[Funland] Hình ảnh vũ khí, trang bị của Quân đội nhân dân Việt Nam - Phần 2

Trạng thái
Thớt đang đóng

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,310
Động cơ
-484 Mã lực
Mời các bác tiếp tục chia sẻ.

Em xin tiếp bằng vài hình ảnh "Đường lên nông trường SV trông Su hào giống mới"


 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực
Chào mợ Nội Y:D lâu rồi không gặp mợ, trong cơ sở dữ liệu của mợ có gì mới thì phọt thêm ra cho AE trên này cùng chém cái nào:D
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực
VERA-E, "siêu radar" mà Việt Nam có thể mua


Trong cuộc chiến phòng không ở Nam Tư, Tamara (thế hệ trước của VERA) đã góp phần phát hiện và bắn rơi F-117 khiến Mỹ sửng sốt.

Theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Cộng hòa Séc (CH Séc), trong chuyến thăm vừa qua tới Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Vondra, hai bên đã thảo luận về việc cung cấp một số hệ thống giám sát thụ động tiên tiến VERA-E.

Để cung cấp thông tin đầy đủ tới bạn đọc, Đất việt có bài viết giới thiệu về hệ thống giám sát thụ động VERA-E mà Việt Nam có thể mua này.
Hệ thống radar thụ động VERA (CH Séc gọi là Věra) hay gọi chính xác hơn là hệ thống giám sát thụ động (PSS) VERA do Công ty kỹ thuật ERA của Cộng hòa Séc chế tạo.

Đây là là một hệ thống hỗ trợ điện tử (ESM) cho phép đo đạc sự chênh lệch thời gian (TDOA) của các xung điện từ do mục tiêu phát ra tới bốn trạm cảm biến trên mặt đất để phát hiện và theo dõi những vật thể phát xạ trên không, trên biển và cả trên đất liền. Qua đó tính toán, xác định tọa độ của mục tiêu về cả khoảng cách, góc phương vị, độ cao để liên kết với các hệ thống điều khiển hỏa lực tên lửa tiến hành tiêu diệt mục tiêu, kể cả tất cả các loại máy bay tàng hình tiên tiến như B-2, F-117 và thậm chí F-22, F-35, chứ đừng nói gì tới J-20.

VERA hoạt động như một nguồn thu thập các thông tin độc lập về mọi động thái, hoạt động, sự di chuyển của tất cả các mục tiêu trên không, trên biển và trên đất liền để có thể thực hiện nhiệm vụ giám sát và hỗ trợ cho các hệ thống radar của Trung tâm Giám sát Không phận Cộng hòa Séc.

Đài trinh sát thụ động của hệ thống VERA S/M.
Sự ra đời của nó đã góp phần cải thiện hiệu quả, hỗ trợ hoạt động của các hệ thống giám sát thụ động trước đó như hệ thống Tamara và Tacan mà CH Séc đang sử dụng.

Các cuộc thử nghiệm chứng minh rằng, hệ thống VERA (bản nội địa) có khả năng hoạt động với tầm xa từ 400 - 500 km.

Phần mềm hệ thống hiện nay có khả năng tự động và theo dõi đồng thời lên tới 300 máy bay/mục tiêu khác nhau trong thời gian thực.

Người Séc khẳng định VERA có thể phát hiện máy bay tàng hình B-2 của Mỹ từ cự li rất xa, khoảng 250km.

Lịch sử phát triển

Hệ thống VERA ngày nay được bắt nguồn từ là hệ thống giám sát thụ động PRP-1 Kopáč, PSS đầu tiên được phát triển cho quân đội Liên Xô từ năm 1963, có thể theo dõi 6 mục tiêu khác nhau.

Nối tiếp sau đó là hệ thống KRTP-81 Ramona (NATO gọi là Soft Ball) được phát triển vào năm 1979, có thể phát hiện và theo dõi đồng thời 20 mục tiêu.

Năm 1987, hệ thống được phát triển lên thành KRTP-86 Tamara (định danh NATO là Trash Can), có thể phát hiện 23 mục tiêu radar và 48 mục tiêu IFF (nhận dạng bạn thù).

Khi đó, Cộng hòa Séc nằm trong khối XHCN ở Đông Âu nên các hệ thống giám sát thụ động trên đều được xuất khẩu rộng rãi trong khối.

