[Funland] Hãy yêu thương trước khi bạn không thể

caophuonghanh

Xe buýt
Biển số
OF-773290
Ngày cấp bằng
4/4/21
Số km
815
Động cơ
50,863 Mã lực
Website
www.caophuonghanh.com
Dịch dã buồn bã, ngồi đọc lại Blog của chính mình và muốn chia sẻ. Một bài viết về bố em.

Hi vọng là bài viết có thể để lại cho các bác điều gì đó, về những người thân quanh mình, về những yêu thương đôi khi muốn thể hiện cũng khó có cơ hội.

img20171211140524196.jpg

Cái mùa này, cái mùa mà sáng sương tối lạnh, nắng thì hanh hanh, hoàng hôn thì đỏ rực. Cái mùa mà lòng người cũng hanh hao và dễ buồn buồn tương tư, vẩn vơ suy nghĩ. Mùa cưới, mùa được mời cưới, mùa đi ăn cưới và rồi nhớ về một người.

Mỗi lần đi ăn một cái đám cưới nào đó, tới phần đón dâu, MC mời mẹ chú rể và bố cô dâu lên làm lễ đón dâu, hay hoành tráng hơn là những đám tổ chức tiệc cưới trong hội trường, pha chút văn hoá phương Tây đầy mùi long trọng, cha cô dâu dắt tay cô dâu bước vào lễ đường. Lúc mà cảm xúc của khách mời được đẩy lên cao trào nhất, cũng chính là lúc mà tôi thoáng nghĩ về chính bản thân mình, vào một ngày nào đó, tôi cũng trở thành cô dâu xinh đẹp của ai đó. Liệu ngày đó tôi có kìm được những giọt nước mắt tủi thân của chính mình vào giây phút trọng đại đó. Khi người dắt tay tôi không phải là bố.

Bố nhỉ! Con nhớ bố………

Cũng 6 năm rồi, con mạnh mẽ lắm bố ạ, tuy con không học đại học như điều mà bố luôn kỳ vọng ở con bấy lâu. Nhưng con tự tin để chứng minh với bố rằng, con đã và đang trưởng thành theo cách mà bố mong muốn. Và hôm nay, con muốn lưu lại đây, tất cả những gì con có VỀ BỐ.

KHÁI NIỆM BỐ:

Một người cao, to, gương mặt chữ điền, mái tóc “Tốt” và làn da dầu, nhiều mụn ẩn. Về sau này, khi nghe mẹ kể lại chuyện quen bố, lấy bố, sống chung với bố cho tới khi tôi đủ nhận thức và nhớ về bố mình thì tôi biết thêm được rằng: bố hay dỗi, yêu mẹ và ghen. Bố luôn tự hào về mái tóc “đen nhất” của mình, khi mà các bác và các chú đầu 2 thứ tóc, thậm chí bạc phơ, bố vẫn thách tôi nhổ được 10 cái tóc bạc trên đầu bố. Tuy nhà có 3 chị em, nhưng chắc tôi là đứa duy nhất chuyên nhổ tóc bạc và nặn mụn cho bố, và có lẽ cũng bởi thế mà tôi vẫn nhớ những cồi mụn đầu đen luôn xuất hiện ở chỗ nào, trong mỗi lần nặn, và nặn nó sướng như thế nào.

Nhà tôi, từ họ ngoại tới họ nội đều thuần nông, bố mẹ và các bác cũng chỉ học hết phổ thông rồi đi lao động và lập gia đình. Chính vì thế, tuổi thơ tôi gắn liền với cảnh đồng quê bùn đất, sông ngòi, ao chum, với cây hoè, cây ổi, bóng râm sau nhà.
Nhà tôi liền sông, và công việc chính của bố là “đánh cá” tôi cũng không hiểu sao khu tôi ở họ gọi là đánh cá, đúng hơn thì gọi là nghề chài lưới, nhưng từ bé tôi đã quen với từ “đánh cá” ấy rồi. Đồ nghề của bố thì cũng phong phú lắm: chiếc thuyền tôn có sạp thuyền và hai mái chèo này, mấy bộ lưới với đủ loại khác nhau như độ trùng, độ dày, độ to của mắt lưới, và đặc biệt là bộ kích cá bằng điện có bình ácquy, có đèn đội đầu, có 2 vợt kích cá. Đấy, với bằng ấy thứ đồ nghề bố tôi cứ ra sông vào 7h mỗi sáng, chèo thuyền đi và 12h trưa lại chèo thuyền về, chiều chiều tầm 5h chiều chèo thuyền đi 7-8h tối lại chèo về kèm theo những mẻ cá dưới sạp thuyền. Có những ngày nhiều cá bố đi muộn hơn và trở về với chiếc thuyền nặng hơn.

Cứ mỗi tối, khi chuẩn bị cơm nước tinh tươm, chúng tôi sẽ chờ bố về bắt cá từ sạp thuyền ra và thả vào thùng xốp thật to, vặn vòi nước nhỏ tí tách cho cá có oxi thở sống tới sáng mai để mẹ đem ra chợ bán, bố đi tắm xong thì cả nhà sẽ ăn cơm. Tối nào cũng thế, bố sẽ uống 1-2 cốc rượu rồi đi ngủ nên bữa cơm tối nào cũng phải có “đồ nhắm” cho bố, và cái món đó cũng là cái món mà chị em tôi cũng thích nhất. Ngày còn nhỏ tôi cũng hay xách túi đi theo bố kích cá ven sông, chỉ biết ngày ngày bố bê thuyền ra sông và trở về, cũng không biết công việc lênh đênh trên sông của bố có những vất vả như nào. Ngày đó tôi chỉ háo hức thích nghe bố kể về chuyện ma bố gặp khi đi đánh cá đêm, hay những vụ vớt xác người chết nổi trên sông, xác nam nổi mông, xác nữ nổi ngực. Rồi nào là đi đánh cá mà vớt phải xác người thì cả năm làm ăn lụi bại, những lần nhìn thấy quan tài dưới gốc cây nhưng ngoảnh lại thì lại chẳng thấy đâu nữa,…… Đó là toàn bộ những gì tôi có trong tuổi thơ cùng bố.

Bố muốn chúng tôi học hành thành đạt lắm, tiếc là chị tôi lại chỉ học hết cấp 2 và không chọn học tiếp, thế nên bố dồn hết kỳ vọng vào tôi. Ngày tôi đăng ký thi cấp 3 vào trường chính quy có tiếng ở tỉnh Thái Bình, bố mừng lắm, bố đưa tôi đi ăn sáng rồi đèo tôi đến trường thi, rồi đón tôi về. Ngày tôi biết tin đủ điểm vào trường có lẽ tôi vui 1 nhưng bố vui 10, tôi vẫn nhớ khi đi xem điểm về, tôi thả xe trôi từ dốc cầu về nhà và hét ầm ỹ: “Bố ơi! Con đỗ rồi”, bố mua sữa chua cho tôi và để sẵn trong tủ lạnh, một điều mà trước giờ tôi chưa từng thấy.

Nếu cuộc sống cứ êm đềm như thế trôi, bố ngày ngày đi đánh cá, mẹ ra chợ bán trứng bán rau. Tôi thì học hết cấp 3 và vào một trường đại học nào đó………..thì chắc hôm nay tôi không ngồi đây và tản mạn mấy dòng này.

Vào một ngày gần cuối năm 2012, bố tôi nói với mẹ là trên cổ có nổi một viên hạch, nóng nóng và đau đau. Bố tôi ra viện khám, khi đó là khám bảo hiểm, bác sĩ hỏi tiền sử bệnh án và biết bố tôi từng bị viêm tai giữa và nói rằng do viêm tai nên chạy hạch, cứ yên tâm về nhà vài bữa là hết. Bố về và vài hôm sau lại thấy nổi thêm 1 hạch nữa, mẹ tôi ra hiệu thuốc hỏi, họ nói hạch đó rất nguy hiểm, nên khám vượt tuyến. Bố đổi sang bệnh viện đa khoa tỉnh khám và họ chẩn đoán bố tôi bị ung thư và cho giấy giới thiệu lên bệnh viện K Hà Nội.

Như một tiếng sét đánh ngang tai, tối đó nhà tôi ai cũng thẫn thờ chẳng nuốt nổi cơm, chỉ mong ngày mai bố lên Hà Nội và họ nói là bệnh viện Thái Bình chẩn đoán nhầm. Sáng hôm sau, bố mẹ tôi lên Hà Nội, chị tôi đi làm, 2 đứa chúng tôi đi học mà lòng như lửa đốt. Tối về họ hàng 2 bên nội ngoại ngồi chật nhà, từ phòng khách đến buồng trong buồng ngoài, tất cả nín lặng khi thấy xe đưa bố mẹ tôi về nhà. Vừa bước chân xuống xe, mẹ tôi lao vào buồng ôm lấy chị em tôi rồi khóc như mưa, chúng tôi chẳng nói chẳng rằng hiểu được điều gì đang xảy ra với chính gia đình mình, đứa nào đứa đấy nước mắt dàn dụa, họ hàng nhìn thấy cũng khóc theo. Bố tôi lặng lẽ đi vào

“Bố đã chết đâu, sao mẹ con mày lại khóc sớm thế”.

