[Funland] Nhà khoa học TQ cảnh báo người dân sơ tán do đập Tam Hiệp có thể vỡ

bạch trà

Xe tải
Biển số
OF-709415
Ngày cấp bằng
4/12/19
Số km
412
Động cơ
92,670 Mã lực
Biết thì hãy bibo, nhà máy ở Phòng Thành tàu nó xây sẵn để bán điện cho Việt Nam, đất nước chọn cá chứ ko chọn thép có kec đủ điện mà dùng.
Chọn thép, nhà máy nằm chình ình tiêu thụ 55% lượng điện năng toàn quốc cho Công nghiệp. Còn đang bù giá điện dân dụng cho điện công nghiệp để hỗ trợ công nghiệp đấy.
Chọn cá là khẩu hiệu thôi.
Nó xây 3 cái nhà máy điện hạt nhân giáp bên giới Vn, tử tế quá thể.
 

bạch trà

Xe tải
Biển số
OF-709415
Ngày cấp bằng
4/12/19
Số km
412
Động cơ
92,670 Mã lực
Nói gì thì nói, quả đập này là một rủi ro. Khủng bố nó thả trôi 1 tấn C4 là xong. Mỗi tội không biết kiếm đâu ra 1 tấn C4 ở TQ.
Nó xây xong còn ảnh hưởng vòng quay trái đất và khoa học nghi ngờ tạo ra nhiều địa chấn hơn.
Nó mà vỡ thì kinh khủng, nên cầu nó không vỡ.
Nếu vỡ thì tốt cho môi sinh và các con vật.
Đi trái với tự nhiên quá.
 

grandis2012

Xe buýt
Biển số
OF-431211
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
682
Động cơ
221,128 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trên sông Mekong không chỉ có 1 cái đập mà hàng chục cái của TQ, Lào, Cam, Thái. Bọn đập này nó vắt kiệt nước đến mức hạ nguồn không còn tý nào. Nên có 1 cái đập bị vỡ thì mấy cái kia nó hốt hết nước thôi. Còn 1 tý xuống được đến Nam Bộ đã là mừng. Hài lo hão
Không hiểu cụ đã xem vị trí nó ở đâu chưa? Nó không nằm trên sông Mekong, chả liên quan gì đến dòng chảy mà sợ .
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
3,995
Động cơ
479,023 Mã lực
QUẢ BOM NƯỚC KHỔNG LỒ TREO TRÊN ĐẦU NGƯỜI DÂN TRUNG QUỐC!!!

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ đập Tam Hiệp bị vỡ, 600 triệu người Trung Quốc sẽ lâm nguy
Thu Thủy
Thứ Tư, ngày 24/6/2020 - 11:41

VietTimes – Nhiều tỉnh ở Trung Quốc đang bị lũ lụt nghiêm trọng, mực nước tại hồ thủy điện Tam Hiệp đã vượt mức báo động, đối mặt với nguy cơ bị vỡ đe dọa tính mạng của 600 triệu người Trung Quốc sống ở hạ lưu.

Truyền thông quốc tế bàn về Luật Cảnh sát vũ trang mới của Trung QuốcGặp gỡ Mike Pompeo – Dương Khiết Trì: ai nói nấy nghe, kết thúc vô íchTruyền thông Trung Quốc và Ấn Độ nhìn nhận thế nào về xung đột biên giới giữa hai nước?

Mưa lớn ở khắp ba vùng thượng, trung và hạ lưu sông Dương Tử gây ngập lụt nặng ở Trung Quốc và dấy lên nỗi lo về vỡ đập Tam Hiệp (Ảnh: Đông Phương).

Mưa lớn ở khắp ba vùng thượng, trung và hạ lưu sông Dương Tử gây ngập lụt nặng ở Trung Quốc và dấy lên nỗi lo về vỡ đập Tam Hiệp (Ảnh: Đông Phương).
Theo truyền thông Trung Quốc và quốc tế, thời tiết ở Trung Quốc đại lục đã bất thường trong nhiều ngày qua. Mực nước của đập Tam Hiệp đã vượt quá mức báo động từ cách đây vài ngày. Sự an toàn của con đập lớn nhất thế giới này lại trở thành đề tài nóng được bàn tới. Thế giới bên ngoài lo lắng 600 triệu người dọc theo sông Dương Tử có thể phải đối mặt với nguy cơ vỡ đập.