Sau biến cố chính trị năm 1989, các kỹ sư và quan chức lãnh đạo của Tesla đã thành lập công ty mới là Era ở Pardubice, chuyên sản xuất các dòng cảm biến thế hệ tiếp theo của hệ thống VERA.

PSS VERA là sự phát triển mới nhất trong bề dày lịch sử phát triển hệ thống ESM TDOA của Cộng hòa Séc, và là sự kế thừa của hệ thống trinh sát thụ động tinh vi Tamara.

Năm 1995, hệ thống giám sát thụ động VERA đã được thử nghiệm thành công trong mọi điều kiện thời tiết và được vận hành liên tục bởi một nhóm các chuyên gia đến từ Trung tâm Các hệ thống Thụ động Lực lượng Không quân và từ Bộ Tư lệnh Phòng không của Quân đội Cộng hòa Séc.

Nguyên mẫu hệ thống VERA đầu tiên đã được CH Séc triển khai lắp đặt và bố trí ở một khu vực có độ cao 1.000 m để phát huy được khả năng giám sát tất cả các động thái đang xảy ra trên bầu trời và trên mặt đất của đất nước.

Tháng 10/2006, Tổng công ty Rannoch tuyên bố mua lại ERA, tháng 2/2007 chính thức đổi tên thành Tổng công ty ERA, tháng 7/2008 ERA được mua lại bởi SRA International. Và gần đây nhất, tháng 11/2011, ERA Pardubice lại được mua lại bởi công ty xuất nhập khẩu vũ khí thương mại Omnipol của CH Séc.
Nguyên lý hoạt động, đặc điểm kỹ - chiến thuật của PSS VERA-E

Biến thể xuất khẩu của PSS VERA là VERA-E, tất cả các thành phần của hệ thống đều được đặt trên xe cơ động để thuận tiện trong quá trình di chuyển, ẩn náu và triển khai.

Hệ thống được triển khai điển hình bao gồm 3 đài thu ESM bố trí theo hình tam giác đều (trường hợp lý tưởng), mỗi đài bao quát một vùng quạt rộng 120 độ (3 đài là 360 độ) và một đài thu trung tâm được đặt ở giữa (gồm thiết bị xử lý tín hiệu và máy thu ESM thực hiện vai trò như một đài thu thứ cấp, đồng thời cũng là trạm thu tín hiệu tổng hợp do 3 đài thứ cấp truyền về).

Mô phỏng cách thức triển khai và khả năng tác chiến của hệ thống VERA-E.
Cảm biến thế hệ đầu của hệ thống VERA chỉ có thể phát hiện và theo dõi các xung điện từ phát ra từ mục tiêu dựa vào phương pháp đo khoảng thời gian trễ nhận được xung. Đài thu hoạt động ở dải tần rất rộng, từ 1 - 18 Ghz và thường tận dụng các hệ thống thu phát của radar giám sát thứ cấp (SSR) như, radar trên không, radar thời tiết, hệ thống thu phát dẫn đường chiến thuật hàng không (TACAN), hệ thống dẫn đường có các thiết bị đo xa (DME), tín hiệu truyền thông số và các tín hiệu nhiễu xung do đối phương phát ra để tính toán tọa độ mục tiêu.

Các đài thu thứ cấp sẽ thu tín hiệu nhận được do mục tiêu phát ra và truyền về trung tâm theo đường truyền sóng vi ba kiểu điểm - điểm (point - to - point). Trung tâm xử lý sẽ tính toán độ trễ của các xung từ ba trạm thu truyền về để tính ra TDOA (khoảng chênh lệch thời gian tới) của các xung ở mỗi đài thu.

TDOA của một xung từ một đài thu bên cạnh và đài thu trung tâm sẽ xác định vị trí mục tiêu dựa vào việc lấy giao của các mặt hipeboloit. Trạm thu con thứ hai sẽ cung cấp TDOA của nó và tạo ra một hipeboloit thứ hai.

Giao của hai hipeboloit sẽ xác định mục tiêu trên một đường thẳng, cung cấp một tọa độ 2D về mục tiêu (khoảng cách và góc phương vị). Khi đó, giao của hipeboloit do trạm thu thứ ba sẽ tạo ra tọa độ về độ cao mục tiêu, cung cấp một tọa độ vị trí đầy đủ dạng 3D. Máy tính trung tâm sẽ tổng hợp giao hội mọi tín hiệu thu về, theo phương pháp định vị "vi sai thời gian tới của tín hiệu" trên các tam giác, sẽ xác định được rất nhanh tọa độ mục tiêu.
Đồng thời ngay khi tọa độ mục tiêu được xác định, thông tin về mục tiêu sẽ được truyền về các đài radar hoả lực của tên lửa phòng không, nhờ thế cũng có thông số bắn ban đầu, đạn được phóng lên, bám sát liên tục máy bay và tiêu diệt ở cự ly thích hợp.