Chẳng ai bảo ai, nghe xong càng khóc to hơn. Bố bỏ ra ngoài phòng khách.

Không khí nặng nề ấy cũng dần phải nhường chỗ cho thái độ chấp nhận thực tại của mẹ con tôi, có khóc cũng chẳng thay đổi được gì, bây giờ phải chăm bố thật tốt, không để bố bị ảnh hưởng tâm lý bệnh sẽ chuyển biến nhanh hơn.

Mẹ nói với chúng tôi, mẹ hỏi bác sĩ họ nói bố tôi bị ung thư phổi giai đoạn cuối, nếu chữa trị chu đáo cũng chỉ kéo dài sự sống được 2 năm. Mẹ sợ bố sốc trước tin này nên vẫn giấu, chúng tôi thẫn thờ nhìn nhau. 2 năm, 2 năm, 2 năm, chẳng nhẽ đời người ngắn ngủi thế sao? Bố tôi mới 48 tuổi mà,………..

Bố nói bố không muốn trị xạ, rất tốn kém, bao nhiêu tiền của tích cóp để sau này cho chúng tôi ăn học, đằng nào cũng chết thì thôi bố để tiền đó cho chúng tôi chứ không dùng nó để chữa trị. Họ hàng khuyên ngăn mà bố không nghe, rồi cũng thấy người ta bảo trị xạ đau đớn, sức khoẻ suy yếu nhanh, chữa thuốc lá sẽ tốt hơn nên bố tôi quyết định chữa trị bằng thuốc lá – đông y. Hôm sau bố và cậu thuê xe ra Hải Phòng, tới nhà ông thầy đông y nổi tiếng chuyên bắt mạch chẩn đoán ung thư và bán lá thuốc chữa trị. Ngày nào cũng đun cho bố 1 nồi thuốc lá để xông, hãm nước lá cho bố uống. Sau 3 tháng bố tôi đi khám lại, tế bào ung thư không phát triển thêm, da bố trắng hồng, và béo khoẻ hơn trước, nhà tôi ai cũng mừng nghĩ là hiệu quả và hi vọng vào một điều gì đó may mắn đang đến với bố và gia đình.

Nhưng sau đó thì trên người bố tôi bắt đầu xuất hiện những mụn lạ, lên 1 vài mụn rất to và có mủ khu vực cạnh tai, lo lắng, bố tôi lại đi khám và bác sĩ nói tế bào ung thư của bố tôi đang phát triển, không nên tiếp tục sử dụng thuốc lá nữa, nếu không trị xạ kịp thời chúng sẽ phát triển và di căn nhanh hơn.

Liệu trình trị xạ của bố tôi kéo dài 6 tháng và chia làm 2 đợt, 3 tháng trị xạ, nghỉ 1 tháng và trị xạ tiếp 3 tháng. Vậy là những ngày tháng trị xạ của bố bắt đầu, tóc bố rụng dần đi, rồi trọc lốc. Nhưng đáng sợ hơn cả là khi đi trị xạ, người phụ nữ ốm nghén như nào thì bố tôi y như thế, bố tôi sợ tất cả các mùi, mệt mỏi, không ăn được gì ngoài bánh mỳ, sau 1 tuần đã thấy bố tôi gầy đi trông thấy, xanh xao. Nhưng bố vẫn không bỏ thuốc lào, càng buồn, càng không có gì để làm, bố tôi lại hút thuốc lào nhiều hơn. Từ ngày biết bệnh, gia đình không cho bố đi đánh cá nữa, bố cũng buồn chân buồn tay ở nhà chơi diều, bố tôi làm nhiều diều lắm, toàn những cánh diều to 1 – 2 m, rồi làm sáo bộ, bộ 3, bộ 7, bộ 9 rồi đi thả diều chơi khuây khoả qua ngày. Hồi bé tôi thích mấy bộ bàn ghế đổ bằng bê tông, trạm trổ sơn màu giống mấy gốc cây được xẻ ra làm bàn, bố bảo bố rảnh thuê người về làm bộ bàn ghế đó cho tôi và để ở sân trước cửa nhà. Tôi thích lắm, và sau này, chính bộ bàn ghế ấy cứ in hằn mãi trong tôi hình ảnh bố ngồi đó, mắt nhìn xa xăm, nhìn nhà, nhìn vườn, nhìn chúng tôi rồi nhìn ra sông. Khi ấy tôi nhìn bố và chỉ biết bố đang buồn và suy nghĩ về tương lai ngắn ngủi của bố và dài đằng đẵng của chúng tôi sau này.

Bố bảo, nếu bố mất đi rồi, nhà có mấy mẹ con bố không yên tâm. Bố mua rào sắt về vây cao tường rào để chống trộm, cứ thế, như thể bố đang cố làm tất cả những gì có thể cho mẹ con tôi trong khoảng thời gian ít ỏi của mình.

3 tháng trị xạ của bố cũng trôi qua, và bố được nghỉ ngơi 1 tháng trước kỳ trị xạ tiếp theo. Tối đó, trước ngày tôi thi kết thúc học kỳ 1 năm lớp 12, bố tôi tức ngực khó thở. Nửa đêm bố đau quá không thở được phải đưa đi cấp cứu, mẹ không cho chúng tôi đi. Tôi chỉ được nghe kể lại, khi đưa bố tôi tới bệnh viện, bác sĩ nói bố tôi bị tràn dịch màng phổi và tràn vào khoang tim, hiện tại tim bố tôi đang bơi trong bể nước nếu không chọc dịch nhanh và kịp thời bố tôi có thể mất ngay trong đêm đó, họ yêu cầu mẹ tôi ký cam kết, trong quá trình chọc dịch mà bố tôi qua đời họ sẽ không chịu trách nhiệm cho sự cố đó. Và thật may là đêm đó bình yên đã đến với bố tôi. Ngày hôm sau, khi thi xong tôi vào viện với bố, chỉ còn nhớ lại bố tôi rất mệt mỏi, gầy xanh xao. Sau 1 tuần điều trị ổn định tại viện, bố tôi có thể về nhà.
Bác sĩ nói, khi tràn dịch lần 1 sẽ rất dễ tái diễn việc tràn dịch của những lần sau đó nên gia đình chuẩn bị tinh thần trước, trường hợp khẩn cấp có thể đi cấp cứu ngay.
Họ hàng tìm hiểu và có giới thiệu cho một cách chữa trị là uống nước nấm linh chi, dịch sẽ chuyển sang hệ bài tiết. Tôi và mẹ lại đi tìm mua nấm linh chi về cho bố uống, công nhận là bố không có hiện tượng tràn dịch lần 2 nhưng bố lại thường xuyên bị đi ngoài, và toàn đi ra nước. Bố bắt đầu ăn ít đi và gầy hơn trước, không còn đủ sức khoẻ để trị xạ lần 2 nữa.

Rồi bố tôi bắt đầu bị đau khớp đầu gối chân trái, ban đầu là đau và nhức mỏi, sau là đau không thể đi được. Rồi cũng nghe họ hàng chỉ, giã cái lá gì đó và đắp vào đầu gối cho bố tôi, nhưng nó cũng chỉ là tạm thời, bố nói cảm giác như có con gì đó đang gặm xương đầu gối bố tôi vậy. Bố cũng chẳng còn đủ sức để đi thả diều, chỉ ngày ngày nằm trong giường, đỡ hơn thì ra phòng khách hay ra ngoài sân ngồi trên bộ bàn ghế bố làm cho tôi, hút thuốc, nhìn xa xăm mọi nơi,…………………

Vậy là cũng 1 năm kể từ khi bố tôi biết bệnh, gần tết, tôi làm tặng bố 2 khung tranh giấy xoắn thật lớn, một đầm sen cao 80cm và rộng 1m2, trong khung tranh đó tôi có ghi: “Người bi quan luôn thấy khó khăn trong mọi cơ hội, người lạc quan luôn thấy cơ hội trong mọi khó khăn” và một khung tranh chim hót trên cành hồng trà. Bố vui lắm, cũng đi ra đi vô, ngắm qua ngắm lại mấy khung tranh tôi làm. Nhưng tết đó, bố tôi bắt đầu yếu hơn, bố tôi không đau chân trái nữa nhưng bắt đầu đau sang chân phải. Một cái tết ảm đạm vô cùng khi chúng tôi và mẹ luôn nơm nớp nghĩ tới ngày bố bỏ mẹ con chúng tôi lại.

