[CCCĐ] Nước Nga: Ký ức, mơ tưởng và hiện thực

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà

xelubabanh

Xe buýt
Biển số
OF-143651
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
771
Động cơ
371,116 Mã lực
Tiện đây nếu ai hỏi tôi ghét tầng lớp nào của Nga nhất thì tôi cũng xin sẵn sàng nói “Đó là bọn công chức của Nga, chuyên gây khó khăn, kiếm tiền đút lót và ăn bẩn” ngoài ra bọn thanh niên con trai choai choai cũng nên tránh xa vì bọn này luôn có tư tưởng dân tộc cực đoan. Nhưng phụ nữ Nga tôi lại thấy rất nhẹ nhàng, tình cảm và xinh đẹp thế nên ai lại tránh phụ nữ Nga phải không các bác ;)
Cứ tưởng có phát hiện gì hay, chứ cái này có khác *** gì ở nhà mà bác phải lặn lội tha hương nhỉ, chỉ cần thay chữ Nga bằng chữ Việt thôi..hehe
 

duong2t

Xe hơi
Biển số
OF-78909
Ngày cấp bằng
26/11/10
Số km
174
Động cơ
419,540 Mã lực
Nơi ở
In the middle of nowhere
Website
www.nanorp.com.vn
Dạo này táo quá cụ ạ, vừa đọc vừa phải dè xẻn thế này cứ tưng tức...
 

dzoro

Xe điện
Biển số
OF-336092
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
3,445
Động cơ
353,948 Mã lực
Cháu xin phép oánh dấu, khi rảnh rỗi hóng tiếp. Giờ làm việc không sếp chửi :(
 

hagi94

Xe tăng
Biển số
OF-84873
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
1,147
Động cơ
421,374 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.facebook.com
Quân đội


Nói về quân đội Nga thế kỷ 17, ta phải tìm hiểu xem châu Âu hồi đó tiến hành và cách thức chiến tranh như thế nào.

Khi các vị quân vương mâu thuẫn với nhau về kế vị ( chiến tranh kế vị Tây Ban Nha), tôn giáo ( Pháp, TBN vs Anh Thế kỷ 16) hay bất kỳ một lý do gì đó là có thể gây chiến tranh.

Vấn đề là những nước lớn: Anh, Pháp, Tây Ban Nha.... thì quân đội bao giờ cũng sẵn đại bác tầu bè bao giờ cũng nhiều, dân số thì đông đúc nên nguồn lực chiến tranh luôn dồi dào. Nhưng những nước nhỏ: Hannover, Hà lan, Phổ, Đan mạch.....thì lấy đâu ra quân mà đánh nhau. Có tiền có thể mua được đại bác, súng ống, gươm kiếm...chứ người thì lấy đâu ra. Thế là lính đánh thuê xuất hiện.

Ngày đó khái niệm đi lính đánh nhau nó là một nghề. Họ không vì tổ quốc XHCN, vì lý tưởng của CNCS hay cái gì gì đó, mà họ đi đánh nhau lấy tiền. Nay họ cùng chiến hào với người này, ngày mai lại cầm súng bắn vào những người hôm qua vừa cùng chiến hào với mình. Việc này nó giống y như chúng ta nay làm công ty này, ngày mai nhảy sang công ty khác. Hoàn toàn bình thường, hôm qua tôi bắn anh suýt chết, ngày nay khoác lên người bộ quân phục mới tôi làm bạn với anh, chẳng ai thù ai, trách ai cả. Mà họ coi lẽ dĩ ngẫu nó phải thế hoàn toàn không có ý nghĩ đào ngũ, chạy sang bên kia chiến tuyến hay chiêu hồi..... Hơn nữa, vương quốc nào cần quân có thể thuê hàng quân đoàn. Vị quân vương này hưởng thái bình rồi thì cho quân vương khác đang có chiến tranh thuê cả hàng quân đoàn thu tiền về hưởng lợi. Quân đội Nga cũng không nằm ngoài quy luật đó, trong suốt thế kỷ 16,17 các sĩ quan cao cấp trong quân đội Nga toàn là người Pháp, Hà lan, Anh, Đức....

Cái chuyện đánh nhau nó cũng buồn cười và khá đặc biệt. Không phải cứ lừa nhau đánh úp như ngày nay hay như phương đông. Các quóc gia châu Âu hồi đó có quy định về chiến tranh theo thông lệ.

