chú CSGT nhìn cái thấy chán luôn, dập tắt luôn ý định lao ra bắt mình của các chú là được. Cái này khó nên phải tập luyện :D
Gần đây e thấy bắt người vi phạm chủ yếu là nữ, ít bắt được đàn ông hơn rồi!
 

caocuongx1

Xe hơi
Biển số
OF-34712
Ngày cấp bằng
6/5/09
Số km
174
Động cơ
476,670 Mã lực
Đã đi vào làn BRT là sai rồi. Nhiều người vào làn BRT lúc đó không có nghĩa bạn đi vào là bạn cũng không sai. Còn CSGT họ bắt ai là quyền của họ.
chuẩn, luật là luật mà cụ chủ, ai sai thì chịu không thể nói người ta sai thì tôi cũng sai được.
 

biển xanh06

Xe điện
Biển số
OF-40825
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
2,952
Động cơ
495,152 Mã lực
Cụ đã bao giò đi câu chưa? Đã bao giờ cụ câu dc hết cá trong hồ chưa?

đây là tâm sự của một cựu csgt đã bị tuật xích.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top