[Funland] Tổng hợp tất cả mọi vấn đề liên quan về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID - 19 - Phần 7

Các cụ đã được tiêm Vaccine chưa?


  • Tổng bình chọn
    950

fanmu1234567

Xe hơi
Biển số
OF-783768
Ngày cấp bằng
14/7/21
Số km
177
Động cơ
31,850 Mã lực
Tuổi
50
Bị nhiễm sau khi tiêm bao lâu vậy cụ?
Em không biết 2 VC họ tiêm khi nào, nhiễm khi nào, Chỉ biết rằng họ đã tiêm, nhưng vẫn chết sau khi nhập viện khoảng 10 ngày.

Bà vợ thì nhập viện, rồi hôn mê, và chết sau đó 2 tuần.

Ông chồng mới tội, nhập viên, rồi bị nặng phải đút ống thở, sau khi tháo ống thở ra còn vui vẻ gọi cho đồng nghiệp báo rằng đã qua cơn nguy hiểm, dự kiến 2-3 ngày nữa sẽ ra khỏi phòng hồi sức, đến chiều bỗng trở nặng chết luôn.
 

Kacar1102

Xe buýt
Biển số
OF-736312
Ngày cấp bằng
17/7/20
Số km
862
Động cơ
75,821 Mã lực
Chúc mừng cụ chủ và gia đình. Chia sẻ của cụ rất quý, và nhiều thông tin đúng là mình chưa từng biết.
 

ar3a

Xe container
Biển số
OF-64406
Ngày cấp bằng
19/5/10
Số km
5,016
Động cơ
539,443 Mã lực
Em không biết 2 VC họ tiêm khi nào, nhiễm khi nào, Chỉ biết rằng họ đã tiêm, nhưng vẫn chết sau khi nhập viện khoảng 10 ngày.

Bà vợ thì nhập viện, rồi hôn mê, và chết sau đó 2 tuần.

Ông chồng mới tội, nhập viên, rồi bị nặng phải đút ống thở, sau khi tháo ống thở ra còn vui vẻ gọi cho đồng nghiệp báo rằng đã qua cơn nguy hiểm, dự kiến 2-3 ngày nữa sẽ ra khỏi phòng hồi sức, đến chiều bỗng trở nặng chết luôn.
Con covid này thực sự nguy hiểm. Diễn tiến bệnh cực kỳ bất ngờ. Vẫn phải 5k và cẩn trọng hết sức sau khi tiêm thì mới được.
 

fanmu1234567

Xe hơi
Biển số
OF-783768
Ngày cấp bằng
14/7/21
Số km
177
Động cơ
31,850 Mã lực
Tuổi
50
Nói như cụ thì TP HCM lại sai nữa à?

Em nghĩ rằng cấp thẻ xanh cho người tiêm 1 mũi không ổn, vì họ vẫn có thể nhiễm bệnh và lây cho người khác. Thậm chí người tiêm 2 mũi vẫn lây cho người khác.

Tốt nhất là tiêm tối thiểu 70% dân số 2 mũi rồi mới nên mở cửa bình thường
 

The Tank

Xe điện
Biển số
OF-349857
Ngày cấp bằng
8/1/15
Số km
4,297
Động cơ
423,792 Mã lực
Cảm ơn chia sẻ rất hữu ích của cụ.
Cụ bổ sung thêm tình trạng sức khoẻ, bệnh nền, thói quen sinh hoạt (thuốc lá, rượu bia ....) ..... nữa thì tốt quá.
E cũng đang định hỏi cụ chủ còn hút thuốc ko? :D
 

fanmu1234567

Xe hơi
Biển số
OF-783768
Ngày cấp bằng
14/7/21
Số km
177
Động cơ
31,850 Mã lực
Tuổi
50
Em và rất nhiều người thắc mắc là tại sao Chính phủ và nghành y tế không phổ biến kiến thức cho người dân về Nồng độ oxy trong máu (spo2).
Đầu tháng 5/2021, em có người bạn ở Berlin kể rằng người Đức họ dùng máy này để tầm soát bệnh covid. Đây là lần đầu tiên em biết về máy này và tìm hiểu sâu về spo2.
Khi SG bùng phát dịch, hệ thống y tế quá tải, rất nhiều y bác sĩ kêu gọi tài trợ máy Spo2, mới thấy máy này cực kỳ quan trọng.
Đầu năm 21 mình còn vui vẻ chuẩn bị đón cột điện quay về nước, nên không có thời gian nghiên cứu về SPO2 cụ ơi.
 