Mô phỏng tọa độ mục tiêu trên không gian 3 chiều.
Trạm radar đa năng

Theo một số nguồn tin, đài trinh sát thụ động VERA-E có thể kết hợp liên thông tín hiệu với các phân đội hoả lực tên lửa SAM của Việt Nam hiện nay như SA-3, S-125, S-300... để có thể tấn công phá hủy mục tiêu bằng tên lửa. Đây là một đặc điểm khá quan trọng của hệ thống trong việc liên kết thành một mạng lưới phòng không tích hợp, chống lại mọi đòn tấn công đường không của đối phương.

PSS VERA hoạt động chính xác hơn ở dải sóng cực ngắn, bộ đo thời gian vốn có của hệ thống phụ thuộc phần lớn vào trạm thu trung tâm. Trong thực tế, khoảng cách giữa các trạm thu con ở càng xa nhau thì độ chính xác càng cao, nhưng người ta thường triển khai hệ thống từ 3 - 4 trạm, khoảng cách các trạm con tới trạm trung tâm từ 15 - 40 km (cực đại là 50 km) để đảm bảo được cả hai yêu cầu về độ chính xác và cự li phát hiện mục tiêu.

Đặc điểm quan trọng khác của PSS VERA là nguyên lý hoạt động của hệ thống có thể phát hiện ra tín hiệu bức xạ và xác định được vị trí của các đài radar chủ động khác của đối phương mà không hề bị phát hiện. Các mục tiêu trên mặt đất như xe tăng, xe trinh sát, rađar, các mục tiêu trên biển như tàu chiến, radar trên tàu... đều có thể phát hiện và tính toán được chính xác tọa độ, để hỗ trợ cho các đơn vị phòng thủ bờ biển, pháo binh...

Tại trung tâm xử lý, kíp vận hành hệ thống chỉ đơn giản gồm 2 người (1 lính cộng với 1 sỹ quan) với các thiết bị điện tử trong xe xử lý tín hiệu trung tâm rất hiện đại.
Theo các chuyên gia, PSS VERA là một hệ thống hiệu quả, bổ sung và hỗ trợ cho những hệ thống radar chủ động đang tồn tại trong việc giám sát không phận của bất kỳ một quốc gia nào.

Thông số kỹ thuật của PSS VERA-E.

+ Thông tin đầu ra của máy tính xử lý trung tâm có tốc độ cập nhật vị trí mục tiêu có thể điều chỉnh từ 1 - 5 giây.
+ Độ nhạy máy thu của trạm thu thứ cấp rất cao (-100 dBm)
+ An ten thu của trạm thứ cấp có kích thước lớn, dài 1,3 m, rộng 0,9m, nặng 120 kg. Nguồn công suất 24 V DC/250 W.
+ Anten thu tín hiệu đường truyền điểm - điểm có đường kính 600 mm (400 mm), nặng 24 kg, chùm sóng tín hiệu rất hẹp 1,26 độ, sử dụng nguồn công suất thấp 24V DC/20 W.
+ Dải tần hoạt động cơ bản từ 1 - 18 Ghz, có thể lựa chọn thêm hai dải tần hoạt động khác là 0,1 - 1 Ghz và 18 - 40 Ghz.
+ Khả năng phát hiện và theo dõi đồng thời 200 mục tiêu khác nhau. Bao gồm tất cả các mục tiêu như radar, các hệ thống phát đáp TACAN, đài gây nhiễu, các điểm truyền sóng vô tuyến trong dải tần.
+ Mức độ tự động hóa rất cao.
+) Yêu cầu bảo dưỡng không quá cầu kỳ.

Trung tâm xử lý tín hiệu của toàn hệ thống được đặt trên xe cơ động.
Ra đa thụ động VERA-E không phát sóng mà chỉ thu tín hiệu dựa trên nguyên lý, trong một môi trường không gian đồng nhất, bất kỳ một “xao động” nào của vật thể bay cũng tạo ra các sóng điện từ trường, tuỳ theo mức độ ít nhiều.