Những cơn đau của bố bắt đầu dai dẳng hơn, bố cần tới sự xoa bóp của mẹ con tôi để dịu đi phần nào, mỗi lần ngồi nắn chân cho bố, bố kêu nắn thật mạnh vào, bóp vào xương ấy. Thú thực bố tôi cũng đâu còn thịt đâu, bóp là đã thấy toàn gân và xương rồi, nhưng dường như lực bóp của chúng tôi cũng chẳng lại được cái con tế bào ung thư đang ăn mòn từng tế bào xương của bố tôi. Khi mà việc xoa bóp của mẹ con tôi không thể giải quyết được những cơn đau ấy nữa, bố tôi phải dùng đến Morphine – thuốc giảm đau gây nghiện và không được bán tràn lan trên thị trường. Đầu tiên là ngày 1 mũi, dần dà lên 2, lên 5 rồi lên tới mức độ chẳng thể kiểm soát, đau lúc nào, tiêm lúc ấy, rồi thuốc phiện đen,………Nhưng tất cả cũng chỉ là liệu pháp tạm thời chắp vá.

Rồi một ngày, cơn đau của bố tôi không dừng lại ở tay, chân mà lan tới cổ và lên tới đầu, đó là 3 ngày trước khi bố tôi mất.

Có lẽ đó là một may mắn của tôi, khi mà ngày bố tôi mất, tôi được nghỉ buổi chiều, và cả chiều đó tôi bên cạnh bố, duy nhất lúc bố ra đi là khi tôi không có mặt. Chiều đó, tôi và mẹ ngồi bóp chân và tay cho bố, bố dặn dò nhiều lắm, tôi chỉ biết vừa bóp chân vừa lau nước mắt. Bố vẫn muốn sau này tôi vào đại học, phụ giúp mẹ và bảo ban thằng em trai vào cấp 3, bố không muốn tôi dừng việc học lại và đi làm. Sau đó mẹ ra chùa lễ cho bố, bố kêu nóng cổ và chuẩn bị đau lên đầu, tôi bóp cổ và bóp đầu cho bố rồi cũng ngủ quên luôn. Chiều tối bố tỉnh, kêu đau, tôi lại bóp cho bố thêm lúc nữa, rồi bố bảo tôi để bố ngủ, tôi ra khỏi phòng bố. Mẹ đang tắm, tôi vừa ra khỏi phòng bố chưa được 15 phút thì nghe thấy tiếng bố tôi đập chân xuống giường, và có lẽ đó là tiếng gọi cuối cùng mà bố dành cho mẹ con tôi, khi tôi vội vã chạy vào, bố vẫn nằm đó nhưng không còn là bố của chiều nay, không còn là bố của ngày thơ ấu, không còn là bố của mỗi sáng ra sông và chiều tối về nhà. Mà chỉ còn một người đàn ông gầy gò, và lồng ngực không còn gồng lên để thở, bất động và hơi ấm đang mất dần. Tôi gào lên gọi mẹ và không biết phải làm gì, cứ gọi “Bố ơi” trong tuyệt vọng.

Bố tôi tự đặt quan tài cho mình, tự liên hệ nhà thiêu, chọn người lo cỗ bàn ma chay và chôn cất cho bố. Bố đã sẵn sàng và chuẩn bị cho tất cả, chúng tôi cũng chuẩn bị tâm lý vào một ngày bố sẽ lìa xa. Nhưng có lẽ, đó là điều bất công nhất mà tôi gặp trong cuộc sống, tôi vẫn luôn tâm niệm: Ở hiền gặp lành, nhưng nó chẳng đúng với bố tôi.
Nếu ai hỏi vì sao tôi mạnh mẽ, thì chắc vì tôi thấy mình không thể yếu đuối. Tôi đã hứa với bố: Con sẽ thay bố chăm lo cho mẹ và em nên tôi không có cơ hội được yếu đuối. Tuyệt đối không, và nếu có lúc nào quá mệt mỏi, muốn mè nheo tôi lại ôm gối và gọi bố.

Bố nhỉ!..................................
 

khong_co_xe

Xe tăng
Biển số
OF-452349
Ngày cấp bằng
11/9/16
Số km
1,960
Động cơ
232,359 Mã lực
Xí tầng 2!
 

vneseman

Xe lăn
Biển số
OF-142852
Ngày cấp bằng
22/5/12
Số km
10,514
Động cơ
1,232,507 Mã lực
Nhiều chữ là các cụ OFer lười đọc lắm. Em ngoi lên cho các cụ khác đọc chứ em giống đại đa số OFer :D
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,266
Động cơ
654,116 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Dịch dã buồn bã, ngồi đọc lại Blog của chính mình và muốn chia sẻ. Một bài viết về bố em.

Hi vọng là bài viết có thể để lại cho các bác điều gì đó, về những người thân quanh mình, về những yêu thương đôi khi muốn thể hiện cũng khó có cơ hội.

View attachment 6402414
Cái mùa này, cái mùa mà sáng sương tối lạnh, nắng thì hanh hanh, hoàng hôn thì đỏ rực. Cái mùa mà lòng người cũng hanh hao và dễ buồn buồn tương tư, vẩn vơ suy nghĩ. Mùa cưới, mùa được mời cưới, mùa đi ăn cưới và rồi nhớ về một người.

Mỗi lần đi ăn một cái đám cưới nào đó, tới phần đón dâu, MC mời mẹ chú rể và bố cô dâu lên làm lễ đón dâu, hay hoành tráng hơn là những đám tổ chức tiệc cưới trong hội trường, pha chút văn hoá phương Tây đầy mùi long trọng, cha cô dâu dắt tay cô dâu bước vào lễ đường. Lúc mà cảm xúc của khách mời được đẩy lên cao trào nhất, cũng chính là lúc mà tôi thoáng nghĩ về chính bản thân mình, vào một ngày nào đó, tôi cũng trở thành cô dâu xinh đẹp của ai đó. Liệu ngày đó tôi có kìm được những giọt nước mắt tủi thân của chính mình vào giây phút trọng đại đó. Khi người dắt tay tôi không phải là bố.

Bố nhỉ! Con nhớ bố………

Cũng 6 năm rồi, con mạnh mẽ lắm bố ạ, tuy con không học đại học như điều mà bố luôn kỳ vọng ở con bấy lâu. Nhưng con tự tin để chứng minh với bố rằng, con đã và đang trưởng thành theo cách mà bố mong muốn. Và hôm nay, con muốn lưu lại đây, tất cả những gì con có VỀ BỐ.

KHÁI NIỆM BỐ:

Một người cao, to, gương mặt chữ điền, mái tóc “Tốt” và làn da dầu, nhiều mụn ẩn. Về sau này, khi nghe mẹ kể lại chuyện quen bố, lấy bố, sống chung với bố cho tới khi tôi đủ nhận thức và nhớ về bố mình thì tôi biết thêm được rằng: bố hay dỗi, yêu mẹ và ghen. Bố luôn tự hào về mái tóc “đen nhất” của mình, khi mà các bác và các chú đầu 2 thứ tóc, thậm chí bạc phơ, bố vẫn thách tôi nhổ được 10 cái tóc bạc trên đầu bố. Tuy nhà có 3 chị em, nhưng chắc tôi là đứa duy nhất chuyên nhổ tóc bạc và nặn mụn cho bố, và có lẽ cũng bởi thế mà tôi vẫn nhớ những cồi mụn đầu đen luôn xuất hiện ở chỗ nào, trong mỗi lần nặn, và nặn nó sướng như thế nào.

Nhà tôi, từ họ ngoại tới họ nội đều thuần nông, bố mẹ và các bác cũng chỉ học hết phổ thông rồi đi lao động và lập gia đình. Chính vì thế, tuổi thơ tôi gắn liền với cảnh đồng quê bùn đất, sông ngòi, ao chum, với cây hoè, cây ổi, bóng râm sau nhà.
Nhà tôi liền sông, và công việc chính của bố là “đánh cá” tôi cũng không hiểu sao khu tôi ở họ gọi là đánh cá, đúng hơn thì gọi là nghề chài lưới, nhưng từ bé tôi đã quen với từ “đánh cá” ấy rồi. Đồ nghề của bố thì cũng phong phú lắm: chiếc thuyền tôn có sạp thuyền và hai mái chèo này, mấy bộ lưới với đủ loại khác nhau như độ trùng, độ dày, độ to của mắt lưới, và đặc biệt là bộ kích cá bằng điện có bình ácquy, có đèn đội đầu, có 2 vợt kích cá. Đấy, với bằng ấy thứ đồ nghề bố tôi cứ ra sông vào 7h mỗi sáng, chèo thuyền đi và 12h trưa lại chèo thuyền về, chiều chiều tầm 5h chiều chèo thuyền đi 7-8h tối lại chèo về kèm theo những mẻ cá dưới sạp thuyền. Có những ngày nhiều cá bố đi muộn hơn và trở về với chiếc thuyền nặng hơn.

