[Funland] Hồ sơ: Con chip iPhone 6 mạnh gấp 2.700 lần chip máy bay F-22

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
F-22 là tiêm kích tàng hình đầu tiên và duy nhất của Mỹ và thế giới đang hoạt động, tuy nhiên con chip của điện thoại iPhone 6 còn mạnh gấp 2.700 lần con chip của chiếc máy bay thế hệ 5 này.
Con chip iPhone 6 mạnh gấp 2.700 lần chip máy bay F-22 - ảnh 1
F-22 ra đời cách đây gần 25 năm, nên hiện tại con chip của iPhone 6 còn mạnh gấp 2.700 lần so con chip của máy bay tàng hình này - Ảnh: Không lực Mỹ
Theo PopularMechanics (Mỹ) ngày 20.1, chiếc tiêm kích tàng hình đầu tiên của Mỹ F-22 Raptor ra đời từ năm 1991, do liên danh Boeing/Lockheed Martin sản xuất, chỉ với số lượng 187 chiếc so dự kiến ban đầu 750 chiếc vì giá thành quá đắt: 143 triệu USD/chiếc. Sau đó dây chuyền sản xuất loại máy bay này đóng cửa.

Gần đây có tin đồn rằng dây chuyền sản xuất F-22 có thể được tái khởi động để sản xuất thêm, với lý do Nga, Trung Quốc đang tăng cường nghiên cứu phát triển máy bay tàng hình. Tuy nhiên bà Bộ trưởng Không quân Mỹ Deborah Lee James đã dội gáo nước lạnh lên tin đồn này khi phát biểu tại một hội thảo mới đây do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS, Mỹ) tổ chức ở thủ đô Washington rằng sẽ không có chuyện tái khởi động dây chuyền nói trên.

“Chúng ta đã có những gì chúng ta cần, chúng ta sắp có thêm máy bay F-35… Tuy chúng (F-22 và F-35) khác nhau nhưng lại bổ sung cho nhau và chúng ta sẽ cùng đi với chúng”, bà James phát biểu.

Ban đầu F-22 được Mỹ nghiên cứu phát triển để tạo ra loại tiêm kích chiếm ưu thế trên không trong cuộc Chiến tranh lạnh, và mẫu YF-22 của liên danh Boeing/Lockheed Martin được chọn thay vì YF-23 của Northrop Grumman. Số lượng dự kiến 750 chiếc F-22 sẽ thay thế loại F-15 đã bị giảm còn 339 chiếc, và đến nay chỉ có 187 chiếc được sản xuất. Giá thành ước 143 triệu USD/chiếc.

Con chip iPhone 6 mạnh gấp 2.700 lần chip máy bay F-22 - ảnh 2
Con chip iPhone 6 mạnh gấp 2.700 lần chip máy bay F-22 - ảnh 3
Dây chuyền sản xuất F-22 nếu khôi phục hoạt động sẽ tốn 17 tỉ USD - Ảnh: Lockheed
Việc ngừng sản xuất F-22 diễn ra cách đây 5 năm, và nhiều thông tin cho biết các phụ tùng cũng như thiết bị và cách thức sản xuất F-22 cùng động cơ F119 được bảo quản tại Kho hàng Sierra của quân đội trong dãy núi Sierra ở bang sa mạc Nevada. Cách thức sản xuất thì lưu trong các đĩa DVD để có thể hướng dẫn công nhân một khi dây chuyền khôi phục.

Và dĩ nhiên Không lực Mỹ không xác nhận việc cất giữ nói trên.

Việc mua sắm thêm F-22 rất tốn kém. Năm 2010, tổ chức Rand Corporation ước tính việc tái khởi động dây chuyền nói trên sẽ tốn hết 17 tỉ USD để làm ra thêm 75 máy bay F-22, tức mỗi chiếc F-22 làm thêm sẽ có giá đến 227 triệu USD/chiếc.

Và nếu tái khởi động sản xuất F-22, Không lực Mỹ phải nâng cấp công nghệ cho loại máy bay này vì chúng đã ra đời cách đây 1/4 thế kỷ. Việc điều khiển chiếc tiêm kích F-22 Raptor phụ thuộc vào con chip (hay bộ vi xử lý) Intel 80960 loại 25 MHz, 32-bit vốn được Intel thiết kế cách đây… 25 năm. Chip 80960 có năng lực xử lý 9,4 triệu mệnh lệnh/giây. Trong khi đó con chip của chiếc điện thoại iPhone 6 ngày nay có năng lực xử lý hơn 25 tỉ mệnh lệnh/giây, tức chip iPhone 6 mạnh gấp 2.700 lần chip của tiêm kích tàng hình F-22!

PopularMechanics nói vui rằng việc phục hồi sản xuất F-22 tuy đắt đỏ nhưng không phải là không có thể khi tình hình thế giới trở nên tồi tệ hơn, với tin tốt là giá con chip 80960 bán trên eBay hiện chỉ khoảng 20 USD/con!

