[Funland] Mỹ giam cầm khoảng 12.000 kiều dân Nhật và công dân Hoa Kỳ gốc Nhật trong Thế chiến 2

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,430 Mã lực
Lưu ý: đây là bài tổng hợp, copy và paste từ các nguồn, không phải luận văn khoa học

Ngày 7-12-1941, Nhật bất ngờ tấn công cảng Trân Châu (Pearl Harbor) trên quần đảo Hawaii của Mỹ. Sự kiện đó mở đầu cho chiến tranh Mỹ - Nhật trên chiến trường châu Á - Thái Bình Dương.
Dù hầu hết người Mỹ dự đoán Mỹ sẽ tham chiến ở châu Âu hoặc Philippines, nhưng quốc gia này vẫn bị sốc khi nghe tin về cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng vào ngày 07 tháng 12 năm 1941. Sau vụ tấn công, bờ Tây Hoa Kỳ dường như rất dễ trở thành mục tiêu của một cuộc tấn công quân sự khác của Nhật. Một số lượng lớn người Mỹ gốc Nhật sinh sống ở các bang miền tây khiến các nhà phân tích quân sự Mỹ lo ngại rằng một số người sẽ thực hiện các hành động phá hoại đối với các ngành công nghiệp quốc phòng và nông nghiệp ở đây.
Quan hệ chính thức giữa chính phủ Nhật Bản và Hoa Kỳ đã trở nên tồi tệ vào những năm 1930 khi Nhật Bản bắt đầu cuộc xâm lược Trung Quốc. Trung Quốc, bị suy yếu bởi một cuộc nội chiến giữa hai phe quốc gia và CS, nhưng vẫn là một quốc gia có tầm quan trọng chiến lược đối với cả Hoa Kỳ và Nhật Bản. Nhật Bản rất cần nguyên liệu thô từ Trung Quốc để tiếp tục chương trình hiện đại hóa. Hoa Kỳ cần một chính phủ Trung Quốc dân chủ để chống lại cả sự bành trướng quân sự của Nhật Bản ở Thái Bình Dương cũng như sự lan rộng của chủ nghĩa CS ở châu Á.
Mỹ (4_1) Gheto Japanese.jpg
Mỹ (4_2).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,430 Mã lực
Những người Nhật tự do không bằng lòng với chính sách chống Nhật của Mỹ, đặc biệt là ở California, nơi các bộ luật mang tính loại trừ đã được thông qua để ngăn người Mỹ gốc Nhật cạnh tranh với công dân Hoa Kỳ trong ngành nông nghiệp. Bất chấp những căng thẳng này, một báo cáo liên bang vào năm 1941 do Roosevelt yêu cầu thực hiện đã chỉ ra rằng hơn 90% người Mỹ gốc Nhật được coi là những công dân trung thành. Tuy nhiên, dưới áp lực ngày càng tăng từ các hiệp hội nông nghiệp, cố vấn quân sự và các chính trị gia có ảnh hưởng ở California, Roosevelt đã đồng ý bắt đầu các bước cần thiết để có thể thực hiện việc giam giữ cộng đồng người Mỹ gốc Nhật.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,430 Mã lực
Ngày 14 tháng 1 năm 1942, năm tuần sau sự kiện Trân Châu Cảng, Tổng thống Franklin D. Roosevelt ban hành Tuyên bố Tổng thống số 2537, yêu cầu người nước ngoài từ các nước thù địch trong Thế chiến II – Ý, Đức và Nhật Bản – phải đăng ký với Bộ Tư pháp Hoa Kỳ. Những người đã đăng ký sau đó được cấp Giấy chứng nhận người có quốc tịch nước ngoài. Là hành động tiếp theo sau Đạo luật Đăng ký Người nước ngoài năm 1940, Tuyên bố số 2537 đã tạo điều kiện cho việc bắt đầu giam giữ toàn bộ người Mỹ gốc Nhật vào tháng sau đó.
Được ban hành nhân danh lợi ích quốc gia, Tuyên bố số 2537 cho phép bắt bớ và giam giữ những người nước ngoài đến từ các nước thù địch xâm phạm các khu vực bị hạn chế, như các bến cảng, nhà máy xử lý nước hoặc thậm chí là các khu vực dễ xảy ra hỏa hoạn trong suốt thời gian chiến tranh.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,430 Mã lực
Ngày 19 tháng 2 năm 1942, 10 tuần sau khi Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt đã miễn cưỡng ký Sắc lệnh 9066, cho phép di dời bất kỳ ai hoặc toàn bộ các cụm dân cư khỏi các khu vực quân sự “khi được xem là cần thiết”. Sau đó quân đội đã xác định toàn bộ khu vực Bờ Tây, nơi sinh sống của phần lớn người Mỹ gốc Nhật hoặc có quốc tịch Nhật, là một khu vực quân sự.
Theo Sắc lệnh số 1066, Chính quyền Mỹ bắt giam gần 12 vạn (trong tổng số 12 vạn 7 nghìn) người Nhật đang có mặt trên đất Mỹ, trong đó hơn 2 phần 3 là người Nhật sinh ra ở Mỹ hay có quốc tịch Mỹ. Họ bị giam trong các trại tập trung có hàng rào kẽm gai, có lính Mỹ canh gác 24/24 giờ. Mãi đến đầu năm 1946, họ mới được thả ra. Trong 4 năm bị giam giữ, có gần 2.000 người chết.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,430 Mã lực
Đến tháng 6, hơn 120.000 người Mỹ gốc Nhật đã được chuyển đến các trại giam giữ xa xôi do quân đội Hoa Kỳ xây dựng tại các khu vực rải rác trên khắp đất nước. Trong hai năm rưỡi tiếp theo, nhiều trong số những người Mỹ gốc Nhật này đã phải chịu đựng điều kiện sống vô cùng khó khăn và sự đối xử tồi tệ của các cảnh vệ quân đội.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,430 Mã lực