Khắc tinh của máy bay tàng hình

Máy bay tàng hình (MBTH) có nhiều cách “giấu mình”, đã tạo ra rất ít sự bộc lộ đó. Nhưng suốt hành trình bay, MBTH cũng phải liên lạc và phải mở thiết bị xác định độ cao, phải mở khoang vũ khí… Có MBTH gặp mưa, tác dụng tàng hình bị giảm…lúc này, máy thu, cảm biến của ra đa thụ động có thể thu liên tục tất cả các dấu hiệu ấy để tính toán tọa độ chính xác về mục tiêu, hỗ trợ tên lửa phòng không tiêu diệt MBTH.

Đài thu tín hiệu thụ động thứ cấp của hệ thống VERA-E.
Một nhược điểm của ra đa chủ động là, xung phát đi, nếu gặp máy bay tàng hình, sóng bị hấp phụ hoặc tán xạ ra nhiều hướng làm cường độ tín hiệu quay trở lại máy thu quá yếu, máy thu coi như bị "mù". Đó là chưa kể một số máy bay có thiết bị “cảm nhận” đang bị “bắt sóng”, và đối phó bằng các tên lửa chống radar.

Tuy nhiên, với nguyên lý hoạt động của các hệ thống radar thụ động, khả năng sống còn cao hơn gấp nhiều lần. Các cuộc chiến tranh ngày nay đều diễn ra bằng các đòn đánh "phủ đầu" sử dụng sức mạnh không quân, MBTH "luồn lách" qua các hệ thống radar phòng không chủ động của đối phương và "vô hiệu hóa" chúng. Chính vì vậy, lúc này các hệ thống radar thụ động sẽ là đòn đáp trả "tương xứng", luôn sẵn sàng bắt bám mục tiêu MBTH để cho tên lửa phòng không tiêu diệt.

Xu hướng phát triển công nghệ quân sự hiện nay đang tập chung chủ yếu vào các giải pháp tàng hình, vì thế, các phương pháp "chống tàng hình" cũng đang được rất nhiều quốc gia chú trọng. Các đài radar thụ động cũng đang được nhiều nước như Israel, Đức, Nga, Mỹ... tích cực nghiên cứu chế tạo. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, VERA cùng với Kolchuga mới thực sự là hai hệ thống trinh sát thụ động có khả năng phát hiện MBTH tốt nhất thế giới.

Các biến thể
Nhà sản xuất cung cấp hệ thống cũng đã tạo ra các cấu hình VERA khác nhau, gồm:
VERA - P3D, đã được thương mại hóa, phạm vi hoạt động ngắn hơn và được dùng để giám sát các thiết bị phát đáp của các phương tiện mặt đất ở các cảng hàng không.
VERA - AP, giám sát không lưu tầm xa cho dân sự và chỉ hoạt động trong dải tầm từ 1030 - 1090 Mhz.
VERA - E, biến thể từ hệ thống ESM của quân đội, và dành riêng cho xuất khẩu. Như vậy, có thể khẳng định Việt Nam sẽ mua hệ thống VERA-E.
VERA S/M biến thể cơ động cho riêng quân đội CH Séc sử dụng. Ngoài ra còn một số biến thể cho các nhiệm vụ khác nhau như VERA - ADSB, VERA - HME, VERA ASCS và BORAP.
Chiến tích trên chiến trường và thương trường
Nam Tư đã sớm có hệ thống radar thụ động Tamara (thế hệ trước của VERA), cùng với các loại ra đa khác, góp phần phát hiện và bắn hạ tại chỗ 1 máy bay F-117 của Mỹ trong bảo vệ vùng trời Kosovo năm 1999. Chính vì vậy, Tamara mà sau này là VERA đã được rất nhiều nước trên thế giới rất quan tâm đến.

Máy bay tàng hình F-117, một máy bay mà không quân Mỹ vẫn cho là “trong suốt điện từ” nhưng lại bị bắn hạ bởi một hệ thống tên lửa SA-3 đã lỗi thời với sự hỗ trợ của hệ thống Tamara. Có thể chính vì vậy, tháng 8/2005, quân đội Mỹ đã từng gửi một nhóm chuyên gia quân sự của mình đến thành phố Pardubice, phía Đông Bohemia để tiếp quản một đài radar thụ động VERA do CH Séc sản xuất từ nhà xuất khẩu vũ khí Thomas CZ.