Langthang_Mercedes

Xe container
Biển số
OF-426773
Ngày cấp bằng
2/6/16
Số km
6,665
Động cơ
334,586 Mã lực
Em nghĩ rằng cấp thẻ xanh cho người tiêm 1 mũi không ổn, vì họ vẫn có thể nhiễm bệnh và lây cho người khác. Thậm chí người tiêm 2 mũi vẫn lây cho người khác.

Tốt nhất là tiêm tối thiểu 70% dân số 2 mũi rồi mới nên mở cửa bình thường
SG cuối tháng này tiêm được bao nhiêu cũng mở vì doanh nghiệp hết chịu nổi rồi cụ ạ. Dân có xèng kha khá nằm im thêm vài tháng không sao, dân nghèo thì... mà số này lại rất đông. SG cũng muốn 70% 2 mũi lắm nhưng có vẻ không kịp, hai nữa là sợ phân biệt mới có đề nghị như trong báo.

Chốt lại là mở thế nào cho hợp lý chứ đâu bàn lùi được nữa.
 

lemlim

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-780541
Ngày cấp bằng
14/6/21
Số km
113
Động cơ
33,950 Mã lực
Tuổi
46
Trước khi vào đến được bv thì phải sống đã cụ. Hơn nữa, khi dịch bùng lên như ở SG vừa qua thì ở nhà tự điều trị có khả năng sống sót cao hơn là vào bv
Chết nhanh do covidtàn phá phổi là hệ hô hấp. Con người nhịn ăn 3 tháng còn sống chứ ngộp thở 3 phút là chết rồi.
Chết nhiều do nó virus lây nhanh như cháy rừng. Bác sĩ kiệt quệ sức lực, thân thể họ rả rời , thiết bị điều trị duy trì mạng sống thì khan hiếm so với số lượng người bệnh, người bệnh nặng thì số phận phải chết. Người mạnh hơn thì chết vì rủi ro tai nạn khi thở oxy như rớt mặt nạ khi ngủ . Đôi khi cúp điện, chập điện thì hệ thống oxy âm tường ko hoạt động vài phút thì bệnh nhân chết đồng loạt.
Chiến lược bốc f0 nặng mà ko bốc theo người nhà khiến ko có ai theo dỏi chăm bón dinh dưởng cho họ. Họ cạn kiệt sức nên ko kêu cứu dc ai .ra đi trong thoi thóp lặng lẽ.
Hôm trước em đọc Cuộc chiến của người trẻ cũng thấy ý đó mà sợ bị xì lốp.
Ví dụ cụ thể thì có nhà con bé Phương Mỹ Chi. Cả nhà nó nhiễm nhưng vì đc ở cùng nhau, chăm nhau được nên thoát chết. Còn bà dì ruột ko thoát.. vì vào viện.
Đau lòng nhưng đây là thực tế . Mọi người phải bình tĩnh nhìn nhận mà quyết định!

Bệnh nhân nằm la liệt, khó thở đủ các mức độ. Trong các thể loại cấp cứu, suy hô hấp phải khẩn trương nhất, dễ chết nhất. Nhân viên y tế vô cùng thiếu, quay như chong chóng.

Nhân viên y tế quá thiếu, nhất là điều dưỡng - người trực tiếp chăm sóc. Nếu bác sĩ hiện nay đã làm 200% công suất thì các em điều dưỡng đang làm 300% sức lực, không biết sẽ gục ngã lúc nào.

Để hỗ trợ nhau, khám bệnh xong, bác sĩ chúng tôi làm luôn công việc chăm sóc bệnh nhân, thay bỉm, cho ăn, cho uống nước. Các việc đó trước kia không có gì khó, nhưng với Covid lại khác.

Như việc cho ăn, bệnh nhân Covid thở gấp suốt ngày, phải gắng sức rất nhiều nên mệt và càng không có sức để hô hấp dẫn đến khó thở hơn. Vòng xoáy này đẩy dần bệnh nhân đến chỗ suy hô hấp không hồi phục rồi tử vong. Chưa ai thống kê được có bao nhiêu người chết vì bão cytokin, bao nhiêu người chết vì suy kiệt. Chịu, không thể biết. Đại dịch mà.

Bác sĩ Phạm Minh Dân cùng khoa cho tôi thấy ví dụ rất cụ thể. Bệnh nhân của anh oxy máu đang 85, được cho ăn xong, oxy lên ngay 92. Thật là vi diệu.

Uống nước thì sao? Bệnh nhân khó thở, thở gấp suốt ngày, cùng với thở oxy dòng cao, mất nước rất dữ. Có người "khô" lại, máu cô đặc, rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Người bệnh tất cả đều rất khát.