Truyền thông cho biết, lượng nước đổ vào đập Tam Hiệp là 26.500 mét khối mỗi giây vào thứ Bảy (20/6), tăng 6000 mét khối mỗi giây so với 20.500 mét khối mỗi giây vào thứ Sáu (19/6). Đến Chủ nhật, mực nước trong hồ đã vượt quá mức báo động lụt bão, gây lũ lụt lớn cho nhiều vùng ở thượng lưu. Các tàu chở khách địa phương neo đậu ở ven bờ đã bắt đầu nhổ neo và thu thập dây neo để ngăn ngừa tai nạn như mất neo và đứt cáp. Bộ phận hàng hải đã tăng cường kiểm tra tàu và kiểm tra các vùng biển và bến cảng quan trọng.

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ đập Tam Hiệp bị vỡ, 600 triệu người Trung Quốc sẽ lâm nguy - ảnh 1
Ngày 22/6 tại Trùng Khánh mưa 8 giờ liền đã gây trận lụt lớn nhất kể từ 1940 (Ảnh: telegraph)

Sông Kỳ Giang ở Trùng Khánh hôm 22/6 đã trải qua trận lụt lớn nhất kể từ năm 1940. Mực nước cao nhất đạt 227,6 mét, vượt quá mực nước an toàn 5,1 mét. 100 ngàn người đã phải sơ tán đến nơi an toàn. Trạm giám sát thủy văn Trùng Khánh đã đưa ra cảnh báo đỏ về lũ lụt trong lưu vực sông Kỳ Giang.

Đông Phương ngày 23/6 dẫn tin Bộ tổng chỉ huy phòng chống lũ lụt và hạn hán quốc gia của Quốc Vụ viện Trung Quốc, tính đến ngày 15/6, đợt mưa lũ này đã khiến tổng cộng 8 triệu 521 ngàn người ở 24 tỉnh, thành. khu tự trị bị ảnh hưởng, gần nửa triệu người đã phải sơ tán và sơ tán, hơn 7.300 ngôi nhà bị sập. Thiệt hại kinh tế trực tiếp là 20,67 tỷ nhân dân tệ.

Vùng thượng lưu, trung lưu và hạ lưu của sông Dương Tử đều bị ảnh hưởng bởi mưa lớn, mực nước trong khu vực hồ chứa Tam Hiệp tăng lên và đã vượt quá mức cảnh báo lũ lụt gần 2 mét vào Chủ nhật (21/6). Trên mạng Trung Quốc gần đây đã lan truyền một bài báo phân tích về thương vong cụ thể của vụ vỡ đập; trong đó nói rằng nếu đập Tam Hiệp bị vỡ hoàn toàn, hơn 10 tỷ mét khối lũ sẽ trút xuống trong một thời gian ngắn và khu vực ven sông từ đập Tam Hiệp đến thành phố Trường Sa, Hồ Nam sẽ phải chịu đựng tác động trực tiếp của trận lụt với lưu lượng đỉnh lũ là 1 triệu đến 2,37 triệu mét khối mỗi giây và tốc độ xả sẽ cao tới 100 km mỗi giờ, thiệt hại sẽ rất thảm trọng.

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ đập Tam Hiệp bị vỡ, 600 triệu người Trung Quốc sẽ lâm nguy - ảnh 2
Thành phố Tuân Nghĩa, Quý Châu chìm trong lũ (Ảnh: Đông Phương)

Bài báo chỉ ra rằng độ cao trung bình của mặt đất ở thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc cao hơn mực nước biển dưới 50 mét. Nếu lũ lên cao tới 64 đến 71 mét so với mực nước biển đổ tới, sẽ làm vỡ đập Cát Châu Ba rồi nhấn chìm toàn bộ thành phố cùng tên, sau đó đổ tới thành phố Nghi Xương chỉ trong nửa giờ. Người dân cơ bản không có cơ hội trốn thoát và chỉ thành phố có thể chết 500 ngàn người. Ngoài ra, các thành phố Sa Thị Hồ Bắc, Bình Nguyên, Giang Hán, Vũ Hán, Nam Kinh, thậm chí các tuyến đường sắt Bắc Kinh - Quảng Châu và Bắc Kinh - Cửu Long đều bị ảnh hưởng.