Tại đây, nhóm chuyên gia quân sự Mỹ đã được huấn luyện cách vận hành hệ thống VERA mà sau này, một hệ thống như vậy đã được CH Séc cung cấp cho Mỹ nhằm mục đích nghiên cứu. Từ đó đến nay, có nhiều dư luận đánh giá, bàn luận về loại ra đa thụ động này của CH Séc, với nhiều thông tin đáng chú ý.

F-117 Nighthawk của Không quân được cho là đã bị hệ thống Tamara phát hiện và cung cấp tham số bắn cho tên lửa SA-3 của Nam Tư bắn rơi năm 1999.
Ở CH Séc, lần đầu tiên, hai hệ thống giám sát thụ động, biến thể di động của hệ thống VERA S/M đã được bàn giao cho Trung đoàn số 53, thuộc Trung tâm Giám sát Thụ động đóng ở České Budějovice vào ngày 7/12/2004.

Theo báo cáo năm 2005 của Mỹ, Việt Nam, Pakistan, Malaysia và Ai cập đã thể hiện sự quan tâm đến PSS VERA của CH Séc. Tuy nhiên, tại thời điểm đó mới chỉ có Estonia là có được hệ thống này sau CH Séc, Mỹ là nước quốc gia nước ngoài thứ hai mua hệ thống VERA.
Năm 2004, thông qua công ty xuất nhập khẩu quân sự Omnipol, Trung Quốc đã đặt mua của Cộng hòa Cezch tất cả 6 hệ thống Vera-E trị giá 55,7 triệu USD. Tuy nhiên Mỹ đã gây sức ép với Thủ tướng Séc không được bán loại vũ khí này cho Trung Quốc, vì vậy hợp đồng đã không được thực hiện.

Theo đài truyền hình CT của CH Séc, việc nước này bán vũ khí công nghệ cao cho Việt Nam, điển hình là hệ thống giám sát thụ động VERA sẽ không gặp phải trở ngại nào. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn tiếp tục bị “cấm vận” đối với loại vũ khí phi sát thương này.


Thực hư vụ này thế nào mợ Nội Y ơi?

 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực


Không quân Việt Nam tập trận bắn hạ mục tiêu


Ngay sau hiệu lệnh bắn, những chiếc phản lực nhào xuống cắt bom, nhả tên lửa… và mặt đất rung chuyển, từng cụm đất đá bốc cao mù mịt…

Đây là những hình ảnh trong đợt bắn, ném đạn thật đầu tiên của Đoàn không quân (KQ) B70 trong năm 2012, diễn ra sáng 23/3 tại khu vực Trường bắn quốc gia TB-3 (Đồng Nai).

Từ sáng sớm, sân bay quân sự Tân Sơn Nhất, căn cứ của đơn vị KQ C17 đã ầm vang tiếng động cơ của những con chim sắt. Từ tiếng phành phạch của biên đội UH1, đến tiếng nổ gầm gừ chói tai của các trực thăng Mi8 và Mi172. Bên những máy bay là những tổ bay dạn dày kinh nghiệm chiến trường của C17, đơn vị đã 2 lần được phong danh hiệu anh hùng bởi những thành tích đặc biệt xuất sắc.


Ngay từ khi mới thành lập, với vũ khí trang bị sẵn có cộng thêm máy bay tiếp thu từ chế độ cũ, họ đã nhanh chóng chuyển loại và sử dụng thành thạo, lập nhiều chiến công trong cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc...

Bây giờ, các phi công của C17 với các máy bay thế hệ mới, là cầu nối giữa đất liền với đảo xa. Nhiều lần đi cùng các tổ bay ra Trường Sa để cứu ngư dân bị nạn, chúng tôi đã chứng kiến sự vững vàng, bản lĩnh của các phi công khi điều khiển máy bay hàng giờ miệt mài trên biển...
Máy bay của Sư đoàn B70 trong đợt bắn ném Cùng các tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp của đoàn công tác Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân chủng phòng không - không quân và Đoàn KQ B70, chúng tôi lên chiếc Mi8 để di chuyển đến Trường bắn quốc gia TB-3 ở Đồng Nai.
Tranh thủ trước lúc máy bay hạ cánh, Đại tá Đỗ Hồng Ngọc, Chủ nhiệm chính trị Đoàn KQ B70, chỉ cho chúng tôi khu vực nhỏ làm bia. Đó là những vòng tròn bán kính khoảng hơn 20 mét được kẻ bằng sơn trắng với các cây cờ trắng, đỏ được cắm trong tâm vòng tròn...

