[Funland] Nghề giáo bạc như vôi

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
3,630
Động cơ
431,198 Mã lực
Post này không liên quan chính trị, hay tổ lái các vấn đề. Chỉ là trao đổi chia sẻ để mình là phụ huynh, là người nhà của giáo viên được tốt lên.Nên nhờ admin xóa giúp e các comment không thuộc phạm vi với ạ! E cảm ơn!
nhà em quanh em nhiều GV lắm ạ, từ ô bà nhạc cho đến anh chị ruột. nhưng em vẫn cho rằng cái tư tưởng nho giáo kia nó ăn sâu quá, làm hại chính các thầy cô (dồn hết trách nhiệm cho các thầy cô) và chiều ngược lại thì các phụ huynh lại lơ là đi vai trò của mình với chính cái sản phẩm của mình (đứa con)
1 đứa trẻ thành công thì hỏi ai là người được hưởng lợi ạ: Xã hội, bố mẹ, rồi chắc sau đó mới đến thầy cô
trong gđ em cũng quan niệm như vậy, và chính vợ em là giáo viên, con mình ko ra gì thì đừng đổ trách nhiệm cho các thầy cô cả
 

BMW X4

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-809003
Ngày cấp bằng
20/3/22
Số km
4,570
Động cơ
62,209 Mã lực
Tuổi
18
Thời đại bây giờ, cụ Cúc Cồ là sư phụ danh giá và hiệu quả nhất trong việc phân phối liu thông kiến thức. Nghề làm thầy trở nên thành một nghề có thiên chức là dẫn lối đưa đường cho mỗi cá nhân có cái nhân cách và cái nhận thức phù hợp. Tức là về lao động vất vả hơn rất nhiều ngày xưa. Thế mà công xá quả thực rẻ rúng, sự tôn trọng quả thực khinh bạc.

Nghề giáo là một nghề đáng thương.
Gớm, bác dùng chữ "Nghề làm thầy", tôi thấy nó hơi quá.

Tôi dùng chữ: Nghề bán kiến thức.
Bán cho các cháu từ nhỏ tới lớn, lớp 12, dù bên mua là bố mẹ các cháu.
Nó cũng như mấy bạn Sale Bất động sản hay Động sản hay Gì đó sản.
Cũng như cá nhân tôi đang bán ba cái dịch vụ lăng nhăng.

Cũng chẳng có gì ghê gớm: Nhà trường bán, tôi làm công ăn lương, nhà trường thu tiền.
Trường Tư và Công, như nhau.

Ở ta, thậm chí lên Đại học rồi, vẫn coi Giảng viên như Giáo viên các cấp dưới, mặc dù họ khác hoàn toàn về bản chất, do Học viên của họ giờ là các công dân trưởng thành, thậm chí còn trưởng thành hơn và hơn tuổi các "thầy giáo cô giáo đang DẠY họ".

Thế nên, cá nhân tôi ủng hộ và chia sẻ quan điểm của bác Mandalord trên kia:
Đấy là 1 nghề bình thường, như nghề Móc cống hay Công nhân vệ sinh hay CSGT hay tương tự.

Tôi ngạc nhiên và thậm chí hơi khó chịu khi nghe các cháu cấp 3 vẫn Cô Cô Con Con với nhau, nhưng thôi, kệ vậy, chỉ là quan điểm cá nhân tôi thôi.
Dù sao, thời điểm ấy, chúng nó khá trưởng thành rồi.
 

huyhung123

Xe điện
Biển số
OF-42755
Ngày cấp bằng
9/8/09
Số km
2,493
Động cơ
485,474 Mã lực
Mấy thời gian gần đây nghe về cô giáo quyên sinh, hay trò thách thức, đánh thầy cô...mà buồn các bác ạ.Thiết nghĩ lẽ ra xã hội càng phát triển, con ng ra sẽ trọng sự học hơn, thầy cô qua đó mà cũng được đối xử tốt hơn để đúng với vai trò/ trách nhiệm/ sứ mệnh của mình, vậy mà có vẻ không hẳn thế....thử hỏi ntn.Sau ai còn thi và học sp nữa a?!
Note: Post này không liên quan chính trị, hay tổ lái các vấn đề. Chỉ là trao đổi chia sẻ để mình là phụ huynh, là người nhà của giáo viên được tốt lên.Nên nhờ admin xóa giúp e các comment không thuộc phạm vi với ạ! E cảm ơn!