Trong suốt Thế chiến II, 10 người Mỹ đã bị kết án là gián điệp cho Nhật Bản, nhưng không ai trong số họ là người gốc Nhật. Năm 1988, Tổng thống Ronald Reagan đã ký một dự luật bồi thường cho mỗi người bị giam giữ còn sống một tấm séc miễn thuế trị giá 20.000 đô la và đưa ra lời xin lỗi từ chính phủ Hoa Kỳ.
Cơ quan Tái định cư Thời chiến được thành lập để “Bắt giam tất cả những người gốc Nhật, bao vây họ bằng quân đội, ngăn họ mua đất đai, và đưa họ trở về quê hương khi chiến tranh kết thúc.”
Sự tức giận và sợ hãi của người Mỹ gốc Nhật bắt đầu ở Hawaii ngay sau vụ tấn công Trân Châu Cảng; mọi người gốc Nhật, già trẻ, giàu nghèo, tất cả đều bị nghi ngờ là gián điệp. Sự nghi ngờ này nhanh chóng bùng phát ở đại lục Hoa Kỳ; khi vào ngày 19/02/1942, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ra lệnh rằng các công dân Đức, Ý và Nhật Bản – cũng như người Mỹ gốc Nhật – bị cấm không được tới một số khu vực nhất định được coi là nhạy cảm về mặt quân sự.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,430 Mã lực
Tại California, nơi có một số lượng đáng kể người Nhật và người Mỹ gốc Nhật, đã diễn ra một làn sóng chống Nhật đặc biệt mạnh mẽ, với việc tổng chưởng lý của tiểu bang, Earl Warren (người sau này trở thành chánh án Tòa án tối cao Hoa Kỳ), tuyên bố rằng việc thiếu bằng chứng về sự phá hoại trong cộng đồng người Nhật không chứng minh được điều gì, vì họ chỉ đơn thuần là đang chờ đợi thời cơ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,430 Mã lực
Trong khi chỉ khoảng 2.000 người gốc Đức và Ý bị giam giữ trong thời kỳ này, người Mỹ gốc Nhật là những người phải chịu đựng nặng nề nhất. Cơ quan Tái định cư Thời chiến, được thành lập vào ngày 18/03/1942, đã đặc biệt nhắm vào họ: 120.000 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã bị vây bắt ở Bờ Tây. Ba nhóm giam giữ đã được lập ra: Nisei (công dân Hoa Kỳ bản địa có cha mẹ là người Nhật Bản nhập cư), Issei (người nhập cư Nhật Bản) và Kibei (công dân Hoa Kỳ bản địa được giáo dục chủ yếu ở Nhật Bản). Những người bị giam giữ đã được chuyển đến một trong 10 trung tâm tái định cư ở California, Utah, Arkansas, Arizona, Idaho, Colorado và Wyoming.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,430 Mã lực
Chất lượng cuộc sống trong các trung tâm tái định cư chỉ nhỉnh hơn một chút so với nhà tù: Các gia đình bị dồn vào các phòng rộng từ 20 đến 25 feet và buộc phải sử dụng các phòng tắm chung. Không cho phép sử dụng dao cạo, kéo, hoặc radio. Trẻ em học tại các trường thuộc Cơ quan Tái định cư Thời chiến.
Một người Mỹ gốc Nhật, Gordon Hirabayashi, đã đấu tranh chống lại việc giam giữ đến tận Tòa án tối cao. Ông lập luận rằng Quân đội, chịu trách nhiệm thực hiện việc tái định cư, đã vi phạm các quyền của ông với tư cách là một công dân Hoa Kỳ. Tòa án đã ra phán quyết chống lại ông, cho rằng quyền của quốc gia trong việc tự vệ chống phá hoại và xâm lược là đủ để biện minh cho việc tước đi các quyền hiến định của ông cũng như những người Mỹ gốc Nhật khác.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,430 Mã lực
Năm 1943, những người Mỹ gốc Nhật chưa bị giam giữ cuối cùng đã được phép tham gia quân đội Hoa Kỳ và chiến đấu trong cuộc chiến. Hơn 17.000 người Mỹ gốc Nhật đã chiến đấu; Trung đoàn 442, bao gồm toàn những người Nisei, đã chiến đấu trong chiến dịch Italia, trở thành đơn vị được tặng thưởng nhiều huân chương nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Trung đoàn này đã giành được 4.667 huy chương, giải thưởng và tuyên dương, bao gồm 1 Huân chương Danh dự, 52 Huân chương Thập tự và 560 Huân chương Sao bạc. Nhiều trong số những người lính này, khi viết thư về nhà, đã phải gửi thư tới các trung tâm tái định cư.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,430 Mã lực
Ngày 17 tháng 12 năm 1944, trong khi Thế chiến II đâng tiếp diễn, Thiếu tướng Hoa Kỳ Henry C. Pratt đã ban hành Công bố số 21, trong đó tuyên bố rằng, kể từ ngày 02 tháng 01 năm 1945, những người Mỹ gốc Nhật đã “sơ tán” khỏi Bờ Tây có thể quay trở về nhà của họ.
Những người bị giam cầm một cách bất công và phi lý đó rất bất bình, một số bỏ quốc tịch Mỹ, một số khác trở về Nhật. Họ đòi bồi thường 131 triệu đô-la, nhưng Mỹ chỉ chịu đền 38 triệu (chưa đầy 30%). Họ tiếp tục đấu tranh. Năm 1976, chính phủ Mỹ phải công khai thừa nhận sai lầm.
Ngày 8-10-1988, chính phủ Mỹ mới chịu xin lỗi những người bị giam giữ và bồi thường cho mỗi người 20.000 đô la, nhưng tuyên bố chỉ bồi thường cho những người còn sống (sau gần nửa thế kỷ, gần một nửa số người bị giam giữ đã qua đời), còn ai chết thì chính phủ Mỹ “xù” luôn, không chịu bồi thường cho con cháu của họ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,430 Mã lực
Mỹ (4_3).jpg

