[Funland] Kênh đào Phù Nam Campuchia !

moonlife

Xì hơi lốp
Biển số
OF-203464
Ngày cấp bằng
24/7/13
Số km
7,236
Động cơ
368,292 Mã lực
Em không hiểu hiệu quả đến đâu, nhưng nếu chấp nhận bỏ chi phí lớn để triệt hạ láng giềng trong khi mình vẫn còn yếu thì cũng không cao
Nếu cụ coi Campuchia là 1 chính phủ bù nhìn, thân TQ, lệ thuộc TQ, nói cách khác là gần như 1 tỉnh của TQ, thì mọi việc sẽ trở nên cực kỳ dễ hiểu. Vì TQ luôn muốn kiểm soát khu vực phía nam, là thằng bướng nhất là thằng VN. Triệt hạ được sức mạnh của VN, TQ sẽ là bá chủ Châu Á.
 

Thắng Formosa

Xe tăng
Biển số
OF-693751
Ngày cấp bằng
6/8/19
Số km
1,663
Động cơ
-87,367 Mã lực
Nơi ở
Hà Tĩnh
Thời nào rồi mà còn 2 lúa nữa, phát triển kinh tế theo hướng khác đi.
 

moonlife

Xì hơi lốp
Biển số
OF-203464
Ngày cấp bằng
24/7/13
Số km
7,236
Động cơ
368,292 Mã lực
Thời nào rồi mà còn 2 lúa nữa, phát triển kinh tế theo hướng khác đi.
Hướng nào thì cũng vẫn phải có ăn cụ ạ. Hay cụ nghĩ cứ lướt lát trading chứng với vàng với coin với bđs là ra đc tiền là có ăn? Đó là công cụ của giới tài phiệt để vơ vét tài sản nguồn lực của người lao động thôi. Những thứ đó không làm cho xã hội thịnh vượng phát triển dân ấm no hơn mà chỉ là công cụ để ăn cướp. Là công cụ để những thằng làm chủ cuộc chơi tiền tệ, không làm mà vẫn ăn trên ngồi chốc thiên hạ bằng cách ăn cướp bóc lột. Nói trắng ra là như thế. Nó hoàn toàn ko phải thứ tạo ra của cải vật chất và đồ ăn cho cụ.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,838
Động cơ
250,868 Mã lực
Bình luận bài viết của chuyên gia Nguyễn Minh Quang từ Mỹ về kênh đào Funan của Campuchia của TS. Tô Văn Trường - Nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam

Anh Việt mến

Cám ơn anh Việt đã cho biết bài viết của chuyên gia thuỷ lợi Nguyễn Minh Quang từ Mỹ bình luận đánh giá về kênh đào ở Campuchia và nhận xét về các ý kiến phản biện liên quan đến con kênh nói trên.

Anh Quang là một chuyên gia về thủy lợi ở miền Nam Việt Nam trước 1975, đã làm việc nhiều năm ở Mỹ và có nhiều bài viết khách quan về Mekong cũng như đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và đã có những nhận xét đáng chú ý như sau:

Mặc dù dự án kinh đào của Dự án Prek Chek Funan Techo ở Campuchia được công bố trong tháng 5, nhưng dư luận chỉ “xôn xao” sau khi Đài Á Châu Tự do phổ biến bài phỏng vấn Ông Brian Eyler của Trung tâm Stimson ở Washington DC ngày 3 tháng 10 năm 2023 với một tựa đề “giật gân”: Kênh đào Funan ở Campuchia: chiếc đinh cuối cùng đóng vào quan tài ĐBSCL?. Từ đó, một vài “nhân vật quen thuộc” ở trong và ngoài nước cũng có nhận xét về dự án này.