Con chip iPhone 6 mạnh gấp 2.700 lần chip máy bay F-22 - ảnh 4
YF-23, đối thủ thua cuộc trước YF-22 (sau là F-22) dù được đánh giá có thiết kế tân tiến hơn
Con chip iPhone 6 mạnh gấp 2.700 lần chip máy bay F-22 - ảnh 5
F-22 Raptor, chiến đấu cơ tàng hình duy nhất đang hoạt động của thế giới - Ảnh: Không lực Mỹ
Năm 1986, Không lực Mỹ cho ra đời dự án máy bay chiến đấu chiến thuật tiên tiến để giành ưu thế trước Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Liên danh Boeing/Lockheed Martin giới thiệu mẫu YF-22, liên danh Northrop và McDonnell Douglas giới thiệu mẫu YF-23. Hai mẫu này hoàn tất bay thử cuối năm 1990, và Không lực Mỹ chọn YF-22 được cho là rẻ hơn YF-23 (?). F-22 bắt đầu sản xuất và thử nghiệm từ năm 1991, năm 1997 bay thử, đến năm 2001 chỉ sản xuất nhỏ lẻ và chỉ sản xuất hàng loạt từ năm 2005. Tháng 12.2005 F/A-22 mới được đổi tên là F-22.

Còn YF-23 chỉ sản xuất đúng 2 chiếc để thử nghiệm chào hàng, và nay trưng bày tại viện bảo tàng. Các chuyên gia đánh giá YF-23 có tính năng tàng hình tốt hơn F-22, thiết kế tân tiến hơn, xứng đáng là mẫu chiến đấu cơ của thì tương lai.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Về điện tử hàng không thì Nga ko thua Mỹ

Theo một số nguồn tin thì Nga đã có 4 mẫu ra-đa thử nghiệm cho T-50. Như tin tức bác huyphongssi đã đưa, thì cả 4 mẫu này chưa đạt đến công suất dự kiến cần có cho T-50 (cỡ 15-20 KW), tương đương với công suất phát ra-đa Irbis-E của Su-35 (cỡ 18,5 KW).

Để tăng công suất, khó có thể tăng thêm số phần tử thu/phát GaN vì hạn chế kích thước. Cách duy nhất là tăng công suất mỗi phần thử thu/phát. Người nắm kỷ lục công suất GaN hiện nay là Toshiba - Nhật Bản. Họ đã đạt đến công suất phần tử 50 W phát liên tục ở mẫu TGI8596-50 GaN. Tất nhiên là trong phòng thí nghiệm, chưa tính đến điều kiện phải tản nhiệt trong ra đa.

Vấn đề khác nữa là giá thành. Viện thiết kế nói ra-đa AESA đang có giá thành đắt hơn Irbis-E nhiều lần!

Về thiết kế điện tử khác và avionics của T-50 coi như đã xong. Máy tính chính của T-50 như thế nào, dùng chip gì chưa thấy nói, nhưng phần xử lý tín hiệu ra đa có thể là họ chip Elbrus.

Những chiếc Su bay lượn nhẹ nhàng như một chiếc lá, người ta có cảm tưởng đó không phải là những khối sắt thép nặng nề mà là cái gì đó dường như thách thức cả các qui luật vật lý. Để làm được điều đó, ngoài yếu tố con người còn có phần đóng góp quan trọng của kỹ thuật điều khiển và vi xử lý.




Trong triển lãm "ChipExpo-2011" tại Expocentre, có trưng bày một số sản phẩm mới của CN vi điện tử Nga như chip "МЦСТ" và "ИНЭУМ им. И.С.Брука",. Cũng như một số thành tự mới mà tác giả bài viết này đã đề cập. Đó là một chút tiết lộ của những gì mà tướng Makarov, tổng tư lệnh QĐ Nga nói: máy bay thế hệ 5 T-50 của Nga sẽ có nhiều tính năng vượt trội hơn F-22. Ông nói T-50 hầu như mang “trí tuệ nhân tạo”.

Có vẻ như là lạ lùng trước sự phát triển của vi điện tử và công nghệ IT phương Tây. Nhưng avionics máy bay Nga vượt trội các đối thủ cạnh tranh thì người ta không còn xa lạ.


Ảnh: một module MB3S1/C dùng chip МЦСТ Эльбрус-s

Sản phẩm mới nhất của МЦСТ, thừa kế từ Viện cơ-máy tính mang tên S. A. Lebedev. Vi xử lý Elbrus-2S+ là vi xử lý lai hiệu năng cao đầu tiên của МЦСТ. Nó có 2 nhân Elbrus và 4 nhân vi xử lý tín hiệu số DSP Elvis.

Elbrus-2S+ được ứng dụng để xử lý tín hiệu như ra đa, phân tích ảnh… chạy ở tần số 500MHz và công nghệ 90Nnm. Điều này có vẻ cũng lạ lùng khi hàng hiệu công nghệ thời nay phải nói đến cỡ gigahertz. Ở phương tây, khi nói về hiệu năng xử lý, họ thường lấy con số xung nhịp mạch chính để đánh giá. Mức tiêu thụ điện năng cũng là điều tối quan trọng trong máy bay chiến đấu. Nhưng như thế chưa đủ, vẫn còn những yếu tố khác. Người ta ví von rằng, để tìm một cái kim trong đống rơm, thì người Mỹ đơn giản là dùng sức lực để soi từng cọng rơm. Còn người Nga có cách khác thông minh hơn, họ tìm kim chứ không soi từng cọng rơm.