Vì mùa đông ở châu Âu rất lạnh, tuyết rơi, ngăn cản những cuộc hành quân và chiến đấu. Bạn tưởng tượng xem làm sao có thể chiến đấu dưới hào đầy tuyết rơi và ẩm ướt mà ẩm ướt thì thuốc súng của họ không thể cháy được. Nên các quốc gia châu Âu đồng thuận và đưa ra nhwunxg quy định về chiến tranh. những quy định Họ chiến đấu vào hai mùa Hè và Thu còn Đông và Xuân thì nghỉ ngơi và tuyển quân.

Thường là sau mùa xuân khi tuyết tan, cỏ đã mọc nhu nhú cho ngựa có thể ăn được. Nhất là vào khoảng tháng 5,6 khi bùn đã khô các cánh quân bắt đầu di chuyển. Họ đánh nhau công hãm thành , khiêu chiến..cho đến tháng 10. Tháng 11 khi sương giá bắt đầu xuất hiện thì các đạo quân bắt đầu chui vào trong trại để trú đông. Còn các sĩ quan cao cấp của họ quay về kinh đô ăn chơi hát lượn. Như trong cuộc chiến tranh kế vị Tây Ban Nha, trong suốt 10 năm liên tiếp cứ đến mùa đông Công tước John Churchill Marlborough đều về London thăm cô bồ trẻ. Cùng thời gian này các sĩ quan Pháp cũng về Paris ăn chơi đàn đúm.

Có 1 quy ước rất văn minh là việc cấp phép cho sĩ quan đi qua lãnh thổ thù địch để về quê nghỉ đông với vợ. Cứ tưởng tượng xem sĩ quan Anh đang đánh nhau với liên quân Pháp - Tây Ban Nha ở Ý. Được phép đi qua đất Pháp để về Anh. Thế mới thấy tuy đánh nhau nhưng nét văn minh không hề thiếu. Cái truyền thống này nó còn kéo sang đầu thế kỷ 20. Tôi nhớ có câu chuyện trong WW1, khi mùa Giáng sinh đến, hai bên đình chiến, và hai chiến tuyến họ còn tổ chức giao hữu bóng đá với nhau. Nghe thì như đùa, nhưng nếu bạn hiểu về cách thức tiến hành chiến tranh ở châu Âu thì bạn sẽ thấy nó không hề vô lý.

Còn hành quân, phải nói rằng châu Âu họ hành quân rất chậm. Trung bình một đoàn quân 1 ngày hành quân được vẻn vẹn 8km. Công tước Churchill xứ Marbourough – một trong những vị tướng đại tài của châu Âu thế kỷ 17-18 có cuộc hành quân dọc sông Rhine được coi là thần tốc và được ghi vào sách giáo khoa chiến tranh của châu Âu với tốc độ 11 km/ ngày. Đọc đến đây các bạn thắc mắc và bảo tôi nói phét, thế thì thua cmn Nguyễn Huệ nhà mình à??? nhưng hàng quân chậm vì nó có lý do của nó.

Vũ khí hạng nặng thời đó chính là pháo đại bác. Khổ nỗi pháo và đại bác không tự hành được mà phải dùng ngựa kéo. Mà nhục một cái, bánh xe của khẩu pháo đi trước làm nát cmn đường, khẩu sau lại bị trơn trượt nên không thể đi nhanh được. Mà phục vụ anh đại bác này đâu chỉ có cái xác anh ấy không đâu. Phải cho anh ấy ăn đồ ăn nữa, mà “đồ ăn” của anh ấy ít nhất là 3kg/ miếng còn miếng to thì tới 12 kg nên phải có xe goòng rơ móc để chở đạn.

Các đoàn quân đi thành hàng dài, kỵ binh đi trước và 2 bên để bảo vệ, xe ngựa kéo, pháo, đại bác, xe goòng đi sau. Ngày đi đêm nghỉ, dựng trại buổi tối cũng mất thời gian. Họ dựng lều theo hàng ngang, dỡ hàng hậu cần ra, nhóm lửa nấu ăn, cho ngựa nghỉ ngơi...Nếu gần chỗ quân địch thì phải đào công sự, dựng cọc bảo vệ canh gác....