Bài viết của ạnh Quang tóm tắt những nhận xét đã được phổ biến trong thời gian qua và đánh giá “giá trị khoa học” của những nhận xét đó:

1.Chiếc đinh cuối cùng đóng vào quan tài ĐBSCL? Nhận xét chính của Ông Brian Eyler, chuyên viên về Mekong và là Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson ở Washington DC. Nhưng có nhiều điều chưa biết về tác động môi trường và xã hội của dự án, và cần có nhiều nghiên cứu hơn để hiểu rõ ảnh hưởng. Theo anh Quang, ông Eyler đã tự đánh giá cái nhận xét chính của mình là “không có sơ sở khoa học.” Nói cách khác, những nhận xét của ông chỉ là suy đoán mà thôi.

2.“Âm mưu thâm độc của Bắc Kinh”? Phân tích của Kỹ sư Phạm Phan Long, Chủ tịch của Việt Ecology Foundation ở California, tuy nhiên ông không cho biết âm mưu thâm độc đó là gì? Và Kỹ sư Long phân tích thêm rằng: Không ai có thể đánh giá dự án này theo khoa học được nếu chỉ có bản Thông báo, một “Prior Notification” rất sơ lược, ảnh hưởng như thế nào đối với Biển Hồ Tonle Sap và ĐBSCL vẫn chưa rõ, có điều chắc chắn là trong mùa khô nước ở ĐBSCL sẽ ít hơn làm vấn đề nhiễm mặn trầm trọng hơn. Theo anh Quang, Kỹ Sư Long cũng giống như Ông Eyler, đó là chưa biết ảnh hưởng của dự án đối với Biển hồ và ĐBSCL như thế nào, nhưng khác với Ông Eyler luôn dùng chữ “có thể” để mô tả nhận xét, Kỹ Sư Long không ngần ngại dùng chữ “chắc chắn” mặc dù mình chưa biết.

Theo tôi biết cho tới nay vẫn không có một nguồn tin chính thức nào về chiến lược cũng như chính sách đầu tư nào của Trung Quốc vào vùng hạ lưu sông Mê Công, tất cả mới chỉ có các hợp tác Mê Công mở rộng GMS, hợp tác Mê Công – Lan Thương.

3.Thách thức của con kênh Phù Nam Techo là có thật cho Việt Nam, đó là nhận xét chính về Dự án Prek Chek Funan Techo của Nhà văn – bác sĩ Ngô Thế Vinh, tác giả của những tiểu thuyết nổi tiếng như Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng; Mekong: Dòng Sông Nghẽn Mạch… Ngoài ra, ông còn có những nhận xét sau đây: mọi người dân Việt cần trầm tĩnh, tập trung năng lượng và chất xám để đối phó, nhằm giới hạn mức tác động thiệt hại của con kênh chiến lược này. Nếu vô tình gây thêm thù hận và chia rẽ giữa 2 nước Cam Bốt và Việt Nam là trúng sách lược “chia để trị” của Trung Quốc. Nhưng ông cũng nói lượng nước xả tối đa cho một âu tàu là 3,6 m3/sec (trung bình mỗi ngày), con số đó không đáng kể so với dòng chảy của hệ thống sông Mekong và như vậy sẽ không có ảnh hưởng đáng kể nào trên lượng nước sông Mekong. Theo anh Quang, tuy “không nói ra,” nhưng BS Vinh đã ám chỉ rằng Dự án Prek Chek Funan Tech sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến lượng nước của sông Mekong, mặc dù ông không có “bằng chứng khoa học” cho những nhận xét của ông.

4.Cần phải có một mô hình điện toán về thủy lực [hydraulic modeling] là ý kiến của Kỹ sư Thủy học Đỗ Văn Tùng, được giới thiệu là giàu kinh nghiệm và từng là kỹ sư tham vấn cho nhiều công ty Mỹ và Canada, cần phải có một mô hình điện toán mới tính được ảnh hưởng thế nào ở mỗi mùa đối với hồ Tonle Sap và ĐBSCL. Ông còn đưa ra những đề nghị như nếu chưa có mô hình mới, Việt Nam-Cam Bốt có thể ứng dụng mô hình MIKE11 của MRC đã được sử dụng rộng rãi và nên có một thỏa ước về việc tính toán và đền bù thiệt hại kinh tế và môi trường ở ĐBSCL