Ai còn khỏe tự uống được, và uống rất nhiều nước. Tuy nhiên, đang bận thở oxy thế này, uống nước còn khó hơn ăn, nhiều người môi khô nứt nẻ nhưng vướng mặt nạ oxy không uống được, nước đổ tung tóe mà không vào mồm. Dùng ống hút cắm vào cốc hút lên thì được, song lấy đâu ra ai phục vụ.

... :|
 

fanmu1234567

Xe hơi
Biển số
OF-783768
Ngày cấp bằng
14/7/21
Số km
177
Động cơ
31,850 Mã lực
Tuổi
50
thậm chí có thời gian còn khuyên người dân ko nên đổ xô đi mua máy nữa ạ. sau khi quá tải cho chăm sóc tại nhà mới kêu gọi tự theo dõi đo máy nhưng rất nhiều người ko có máy để đo và ra đi
có cảm giác như sợ dân biết nhiều thì mất vai trò hay sao ấy
Nguyên nhân chính là chủ quan, khộng nhập máy do SPO2 và không đầu tư sản xuất sớm các nhà máy sản xuất oxy y tế và sản xuất bình oxy y tế kịp thời.

Giữa tháng 7, khi bạn em chết tại nhà sau 4 giờ vì khó thở và không được cấp cứu kịp thời, em đã nhắc người quen tìm mua sẵn bình oxy. Nhưng từ giữa tháng 7, bình oxy y tế loại dưới 10 lít đã hoàn toàn hết tại các cửa hàng bán thiết bị y tế tại TPHCM
 

Nắng nhạt

Xe điện
Biển số
OF-600931
Ngày cấp bằng
27/11/18
Số km
2,132
Động cơ
161,307 Mã lực
Cụ đọc lại cái link em gửi ở trên đi. Có số liệu về mức độ hiệu quả của AZ, M và P sau khi tiêm mũi 1 đấy. Riêng hai anh sino thì không có thông tin này vì nhà sản xuất không thu thập trong quá trình thử nghiệm. Bài viết chi tiết cụ vừa gửi khẳng định điều đó.

Không phải tự nhiên WHO ra khuyến cáo các nước nên trì hoãn tiêm mũi 2 để phủ mũi 1 càng nhiều càng tốt đâu.
Cụ thử xem link này xem
Nếu chỉ tiêm 1 mũi Sino thì hiệu quả bảo vệ rất thấp chỉ 13,8%. Tiêm đủ 2 liều thì bảo vệ khá đấy. http://www.news.cn/english/2021-08/23/c_1310144035.htm
 

khongthuphi

Xe điện
Biển số
OF-137546
Ngày cấp bằng
7/4/12
Số km
3,990
Động cơ
408,188 Mã lực
Nơi ở
Mọi miền Tổ quốc
Về phương pháp xông thảo dược để chữa covid.
Như còm trước em đã đề cập đến triệu chứng mất cảm giác của 5 giác quan. Chứng mất xúc giác là biểu hiện của việc bề mặt da bị căng cứng, các lỗ chân lông bị bịt. Nên việc xông các loại thảo dược là vô cùng cần thiết, giúp cho cơ thể đào thải độc tố ra bằng tuyến mồ hôi. Người bệnh thì độc tố trong người nhiều hơn bình thường, nếu không thải ra ngoài được sẽ làm cơ thể thêm suy yếu. Chúng ta xông càng nhiều càng tốt, xông lá, xông tỏi, gừng... giúp cho các giác quan lấy lại độ nhạy vốn có. Bản thân việc xông thảo dược sẽ không diệt được covid nhưng nó giúp cơ thể ta khoẻ hơn để chống lại bệnh tật.
 

The Tank

Xe điện
Biển số
OF-349857
Ngày cấp bằng
8/1/15
Số km
4,297
Động cơ
423,792 Mã lực
Em và rất nhiều người thắc mắc là tại sao Chính phủ và nghành y tế không phổ biến kiến thức cho người dân về Nồng độ oxy trong máu (spo2).
Đầu tháng 5/2021, em có người bạn ở Berlin kể rằng người Đức họ dùng máy này để tầm soát bệnh covid. Đây là lần đầu tiên em biết về máy này và tìm hiểu sâu về spo2.
Khi SG bùng phát dịch, hệ thống y tế quá tải, rất nhiều y bác sĩ kêu gọi tài trợ máy Spo2, mới thấy máy này cực kỳ quan trọng.
E nghĩ do thiếu nguồn cung. Chuẩn bị ko kịp hoặc vì lý do nào đó…thiếu xèng chẳng hạn.
Giống tụi Mỹ hồi đầu sợ thiếu khẩu trang cho bác sỹ, nhưng nó chuẩn bị đc rất nhanh nên sau đó thay đổi ngay.
Tụi Tàu hồi đầu nó cũng trễ công bố dịch mấy tuần để nó đi gom đồ chống dịch khắp thế giới rồi mới công bố.
Máy đo SPO2 thì e thấy cụ nào bảo tụi Sing nó cấp cho mỗi gia đình 1 cái.
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
6,865
Động cơ
255,520 Mã lực
Cô này chắc có vấn đề đầu óc, hiệu trưởng với phòng giáo dục xã nên xem xét thế nào chứ nhỉ.