Cứ mỗi tối, khi chuẩn bị cơm nước tinh tươm, chúng tôi sẽ chờ bố về bắt cá từ sạp thuyền ra và thả vào thùng xốp thật to, vặn vòi nước nhỏ tí tách cho cá có oxi thở sống tới sáng mai để mẹ đem ra chợ bán, bố đi tắm xong thì cả nhà sẽ ăn cơm. Tối nào cũng thế, bố sẽ uống 1-2 cốc rượu rồi đi ngủ nên bữa cơm tối nào cũng phải có “đồ nhắm” cho bố, và cái món đó cũng là cái món mà chị em tôi cũng thích nhất. Ngày còn nhỏ tôi cũng hay xách túi đi theo bố kích cá ven sông, chỉ biết ngày ngày bố bê thuyền ra sông và trở về, cũng không biết công việc lênh đênh trên sông của bố có những vất vả như nào. Ngày đó tôi chỉ háo hức thích nghe bố kể về chuyện ma bố gặp khi đi đánh cá đêm, hay những vụ vớt xác người chết nổi trên sông, xác nam nổi mông, xác nữ nổi ngực. Rồi nào là đi đánh cá mà vớt phải xác người thì cả năm làm ăn lụi bại, những lần nhìn thấy quan tài dưới gốc cây nhưng ngoảnh lại thì lại chẳng thấy đâu nữa,…… Đó là toàn bộ những gì tôi có trong tuổi thơ cùng bố.

Bố muốn chúng tôi học hành thành đạt lắm, tiếc là chị tôi lại chỉ học hết cấp 2 và không chọn học tiếp, thế nên bố dồn hết kỳ vọng vào tôi. Ngày tôi đăng ký thi cấp 3 vào trường chính quy có tiếng ở tỉnh Thái Bình, bố mừng lắm, bố đưa tôi đi ăn sáng rồi đèo tôi đến trường thi, rồi đón tôi về. Ngày tôi biết tin đủ điểm vào trường có lẽ tôi vui 1 nhưng bố vui 10, tôi vẫn nhớ khi đi xem điểm về, tôi thả xe trôi từ dốc cầu về nhà và hét ầm ỹ: “Bố ơi! Con đỗ rồi”, bố mua sữa chua cho tôi và để sẵn trong tủ lạnh, một điều mà trước giờ tôi chưa từng thấy.

Nếu cuộc sống cứ êm đềm như thế trôi, bố ngày ngày đi đánh cá, mẹ ra chợ bán trứng bán rau. Tôi thì học hết cấp 3 và vào một trường đại học nào đó………..thì chắc hôm nay tôi không ngồi đây và tản mạn mấy dòng này.

Vào một ngày gần cuối năm 2012, bố tôi nói với mẹ là trên cổ có nổi một viên hạch, nóng nóng và đau đau. Bố tôi ra viện khám, khi đó là khám bảo hiểm, bác sĩ hỏi tiền sử bệnh án và biết bố tôi từng bị viêm tai giữa và nói rằng do viêm tai nên chạy hạch, cứ yên tâm về nhà vài bữa là hết. Bố về và vài hôm sau lại thấy nổi thêm 1 hạch nữa, mẹ tôi ra hiệu thuốc hỏi, họ nói hạch đó rất nguy hiểm, nên khám vượt tuyến. Bố đổi sang bệnh viện đa khoa tỉnh khám và họ chẩn đoán bố tôi bị ung thư và cho giấy giới thiệu lên bệnh viện K Hà Nội.

Như một tiếng sét đánh ngang tai, tối đó nhà tôi ai cũng thẫn thờ chẳng nuốt nổi cơm, chỉ mong ngày mai bố lên Hà Nội và họ nói là bệnh viện Thái Bình chẩn đoán nhầm. Sáng hôm sau, bố mẹ tôi lên Hà Nội, chị tôi đi làm, 2 đứa chúng tôi đi học mà lòng như lửa đốt. Tối về họ hàng 2 bên nội ngoại ngồi chật nhà, từ phòng khách đến buồng trong buồng ngoài, tất cả nín lặng khi thấy xe đưa bố mẹ tôi về nhà. Vừa bước chân xuống xe, mẹ tôi lao vào buồng ôm lấy chị em tôi rồi khóc như mưa, chúng tôi chẳng nói chẳng rằng hiểu được điều gì đang xảy ra với chính gia đình mình, đứa nào đứa đấy nước mắt dàn dụa, họ hàng nhìn thấy cũng khóc theo. Bố tôi lặng lẽ đi vào

“Bố đã chết đâu, sao mẹ con mày lại khóc sớm thế”.

Chẳng ai bảo ai, nghe xong càng khóc to hơn. Bố bỏ ra ngoài phòng khách.

Không khí nặng nề ấy cũng dần phải nhường chỗ cho thái độ chấp nhận thực tại của mẹ con tôi, có khóc cũng chẳng thay đổi được gì, bây giờ phải chăm bố thật tốt, không để bố bị ảnh hưởng tâm lý bệnh sẽ chuyển biến nhanh hơn.

Mẹ nói với chúng tôi, mẹ hỏi bác sĩ họ nói bố tôi bị ung thư phổi giai đoạn cuối, nếu chữa trị chu đáo cũng chỉ kéo dài sự sống được 2 năm. Mẹ sợ bố sốc trước tin này nên vẫn giấu, chúng tôi thẫn thờ nhìn nhau. 2 năm, 2 năm, 2 năm, chẳng nhẽ đời người ngắn ngủi thế sao? Bố tôi mới 48 tuổi mà,………..

Bố nói bố không muốn trị xạ, rất tốn kém, bao nhiêu tiền của tích cóp để sau này cho chúng tôi ăn học, đằng nào cũng chết thì thôi bố để tiền đó cho chúng tôi chứ không dùng nó để chữa trị. Họ hàng khuyên ngăn mà bố không nghe, rồi cũng thấy người ta bảo trị xạ đau đớn, sức khoẻ suy yếu nhanh, chữa thuốc lá sẽ tốt hơn nên bố tôi quyết định chữa trị bằng thuốc lá – đông y. Hôm sau bố và cậu thuê xe ra Hải Phòng, tới nhà ông thầy đông y nổi tiếng chuyên bắt mạch chẩn đoán ung thư và bán lá thuốc chữa trị. Ngày nào cũng đun cho bố 1 nồi thuốc lá để xông, hãm nước lá cho bố uống. Sau 3 tháng bố tôi đi khám lại, tế bào ung thư không phát triển thêm, da bố trắng hồng, và béo khoẻ hơn trước, nhà tôi ai cũng mừng nghĩ là hiệu quả và hi vọng vào một điều gì đó may mắn đang đến với bố và gia đình.

Nhưng sau đó thì trên người bố tôi bắt đầu xuất hiện những mụn lạ, lên 1 vài mụn rất to và có mủ khu vực cạnh tai, lo lắng, bố tôi lại đi khám và bác sĩ nói tế bào ung thư của bố tôi đang phát triển, không nên tiếp tục sử dụng thuốc lá nữa, nếu không trị xạ kịp thời chúng sẽ phát triển và di căn nhanh hơn.

Liệu trình trị xạ của bố tôi kéo dài 6 tháng và chia làm 2 đợt, 3 tháng trị xạ, nghỉ 1 tháng và trị xạ tiếp 3 tháng. Vậy là những ngày tháng trị xạ của bố bắt đầu, tóc bố rụng dần đi, rồi trọc lốc. Nhưng đáng sợ hơn cả là khi đi trị xạ, người phụ nữ ốm nghén như nào thì bố tôi y như thế, bố tôi sợ tất cả các mùi, mệt mỏi, không ăn được gì ngoài bánh mỳ, sau 1 tuần đã thấy bố tôi gầy đi trông thấy, xanh xao. Nhưng bố vẫn không bỏ thuốc lào, càng buồn, càng không có gì để làm, bố tôi lại hút thuốc lào nhiều hơn. Từ ngày biết bệnh, gia đình không cho bố đi đánh cá nữa, bố cũng buồn chân buồn tay ở nhà chơi diều, bố tôi làm nhiều diều lắm, toàn những cánh diều to 1 – 2 m, rồi làm sáo bộ, bộ 3, bộ 7, bộ 9 rồi đi thả diều chơi khuây khoả qua ngày. Hồi bé tôi thích mấy bộ bàn ghế đổ bằng bê tông, trạm trổ sơn màu giống mấy gốc cây được xẻ ra làm bàn, bố bảo bố rảnh thuê người về làm bộ bàn ghế đó cho tôi và để ở sân trước cửa nhà. Tôi thích lắm, và sau này, chính bộ bàn ghế ấy cứ in hằn mãi trong tôi hình ảnh bố ngồi đó, mắt nhìn xa xăm, nhìn nhà, nhìn vườn, nhìn chúng tôi rồi nhìn ra sông. Khi ấy tôi nhìn bố và chỉ biết bố đang buồn và suy nghĩ về tương lai ngắn ngủi của bố và dài đằng đẵng của chúng tôi sau này.

Bố bảo, nếu bố mất đi rồi, nhà có mấy mẹ con bố không yên tâm. Bố mua rào sắt về vây cao tường rào để chống trộm, cứ thế, như thể bố đang cố làm tất cả những gì có thể cho mẹ con tôi trong khoảng thời gian ít ỏi của mình.