Cũng chính vì hành quân khó khăn như thế, nên nước Nga ở quá xa xôi châu Âu hầu như ít bị tấn công, sau này những vị quân vương nào tấn công Nga đều bị trả giá, Karl XII, Napoleon....là những tấm gương cho những người có ý định đánh chiếm nước Nga

Cách thức và chiến thuật trong mỗi trận chiến.

Không giống phương đông, chúng ta hay xem, đọc truyện Tam quốc của Tàu. Khi đánh nhau tường ta đồng trống rồi hai đại tướng cầm quân ra chào hỏi. Thấy ngang vai với mình thì đánh. Quân sĩ hò reo và thấy bên nào yếu thế thì lao vào chém giết.....

Thời trung cổ tùy từng ông vua, điển hình là vua Louis XIV rất thích vây hãm, ông đã vây hãm 50 thành phố thị trấn và đều phá được. Ngoài ra trong chiến thuật phòng thủ ông cũng cho xây dựng những pháo đài được cho là kiểu mẫu của châu Âu thời bấy giờ. Bạn nào chơi đế chế, có pháo đài được xây sẵn với những cái tháp canh trong trò chơi đó chính là pháo đài của Louis de Vauban ( tướng của Louis XIV) sáng chế ra đó.

Trong cuộc vây hãm khi thấy tường thành sắp bị sụp đổ không chịu nổi đạn pháo nữa thì người giữ thành sẽ đầu hàng trong danh dự và hầu như đối thủ của họ sẽ chấp nhận. Còn nếu không đầu hàng thì cả thành phố khi sụp đổ sẽ bị tàn phá, cướp, hiếp, giết....

Các nhà quân sự nổi tiếng thời này là quận công xứ Marlbourough, Vua Thụy điển Karl XII. Thì lại thích di chuyển, không thích vây hãm. Triết lý chiến tranh của họ về sau được Patton áp dụng là “Liên tục tấn công”

Khi trận chiến nổ ra, đầu tiên là là đại bác khai hỏa, nhưng binh sĩ châu Âu cũng khá gan dạ, đứng yên hàng ngũ khi đại bác gầm rít. Sau khi đại bác khai hỏa, các đoàn bộ binh ( quyết định chiến thắng) vừa di chuyển vừa dùng súng bắn vào nhau. Thời kỳ này có 2 loại súng, quân đội Nga súng hỏa mai cồng kềnh bắn được một phát đạn thì mất tới 22 thao tác và trong khí hậu ẩm ướt thì lại vô dụng. Trong khi quân đội châu Âu, dùng súng kíp, nhẹ hơn, ít thao tác hơn nên thời gian bắn cũng nhanh hơn họ có thể bắn được vài phát mỗi phút.

Khi tới sát nhau, lưỡi lê gắn ở đầu súng được mở ra. Họ giáp lá cà chiến đấu, cái này quân đội Nga cũng ở vào thế yếu hơn vì quần áo lụng thụng râu ria xồm xoàm, quân lính say xỉn...trong khi quân châu Âu mặc quần áo gọn gàng hơn thao tác nhanh nhẹn hơn.

Quân Nga cũng có điểm mạnh thời đó. Đó là kỵ binh tuy nhiên kỵ binh phương tây lại không mang tính chất quyết định cho mỗi trận chiến.

Thế nên nếu không có Peter Đại đế cải cách thì quân đội Nga mãi mãi chỉ là một quân đội yếu kém của châu Âu. Chỉ nặng tính phòng thủ và không bao giờ đi tấn công được.
- Đọc mấy cái quy định về chiến tranh cụ viết thì mới giải thích được tại sao thằng Pháp, Mỹ thua ở chiến tranh VN là đúng rồi. Đánh nhau mấy tiếng rồi về nghỉ ngơi tý, gái gú tý thì mấy anh BĐ, GPQ lại mang AK và lựu đạn vào chơi cái đòm thì kinh bỏ mịa, ông lính nào chả sợ mà chả mong rút sớm.
- Quân nhà mình mà cũng thuê như bọn châu Âu thì lấy đâu ra "anh hùng" tuyên truyền như "Nguyễn Văn Bé" hả cụ, chiêu hồi mà là bình thường thì làm gì sinh ra sự tích này.
- Cái trò kéo pháo của bọn này cũng thua xa bộ đội mình, mang sách vở sang Điện Biên Phủ mà học cụ nhỉ, mà còn có cả lấy thân mình chèn pháo nữa mới kinh.