Dĩ nhiên so với Elbrus-2S+, có sản phẩm tương tự của phương tây, ví dụ sản phẩm của Texas Instruments C6A816x Integra™ DSP+ARM. Sản phẩm này chạy ở 1.5 GHz. Có thể nói gì?

"Vi xử lý C6A816x Integra DSP+ARM được trang bị DSP đơn nhân hiệu năng hầu như cao nhất hiện nay, hỗ trợ phép tính dấu chấm động và tĩnh cũng như có vi xử lý đơn nhân hầu có tốc độ cao nhất hiện nay ARM Cortex ™-A8 với hiệu năng đến 1,5 GHz."

Elbrus-2S+ có 2 nhân Elbrus và 4 nhân DSP Elvis, ngoài ra còn có khả năng kết nối trong mạng. Dù chạy ở tần số thấp thì khả năng xử lý của nó cũng cao hơn sản phẩm tương tự ở trên - 20 GIPS/8 GFLOPS, so với - 10 GIPS/7,5 GFLOPS (GIPS – tỷ phép tính số nguyên trên giây, GFLOPS – tỷ phép tính dấu chấm động trên giây). Nếu như chỉ cần tin vào những gì công bố, thì rõ ràng người Nga hoàn toàn có cơ sở để nói họ vượt trội trong ứng dụng vi điều khiển máy bay thế hệ 5.

Với những gì người Mỹ công bố, thì vi xử lý của chiếc Raptor còn xa mới là thành tựu mới nhất, nó đã ra đời quá lâu và trở nên già cỗi do chậm trễ và trục trặc trong thiết kế-thử nghiệm. F-22 trang bị 2 máy tính “kém an toàn” IBM cấu trúc blade có tên CIP (Common Integrated Processor). Ban đầu, mỗi CIP có 66 mô-đun, một thiết kế cổ điển cuối thập kỷ 80 đầu 90. CIP có vi xử lý 32-bit RISC, chip i960. Đáng nói là thiết kế này dành cho những nhiệm vụ … dân sự, không phải là nguyên bản của một máy bay chiến đấu. Thực sự, nó được mang vào mục đích quân sự một cách ngượng ép. Vì là một thiết kế có tuổi, nó chạy ở xung nhịp thấp từ 10 đến 100 MHz theo tin tức từ các quan chức. Dù sử dụng đời chót thì cũng chỉ là chip i960МХ có xung 90-100 MHz. Chip i960MX của IBM thực sự chỉ tương đương với chip "Pentium" đời đầu của Intel với cùng xung nhịp. Khi đưa vào F-22, hệ thống được trang bị 35 vi xử lý này. Kết quả là, như đã được khẳng định chính thức:

Khả năng xử lý tổng thế của CIP đạt đến trên 700 triệu lệnh trên giây (Mips), tăng đến 2,000 Mips; khả năng xử lý tín hiệu số đạt hơn 20 tỷ phép tính trên giây (Bops)với khả năng mở rộng đến 50 Bops.

Chỉ một chip Elbrus-2S+ đã đạt đến 20 GIPS đối với DSP và 2 GIPS đối với Elbrus (64 bits). Như thế, chỉ một vi chip này thay thế hoàn toàn cả hệ thống máy tính CIP cồng kềnh, cổ lỗ và tốn điện của chiếc F-22 Raptor mang 35 chip i960MX.

Dù sao thì cũng có chút an ủi. Đó không phải là vì người Mỹ ngốc nghếch, mà là bởi họ chậm chạp và thiết kế tự nhiên trở thành cổ lỗ. Khi mà F-22 được trang bị hơn 10 năm, nâng cấp F-22 để thay chip i960 vào năm 2004 bằng chip PowerPC G5, một loại vẫn còn là chuẩn ngày nay, là một giải pháp.

Loại tốt nhất trong họ G5 là PowerPC 970fx của Apple có tốc độ 2.5 GHz và đạt đến 10 GFLOPS, thì như thế vẫn còn kém hơn Elbrus-2C+. Đó đã là xung nhịp thông dụng của Mỹ, cỡ 1.5-2.5 GHz, nhưng khả năng xử lý véc-tơ của họ vẫn còn kém xa để có thể so sánh. Và xử lý véc-tơ lại là rất quan trọng, quan trọng nhất để xử lý tín hiệu ra đa. Dù vậy khả năng nâng cấp F-22 vẫn chỉ là như đồn đại và chưa được khẳng định đạt yêu cầu một cách chính thức, có quá nhiều lý do để tin rằng thực hiện điều đó (nâng cấp) không hề dễ dàng. Nhân tiện cũng có thể nói, những chip PowerPC - 603E tích hợp trong avionics IKBO-95 các phiên bản dân sự máy bay BE-200, IL-96-300, Tu-214 bây giờ cũng có thể chuyển sang dùng vi xử lý nội địa Nga.

 
Thông tin thớt
Đang tải
Top