Screenshot_2022-10-04_064449.jpg
Tự đôn lên thành cao quý thì nó khổ thế đấy. GV cũng là 1 nghề, đi làm thuê như bao nghề khác thôi.
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
7,006
Động cơ
64,141 Mã lực
Nghề giáo viên thì bạc là đúng r. Lương thì thấp; chỉ được một số thày cô giáo dạy ở những thành phố lớn chút thì họ kiếm tiền nhiều do dạy thêm. Phần lớn là đều khó. Chỉ lương không thì ngang một công nhân. Tiền Tết Nguyên đán thì đâu đó vài trăm. Làm việc với con người thì cực phức tạp nhất là bây giờ vì nhà nào cũng nâng trẻ con lên một tầm cao mới. Cả lớp bị một học sinh cá biệt thôi là quá vất vả rồi. ĐI dạy thì gần như không bao giờ được phép trễ giờ vì trễ giờ thì mấy lớp bên cạnh chả dạy được và bị phê bình ngay. Còn phấn đấu thì cực khó vì môi trường toàn người tốt nghiệp đại học cả về trình độ là ngang nhau nên rất ít có cơ hội tiến thân. Nhìn chung em đồng cảm với họ cho dù em không phải là giáo viên!
 

haipvg

Xe tăng
Biển số
OF-518637
Ngày cấp bằng
28/6/17
Số km
1,340
Động cơ
188,541 Mã lực
Gớm, bác dùng chữ "Nghề làm thầy", tôi thấy nó hơi quá.

Tôi dùng chữ: Nghề bán kiến thức.
Bán cho các cháu từ nhỏ tới lớn, lớp 12, dù bên mua là bố mẹ các cháu.
Nó cũng như mấy bạn Sale Bất động sản hay Động sản hay Gì đó sản.
Cũng như cá nhân tôi đang bán ba cái dịch vụ lăng nhăng.

Cũng chẳng có gì ghê gớm: Nhà trường bán, tôi làm công ăn lương, nhà trường thu tiền.
Trường Tư và Công, như nhau.

Ở ta, thậm chí lên Đại học rồi, vẫn coi Giảng viên như Giáo viên các cấp dưới, mặc dù họ khác hoàn toàn về bản chất, do Học viên của họ giờ là các công dân trưởng thành, thậm chí còn trưởng thành hơn và hơn tuổi các "thầy giáo cô giáo đang DẠY họ".

Thế nên, cá nhân tôi ủng hộ và chia sẻ quan điểm của bác Mandalord trên kia:
Đấy là 1 nghề bình thường, như nghề Móc cống hay Công nhân vệ sinh hay CSGT hay tương tự.

Tôi ngạc nhiên và thậm chí hơi khó chịu khi nghe các cháu cấp 3 vẫn Cô Cô Con Con với nhau, nhưng thôi, kệ vậy, chỉ là quan điểm cá nhân tôi thôi.
Dù sao, thời điểm ấy, chúng nó khá trưởng thành rồi.
Cụ sai, không phải ai bán kiến thức cũng là thầy mà người thầy không chỉ truyền kiến thức mà còn là người tạo cảm hứng cho học trò. Đó mới là người thầy đích thực. Vì thế có 2 loại, người bán kiến thức thuần túy và người thầy.
 

huyhung123

Xe điện
Biển số
OF-42755
Ngày cấp bằng
9/8/09
Số km
2,493
Động cơ
485,474 Mã lực
Các cụ xem các bạn bè mình những người học khá nhất xưa kia cũng như thế hệ trẻ sau này có mấy người thích thi vào sư phạm nữa đâu, các thầy cô thiệt thòi nhiều quá
Sao lại thiệt thòi cụ? Đi làm có HD lao động, lương bao nhiêu, chế độ như nào biết hết rồi. Đơn vị sử dụng lao động có ăn quịt hay gì đâu?
 

Xehoa2022

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-806072
Ngày cấp bằng
1/3/22
Số km
2,058
Động cơ
1,570,483 Mã lực
Phàm những gì liên quan trực tiếp tới cần lao thì thường hay bị soi mói hơn, giáo cũng như y cũng như cam lộ hay trật tự phường thôy.
Có this, và that hehee ...
 