Tóm lại là đánh nhau kiểu châu Âu thế này thì thua chắc mấy anh VN suốt ngày chơi du kích rồi.
 

AA_A

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-378545
Ngày cấp bằng
19/8/15
Số km
488
Động cơ
250,100 Mã lực
Tuổi
40
Nga phong cảnh đẹp mê hồn
 

hagi94

Xe tăng
Biển số
OF-84873
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
1,147
Động cơ
421,374 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.facebook.com
Cải cách

Có lẽ trong lịch sử thế giới hiếm có ông vua nào như Peter Đại đế. Ông là con người cởi mở, cầu thị, không nặng nề về nghi lễ. Ông sớm nhìn ra nhwungx hạn chế, yếu kém của nước Nga thời bấy giờ, nên quyết tâm cải cách. Nhưng bắt đầu từ đâu? Không dễ dàng, người Nga vốn bảo thủ, tự cho mình là văn minh nhất thế giới ( đến giờ vẫn thế) nên họ tự mãn với cái tầm nhìn hạn hẹp của họ. Nếu không có Peter quyết tâm cải cách thì có lẽ nước Nga cũng giống nhà Thanh bên Trung hoa sau này, cúi đầu để cho các liệt cường xâm chiếm. Cũng chỉ vì cái tâm lý tự mãn cá nhân cái gì cũng cho mình là nhất.

Peter Đại đế có tầm nhìn vượt hẳn những người Nga thời bấy giờ, và ông có tư duy vượt trội cả những bậc tiền bối. Ông là Sa hoàng đầu tiên đi ra nước ngoài. Trong khi các Hoàng đế tây Âu đi lại thăm thú và bắt tay với nhau từ rất lâu rồi thì các Sa hoàng trước đó chưa từng bao giờ thoát khỏi lũy tre làng của mình. Cái này tôi thấy Nga giống Trung Quốc, các Hoàng đế trung hoa cũng chẳng bao giờ đi đâu. Thậm chí đi trong nước cũng là đi ăn chơi, hưởng thụ, sa đọa kéo theo rất nhiều người phục dịch và tốn kém. Như Tùy Dạng Đế và thậm chí cả Càn long là ví dụ điển hình. Nhưng Peter đi nước ngoài để học hỏi cái hay, cái văn minh của châu Âu, thừa nhận sự yếu kém lạc hậu của nước Nga cho thấy sự cầu thị và tầm nhìn của ông khác xa với đa số người Nga thời đó thậm chí còn hơn xa hẳn những kẻ bây giờ suốt ngày dùng hình ảnh của ông để làm biểu tượng cho chủ nghĩa dân tộc Đại Nga, nhưng thực sự thì không phải thế.

Ông sang Hà lan, lừa lừa tách đoàn trốn đi. Nhưng không phải trốn đi chơi gái như mấy ông vua Trung hoa mà ông trốn đi, giấu thân phận của mình đi để xin vào làm thợ mộc ở một xưởng đóng tàu.

Sang Anh, ngoài những nghi thức tiếp đón, thăm thú Hải quân Anh – mạnh nhất thế giới thời bấy giờ. Ông lang thang tìm những người tài, người có trình độ, tri thức gạ gẫm họ về làm việc cho nước Nga và ông tuyển được 60 người Anh như thế. (Trong cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18 Anh là cường quốc về khoa học công nghệ). Chính vì tuyển nguời nhiều phải nuôi, phải mua các vật dụng phụ tùng khí tài để về nước còn có cái mà làm việc, mà tiền thì nước Nga làm gì có. Thế là ông cắn răng ký vào thỏa thuận cho phép người Anh đem thuốc lá qua Nga bán Free duty và không hạn chế vùng bán. Điều này về sau các Giáo chủ Chính thống giáo kêu ông rất nhiều.