Theo anh Quang, những đề nghị của Kỹ sư Tùng có vẻ rất “khoa học,” nhưng có lẽ ông “quên” rằng thủy lộ Prek Chek Funan Tech có 3 cửa để kiểm soát chiều sâu của thủy lộ. Các cửa này được đóng lại khi hoạt động, vì thế, nước trong thủy lộ gần “đứng im” chứ không chảy như những sông rạch bình thường. Và khi cửa được đóng thì ai cũng biết, mà không cần đến mô hình, lưu lượng chảy vào thủy lộ Prek Check Funan Techo là 0.

Theo tôi biết là mô hình MIKE11 đã được nhiều cơ quan Việt Nam và tổ chức ở vùng Mekong sử dụng nhiều năm rồi. Do đó, việc vận hành chỉ cần lấp đấy nước ban đầu cho tuyến kênh, với mặt cắt thông báo ban đầu hình thang Bđáy = 50m, Bmặt = 130m, J H = 4,8m, L = 180km, tôi tính sợ bộ sẽ cần khoảng 78 triệu m3

(50+130)x4.8/2x180.000 = 77.760.000 m3

5.Cần đánh giá tác động cụ thể để có giải pháp ứng phó phù hợp là ý kiến của Tiến sĩ (TS) Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam của Việt Nam sau khi đọc 3 báo cáo của Tổng cục Khí tượng-Thủy văn, Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam và Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam và thấy các mức sụt giảm mực nước và lưu lượng ở Tân Châu và Châu Đốc.

TS Trường cho rằng các quan ngại của Việt Nam là chính xác nhưng cần tránh xu thế coi việc gì bạn làm cũng đều xấu và tìm lý do để phản đối kịch liệt, mặc dù chưa có nghiên cứu, phân tích cặn kẽ cũng như so sánh với các tuyến kênh tương tự đã làm trong địa phận Việt Nam. Theo anh Quang những nhận xét của TS Trường dựa trên giả thiết là những cửa cống trên thủy lộ sẽ được mở khi hoạt động; do đó, làm sụt giảm lưu lượng trong sông Mekong và sông Hậu (Bassac). Nhưng các cửa cống sẽ được đóng khi vận hành nên lưu lượng trong sông Mekong và Bassac, nếu có, cũng chỉ trong thời gian mở cửa ngắn ngủi. Anh Quang cũng nhận thấy các báo cáo của các cơ quan của Việt Nam chưa đầy đủ và cần phải nghiên cứu thêm một cách cặn kẽ.

Ngoài ra, anh Quang cũng nêu ra 2 bài Kênh đào Đế chế Phù Nam của Campuchia: Nỗi chết của Đồng bằng sông Cửu Long của Lê Hoành Sơn và Kênh đào “Đế chế Phù Nam” hay tiếng chuông báo tử cho đồng bằng sông Cửu Long của Tùng Phong, nhưng không có nhận xét chi tiết.



Để kết luận, anh Quang nêu ra 2 ý kiến:

1.Sau khi dự án được phổ biến rộng rãi qua bài phỏng vấn có tựa đề “giật gân” trên RFA, dư luận trong ngoài nước đã “xôn xao” với nhiều nhận xét “bi quan” cho ĐBSCL và Việt Nam, chẳng hạn như: âm mưu thâm độc của Bắc Kinh, thách thức cho Việt Nam, làm khô kiệt ĐBSCL, tiếng chuông báo tử cho ĐBSCL, nỗi chết của ĐBSCL. Các chuyên viên thì đề nghị nghiên cứu thêm, nhất là cần một mô hình thủy lực để hiểu rõ tác động của dự án đối với sông Mekong và ĐBSCL.