3 tháng trị xạ của bố cũng trôi qua, và bố được nghỉ ngơi 1 tháng trước kỳ trị xạ tiếp theo. Tối đó, trước ngày tôi thi kết thúc học kỳ 1 năm lớp 12, bố tôi tức ngực khó thở. Nửa đêm bố đau quá không thở được phải đưa đi cấp cứu, mẹ không cho chúng tôi đi. Tôi chỉ được nghe kể lại, khi đưa bố tôi tới bệnh viện, bác sĩ nói bố tôi bị tràn dịch màng phổi và tràn vào khoang tim, hiện tại tim bố tôi đang bơi trong bể nước nếu không chọc dịch nhanh và kịp thời bố tôi có thể mất ngay trong đêm đó, họ yêu cầu mẹ tôi ký cam kết, trong quá trình chọc dịch mà bố tôi qua đời họ sẽ không chịu trách nhiệm cho sự cố đó. Và thật may là đêm đó bình yên đã đến với bố tôi. Ngày hôm sau, khi thi xong tôi vào viện với bố, chỉ còn nhớ lại bố tôi rất mệt mỏi, gầy xanh xao. Sau 1 tuần điều trị ổn định tại viện, bố tôi có thể về nhà.
Bác sĩ nói, khi tràn dịch lần 1 sẽ rất dễ tái diễn việc tràn dịch của những lần sau đó nên gia đình chuẩn bị tinh thần trước, trường hợp khẩn cấp có thể đi cấp cứu ngay.
Họ hàng tìm hiểu và có giới thiệu cho một cách chữa trị là uống nước nấm linh chi, dịch sẽ chuyển sang hệ bài tiết. Tôi và mẹ lại đi tìm mua nấm linh chi về cho bố uống, công nhận là bố không có hiện tượng tràn dịch lần 2 nhưng bố lại thường xuyên bị đi ngoài, và toàn đi ra nước. Bố bắt đầu ăn ít đi và gầy hơn trước, không còn đủ sức khoẻ để trị xạ lần 2 nữa.

Rồi bố tôi bắt đầu bị đau khớp đầu gối chân trái, ban đầu là đau và nhức mỏi, sau là đau không thể đi được. Rồi cũng nghe họ hàng chỉ, giã cái lá gì đó và đắp vào đầu gối cho bố tôi, nhưng nó cũng chỉ là tạm thời, bố nói cảm giác như có con gì đó đang gặm xương đầu gối bố tôi vậy. Bố cũng chẳng còn đủ sức để đi thả diều, chỉ ngày ngày nằm trong giường, đỡ hơn thì ra phòng khách hay ra ngoài sân ngồi trên bộ bàn ghế bố làm cho tôi, hút thuốc, nhìn xa xăm mọi nơi,…………………

Vậy là cũng 1 năm kể từ khi bố tôi biết bệnh, gần tết, tôi làm tặng bố 2 khung tranh giấy xoắn thật lớn, một đầm sen cao 80cm và rộng 1m2, trong khung tranh đó tôi có ghi: “Người bi quan luôn thấy khó khăn trong mọi cơ hội, người lạc quan luôn thấy cơ hội trong mọi khó khăn” và một khung tranh chim hót trên cành hồng trà. Bố vui lắm, cũng đi ra đi vô, ngắm qua ngắm lại mấy khung tranh tôi làm. Nhưng tết đó, bố tôi bắt đầu yếu hơn, bố tôi không đau chân trái nữa nhưng bắt đầu đau sang chân phải. Một cái tết ảm đạm vô cùng khi chúng tôi và mẹ luôn nơm nớp nghĩ tới ngày bố bỏ mẹ con chúng tôi lại.

Những cơn đau của bố bắt đầu dai dẳng hơn, bố cần tới sự xoa bóp của mẹ con tôi để dịu đi phần nào, mỗi lần ngồi nắn chân cho bố, bố kêu nắn thật mạnh vào, bóp vào xương ấy. Thú thực bố tôi cũng đâu còn thịt đâu, bóp là đã thấy toàn gân và xương rồi, nhưng dường như lực bóp của chúng tôi cũng chẳng lại được cái con tế bào ung thư đang ăn mòn từng tế bào xương của bố tôi. Khi mà việc xoa bóp của mẹ con tôi không thể giải quyết được những cơn đau ấy nữa, bố tôi phải dùng đến Morphine – thuốc giảm đau gây nghiện và không được bán tràn lan trên thị trường. Đầu tiên là ngày 1 mũi, dần dà lên 2, lên 5 rồi lên tới mức độ chẳng thể kiểm soát, đau lúc nào, tiêm lúc ấy, rồi thuốc phiện đen,………Nhưng tất cả cũng chỉ là liệu pháp tạm thời chắp vá.

Rồi một ngày, cơn đau của bố tôi không dừng lại ở tay, chân mà lan tới cổ và lên tới đầu, đó là 3 ngày trước khi bố tôi mất.

Có lẽ đó là một may mắn của tôi, khi mà ngày bố tôi mất, tôi được nghỉ buổi chiều, và cả chiều đó tôi bên cạnh bố, duy nhất lúc bố ra đi là khi tôi không có mặt. Chiều đó, tôi và mẹ ngồi bóp chân và tay cho bố, bố dặn dò nhiều lắm, tôi chỉ biết vừa bóp chân vừa lau nước mắt. Bố vẫn muốn sau này tôi vào đại học, phụ giúp mẹ và bảo ban thằng em trai vào cấp 3, bố không muốn tôi dừng việc học lại và đi làm. Sau đó mẹ ra chùa lễ cho bố, bố kêu nóng cổ và chuẩn bị đau lên đầu, tôi bóp cổ và bóp đầu cho bố rồi cũng ngủ quên luôn. Chiều tối bố tỉnh, kêu đau, tôi lại bóp cho bố thêm lúc nữa, rồi bố bảo tôi để bố ngủ, tôi ra khỏi phòng bố. Mẹ đang tắm, tôi vừa ra khỏi phòng bố chưa được 15 phút thì nghe thấy tiếng bố tôi đập chân xuống giường, và có lẽ đó là tiếng gọi cuối cùng mà bố dành cho mẹ con tôi, khi tôi vội vã chạy vào, bố vẫn nằm đó nhưng không còn là bố của chiều nay, không còn là bố của ngày thơ ấu, không còn là bố của mỗi sáng ra sông và chiều tối về nhà. Mà chỉ còn một người đàn ông gầy gò, và lồng ngực không còn gồng lên để thở, bất động và hơi ấm đang mất dần. Tôi gào lên gọi mẹ và không biết phải làm gì, cứ gọi “Bố ơi” trong tuyệt vọng.

Bố tôi tự đặt quan tài cho mình, tự liên hệ nhà thiêu, chọn người lo cỗ bàn ma chay và chôn cất cho bố. Bố đã sẵn sàng và chuẩn bị cho tất cả, chúng tôi cũng chuẩn bị tâm lý vào một ngày bố sẽ lìa xa. Nhưng có lẽ, đó là điều bất công nhất mà tôi gặp trong cuộc sống, tôi vẫn luôn tâm niệm: Ở hiền gặp lành, nhưng nó chẳng đúng với bố tôi.
Nếu ai hỏi vì sao tôi mạnh mẽ, thì chắc vì tôi thấy mình không thể yếu đuối. Tôi đã hứa với bố: Con sẽ thay bố chăm lo cho mẹ và em nên tôi không có cơ hội được yếu đuối. Tuyệt đối không, và nếu có lúc nào quá mệt mỏi, muốn mè nheo tôi lại ôm gối và gọi bố.

Bố nhỉ!..................................
Bố mình cũng đã đi xa
Và mình cảm nhận được bố đang từng phút xa mình theo từng nhịp thở và hơi ấm cứ chậm dần, lạnh dần...
Giờ là cái nhớ khắc khoải, nhói thẳm trong tim
 

quy la tien

Xe điện
Biển số
OF-126198
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
3,305
Động cơ
544,050 Mã lực
Dịch dã buồn bã, ngồi đọc lại Blog của chính mình và muốn chia sẻ. Một bài viết về bố em.

Hi vọng là bài viết có thể để lại cho các bác điều gì đó, về những người thân quanh mình, về những yêu thương đôi khi muốn thể hiện cũng khó có cơ hội.

View attachment 6402414
Cái mùa này, cái mùa mà sáng sương tối lạnh, nắng thì hanh hanh, hoàng hôn thì đỏ rực. Cái mùa mà lòng người cũng hanh hao và dễ buồn buồn tương tư, vẩn vơ suy nghĩ. Mùa cưới, mùa được mời cưới, mùa đi ăn cưới và rồi nhớ về một người.