Theo Đông Phương, một chuyên gia lo ngại rằng đập Tam Hiệp đang phải đối mặt với hiện tượng thời tiết cực đoan với mưa lớn ở cả thượng, trung, hạ lưu sông Dương Tử cùng một lúc, có nguy cơ vỡ đập và hiện tượng biến dạng đập gần đây lại được nói đến. Ông nói rằng khi đập Tam Hiệp được xây dựng, cùng một đội ngũ chịu trách nhiệm cả luận chứng, thiết kế, thi công, kiểm tra chất lượng xây dựng cuối cùng. Rõ ràng là "cầu thủ kiêm trọng tài".

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ đập Tam Hiệp bị vỡ, 600 triệu người Trung Quốc sẽ lâm nguy - ảnh 3
Đường phố Tuân Nghĩa biến thành sông chảy xiết (Ảnh: Đông Phương)

Đài quan sát khí tượng trung ương tiếp tục đưa ra cảnh báo màu vàng cho những cơn mưa lớn. Dự kiến sẽ có những trận mưa lớn đến rất lớn vào thứ Tư (24/6) ở miền trung và bắc Hồ Nam, đông nam Hồ Bắc và nam An Huy. Đồng thời, mực nước của đập Tam Hiệp vượt quá mức báo động phòng chống lũ lụt, gây ra lo ngại 600 triệu người dọc theo sông Dương Tử có thể phải đối mặt với nguy cơ vỡ đập. Trên thực tế, chất lượng công trình và khả năng chống lũ của đập Tam Hiệp đã bị nghi ngờ trong những năm gần đây. Đã có chuyên gia thủy lợi từ lâu đã cho rằng đập Tam Hiệp sẽ gây hậu quả tai hại.

Đối với đập Tam Hiệp, đang phải đối mặt với điều kiện thời tiết cực đoan với mưa lớn ở cả thượng nguồn và hạ lưu sông Dương Tử, gần đây đã có tin đập bị biến dạng. Trên thực tế, ngay từ tháng 7 năm ngoái, một bức ảnh vệ tinh đã được lưu hành trên mạng Internet Trung Quốc, cho thấy thân đập của đập Tam Hiệp bị biến dạng rõ rệt với mức đáng kể, khi so sánh với bức ảnh chụp trước đó.

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ đập Tam Hiệp bị vỡ, 600 triệu người Trung Quốc sẽ lâm nguy - ảnh 4
Ảnh vệ tinh cho thấy thân đập chính Tam Hiệp bị biến dạng rất rõ (phải) Ảnh: Đông Phương.

Tuy nhiên, Tập đoàn Tam Hiệp sau đó đã lên tiếng, nói bản đồ vệ tinh Google có liên quan không phải do vệ tinh trực tiếp chụp, mà được hình thành bởi một loạt thuật toán. Do sự khác biệt trong một số thuật toán giữa Google Maps và China Maps, một số cảnh đã bị lệch; dữ liệu giám sát kể từ khi đập hoạt động cho thấy tất cả các kiến trúc vẫn bình thường. Nhiều cơ quan truyền thông Trung Quốc sau đó dẫn lời các chuyên gia nói rằng đập Tam Hiệp có độ dịch chuyển ngang khoảng 3 cm, nhưng đó chỉ là "biến dạng đàn hồi" và là một hiện tượng bình thường trong xây dựng.

Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông nước ngoài, chuyên gia thủy lợi Trung Quốc Vương Duy Lạc (Wang Weiluo), hiện sống ở Đức, đã nghi ngờ dự án đập Tam Hiệp không hề có khả năng chống lũ như chính phủ nói và nói mục đích thực sự của việc xây dựng đập của chính quyền là để phát điện. Khi trước, nhiều nhà khoa học do lo ngại về tính khả thi của cơ chế kiểm soát lũ, đã từ chối ký tên vào báo cáo khả thi.

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ đập Tam Hiệp bị vỡ, 600 triệu người Trung Quốc sẽ lâm nguy - ảnh 5
Cố giáo sư, chuyên gia thủy lợi Hoàng Vạn Lý, người đã cảnh báo về 11 nguy cơ của đập Tam Hiệp và cho rằng cuối cùng sẽ phải phá đập (Ảnh: Đông Phương)

Ông phát biểu trên trang China Press, khi mới xây dựng các học giả nổi tiếng như Tiền Chính Anh, Trương Quang Đấu phụ trách thiết kế và giám sát chất lượng công trình đã viết thư cho ông Quách Thụ Ngôn, Phó chỉ huy công trình Tam Hiệp phàn nàn về chất lượng xây dựng không tốt do xây dựng quá nhanh, thời gian quá ngắn. Chuyên gia này, so với việc đập biến dạng, vấn đề nghiêm trọng hơn của đập Tam Hiệp là rò nước. Ông cho rằng, nếu đập vở thì tính từ thân đập cho đến Thượng Hải ra đến cửa biển “tất cả đều sạch trơn”. Ông kêu gọi các cư dân ở hạ lưu “hãy chuẩn bị tâm lý, sớm có kế hoạch cứu sinh”.

Cố Giáo sư Đại học Thanh Hoa Hoàng Vạn Lý (Huang Wanli), một chuyên gia thủy lợi nổi tiếng Trung Quốc, khi còn sống đã đề xuất rằng đập Tam Hiệp sẽ gây ra 12 hậu quả thảm khốc, bao gồm làm sạt lở bờ ở hạ lưu sông Dương Tử, cản trở vận tải đường sông, di dân, tích bùn đáy hồ, chất lượng nước xấu, lượng điện sản xuất không đủ, khí hậu bất thường, động đất thường xuyên; bệnh sán máng lây lan, suy thoái sinh thái, lũ lụt nghiêm trọng ở thượng nguồn. Tất cả 11 điều cảnh báo này đều đã ứng nghiệm trong những năm gần đây. Và cuối cùng, Giáo sư cho rằng Đập Tam Hiệp cuối cùng sẽ bị buộc phải cho nổ tung.

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ đập Tam Hiệp bị vỡ, 600 triệu người Trung Quốc sẽ lâm nguy - ảnh 6
Mực nước đã lên vượt mức báo động, hồ Tam Hiệp xả lũ (Ảnh: Getty)

Theo Đông Phương ngày 24/6, bên cạnh nỗi lo về ngập lụt do đập Tam Hiệp gây ra và vỡ đập do mưa lớn; ngay từ khi đập mới xây dựng, điều đáng quan tâm nhất là nhiều con đập đã trở thành mục tiêu quan trọng trong thời kỳ chiến tranh. Nếu đập Tam Hiệp bị phá hủy hoặc hư hại do chiến tranh hoặc khủng bố, các sinh linh vùng hạ lưu sông Dương Tử sẽ gánh chịu thảm họa, ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người.

Những người lạc quan cho rằng đánh bom các cơ sở thủy lợi dân sự quy mô lớn như thế ảnh hưởng sinh mạng hàng trăm triệu người sống là một hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và sẽ không xảy ra trong các cuộc chiến tranh hiện đại; trong khi các phương pháp mà các tổ chức khủng bố sử dụng rất khó gây thiệt hại cho con đập, Ngay cả nơi yếu hơn là âu thuyền cũng được xây dựng 5 cấp tại Đàn Tử Lĩnh không liền với đập chính, vì vậy sẽ không gây vỡ đập.