2.Tất cả những nhận xét đều dựa vào giả thiết là kinh đào Prek Chek Funun Techo sẽ được vận hành như những con kinh khác ở ĐBSCL, đó là nước và tàu bè có thể di chuyển tự do. Nhưng trên thực tế thì tàu bè không thể đi lại tự do mà phải đi qua 3 âu tàu và nước không thể chảy tự do vì sự hiện diện của 3 cửa đập. Chính 3 cửa đập này mà ảnh hưởng của dự án đối với dòng chảy của sông Mekong và đối với ĐBSCL, nếu có, chắc chắn sẽ rất ít.

Lời kết

Tôi đã đến Campuchia rất nhiều lần, hiểu rõ đặc tính của các chuyên gia nước bạn. Thời tôi còn làm Viện trưởng Viện Quy hoạch thuỷ lợi miền Nam thập niên 90, có nhiều thông tin quan ngại phía Việt Nam làm kênh, đắp đê làm dâng mực nước ở phía nước bạn Campuchia.

Tôi nghĩ không gì tốt hơn là để chính các chuyên gia người Campuchia thuyết phục các nhà chức trách của họ. Một nhóm chuyên gia người Campuchia được mời sang làm việc tại Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam. Chúng tôi thảo luận trên máy tính về mục tiêu dự án, nội dung thực hiện, đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới, và đặc biệt cung cấp phần mềm mô hình thuỷ lực VRSAP của cố Phó giáo sư Nguyễn Như Khuê để bạn tự kiểm tra, đối chứng. Kết quả hai bên đã thống nhất quan điểm đánh giá tác dộng dự án và các giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi làm hài lòng các cấp có thẩm quyền của cả Việt Nam và Campuchia.

Thông qua các tính toán của một số cơ quan của Việt Nam và ngay chính từ các nhận xét cùa các Chuyên gia (Mr. Eyler, Ks. Long, bác sĩ Vinh) có thể thấy ngay tiềm năng tác động xuyên biên giới của dự án này (cách biên giới Việt Nam 30 km phía sông Hậu)

Nếu dự án này kết hợp với nạo vét sông Hậu phía Campuchia thì vấn đề này cần phải được xem xét cả mặt tích cực và tác hại (Ví dụ: nạo vét sông Hậu phía Campuchia, nước về sông Hậu sẽ nhiều hơn, làm giảm dòng chảy bên sông Tiền, giúp giảm mặn phía sông Hậu, nhưng gia tăng mặn phía sông Tiền ở hạ lưu...phải làm rõ sự lợi-hại trước khi có các nhận xét mang tính cảm tính, chủ quan)

Có điều chắc chắn là trong mùa khô nước ở ĐBSCL sẽ ít hơn làm vấn đề nhiễm mặn trầm trọng hơn, nhưng mức độ là bao nhiêu?

Dù lớn hay nhỏ, khi đã có tuyến GTT thủy này, sẽ làm sụt giảm nước sông Hậu...do vậy mùa khô nước ở ĐBSCL sẽ ít hơn làm vấn đề nhiễm mặn trầm trọng hơn, đây là điều mà ai cũng thấy. Các cơ quan chuyên môn của Việt Nam đang tính toán xem xét trong các trường hợp bất lợi để làm thông tin giúp cho công tác đàm phán với Campuchia

Các tính toán ở trên cần được kiểm tra lại về số liệu, cách vận hành các âu thuyền và các giả thuyết về sử dụng nước.

Như đã nói, các cơ quan chuyên môn của Việt Nam đang tính toán xem xét trong các trường hợp bất lợi để làm thông tin giúp cho công tác đàm phán với Campuchia

Chúng ta không nên hiểu theo nghĩa là công trình này đi vào hoạt động sẽ vận hành tiêu cực là lấy nước tối đa. Tuy nhiên, giai đoạn trước mắt, chúng ta cần phải tính toán xem xét hết các trường hợp bất lợi để có giải pháp đối phó và quan trong nhất là để phía Campuchia thấy được, nếu không chia sẻ thông tin đầy đủ (mà chỉ chia sẻ bản tóm tắt của báo cáo) sẽ rất khó khăn trong việc thuyết phục tính hiệu quả của dự án và chính quyền, người dân trong vùng về tác động của dự án này. Tuy nhiên chính phủ Campuchia mới ký kết chính thức với đại diện của China Bridge and Road Corporation (CRBC) hồi 17 tháng 10 tại Belt and Road Forum ở Beijing để các công ty Trung Quốc tiến hành nghiên cứu khả thi cho kênh đào này, theo kế hoạch là 12 tháng, như vậy các thông tin và số liệu trong thời gian đang còn nghiên cứu đều là tạm thời.