BMW X4

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-809003
Ngày cấp bằng
20/3/22
Số km
4,570
Động cơ
62,209 Mã lực
Tuổi
18
Cụ sai, không phải ai bán kiến thức cũng là thầy mà người thầy không chỉ truyền kiến thức mà còn là người tạo cảm hứng cho học trò. Đó mới là người thầy đích thực. Vì thế có 2 loại, người bán kiến thức thuần túy và người thầy.
Cái sự BÁN, cho Học trò lớp 1 và lớp 12 nó có khác nhau, khác nhau rất nhiều.
Và cái sự bác gọi là "tạo cảm hứng" hay gì đó tương tự, nó nằm trong Chương trình đào tạo của các Giáo viên tương lai rồi bác.
Không phải vô cớ mà Học sinh có những môn học kiểu Giáo dục công dân hay Đạo đức hay tương tự.

Giáo viên nào, như mọi người hành nghề khác, cũng phải nỗ lực để họ bán Dịch vụ có chất lượng tốt nhất có thể, để Bên người lao động - cá nhân họ và Bên sử dụng lao động - Nhà trường, đông khách hàng.
Thế thì ai cũng happy cả.

Tôi xin ví dụ: Chú tôi là 1 giáo viên toán thuộc hàng những giáo viên "1 triệu" đầu tiên ở Hà Nội - những giáo viên đi dạy thêm được 1 triệu/1 ngày.
Thời đó, không nhiều lắm đâu.
Ổng không tạo cảm hứng gì cả, chí ít là tôi hiểu thế.
Đơn giản ổng dạy thì học sinh học tốt môn Toán của ổng; và quan trọng nhất là Tỷ lệ đỗ đạt cao, dù học sinh có chán hay có cảm hứng hay không.

Và, ông đi dạy Toán - quên, đi bán dịch vụ Học tốt môn Toán -, để kiếm tiền nuôi gia đình ổng, chứ ổng không có nhu cầu "tạo cảm hứng" cho học sinh nào cả.

Tương tự với các nghề cao quý khác, ví dụ thầy thuốc: Sinh viên nhào vô đó vì nghe đồn thu nhập sau này cao như Dr. A đầu ngõ hay Dr. B cuối phố, chứ không phải vì Sự nghiệp cứu cuộc sống con người hay cái gì đó được cho là cao quý.
 
Chỉnh sửa cuối:

trautrang911

Xe đạp
Biển số
OF-813580
Ngày cấp bằng
3/6/22
Số km
48
Động cơ
1,118 Mã lực
Tuổi
38
Sao ngày xưa không bạc mà giờ lại bạc ạ? :)
Ngày xưa thầy ra thầy cụ ạ. Ngày xưa em với cụ ăn roi là thường, giờ nhiều thầy cô gặp em vẫn chào từ xa, lễ tết vẫn đến, vẫn rất kính trọng. Ai cũng nghèo nên không nặng nề quá chuyện tiền bạc. Tuy nhiên sau này nhiều cái thay đổi, thương mại hoá dần. Một số thầy cô làm kinh tế kín kẽ hoặc lộ liễu. Quan hệ từ thầy trò chuyển sang người bán hàng và người mua hàng. Cung cấp dịch vụ thỉnh thoảng gặp khách Ối giời ơi cũng là thường. Có gì đâu mà cao với quý. Bao giờ phần lớn thầy cô có tâm như ngày xưa mà đa phần học trò vẫn láo thì mới bất thường các cụ ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Trungpv

Xe tăng
Biển số
OF-696250
Ngày cấp bằng
27/8/19
Số km
1,494
Động cơ
125,677 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
chẳng hiểu sao nghề giáo lại đc coi là cao quý hơn những nghề khác. giáo viên nhận lương và đi làm chứ có cho ko kiến thức đâu nên đây là quan hệ cung cầu mua bán như bao nghề khác thôi. Chưa kể một bộ phận ko nhỏ giáo viên bây giờ đạo đức kém chửi rủa xỉ nhục học sinh, nhận phong bì từ phụ huynh, ép học thêm rồi thu những khoản tiền ko hợp lý thì làm sao nhận đc sự tôn trọng của học sinh. học sinh bây giờ chúng nó nhạy bén hiểu hết những chuyện đó rồi
 