Một số chuyên gia chỉ ra rằng đập Tam Hiệp nằm ở vùng giữa trên bản đồ Trung Quốc, cách bờ biển và biên giới hơn 1.000 km. Nếu một quốc gia định tấn công bằng máy bay ném bom, nó sẽ bị chặn ở gần bờ biển. Ngay cả đối với máy bay ném bom tàng hình, cũng phải mất hơn một giờ để bay từ biên giới đến Tam Hiệp và PLA có đủ thời gian để ứng phó. Nếu dùng tên lửa hành trình tầm xa tấn công đập Tam Hiệp, do tốc độ tên lửa khá chậm, lực lượng phòng không mặt đất và lực lượng chiến đấu cơ PLA cũng có đủ thời gian đối phó.

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ đập Tam Hiệp bị vỡ, 600 triệu người Trung Quốc sẽ lâm nguy - ảnh 7
Quân đội Trung Quốc tuần tra bảo vệ đập Tam Hiệp (Ảnh: Đông Phương)

Cũng theo Đông Phương, qua tìm hiểu, PLA đã triển khai ba loại tên lửa xung quanh đập là Hongqi-9, Hongqi-16 và Hongqi-7, hình thành các mạng lưới phòng không tầm cao, trung bình và thấp. Đồng thời, các máy bay chiến đấu J-10 và J-11 cũng được triển khai tại các sân bay xung quanh làm lực lượng phòng không cơ động của đập Tam Hiệp. Khi trước khi luận chứng về Tam Hiệp, một số người cũng đã tranh luận về sự an toàn của con đập nếu bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, kết luận của cuộc tranh luận là "cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân nên thuộc phạm trù an ninh quốc gia, không thuộc vấn đề phải xem xét khi thiết kế an toàn đập”. Nhưng sau đó, cũng có người chỉ ra rằng thân đập của Tam Hiệp là loại đập trọng lực bê tông mạnh nhất và áp dụng thi công đổ theo giai đoạn. Ngay cả khi thân đập bị nổ, nó sẽ không gây ra sự cố vỡ đập trên toàn bộ dòng, có khả năng kháng đòn tấn công hạt nhân ở mức độ nhất định.


Link: https://viettimes.vn/chuyen-gia-canh-bao-nguy-co-dap-tam-hiep-bi-vo-600-trieu-nguoi-trung-quoc-se-lam-nguy-486154.html
 

Thọc_Gậy_Bánh_Xe

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-700902
Ngày cấp bằng
19/9/19
Số km
142
Động cơ
97,396 Mã lực
Tuổi
47
Đập nó mà vỡ đương nhiên dân nó die rồi vậy sức hủy diệt của nước có lan sag mình ko các cụ nhẩy?
 

longk52

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-298365
Ngày cấp bằng
12/11/13
Số km
310
Động cơ
312,900 Mã lực
Đây là cảnh báo từ 1 nhà khoa học trong nước TQ nên cũng thấy lo, đập này mà vỡ thì là 1 thảm họa khủng khiếp. Dù ko ưa gì Tàu nhưng đã là thảm họa thì em vẫn mong nó ko xảy ra. ko biết có ảnh hưởng tới VN ko cc nhỉ.
Hồ Bắc nơi có đập TH cách HN ~1500km chim bay, hạ nguồn của Tam hiệp là 1 hệ thống sông ngòi lớn với nhiều nhánh nhỏ nhưng nhánh chính của nó lại chảy ra biển Hoa Đông, trong khi khi dự báo nếu vỡ đập TH thì nguy cơ lũ lụt cho ~300km phía hạ lưu, tức là Việt Nam chả phải lo gì cả, có thì chỉ là sông Hồng đục hơn chút do TQ phân tán bớt dòng vào các nhánh sông nhỏ dấn đến SH có thể đc thêm chút nước phù sa.
Bây h thông tin rất nhiều, ko hiểu sao thớt cụ vẫn còn nhiều tay cào phím mà k tìm hiểu vậy nhỉ.
5EABF840-724F-475C-BD7A-1DDBA5D3A057.jpeg
 

cadiec

Xe buýt
Biển số
OF-173891
Ngày cấp bằng
27/12/12
Số km
888
Động cơ
350,200 Mã lực
trận lũ năm 1931 làm mấy triệu người chết cũng xảy ra ở cùng khu vực và mùa này


Vào ngày này năm 1931, nước sông Dương Tử ở Trung Quốc đã dâng cao đến đỉnh trong trận lụt khủng khiếp đã giết chết 3,7 triệu người, trực tiếp và gián tiếp, trong vài tháng sau đó. Đây có lẽ là thảm họa tự nhiên tồi tệ nhất của thế kỷ 20.