Mỗi lần đi ăn một cái đám cưới nào đó, tới phần đón dâu, MC mời mẹ chú rể và bố cô dâu lên làm lễ đón dâu, hay hoành tráng hơn là những đám tổ chức tiệc cưới trong hội trường, pha chút văn hoá phương Tây đầy mùi long trọng, cha cô dâu dắt tay cô dâu bước vào lễ đường. Lúc mà cảm xúc của khách mời được đẩy lên cao trào nhất, cũng chính là lúc mà tôi thoáng nghĩ về chính bản thân mình, vào một ngày nào đó, tôi cũng trở thành cô dâu xinh đẹp của ai đó. Liệu ngày đó tôi có kìm được những giọt nước mắt tủi thân của chính mình vào giây phút trọng đại đó. Khi người dắt tay tôi không phải là bố.

Bố nhỉ! Con nhớ bố………

Cũng 6 năm rồi, con mạnh mẽ lắm bố ạ, tuy con không học đại học như điều mà bố luôn kỳ vọng ở con bấy lâu. Nhưng con tự tin để chứng minh với bố rằng, con đã và đang trưởng thành theo cách mà bố mong muốn. Và hôm nay, con muốn lưu lại đây, tất cả những gì con có VỀ BỐ.

KHÁI NIỆM BỐ:

Một người cao, to, gương mặt chữ điền, mái tóc “Tốt” và làn da dầu, nhiều mụn ẩn. Về sau này, khi nghe mẹ kể lại chuyện quen bố, lấy bố, sống chung với bố cho tới khi tôi đủ nhận thức và nhớ về bố mình thì tôi biết thêm được rằng: bố hay dỗi, yêu mẹ và ghen. Bố luôn tự hào về mái tóc “đen nhất” của mình, khi mà các bác và các chú đầu 2 thứ tóc, thậm chí bạc phơ, bố vẫn thách tôi nhổ được 10 cái tóc bạc trên đầu bố. Tuy nhà có 3 chị em, nhưng chắc tôi là đứa duy nhất chuyên nhổ tóc bạc và nặn mụn cho bố, và có lẽ cũng bởi thế mà tôi vẫn nhớ những cồi mụn đầu đen luôn xuất hiện ở chỗ nào, trong mỗi lần nặn, và nặn nó sướng như thế nào.

Nhà tôi, từ họ ngoại tới họ nội đều thuần nông, bố mẹ và các bác cũng chỉ học hết phổ thông rồi đi lao động và lập gia đình. Chính vì thế, tuổi thơ tôi gắn liền với cảnh đồng quê bùn đất, sông ngòi, ao chum, với cây hoè, cây ổi, bóng râm sau nhà.
Nhà tôi liền sông, và công việc chính của bố là “đánh cá” tôi cũng không hiểu sao khu tôi ở họ gọi là đánh cá, đúng hơn thì gọi là nghề chài lưới, nhưng từ bé tôi đã quen với từ “đánh cá” ấy rồi. Đồ nghề của bố thì cũng phong phú lắm: chiếc thuyền tôn có sạp thuyền và hai mái chèo này, mấy bộ lưới với đủ loại khác nhau như độ trùng, độ dày, độ to của mắt lưới, và đặc biệt là bộ kích cá bằng điện có bình ácquy, có đèn đội đầu, có 2 vợt kích cá. Đấy, với bằng ấy thứ đồ nghề bố tôi cứ ra sông vào 7h mỗi sáng, chèo thuyền đi và 12h trưa lại chèo thuyền về, chiều chiều tầm 5h chiều chèo thuyền đi 7-8h tối lại chèo về kèm theo những mẻ cá dưới sạp thuyền. Có những ngày nhiều cá bố đi muộn hơn và trở về với chiếc thuyền nặng hơn.

Cứ mỗi tối, khi chuẩn bị cơm nước tinh tươm, chúng tôi sẽ chờ bố về bắt cá từ sạp thuyền ra và thả vào thùng xốp thật to, vặn vòi nước nhỏ tí tách cho cá có oxi thở sống tới sáng mai để mẹ đem ra chợ bán, bố đi tắm xong thì cả nhà sẽ ăn cơm. Tối nào cũng thế, bố sẽ uống 1-2 cốc rượu rồi đi ngủ nên bữa cơm tối nào cũng phải có “đồ nhắm” cho bố, và cái món đó cũng là cái món mà chị em tôi cũng thích nhất. Ngày còn nhỏ tôi cũng hay xách túi đi theo bố kích cá ven sông, chỉ biết ngày ngày bố bê thuyền ra sông và trở về, cũng không biết công việc lênh đênh trên sông của bố có những vất vả như nào. Ngày đó tôi chỉ háo hức thích nghe bố kể về chuyện ma bố gặp khi đi đánh cá đêm, hay những vụ vớt xác người chết nổi trên sông, xác nam nổi mông, xác nữ nổi ngực. Rồi nào là đi đánh cá mà vớt phải xác người thì cả năm làm ăn lụi bại, những lần nhìn thấy quan tài dưới gốc cây nhưng ngoảnh lại thì lại chẳng thấy đâu nữa,…… Đó là toàn bộ những gì tôi có trong tuổi thơ cùng bố.

Bố muốn chúng tôi học hành thành đạt lắm, tiếc là chị tôi lại chỉ học hết cấp 2 và không chọn học tiếp, thế nên bố dồn hết kỳ vọng vào tôi. Ngày tôi đăng ký thi cấp 3 vào trường chính quy có tiếng ở tỉnh Thái Bình, bố mừng lắm, bố đưa tôi đi ăn sáng rồi đèo tôi đến trường thi, rồi đón tôi về. Ngày tôi biết tin đủ điểm vào trường có lẽ tôi vui 1 nhưng bố vui 10, tôi vẫn nhớ khi đi xem điểm về, tôi thả xe trôi từ dốc cầu về nhà và hét ầm ỹ: “Bố ơi! Con đỗ rồi”, bố mua sữa chua cho tôi và để sẵn trong tủ lạnh, một điều mà trước giờ tôi chưa từng thấy.

Nếu cuộc sống cứ êm đềm như thế trôi, bố ngày ngày đi đánh cá, mẹ ra chợ bán trứng bán rau. Tôi thì học hết cấp 3 và vào một trường đại học nào đó………..thì chắc hôm nay tôi không ngồi đây và tản mạn mấy dòng này.

Vào một ngày gần cuối năm 2012, bố tôi nói với mẹ là trên cổ có nổi một viên hạch, nóng nóng và đau đau. Bố tôi ra viện khám, khi đó là khám bảo hiểm, bác sĩ hỏi tiền sử bệnh án và biết bố tôi từng bị viêm tai giữa và nói rằng do viêm tai nên chạy hạch, cứ yên tâm về nhà vài bữa là hết. Bố về và vài hôm sau lại thấy nổi thêm 1 hạch nữa, mẹ tôi ra hiệu thuốc hỏi, họ nói hạch đó rất nguy hiểm, nên khám vượt tuyến. Bố đổi sang bệnh viện đa khoa tỉnh khám và họ chẩn đoán bố tôi bị ung thư và cho giấy giới thiệu lên bệnh viện K Hà Nội.

Như một tiếng sét đánh ngang tai, tối đó nhà tôi ai cũng thẫn thờ chẳng nuốt nổi cơm, chỉ mong ngày mai bố lên Hà Nội và họ nói là bệnh viện Thái Bình chẩn đoán nhầm. Sáng hôm sau, bố mẹ tôi lên Hà Nội, chị tôi đi làm, 2 đứa chúng tôi đi học mà lòng như lửa đốt. Tối về họ hàng 2 bên nội ngoại ngồi chật nhà, từ phòng khách đến buồng trong buồng ngoài, tất cả nín lặng khi thấy xe đưa bố mẹ tôi về nhà. Vừa bước chân xuống xe, mẹ tôi lao vào buồng ôm lấy chị em tôi rồi khóc như mưa, chúng tôi chẳng nói chẳng rằng hiểu được điều gì đang xảy ra với chính gia đình mình, đứa nào đứa đấy nước mắt dàn dụa, họ hàng nhìn thấy cũng khóc theo. Bố tôi lặng lẽ đi vào

“Bố đã chết đâu, sao mẹ con mày lại khóc sớm thế”.

Chẳng ai bảo ai, nghe xong càng khóc to hơn. Bố bỏ ra ngoài phòng khách.

Không khí nặng nề ấy cũng dần phải nhường chỗ cho thái độ chấp nhận thực tại của mẹ con tôi, có khóc cũng chẳng thay đổi được gì, bây giờ phải chăm bố thật tốt, không để bố bị ảnh hưởng tâm lý bệnh sẽ chuyển biến nhanh hơn.

Mẹ nói với chúng tôi, mẹ hỏi bác sĩ họ nói bố tôi bị ung thư phổi giai đoạn cuối, nếu chữa trị chu đáo cũng chỉ kéo dài sự sống được 2 năm. Mẹ sợ bố sốc trước tin này nên vẫn giấu, chúng tôi thẫn thờ nhìn nhau. 2 năm, 2 năm, 2 năm, chẳng nhẽ đời người ngắn ngủi thế sao? Bố tôi mới 48 tuổi mà,………..