Về nước, việc đầu tiên ông làm một chuyện động trời là gọi tất cả các tướng lĩnh, boyar, quan lại, giáo sĩ đến. Đích thân ông cầm con dao cạo ra cạo râu từng người một. Chỉ có Giáo chủ là thoát, còn ông nào ông đấy mặt nhẵn như chùi. Đọc đến đây các bác bảo em là “ chuyện đó có gì ghê gớm đâu, cạo râu tóc là chuyện quá bình thường” nhưnng xin thưa với các bác là xã hội Nga thời đó nó rất khác bây giờ. Từ xưa đến nay Chính thống giáo luôn coi việc cạo râu là bẩn thỉu, tội lỗi. Các giáo chủ thường rao giảng như sau

Các bác thử tượng tượng xem, mấy trăm năm quen với khái niệm đó, nếp sống đó mà nay miệng, cằm lộ ra. Mọi người nhìn nhau như từ trên trời rơi xuống vậy. Khiếp đảm, lo âu, sợ hãi vì bộ râu dài ngày xưa thường được coi là biểu tượng của Đức tin và lòng tự trọng nay nhẵn như chùi đương nhiên là họ sợ hãi. Ai cũng ngại ngần sợ hãi khi thói quen bị thay đổi đúng không các bác?

Còn Peter thì Tây hóa hơn, ông cho bộ râu là lạc hậu, bảo thủ, thiếu văn minh và làm trò cười cho phương Tây. Ông muốn tự tay tấn công bắt đầu từ những cái hủ tục nhất, truyền thống nhất. Ông ra lệnh cho Đại nguyên soái Shein cho quân đội đi cạo râu những người trong nước.

Việc này được luật hóa, mọi công dân Nga ngoại trừ giới tăng lữ và nông dân, ai cũng phải cạo râu. Quân lính được lệnh cạo râu bất kỳ người nào họ gặp, dù địa vị của nguwoif đó cao đến đâu cũng phải chấp hành. Lúc đầu những người này còn hối lộ cho quân lính để không phải cạo râu. Nhưng hối lộ thằng này thì lại gặp thằng khác, lại phải hối lộ, thế có mà phá cmn sản.

Sau cùng Sa hoàng ra một luật mới, ai muốn mang râu cũng được, nhưng phải trả thuế hàng năm cho bộ râu của mình. Những người này được cấp một cái huy hiệu đeo vòng qua cổ để chứng minh bộ râu mình mang trên người là hợp pháp. Dần dần những người mang râu lại bị kỳ thị, nhất là đứng trước mặt Sa hoàng thường làm ông nổi giận nên họ không có cửa thăng tiến. Cuối cùng cắt cmn bộ râu đi là xong

Xong việc râu tóc, ông quan tâm tới quần áo. Ông bắt các boyar thay hoàn toàn trang phục của mình sang kiểu tây Âu. Lại tiếng kêu khóc rầm trời. Từ xưa đến nay nguời Nga quen mặc quần áo lụng thụng. Áo thêu bên trong chèn vào quần. Quần cũng lụng thụng, chèn vào trong giày bốt với mũi cong lên. Bên ngoài mặc thêm áo nhung or bằng vải satin, vải thêu kim tuyến với tay áo rất dài và rộng. Khi đi ra ngoài, người Nga còn khoác thêm một áo choàng dài bằng vải nhẹ (trong mùa hè) viền lông thú (trong mùa đông) với cổ đứng hình vuông. Hai tay còn dài hơn áo trong thòng xuống tới gót chân.

Với cái quần áo như thế thử hỏi để làm việc trong xưởng đóng tàu, điều khiển thuyền, hay diễu hành đánh đấm làm sao? Chưa kể sang tây Âu họ nhìn ngắm, cười cợt chỉ chỏ vào những người Nga như những thằng hề, hoặc kẻ quê mùa. Nên Peter lại quyết tâm thay đổi.

Lần này ông cũng tự tay cầm kéo cắt ông tay áo của các boyar, tướng lĩnh. Ông cũng luật hóa chuyện ăn mặc này, đầu tiên bắt toàn bộ những người Nga chuyển sang mạc trang phục kiểu Hungary hoặc kiểu Đức. Tiếp theo có luật cấm mang giầy ống cao cổ và kiếm dài kiểu Nga. Quân lính được lệnh gặp ai còn mặc quần áo kiểu Nga bất kể quý tộc hay tướng lĩnh đều phải quỳ xuống để người lính xén vạt áo. Thật là một sự sỉ nhục những người mang quần áo truyền thống kiểu Nga.