Sau khi nghe Đại tá, Đoàn trưởng Đoàn KQ B70 Trần Ngọc Đông báo cáo kế hoạch bay bắn tên lửa và ném bom thường niên năm 2012 của đơn vị, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thọ, Phó tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân chủng phòng không - không quân ra lệnh bắt đầu...


Trực thăng tấn công


Từ vị trí chỉ huy ở khu vực trường bắn, Đại tá phi công Trần Văn Quang, Đoàn trưởng C17, lệnh cho các biên đội trực thăng ở căn cứ Tân Sơn Nhất lần lượt theo kế hoạch cất cánh. Chẳng mấy chốc, bầu trời trường bắn quốc gia TB-3 đã vang rền tiếng động cơ trực thăng.

Từ trên cao, biên đội gồm hai chiếc Mi8 hiện ra với các dàn súng, rốc két lắp hai bên thân. Sau những vòng bay theo lệnh của chỉ huy, từng chiếc hạ thấp độ cao bay sát từng ngọn núi quanh trường bắn rồi bất thần vọt lên cao, lấy thế bổ nhào xuống mục tiêu nhả đạn.
Chúng tôi chỉ nghe hàng loạt tiếng rầm rầm rầm và nhìn về phía xa, bụi đất văng lên mù mịt. Qua máy quan sát, sĩ quan chỉ huy báo cáo: Trúng rồi. Ngay mục tiêu. Tiếng Đại tá Quang ra lệnh: Biên đội 05 - thoát ly - tắt hệ thống vũ khí...

Tiếp đến là biên đội trực thăng UH1 vào cuộc. Khác với sự to lớn của những chiếc Mi8, Mi172, những chiếc UH1 xem ra nhỏ bé và khá thanh thoát, nhưng theo một sĩ quan phi công thì: “Thực tiễn chiến đấu, UH1 là loại trực thăng lợi hại và hiệu quả cao nhất trên thế giới”.

Nhìn lên trời, những chiếc UH1 nhẹ nhàng như len lỏi giữa các rặng núi, bay sát ngọn cây, lần lượt lao vào phía mục tiêu và nhả đạn. Cứ mỗi lần như thế, chúng tôi lại nghe tiếng sĩ quan báo bia vang lên: Trúng rồi....

Thấy chúng tôi thắc mắc tại sao phải bay thấp rồi lại kéo lên cao rồi bổ nhào mới bắn, một sĩ quan Quân chủng phòng không - không quân giải thích đó là bài tập chiến thuật với ý nghĩa vượt qua hệ thống phòng không của địch, tạo yếu tố bất ngờ tấn công địch.



Su 22 xuất kích


Tâm điểm của buổi bắn, ném bom của Đoàn KQ B70 là đợt xuất kích của đơn vị tiêm kích - bom C37, sử dụng máy bay tiêm kích - bom Su 22M4 có căn cứ ở Thành Sơn. Một sĩ quan nói với chúng tôi đây là buổi huấn luyện như đang chiến đấu thật của các phi công vì họ phải bay đi, bay về hàng trăm km từ căn cứ đến trường bắn để hạ mục tiêu.

Chỉ sau một thời gian ngắn khi biết các máy bay Su 22 đã xuất kích, chúng tôi đã nghe tiếng gầm rú của động cơ phản lực. Từng biên đội hai chiếc máy bay như hiện ra từ mây xanh. Ngồi ở vị trí chỉ huy bay, Thượng tá phi công Phạm Đức Doanh, Đoàn phó - Tham mưu trưởng C37, mắt vừa dõi lên bầu trời vừa ra những khẩu lệnh ngắn gọn: Biên đội 29 - vòng 1. Biên đội 29 - vòng 3. Biên đội 29 - bổ nhào, Biên đội 29 - cắt bom... Sau lệnh ấy, những chiếc phản lực gầm lên, chúi đầu xuống mục tiêu cắt bom, rồi nhanh chóng bám đuôi nhau từng chiếc lấy độ cao vọt lên trời trông rất đẹp mắt, bỏ lại dưới đất khu vực bia những cột khói bốc cao...
Mục tiêu bị xới tung sau đợt bắn tên lửa Sau khi ném bom, một biên đội Su 22 khác bắn tên lửa không đối đất. Khi nghe tiếng máy bay của biên đội bay đến, các sĩ quan trên đài quan sát hầu như ai cũng đứng dậy mắt ngước lên bầu trời dõi theo.
Qua máy đối không, chúng tôi nghe tiếng phi công vang lên: Biên đội vòng 4 - bổ nhào - bắn. Ngay lập tức, Thượng tá Phạm Đức Doanh báo lại: Nghe tốt. Bắn! Từ trên trời, dưới bụng máy bay, từng quả tên lửa rơi ra, xé gió lao về phía mục tiêu. Gần như cùng lúc, phía mục tiêu sau tiếng ầm ầm ầm là từng cột khói, lửa và đất đá bốc cao. Tiếng sĩ quan quan sát bia vang lên: Trúng rồi, quá xuất sắc...