Bố nói bố không muốn trị xạ, rất tốn kém, bao nhiêu tiền của tích cóp để sau này cho chúng tôi ăn học, đằng nào cũng chết thì thôi bố để tiền đó cho chúng tôi chứ không dùng nó để chữa trị. Họ hàng khuyên ngăn mà bố không nghe, rồi cũng thấy người ta bảo trị xạ đau đớn, sức khoẻ suy yếu nhanh, chữa thuốc lá sẽ tốt hơn nên bố tôi quyết định chữa trị bằng thuốc lá – đông y. Hôm sau bố và cậu thuê xe ra Hải Phòng, tới nhà ông thầy đông y nổi tiếng chuyên bắt mạch chẩn đoán ung thư và bán lá thuốc chữa trị. Ngày nào cũng đun cho bố 1 nồi thuốc lá để xông, hãm nước lá cho bố uống. Sau 3 tháng bố tôi đi khám lại, tế bào ung thư không phát triển thêm, da bố trắng hồng, và béo khoẻ hơn trước, nhà tôi ai cũng mừng nghĩ là hiệu quả và hi vọng vào một điều gì đó may mắn đang đến với bố và gia đình.

Nhưng sau đó thì trên người bố tôi bắt đầu xuất hiện những mụn lạ, lên 1 vài mụn rất to và có mủ khu vực cạnh tai, lo lắng, bố tôi lại đi khám và bác sĩ nói tế bào ung thư của bố tôi đang phát triển, không nên tiếp tục sử dụng thuốc lá nữa, nếu không trị xạ kịp thời chúng sẽ phát triển và di căn nhanh hơn.

Liệu trình trị xạ của bố tôi kéo dài 6 tháng và chia làm 2 đợt, 3 tháng trị xạ, nghỉ 1 tháng và trị xạ tiếp 3 tháng. Vậy là những ngày tháng trị xạ của bố bắt đầu, tóc bố rụng dần đi, rồi trọc lốc. Nhưng đáng sợ hơn cả là khi đi trị xạ, người phụ nữ ốm nghén như nào thì bố tôi y như thế, bố tôi sợ tất cả các mùi, mệt mỏi, không ăn được gì ngoài bánh mỳ, sau 1 tuần đã thấy bố tôi gầy đi trông thấy, xanh xao. Nhưng bố vẫn không bỏ thuốc lào, càng buồn, càng không có gì để làm, bố tôi lại hút thuốc lào nhiều hơn. Từ ngày biết bệnh, gia đình không cho bố đi đánh cá nữa, bố cũng buồn chân buồn tay ở nhà chơi diều, bố tôi làm nhiều diều lắm, toàn những cánh diều to 1 – 2 m, rồi làm sáo bộ, bộ 3, bộ 7, bộ 9 rồi đi thả diều chơi khuây khoả qua ngày. Hồi bé tôi thích mấy bộ bàn ghế đổ bằng bê tông, trạm trổ sơn màu giống mấy gốc cây được xẻ ra làm bàn, bố bảo bố rảnh thuê người về làm bộ bàn ghế đó cho tôi và để ở sân trước cửa nhà. Tôi thích lắm, và sau này, chính bộ bàn ghế ấy cứ in hằn mãi trong tôi hình ảnh bố ngồi đó, mắt nhìn xa xăm, nhìn nhà, nhìn vườn, nhìn chúng tôi rồi nhìn ra sông. Khi ấy tôi nhìn bố và chỉ biết bố đang buồn và suy nghĩ về tương lai ngắn ngủi của bố và dài đằng đẵng của chúng tôi sau này.

Bố bảo, nếu bố mất đi rồi, nhà có mấy mẹ con bố không yên tâm. Bố mua rào sắt về vây cao tường rào để chống trộm, cứ thế, như thể bố đang cố làm tất cả những gì có thể cho mẹ con tôi trong khoảng thời gian ít ỏi của mình.

3 tháng trị xạ của bố cũng trôi qua, và bố được nghỉ ngơi 1 tháng trước kỳ trị xạ tiếp theo. Tối đó, trước ngày tôi thi kết thúc học kỳ 1 năm lớp 12, bố tôi tức ngực khó thở. Nửa đêm bố đau quá không thở được phải đưa đi cấp cứu, mẹ không cho chúng tôi đi. Tôi chỉ được nghe kể lại, khi đưa bố tôi tới bệnh viện, bác sĩ nói bố tôi bị tràn dịch màng phổi và tràn vào khoang tim, hiện tại tim bố tôi đang bơi trong bể nước nếu không chọc dịch nhanh và kịp thời bố tôi có thể mất ngay trong đêm đó, họ yêu cầu mẹ tôi ký cam kết, trong quá trình chọc dịch mà bố tôi qua đời họ sẽ không chịu trách nhiệm cho sự cố đó. Và thật may là đêm đó bình yên đã đến với bố tôi. Ngày hôm sau, khi thi xong tôi vào viện với bố, chỉ còn nhớ lại bố tôi rất mệt mỏi, gầy xanh xao. Sau 1 tuần điều trị ổn định tại viện, bố tôi có thể về nhà.
Bác sĩ nói, khi tràn dịch lần 1 sẽ rất dễ tái diễn việc tràn dịch của những lần sau đó nên gia đình chuẩn bị tinh thần trước, trường hợp khẩn cấp có thể đi cấp cứu ngay.
Họ hàng tìm hiểu và có giới thiệu cho một cách chữa trị là uống nước nấm linh chi, dịch sẽ chuyển sang hệ bài tiết. Tôi và mẹ lại đi tìm mua nấm linh chi về cho bố uống, công nhận là bố không có hiện tượng tràn dịch lần 2 nhưng bố lại thường xuyên bị đi ngoài, và toàn đi ra nước. Bố bắt đầu ăn ít đi và gầy hơn trước, không còn đủ sức khoẻ để trị xạ lần 2 nữa.

Rồi bố tôi bắt đầu bị đau khớp đầu gối chân trái, ban đầu là đau và nhức mỏi, sau là đau không thể đi được. Rồi cũng nghe họ hàng chỉ, giã cái lá gì đó và đắp vào đầu gối cho bố tôi, nhưng nó cũng chỉ là tạm thời, bố nói cảm giác như có con gì đó đang gặm xương đầu gối bố tôi vậy. Bố cũng chẳng còn đủ sức để đi thả diều, chỉ ngày ngày nằm trong giường, đỡ hơn thì ra phòng khách hay ra ngoài sân ngồi trên bộ bàn ghế bố làm cho tôi, hút thuốc, nhìn xa xăm mọi nơi,…………………

Vậy là cũng 1 năm kể từ khi bố tôi biết bệnh, gần tết, tôi làm tặng bố 2 khung tranh giấy xoắn thật lớn, một đầm sen cao 80cm và rộng 1m2, trong khung tranh đó tôi có ghi: “Người bi quan luôn thấy khó khăn trong mọi cơ hội, người lạc quan luôn thấy cơ hội trong mọi khó khăn” và một khung tranh chim hót trên cành hồng trà. Bố vui lắm, cũng đi ra đi vô, ngắm qua ngắm lại mấy khung tranh tôi làm. Nhưng tết đó, bố tôi bắt đầu yếu hơn, bố tôi không đau chân trái nữa nhưng bắt đầu đau sang chân phải. Một cái tết ảm đạm vô cùng khi chúng tôi và mẹ luôn nơm nớp nghĩ tới ngày bố bỏ mẹ con chúng tôi lại.

Những cơn đau của bố bắt đầu dai dẳng hơn, bố cần tới sự xoa bóp của mẹ con tôi để dịu đi phần nào, mỗi lần ngồi nắn chân cho bố, bố kêu nắn thật mạnh vào, bóp vào xương ấy. Thú thực bố tôi cũng đâu còn thịt đâu, bóp là đã thấy toàn gân và xương rồi, nhưng dường như lực bóp của chúng tôi cũng chẳng lại được cái con tế bào ung thư đang ăn mòn từng tế bào xương của bố tôi. Khi mà việc xoa bóp của mẹ con tôi không thể giải quyết được những cơn đau ấy nữa, bố tôi phải dùng đến Morphine – thuốc giảm đau gây nghiện và không được bán tràn lan trên thị trường. Đầu tiên là ngày 1 mũi, dần dà lên 2, lên 5 rồi lên tới mức độ chẳng thể kiểm soát, đau lúc nào, tiêm lúc ấy, rồi thuốc phiện đen,………Nhưng tất cả cũng chỉ là liệu pháp tạm thời chắp vá.

Rồi một ngày, cơn đau của bố tôi không dừng lại ở tay, chân mà lan tới cổ và lên tới đầu, đó là 3 ngày trước khi bố tôi mất.