Tô Văn Trường
Cụ này thì chuẩn nghề rồi. Kênh Funan có 2 chức năng: lấy nước và vận tải. Nếu Cam tập trung chức năng vận tải, giảm chức năng lấy nước vì có các âu thuyền ngăn nước thì tác động cũng không lớn lắm. Mình cũng không thể cản Cam nếu họ tập trung chức năng vận tải mở đường thuỷ ra biển riêng của họ
 

nissantiida

Xe điện
Biển số
OF-705810
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
2,663
Động cơ
119,521 Mã lực
VN ta cũng bắt tay với Lào vê lại Mekong chảy qua Tây Nguyên rồi đưa nước về lại miền Tây cho biển Hồ cạn luôn😄.
 

rgbhis

Xì hơi lốp
Biển số
OF-26681
Ngày cấp bằng
31/12/08
Số km
1,878
Động cơ
507,786 Mã lực
Thời nào rồi mà còn 2 lúa nữa, phát triển kinh tế theo hướng khác đi.
Cơ bản phải đảm bảo an ninh lương thực cụ ơi. Sau này nếu có cn tổng hợp đc tinh bột thành phẩm thì mới bỏ qua cái gốc đó đc. Hoặc là cn sx mấy cái viên thức ăn như trong phin viễn tưởng ấy, mỗi bữa xơi 1 viên là đủ chất. Chứ giờ sáng 1 bát phở, trưa 2 bát cơm, e thấy mất thời gian quá.
 

zaiwaz123

Xe điện
Biển số
OF-422657
Ngày cấp bằng
15/5/16
Số km
3,778
Động cơ
320,826 Mã lực
Em không hiểu hiệu quả đến đâu, nhưng nếu chấp nhận bỏ chi phí lớn để triệt hạ láng giềng trong khi mình vẫn còn yếu thì cũng không cao
Tư duy của lãnh đạo CPC nó khác tư duy của cụ.
 

Tuongtien1977

Xe điện
Biển số
OF-623327
Ngày cấp bằng
13/3/19
Số km
2,162
Động cơ
145,531 Mã lực
Tuổi
47
Em xem bản đồ, thì phía Cam đào kênh mới dẫn nước từ sông Mê Kông chảy ra hướng vịnh Thái Lan...
Làm như thế này thì đồng bằng sông Cửu Long nhà mình đã thiếu phù sa, mất nguồn lợi thủy sản từ khi có các đập ở thượng nguồn...h kênh này vận hành vào năm 2028 thì ĐBSCL hẹo luôn ạ :(
..
Có nên đề xuất ông ẻm Hun tạm dừng hay hủy ko các cụ ?

Link Vnexpress.net
Hun giờ việc nó nó làm, VN bảo thế nào được cụ ơi
 

Tuongtien1977

Xe điện
Biển số
OF-623327
Ngày cấp bằng
13/3/19
Số km
2,162
Động cơ
145,531 Mã lực
Tuổi
47
Bài viết có nội dung vi phạm quy định của diễn đàn
Điểm cảnh cáo (Hết hạn 22/4/24)
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