Một bức tranh mô tả cuộc sống tập trung của người Mỹ gốc Nhật trong Thế chiến thứ hai là một trong những tấm dọc theo đoạn dài nửa dặm của Vạn Lý Trường Thành ở Los Angeles,
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,430 Mã lực
Mỹ (4_3_5).jpg

9-4-1942 – xa lộ dẫn đến một Trung tâm giam giữ người Mỹ gốc Nhật Bản tại Poston, tiểu bang Arizona
Mỹ (4_3_6).jpg

Biển hiệu bằng gỗ ở lối vào Trung tâm tái định cư Chiến tranh Manzanar với hình nền là một chiếc xe hơi ở cổng nhà. Ảnh: Ansel Easton Adams (1902 - 1984)
Hoa Kỳ tổ chức 10 trung tâm giam giữ người Mỹ gốc Nhật Bản. Manzana là Trung tâm lớn nhất nằm rộng 329,4 ha ở Inyo, gần thành phố Independence, California
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
10,129
Động cơ
368,449 Mã lực
Chả sao....chiến tranh đành chịu, giờ chỉ mang tính chất lịch sử mà thôi
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,430 Mã lực
Ngày nay trở thành một Bảo tàng quốc gia của Hoa Kỳ để những người Nhật Bản hành hương
Mỹ (4_400)+++++.jpg
Mỹ (4_401).jpg
Mỹ (4_402).jpg
Mỹ (4_403).jpg
Mỹ (4_404).jpg
Mỹ (4_405).jpg
 

Chán_Đời

Xe tải
Biển số
OF-799810
Ngày cấp bằng
9/12/21
Số km
200
Động cơ
18,197 Mã lực
Tuổi
48
Em vào nghiên cứu thớt của cụ Ngao :D
 

mrQuick8x

Xe điện
Biển số
OF-156606
Ngày cấp bằng
13/9/12
Số km
2,516
Động cơ
370,413 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em lót dép ngồi đọc tư liệu hay. Cảm ơn cụ nhiều ah :-bd
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,430 Mã lực
Mỹ (4_7).jpg

13-3-1942 – sau vụ Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, gia đình Masuda, người Mỹ gốc Nhật Bản, chủ nhân Cửa hàng Wanto, phố Franklin, Oakland, California treo tấm biển “Tôi là một người Mỹ". Ảnh: Dorothea Lange

Mỹ (4_9).jpg

Mỹ (4_10).jpg

4-1942 – Cửa hàng Nhật Bản đồ chơi chuẩn bị đóng cửa, bán hạ giá chỉ còn một nửa để đi đến trại tập trung. Ảnh: Buyenlarge
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,430 Mã lực
Mỹ (4_11).jpg

4-1942 – Một tấm biển dán vào một cửa hàng hóa chất ở Little Tokyo, Los Angeles, Hoa Kỳ của ông và bà Kilseri, một cặp vợ chồng người Mỹ gốc Nhật,. Họ, cùng với nhiều người Mỹ gốc Nhật khác, bị buộc phải chuyển đến các trại tập trung trong Thế chiến thứ hai
Mỹ (4_12).jpg

4-1942 – các chủ cửa hàng người Mỹ gốc Nhật buộc phải đóng cửa kinh doanh khi chính phủ Mỹ quyết định chuyển họ đến các trại cách xa bờ biển phía Tây nước Mỹ trong Thế chiến thứ hai.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top