thosandocu

Xe buýt
Biển số
OF-747305
Ngày cấp bằng
23/10/20
Số km
961
Động cơ
74,109 Mã lực
Tuổi
38
Chỉ có những con người cao quý chứ không có nghề nào cao quý hơn nghề nào ...GV, BS , KS hay gì gì đi nữa cũng đều là do mình tự nguyện học , tự nguyện hành nghề...Nếu cảm thấy không được tôn trọng thì có thể tìm nghề khác, việc khác để làm ...Xã hội bây giờ rất nhiều người làm việc mà không đúng với nghành nghề mình đã học và số lượng thành công cũng không nhỏ .
 

Supercub_90

Xe điện
Biển số
OF-779727
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
3,120
Động cơ
157,863 Mã lực
Em cũng nghĩ là nên coi nghề giáo viên hoàn toàn như các nghề khác và có chế độ đãi ngộ xứng đáng với sức lao động bỏ ra. Đừng cố khoác lên họ quá nhiều những mỹ từ và sức ép thành tích của lớp, trường, địa phương.
 

pltuan

Xe buýt
Biển số
OF-186562
Ngày cấp bằng
22/3/13
Số km
609
Động cơ
431,628 Mã lực
Nơi ở
Yên Viên - Gia Lâm - Hà Nội
Em nghĩ chúng ta cũng phải nhìn đúng về cái gọi là nghề giáo, theo em thì nó cũng chỉ là 1 nghề trong muôn vàn nghề thôi.
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,799
Động cơ
198,063 Mã lực
Cái sự BÁN, cho Học trò lớp 1 và lớp 12 nó có khác nhau, khác nhau rất nhiều.
Và cái sự bác gọi là "tạo cảm hứng" hay gì đó tương tự, nó nằm trong Chương trình đào tạo của các Giáo viên tương lai rồi bác.
Không phải vô cớ mà Học sinh có những môn học kiểu Giáo dục công dân hay Đạo đức hay tương tự.

Giáo viên nào, như mọi người hành nghề khác, cũng phải nỗ lực để họ bán Dịch vụ có chất lượng tốt nhất có thể, để Bên lao động lao động - cá nhân họ và Bên sử dụng lao động - Nhà trường, đông khách hàng.
Thế thì ai cũng happy cả.

Tôi xin ví dụ: Chú tôi là 1 giáo viên toán thuộc hàng những giáo viên "1 triệu" đầu tiên ở Hà Nội - những giáo viên đi dạy thêm được 1 triệu/1 ngày.
Thời đó, không nhiều lắm đâu.
Ổng không tạo cảm hứng gì cả, chí ít là tôi hiểu thế.
Đơn giản ổng dạy thì học sinh học tốt môn Toán của ổng; và quan trọng nhất là Tỷ lệ đỗ đạt cao, dù học sinh có chán hay có cảm hứng hay không.

Và, ông đi dạy Toán - quên, đi bán dịch vụ Học tốt môn Toán -, để kiếm tiền nuôi gia đình ổng, chứ ổng không có nhu cầu "tạo cảm hứng" cho học sinh nào cả.

Tương tự với các nghề cao quý khác, ví dụ thầy thuốc: Sinh viên nhào vô đó vì nghe đồn thu nhập sau này cao như Dr. A đầu ngõ hay Dr. B cuối phố, chứ không phải vì Sự nghiệp cứu cuộc sống con người hay cái gì đó được cho là cao quý.
Vậy thì giáo viên nhận lương 2.34x chỉ cần dạy tương xứng với công sức 2.34x là xong hả cụ??