Qua buổi bắn, ném bom, nhận xét về kết quả, Đại tá Trần Ngọc Đông nói giọng chắc nịch: “Đây là đợt bắn, ném đạn thật đầu tiên của đơn vị trong năm 2012, hầu hết các phi công đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, tất cả đều trúng mục tiêu.

Kết quả ấy có được sau cả một quá trình thường xuyên, liên tục huấn luyện của đơn vị để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển của Tổ quốc...”.
Theo Thanh Niên​
 

inochi

Xe điện
Biển số
OF-28925
Ngày cấp bằng
11/2/09
Số km
2,786
Động cơ
510,625 Mã lực
Nơi ở
HCM
Bài của cụ hay và thời sự quá, hy vong không phải dùng đến những loại này đối phó với TQ nhỉ
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,199 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
bãi Su hào miền bắc :)) em thấy bảo chuẩn bị mag hết củ vào trỏng để nông dân Biên Hòa chăm bón cho tốt :)) nhưng mà cũng có tin nông dân Biên Hòa ra hỗ trợ nông dân Thanh Hóa :))
 

cuky99

Xe buýt
Biển số
OF-53935
Ngày cấp bằng
30/12/09
Số km
690
Động cơ
457,489 Mã lực
Em có cái này mới của quân đội đơi

 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực












Trreen đây là những hình ảnh về xuất ăn của bộ đội Việt Nam dưới góc máy của báo TQ.
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực
Hải quân bắt đầu tập tác chiến trên biển cho tàu Lý Thái Tổ




Tàu Lý Thái Tổ số hiệu HQ-012 thuộc Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân là loại tàu chiến hiện đại nhất của Quân chủng Hải quân. Tuy đơn vị vừa thành lập, nhưng cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp toàn tàu đã thể hiện quyết tâm huấn luyện, làm chủ vũ khí hiện đại...

Chúng tôi có mặt tại tàu Lý Thái Tổ vào một ngày đầu tháng 4 năm 2012, đúng ngày đơn vị đang tổ chức huấn luyện tại bến.

Từ đài chỉ huy cho đến từ ngành, từng bộ phận, từng kíp bố trí chiến đấu của con tàu, tất cả đều được thực hiện hiệu lệnh điều hành huấn luyện của thuyền trưởng qua hệ thống thông tin nội bộ trên tàu.

Trực tiếp quan sát buổi huấn luyện tại của tàu Lý Thái Tổ, dễ dàng nhận thấy hừng hực tinh thần phấn khởi, đoàn kết, quyết tâm làm chủ trang bị mới, vũ khí hiện đại của sĩ quan, quân nhân trên tàu.

Trung tá Nguyễn Văn Ngân, Thuyền trưởng tàu Lý Thái Tổ cho biết: Tàu được thành lập từ tháng 8 - 2011 với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ trong các tình huống đặc biệt.

Khó khăn lớn nhất của đơn vị là vũ khí, trang bị mới rất hiện đại, đòi hỏi đội ngũ cán bộ,

quân nhân chuyên nghiệp trên tàu phải nắm chắc về chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ thì mới có thể tiếp nhận, vận hành, khai thác có hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ trên giao.

Do đó, **** ủy, Ban chỉ huy tàu đã họp bàn ra nghị quyết lãnh đạo chuyên đề về công tác huấn luyện làm chủ vũ khí và thực hiện các bước đột phá trong năm 2012.

Trong quá trình huấn luyện, đơn vị cũng lồng ghép thực hiện tốt phong trào thi đua quyết thắng với thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm nhằm thực tốt các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra, nhất là nhiệm vụ tiếp cận, thao tác, khai thác có hiệu quả vũ khí mới.