Nhật Nguyệt

Xe tăng
Biển số
OF-308366
Ngày cấp bằng
18/2/14
Số km
1,012
Động cơ
242,281 Mã lực
Tiếng nói của các hiệp hội, tổ chức chính trị hay các nước liên quan cũng có ảnh hưởng để các bên ngồi lại đàm phán sao cho hài hòa lợi ích chung chứ cụ...ko phải tiếng nói tiên quyết nhưng phần nào đó cũng sẽ có sức nặng.
Nếu cụ được là đại diện cho VN thì cụ xác định mục đích đàm phán cụ thể là gì? Cụ căn cứ vào đâu để yêu cầu đàm phán? Các tình huống có thể xảy ra và biện pháp sẽ làm gì để đạt được mục đích của mình?
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
6,989
Động cơ
68,224 Mã lực
Mình nên thích ứng thôi chứ ngăn họ cũng khó nhưng làm kênh mà dài 100km cũng không đơn giản với kinh tế Cam. Tài nguyên nước giờ thì các nước đang tăng mục đích sử dụng. Ngay một số con sông huyền thoại trên thế giới cũng bị tranh chấp trong việc sử dụng nguồn nước cho dù có hiệp ước như sông Nin chẳng hạn. Còn sông Jordan thì từ lâu đã cạn kiệt!
 

zaiwaz123

Xe điện
Biển số
OF-422657
Ngày cấp bằng
15/5/16
Số km
3,778
Động cơ
320,826 Mã lực
Tiếng nói của các hiệp hội, tổ chức chính trị hay các nước liên quan cũng có ảnh hưởng để các bên ngồi lại đàm phán sao cho hài hòa lợi ích chung chứ cụ...ko phải tiếng nói tiên quyết nhưng phần nào đó cũng sẽ có sức nặng.
Sông Mekong có Trung Quốc, Lào, Campuchia, Việt Nam được hưởng lợi nhiều từ nguồn nước, thủy sản.
Quốc gia nào trên thượng nguồn sẽ chiếm hưởng lợi ích nhiều hơn... Đàm phán kiểu gì để họ chia sẻ nguồn lợi bây giờ?
Mình mà trên thượng nguồn thì cũng thế thôi, lợi ích quốc gia là trên hết.
 

cairong_2011

Xe container
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
8,715
Động cơ
476,376 Mã lực
Ko phải ở khuôn viên đất nhà cụ là cụ có thể nắn dòng như thế đc, tất cả các nước dọc sông MK phải có trách nhiệm vs nguồn lợi chung chứ cụ...
ĐBSCL hình thành hàng triệu năm từ phù sa sông MK, h mà bị san sẻ thì quá trình sạt lở bờ biển, hay xâm nhập mặn ở đây càng nặng nề cụ ạ.
Em nghĩ trên lý thuyết thôi. Nếu hữu hảo thì có thể ko làm nhưng lợi ích QG là trên hết, mình phải thích ứng thôi. Suốt dọc dòng Mê kong các nước ngăn làm thủy điện (trong đó có cả bạn Lào thân thiết) cũng phải chịu thôi. Chuyển sang nuôi tôm là một ví dụ.
 
Biển số
OF-846392
Ngày cấp bằng
10/1/24
Số km
102
Động cơ
896 Mã lực
Tuổi
30
Địa lý VN mình bất lợi cái là diện tích bị trải dài theo chiều dọc + sát biển cuối nguồn nước nên dễ bị bóp
 

haiyen1012

Xe điện
Biển số
OF-586932
Ngày cấp bằng
26/8/18
Số km
3,276
Động cơ
247,583 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bọn nó đào kênh dẫn nước từ sông Mekong chảy ra vịnh Thái Lan rồi đắp đập chặn dòng chảy của Mekong về Sông Cửu Long hả các cụ?
Thế thì mùa hạn nó đóng đập lấy hết nước Mekong còn mùa lũ thì nó xả đập cho mình hứng à?
Thâm nho quá nhỉ
 

namphong12

Xe container
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
9,032
Động cơ
232,633 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Bọn nó đào kênh dẫn nước từ sông Mekong chảy ra vịnh Thái Lan rồi đắp đập chặn dòng chảy của Mekong về Sông Cửu Long hả các cụ?
Thế thì mùa hạn nó đóng đập lấy hết nước Mekong còn mùa lũ thì nó xả đập cho mình hứng à?
Thâm nho quá nhỉ
Không Không. Thế thì chết. Xây đập thì cả nước Campuchia ra biển hết
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top