Sông Dương Tử chảy qua miền nam Trung Quốc, một trong những khu vực đông dân nhất trên Trái Đất. Người dân ở khu vực này, hầu hết sống trong nghèo khó, phụ thuộc vào con sông để lấy nước sinh hoạt và làm nông. Vào tháng 04, lưu vực sông đã bắt đầu nhận được lượng mưa trên mức trung bình. Khi những cơn mưa xối xả xuất hiện vào tháng 07, thảm họa đã đến. Nước từ sông Dương Tử tràn ngập khắp một khu vực rộng 500 dặm vuông. Nước dâng cao đã buộc 500.000 người phải rời khỏi nhà vào đầu tháng 8.

Khi nước tiếp tục dâng cao trong nửa đầu tháng 8 và mưa thậm chí còn nhiều hơn, những cánh đồng lúa hoàn toàn ngập úng, phá hủy mùa màng. Người dân ở các thành phố lớn như Vũ Hán và Nam Kinh phụ thuộc vào gạo từ vùng này, không có nó, họ sẽ chết đói. Ngoài ra, nạn thương hàn và kiết lỵ cũng tràn lan do nước bị ô nhiễm. Hàng triệu người mất mạng trong trận lụt này vì đói và bệnh tật, nhiều người trong số đó đã chết sau khi nước lũ rút.

Phần lớn thảm họa có thể đã được ngăn chặn nếu các biện pháp kiểm soát lũ được áp dụng chặt chẽ. Dương Tử mang theo một lượng lớn trầm tích, tích tụ ở một số khu vực nhất định của lòng sông và phải được dọn sạch thường xuyên. Tuy nhiên, phần lớn nguồn lực của vùng này đã được tập trung cho cuộc nội chiến vào thời điểm đó, còn dòng sông đã bị lãng quên.
 
Chỉnh sửa cuối:

Maus

Xe điện
Biển số
OF-366476
Ngày cấp bằng
12/5/15
Số km
3,767
Động cơ
296,931 Mã lực
Nơi ở
Hang đá
Đập nó mà vỡ đương nhiên dân nó die rồi vậy sức hủy diệt của nước có lan sag mình ko các cụ nhẩy?
Không liên quan VN gì hết, tít mãi ở trên.

Tam Hiệp mà có vấn đề thì không tính các thành thị nhỏ, chỉ 3 thành phố Vũ Hán, Nam Kinh, Thượng Hải đã quá khủng khiếp.

Ước tính 300 triệu người dân sẽ gặp nguy hiểm nếu đập vỡ. Nên em nghĩ nếu thật sự có nguy cơ vỡ đập thì chính quyền TQ không thể thản nhiên như bây giờ đâu. Họ phải di dời dân ngay lập tức.
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
3,995
Động cơ
479,023 Mã lực
Chắc chả ảnh hưởng gì lắm vì sông Dương Tử nó đổ thẳng ra phía biển của TQ, có chết mấy tỉnh hạ lưu bên nó thôi.
Chảy ra biển thì khả năng sẽ có sóng thần cực mạnh đấy các cụ!!!

Cứ ngồi đó mà yên chí Việt Nam không ảnh hưởng gì!!!
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
3,995
Động cơ
479,023 Mã lực
Chảy ra biển thì khả năng sẽ có sóng thần cực mạnh đấy các cụ!!!