Hiện nay toàn đơn vị đang tổ chức huấn luyện cho mọi quân nhân nắm chắc tính năng kỹ chiến thuật và thực hành thuần thục các bảng bố trí chiến đấu.

Trong đó đơn vị xác định mục tiêu huấn luyện là “cơ bản, thiết thực, vững chắc”, đi sâu vào nội dung huấn luyện cơ bản, đồng bộ, thuần thục các thao tác làm chủ vũ khí mới.

Bên cạnh đó, tàu cũng kết hợp huấn luyện cơ bản với khâu đột phá xây dựng tàu chính quy, mẫu mực theo chỉ tiêu của Bộ Tư lệnh Hải quân và Vùng 4 Hải quân đề ra.


Huấn luyện cơ bản được xác định là cơ bản từ người chỉ huy cho tới từng trưởng ngành, từng ngành, từng người và từng bảng chiến đấu cụ thể.

Đơn vị đã tổ chức huấn luyện lý thuyết kết hợp với huấn luyện thực hành; thực hành từng bộ phận, từng bảng bố trí chiến đấu và thực hành thao tác các phần mềm tin học điều khiển vũ khí, trang bị.



Hải quân tăng cường huấn luyện tác chiến trên tàu Lý Thái Tổ
Huấn luyện điều khiển tàu Lý Thái Tổ trong hành trình đi biển. Ảnh Đàm Duy Khánh



Hải quân tăng cường huấn luyện tác chiến trên tàu Lý Thái Tổ. Ảnh tư liệu
Hải quân tăng cường huấn luyện tác chiến trên tàu Lý Thái Tổ
Tàu Lý Thái Tổ

Quân cảng Cam Ranh nhìn từ Google Earth. Tàu Gerpard Lý Thái Tổ có kích thước lớn nhất neo bên cầu tàu phía dưới cùng. Ảnh: tư liệu



Lý Thái Tổ là loại tàu thế hệ mới được trang bị đồng bộ và hiện đại, yêu cầu đặt ra cho đội ngũ, nhân viên làm nhiệm vụ trên tàu phải được huấn luyện cơ bản, vững chắc; không chỉ nắm chắc về chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có kiến thức về tin học, ngoại ngữ thì mới có thể nhanh chóng tiếp cận, thao tác, vận hành và khai thác có hiệu quả các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại này.


Được biết, 100% cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp trên tàu hiện đều được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ cả trong và ngoài nước; trong đó đại đa số cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp, nhất là đội ngũ cán bộ trẻ đều có trình độ chuyên sâu về tin học và ngoại ngữ, có đủ khả năng giao tiếp với đội ngũ chuyên gia nước ngoài bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nga.


Hiện nay, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác huấn luyện làm chủ vũ khí, trang bị mới, tàu Lý Thái Tổ còn tổ chức mở các lớp học ngoại ngữ và ban đêm cho toàn thể quân nhân trong đơn vị cán bộ tàu, cán bộ ngành và những đồng chí giỏi về ngoại ngữ trực tiếp giảng dạy.


Chỉ sau một thời gian được thành lập và đi vào hoạt động, cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp tàu Lý Thái Tổ đã tiếp cận nhanh và làm chủ vũ khí, trang bị mới, vượt kế hoạch và thời gian mà **** ủy, Bộ Tư lệnh Hải quân đề ra.


Hiện nay tàu Lý Thái Tổ đã và đang tổ chức huấn luyện đường dài trên biển và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao, được Bộ Tư lệnh Hải quân và Vùng 4 Hải quân đánh giá cao về khả năng tiếp cận và làm chủ vũ khí trang bị mới, hiện đại của tập thể tàu.




Theo Đàm Duy Khánh/Infonet
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,199 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
nó làm bằng gì thế bác . e hay thấy mấy sq hay đội đi xe máy ngoài đường ạ .
p/s . Estonque cũng đi HKQD ah . năm nào thế .
e đi hkqđ năm ngoái nhưg ở SLa cơ ạ, mũ này làm bằng nhựa jz jz đó để tí em xem lại mác, hìhì
 

GarageOtoNhat

Xe đạp
Biển số
OF-45943
Ngày cấp bằng
9/9/09
Số km
48
Động cơ
462,680 Mã lực
Ăn ngon hơn cả em ăn trưa ở cty :(
 

springsea

Xe container
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,557
Động cơ
538,738 Mã lực
Bộ đội khổ thật ăn thiếu thịt tuyền phải giết chó để cải thiện :(
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top