Có lẽ đó là một may mắn của tôi, khi mà ngày bố tôi mất, tôi được nghỉ buổi chiều, và cả chiều đó tôi bên cạnh bố, duy nhất lúc bố ra đi là khi tôi không có mặt. Chiều đó, tôi và mẹ ngồi bóp chân và tay cho bố, bố dặn dò nhiều lắm, tôi chỉ biết vừa bóp chân vừa lau nước mắt. Bố vẫn muốn sau này tôi vào đại học, phụ giúp mẹ và bảo ban thằng em trai vào cấp 3, bố không muốn tôi dừng việc học lại và đi làm. Sau đó mẹ ra chùa lễ cho bố, bố kêu nóng cổ và chuẩn bị đau lên đầu, tôi bóp cổ và bóp đầu cho bố rồi cũng ngủ quên luôn. Chiều tối bố tỉnh, kêu đau, tôi lại bóp cho bố thêm lúc nữa, rồi bố bảo tôi để bố ngủ, tôi ra khỏi phòng bố. Mẹ đang tắm, tôi vừa ra khỏi phòng bố chưa được 15 phút thì nghe thấy tiếng bố tôi đập chân xuống giường, và có lẽ đó là tiếng gọi cuối cùng mà bố dành cho mẹ con tôi, khi tôi vội vã chạy vào, bố vẫn nằm đó nhưng không còn là bố của chiều nay, không còn là bố của ngày thơ ấu, không còn là bố của mỗi sáng ra sông và chiều tối về nhà. Mà chỉ còn một người đàn ông gầy gò, và lồng ngực không còn gồng lên để thở, bất động và hơi ấm đang mất dần. Tôi gào lên gọi mẹ và không biết phải làm gì, cứ gọi “Bố ơi” trong tuyệt vọng.

Bố tôi tự đặt quan tài cho mình, tự liên hệ nhà thiêu, chọn người lo cỗ bàn ma chay và chôn cất cho bố. Bố đã sẵn sàng và chuẩn bị cho tất cả, chúng tôi cũng chuẩn bị tâm lý vào một ngày bố sẽ lìa xa. Nhưng có lẽ, đó là điều bất công nhất mà tôi gặp trong cuộc sống, tôi vẫn luôn tâm niệm: Ở hiền gặp lành, nhưng nó chẳng đúng với bố tôi.
Nếu ai hỏi vì sao tôi mạnh mẽ, thì chắc vì tôi thấy mình không thể yếu đuối. Tôi đã hứa với bố: Con sẽ thay bố chăm lo cho mẹ và em nên tôi không có cơ hội được yếu đuối. Tuyệt đối không, và nếu có lúc nào quá mệt mỏi, muốn mè nheo tôi lại ôm gối và gọi bố.

Bố nhỉ!..................................
Chia sẻ với mợ!
Văn mợ viết tình cảm quá, mong dưới suối vàng ô ý cũng phù hộ độ trì nhiều cho gđ mợ.
Trước có cụ trên này biên về quá trình điều trị K cho mẹ, cũng dài và cảm động lắm, UT đúng là căn bệnh quái ác!
 

comiki

Xe lăn
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
14,568
Động cơ
1,925,511 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ngoài kia có thớt tư vấn tranh chấp, đúng là muôn màu :(
 

long46lh

Xe hơi
Biển số
OF-774492
Ngày cấp bằng
15/4/21
Số km
143
Động cơ
39,949 Mã lực
Tuổi
35
Dài quá cụ nào tóm lại hộ em có được ko?
 

xukthal.

Xe lăn
Biển số
OF-780223
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
11,575
Động cơ
707,306 Mã lực
Lâu ko gặp rùi :(
Nhớ.....nhớ hôm nao ta mới giận hờn.
Đưa nhau về đường phố mưa trơn
Ôi bây giờ xa cách ngàn trùng...
 
Chỉnh sửa cuối:

mtr0359

Xe tải
Biển số
OF-413912
Ngày cấp bằng
31/3/16
Số km
403
Động cơ
229,498 Mã lực
Tuổi
47
dịch giã buồn bạn ạ, cũng đã mấy tháng nay m chỉ gặp các cụ trên Zalo, quê mình thì tận hôm qua mới có 1 ca F0, cũng mong tai qua nạn khỏi cho tất cả mọi người,
Trong khó khăn ta lại thấy nhiều cơ hội.:x
 

caophuonghanh

Xe buýt
Biển số
OF-773290
Ngày cấp bằng
4/4/21
Số km
815
Động cơ
50,863 Mã lực
Website
www.caophuonghanh.com
Chia sẻ với mợ!
Văn mợ viết tình cảm quá, mong dưới suối vàng ô ý cũng phù hộ độ trì nhiều cho gđ mợ.
Trước có cụ trên này biên về quá trình điều trị K cho mẹ, cũng dài và cảm động lắm, UT đúng là căn bệnh quái ác!
Em cũng sợ UT, nói chung, nếu có phải ra đi, thì cứ nhẹ nhàng như lên cơn đau đầu, ngủ rồi không tỉnh lại nữa. Chứ đau đớn như UT thì tội lắm bác ạ,
 

doccocuukiem

Xe điện
Biển số
OF-485979
Ngày cấp bằng
1/2/17
Số km
2,432
Động cơ
141,260 Mã lực
Ung thư thì khổ lắm, ra đi ở tuổi 49 còn nhiều điều dở dang chưa làm được. Đàn ông thì thường cố chịu đựng ít khi thể hiện nỗi đau ra ngoài vì dù sao mình cũng là người mạnh mẽ nhất, không muốn để người thân lo lắng, hầu hết là như vậy
 

Cá Tráp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-452824
Ngày cấp bằng
13/9/16
Số km
11,566
Động cơ
322,599 Mã lực
Tuổi
48
Ông Già em cũng đầy mụn ẩn và cũng đánh cá nuôi bọn em.
Cũng hay kể chuyện ma khi đi đánh cá.
Giờ thì ngày nào cũng điện thoại hỏi thăm em.
Dù em đã là U50, lúc nào cũng coi em như trẻ con Cụ ạ.
Em chả thần tượng ai hết vì chả ai qua ông già em.
Bao cấp đói khổ làm đủ việc để nuôi em.
Đạp xe ba gác, chăn vịt, đánh cá, vào rừng hái hạt đười ươi...
 

LWH

Xe tải
Biển số
OF-700193
Ngày cấp bằng
16/9/19
Số km
444
Động cơ
100,616 Mã lực
Nơi ở
Quận Ba Đình
Em cũng sợ UT, nói chung, nếu có phải ra đi, thì cứ nhẹ nhàng như lên cơn đau đầu, ngủ rồi không tỉnh lại nữa. Chứ đau đớn như UT thì tội lắm bác ạ,
Bố vợ mình cũng mới ra đi vì UT, chưa đầy 4 tháng kể từ ngày phát hiện.
Điều không may, nhưng có lẽ lại là thứ an ủi cho gia đình mình nhất, là ông hôn mê nhiều ngày trước khi đi, để không phải bị đau đớn tiếp tục dày vò.
Lần đầu tiên chứng kiến giờ phút cuối cùng của một đời người nên đến bây giờ mình vẫn ám ảnh, ông bỗng nhiên tỉnh lại nhìn khắp mọi người, không nói được gì vì vướng ống thở, chỉ chảy nước mắt, rồi lại hôn mê cho đến lúc ngừng tim.
 

ductien.su

Xe tăng
Biển số
OF-512713
Ngày cấp bằng
29/5/17
Số km
1,357
Động cơ
199,325 Mã lực
Tuổi
33
Nhắc vụ thi hk1 năm l12 lại nhớ hồi ấy trong phòng thi toán. Cả phòng đang làm bài đc 2/3 t/gian thì có con bé lớp bên mặt đỏ au tự dưng đứng dậy bảo thầy giám thị "thầy cho em đi về ạ!".
Ông thầy giáo bảo đang thi về sao đc em, thế là nó khóc nức nở rồi chạy ra khỏi phòng thi luôn, sách vở cũng chả thèm cầm. Lúc ấy cả phòng thi nhốn nháo nhìn ra ngoài mới thấy chị nó đứng ngoài nãy giờ ra hiệu bố nó vừa mất (cũng bị K).
1 thằng bạn thân của em cũng mất vì K cách đây mấy năm rồi. Mất mà ở xa nhà ko 1 ai trong gđ biết luôn, người biết chỉ có ông chủ xưởng với ông làm cùng. Như bố của mợ chủ ít nhất còn có 1 gia đình riêng để gửi gắm tương lai. Thằng bạn em lúc sống thì bị chính người nhà ghẻ lạnh đến nỗi phải tha hương. Lúc mất cũng cô độc, nó cũng tự gửi gắm lại hết tiền tự lo hậu sự cho mình. Đc cái bị K giai đoạn cuối nhưng từ lúc biết bệnh cho đến khi mất tương đối nhẹ nhàng, ít bị giày vò.
Người ngoài ai nhìn hay nghe kể về đời nó cũng đều thấy nó khổ, mà em méo biết chính bản thân nó có thấy nó khổ hay ko nữa. Hy vọng là nó méo thấy j.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top