Cụ vận động phong trào bỏ đánh giá tiết học/ chất lượng giảng dạy giáo viên đi, chứ với khối lượng công việc/ trách nhiệm như hiện tại phải là của mức lương 23.4x chứ đếch phải của lương 2.34x đâu.
 

nhatthang

Xe tăng
Biển số
OF-89510
Ngày cấp bằng
23/3/11
Số km
1,655
Động cơ
-54,508 Mã lực
Chỉ có những con người cao quý chứ không có nghề nào cao quý hơn nghề nào ...GV, BS , KS hay gì gì đi nữa cũng đều là do mình tự nguyện học , tự nguyện hành nghề...Nếu cảm thấy không được tôn trọng thì có thể tìm nghề khác, việc khác để làm ...Xã hội bây giờ rất nhiều người làm việc mà không đúng với nghành nghề mình đã học và số lượng thành công cũng không nhỏ .
Nhất trí với cụ. Dạo này, trên báo chí và kể cả trên OF này nữa, thỉnh thoảng lại có bài/thớt đề cập đến chuyện nhân viên ngành y tế bỏ việc. Em nghĩ thầm: ai nghỉ thì cứ nghỉ sao lại phải ầm ỹ như vậy. "Vắng chợ thì mợ vẫn đông". Khi nào mà điểm trúng tuyển ĐHY Hà Nội, Y dược TP HCM xuống còn 15 điểm ba môn thì lúc đó mới đáng lo ngại. Còn nếu không thì cứ mọi việc vận hành theo "cơ chế thị trường".
 

socmeo

Xe buýt
Biển số
OF-300132
Ngày cấp bằng
29/11/13
Số km
679
Động cơ
306,562 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Quốc Việt- Hà Nội
Đối với hs hoặc ph mất dạy thì cứ ghi nhận xét, báo cáo và trả lại nhà trường. Trên lớp thì coi như chúng nó vô hình là xong, k cần nặng nề, cứ đúng và đủ mà thực hiện
khó chịu lắm cụ ơi!
thà khuất mắt vì nhìn thấy là mình giảm đi nhiệt huyết nhiều lắm. Lại căng thẳng vì nó có thể gây rối hoặc bẫy mình....
 

kolia pham

Xe hơi
Biển số
OF-592387
Ngày cấp bằng
28/9/18
Số km
135
Động cơ
132,894 Mã lực
Nghề giáo là nghề dạy và dỗ, do học sinh vừa là người cần kiến thức vừa là khách hàng. Đo đó giảng viên cần kiến thức chuyên môn tốt, nghiệp vụ sư phạm cao mới hướng học sinh đến cái họ muốn thu nhận, kích thích niềm đam mê trong mỗi người học. Từ tình yêu thương, đức độ, tài năng sẽ khiến học sinh kính trọng một cách tự nguyện.
Đáng tiếc là một số trường nuông chiều học sinh như thượng đế, cha mẹ coi con mình như cục vàng, đóng phí là bắt người khác phải phục vụ đầy đủ, hễ xảy ra lỗi là quy chụp cho giảng viên làm vai trò giảng viên bị lu mờ. Ngoài ra nỗi lo tiền bạc khiến giảng viên không thể tập trung vào chuyên môn nghiệp vụ của mình, ít nhiều làm mất hình ảnh của mình.
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,799
Động cơ
198,063 Mã lực
Nhất trí với cụ. Dạo này, trên báo chí và kể cả trên OF này nữa, thỉnh thoảng lại có bài/thớt đề cập đến chuyện nhân viên ngành y tế bỏ việc. Em nghĩ thầm: ai nghỉ thì cứ nghỉ sao lại phải ầm ỹ như vậy. "Vắng chợ thì mợ vẫn đông". Khi nào mà điểm trúng tuyển ĐHY Hà Nội, Y dược TP HCM xuống còn 15 điểm ba môn thì lúc đó mới đáng lo ngại. Còn nếu không thì cứ mọi việc vận hành theo "cơ chế thị trường".
Vậy tại sao các cụ các mợ la oai oái khi vào viện công? Chất lượng nó kém thế sao lại nhảy vào mà ko qua viện tư mà nằm?? Chậm, đông, bẩn, vòi tiền thờ ơ này nọ biết trước hết rồi mà vẫn cứ nhảy vào??

Cơ chế thị trường cơ mà, sao các cụ ko nhảy qua trường tư viện tư mà học mà khám hết đi cho nó chất lượng?

Chẳng qua chưa đụng tới quyền lợi các cụ nên nói trịch thượng sang chảnh thế thôi. Chứ các cụ mà hơi thiệt cái coi nằm im hay là còn kêu to hơn thế.

Cấm GV BS kêu ca thì cũng phải cấm luôn cái mồm của phụ huynh, bệnh nhân lại nó mới công bằng.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top