Một giáo viên tiêm cùng lúc 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 cách nhau 10 phút

TPO - Đây là trường hợp hi hữu khi một giáo viên ở huyện Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình được tiêm 2 mũi vắc xin chỉ cách nhau trong 10 phút.
Ngày 19/9, tin từ Phòng Y tế huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) cho biết, ngày 18/9, huyện Lệ Thủy triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Bệnh viện đa khoa huyện Lệ Thủy và Trung tâm văn hóa huyện, cô N.T.K. là giáo viên Trường TH&THCS Trường Thủy (xã Trường Thủy, huyện Lệ Thuỷ) đã tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau chưa đến 10 phút.

Ông Lê Viết Sĩ - Trưởng phòng Y tế huyện Lệ Thủy cho hay, cô N.T.K khi vào khu vực tiêm, có 2 tờ giấy, một tờ tự nguyện kê khai tiêm vắc xin, một tờ do bác sĩ khám. Khi cô K. vào tiêm, các nhân viên đã đánh vào tờ bác sĩ khám mục “rồi” (đã tiêm).

Thay vì xuống ghế ngồi đợi 30 phút mới ra về, cô K. gấp tờ giấy đánh dấu “đã tiêm”, qua bàn khác trình tờ giấy khai tự nguyện tiêm vắc xin để tiêm mũi 2.
Tại bàn tiêm thứ 2, nhân viên tiếp tục tiêm mũi vắc xin thứ 2 trong vòng chưa đến 10 phút cho cô K.

Ông Sĩ cũng cho hay, lỗi này do các bàn tiêm không kiểm tra kỹ, khi nhân viên bàn khác tiêm mũi vắc xin 2, lật tờ giấy để đóng dấu liền phát hiện cô K. đã tiêm ở bàn trước.
Lập tức, cô giáo K. được đưa sang phòng khám bên cạnh để theo dõi ở bàn cấp cứu. Sau hơn 40 phút, thấy sức khỏe bình thường, bệnh viện đã cho người chở cô K. về nhà.
Sau sự cố hi hữu này sức khoẻ của cô K hiện tại vẫn ổn định.
Được biết, ngày 18/9 huyện Lệ Thủy triển khai tiêm gần 2.300 liều vaccine AstraZeneca. Ngay sau trường hợp cô K., toàn bộ các bàn tiêm đã được yêu cầu kiểm soát kỹ lưỡng tránh tiêm nhầm, tiêm thêm mũi tiêm.

 

xukthal.

Xe lăn
Biển số
OF-780223
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
10,554
Động cơ
707,449 Mã lực
Ko sao là tốt rồi :))
Chắc cô đọc đâu đấy tiêm nc muối sinh lý nên tiêm đúp cho chắc :))
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe bọ xít

Xe container
Biển số
OF-67258
Ngày cấp bằng
28/6/10
Số km
8,736
Động cơ
543,709 Mã lực
Hiện tại, có ít nhất 3 chủng Corona ở VN (chủng Anh, chủng Nam Phi và Chủng Ấn Độ). Trong đó chủng Ấn Độ - Delta là nguy hiểm nhất.
Chủng Delta cho đến giờ chưa thể nhận biết được cơ chế lây nhiễm đầy đủ. Chúng lây lan theo kiểu bùng phát rất nhanh. Em bị nhiễm chủng Delta. Khu vực em ở giữa tháng 8 là vùng xanh. Nhưng chỉ trong vòng 4-5 ngày thì cả con hẻm nhỏ đã có gần 200 ca nhiễm. Vấn đề là không biết lây nhiễm từ đâu. Vì mọi người rất cẩn thận phòng chống dịch.
Nên, cccm không được chủ quan. Cần chuẩn bị những thứ cần thiết cho gia đình mình. Vì bất cứ lúc nào ta cũng có thể trở thành f0.
Cụ ở TpHCM hay ở đâu ạ
Cảm ơn Cụ vì thông tin chia sẻ, ngay cả khi tất cả trở lại trạng thái bình thường mới, thì tự cứu mình nếu mắc Covid bất kể chủng gì, như bài Cụ chia sẻ là rất hữu ích để tự vượt qua và cứu mình đã, chứ chờ tới viện và được cấp cứu cũng 50/50 lắm ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top