Cứ ngồi đó mà yên chí Việt Nam không ảnh hưởng gì!!!
Trên Phim Mỹ cũng có vụ vớ đập đó, tất cả chìm trong biển nước mênh mông!!!
 

winterrain7x

Xe tải
Biển số
OF-607241
Ngày cấp bằng
4/1/19
Số km
255
Động cơ
124,634 Mã lực
2020-06-26.png


Cụ nào trên kia đưa cái ảnh vệ tinh thấy đập cong queo phát ớn, em seach google map thì thấy nó vẫn thẳng băng đây.
 

baodem

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363481
Ngày cấp bằng
18/4/15
Số km
1,776
Động cơ
275,441 Mã lực
Toàn các nhà chiêm tinh tầm vũ trụ, soi google để đánh giá tình trạng đập. Trong khi cấu tạo, thông số đập thế nào cũng dek quan tâm, hệ thống quan trắc đập chả cần biết, quy trình vận hành hồ chứa cũng mù tịt nốt.
Nhưng các nhà chiêm tinh có niềm tin sắt đá rằng kiểu gì chả vỡ, nó ở tàu xấu xa thì cái đập cũng chả tốt đẹp gì, chuyên gia địa lý trên of còn chắc như đinh đóng cột rằng khi vỡ đập xứ Việt cũng bị ảnh hưởng nặng nề do lũ tràn về, lũ không tràn về cũng ảnh hưởng bởi sóng thần.
Đúng là mức đô phổ cập internet tỷ lệ nghịch với trình độ hiểu biết.
Mịa, Đi làm cốc bia cỏ cho mát
 

hiepngo.nd

Xe tải
Biển số
OF-358877
Ngày cấp bằng
18/3/15
Số km
443
Động cơ
265,266 Mã lực
Chảy ra biển thì khả năng sẽ có sóng thần cực mạnh đấy các cụ!!!

Cứ ngồi đó mà yên chí Việt Nam không ảnh hưởng gì!!!
Ý cụ sóng thần là sóng thần kiểu gì, sông Dương Tử các hướng sông của nó ko hướng về VN mà hướng thẳng ra biển
 

5banhxe

Xe điện
Biển số
OF-18522
Ngày cấp bằng
11/7/08
Số km
2,313
Động cơ
527,917 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Chảy ra biển thì khả năng sẽ có sóng thần cực mạnh đấy các cụ!!!

Cứ ngồi đó mà yên chí Việt Nam không ảnh hưởng gì!!!
Vỡ đập không tạo ra sóng thần đâu. Có thể trong phạm vi 100-300km gần bờ biển có gợn sóng to hơn bình thường một tí, chứ không thể gọi là sóng thần.
 

radiogaga

Xe điện
Biển số
OF-177394
Ngày cấp bằng
18/1/13
Số km
3,229
Động cơ
367,967 Mã lực
Threegorges.png


Đập Tam Hiệp nó có chảy qua Vietnam quái đâu mà các cụ bàn tán xôn xao dữ ?
 

uman

Xe tăng
Biển số
OF-24494
Ngày cấp bằng
20/11/08
Số km
1,780
Động cơ
524,940 Mã lực
View attachment 4741872

Cụ nào trên kia đưa cái ảnh vệ tinh thấy đập cong queo phát ớn, em seach google map thì thấy nó vẫn thẳng băng đây.
Cái đập mà thấy cong queo là đập Tam Hiệp. :D. Còn cái này có ảnh đã được đưa ở trên nằm ở thượng lưu của nó. Cụ dùng Google Map, dò theo phía thượng nguồn của đập Tam Hiệp sẽ thấy nó. Ở khoảng cách khá xa. Còn cái có hình cong queo là cái mà em chụp lại từ Google Map ở đây.

Nhưng trông cong queo chưa chắc thực tế đã tệ đến vậy đâu nhé. Có thể còn do sai số của máy ảnh Google, do khúc xạ ánh sáng không đều với nhiệt độ, độ ẩm khác nhau, v.v... Để minh họa, em lấy ngay cái ảnh cầu Chương Dương của ta ở cùng tỷ lệ xích cho các cụ thẩm. :)


Sông Dương Tử đổ nước ra biển phía Thượng Hải mà nhiều cụ chém vỡ đập, nước tràn về Việt Nam! :P Vãi thật!!!

Nhiều khi nghe thiên hạ chém khiến nhiều người lầm tưởng. :D
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top