Tiếp theo ông cải cách về niên lịch. Trước đây người Nga dùng thứ lịch riêng của họ chẳng hiểu tính thế nào nhưng thời Peter họ tính là cỡ năm 7200 gì đấy. Và họ bắt đầu năm mới vào khoảng 1/9. Việc này đem lại sự bất lợi cho việc giao thương với Tây Âu.. thế là ông thay đổi bắt đầu từ ngày 1/1/1700 ( theo tây Âu) ông cho dùng lịch mới và đón năm mới theo lịch này

Khổ nỗi người Nga luôn bảo thủ, dốt nát cho rằng họ là tất cả thế giới. Họ cho là Thượng đế không thể tạo ra thế giới trong mùa đông giá buốt, vì nếu thế thì Adam được sinh ra sẽ chết cóng. Peter đem bản đồ thế giới đến, giải thích cho dân chúng là nước Nga không phải tất cả của thế giới. Trong lúc nước Nga mùa đông thì nơi khác là mùa hè. Hơn nữa ông bắt buộc các nhà cửa phải trang hoàng và chúc tụng nhau trong dịp 1/1 và nhà thờ phải rung chuông cầu nguyện trong khoảnh khắc giao thừa.

Về tài chính tiền tệ. Trước đây người dân Nga dùng đồng Kopek, chất lượng và kích thước khác nhau rất nhiều. Khi người ta cần tiền lẻ, lấy dao chặt đồng kopek ra thành đồng lẻ. Khi sang Anh, tham quan xưởng đúc tiền của Hoàng gia Anh Peter nhận thấy muốn lớn mạnh, thương mại phái triển, nhà nước phải năm lấy quyền kiểm soát và đúc tiền để có lượng tiền mặt đầy đủ. Thế là về nước ông đổi tiền, đúc loại tiền to hơn, đẹp hơn làm bằng đồng cùng một kích thước để thay thế cho đồng Kopek. Sau đó ông dùng bạc đúc ra đồng tiền có mệnh giá cao hơn cứ 100 đồng kopek đổi được 1 đồng đó. Thế là đồng ruble ra đời.

Chính sách thuế má cũng thay đổi. Để lấy tiền phục vụ cho chiến tranh với Thụy điển và xây dựng Saint Petersburg . Ông chia nước Nga ra làm 8 tỉnh, giao cho thống đốc các tỉnh này những quyền hành gần như tuyệt đối. Nhưng muốn tồn tại họ phải đảm bảo được nguồn thu thuế.

Ông cho lập Bệnh viện nhân dân ở Moskva, nhân dân được chữa bệnh miễn phí. Ông cũng cấm bọn lang băm đi bán thuốc dạo linh tinh mà chỉ các cửa hàng y dược mới được bán. Đặc biệt ông cấm giết trẻ sơ sinh vì lý do dị tật ( trước đây khi trẻ sơ sinh dị tật nguời ta thường làm cho nó ngạt thở ngay khi được sinh ra)

Để đảm bảo an ninh, ông cấm mang vũ khí và nghiêm cấm việc thách đấu, đấu kiếm tay đôi vốn là thời thượng của châu Âu thời bấy giờ. Qua việc này ta mới thấy mặc dù hấp thụ gần như toàn bộ văn minh tây Âu, nhưng ông cũng biết chọn lọc những cái gì không tốt thì không áp dụng.

Ông cho cải cách chữ viết cho giản tiện hơn, bỏ những câu từ cổ, sáo rỗng. Ông cho in sách giáo khoa Hình học, Văn học và các sách lịch sử ca ngợi những anh hùng nước ngoài như Alexander Đại đế... điều này thật sự là một cải cách lớn. Vì từ xưa đến nay người Nga họ chỉ tôn thờ anh hùng dân tộc của họ mà rất ít khi coi trọng người ngoài.

Tiếp tục ông cho in những tờ báo chủ yếu đưa tin tức từ chiến trường. Nhưng ông cũng kiểm soát báo chí chặt chẽ, biến báo chí thành cái loa tuyên truyền chống những luận điệu thù địch đối với ông

Để nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. Ông cho xây dựng nhà hát nhân dân ở Mockva và mời nhà quản lý người Đức đến quản lý nhà hát. Đồng thời cho vợ mình là nữ hoàng Catherine đến chỉ huy dàn dựng các vở nhạc kịch mang đậm chất Nga.

Ông bỏ bớt mọi nghi lễ rườm rà, phiền phức cho nguwoif dân. Năm 1701 ông ra sắc dụ rằng thần dân không cần quỳ gối và phủ phục trước đấng quân vương. Ông bỏ luật bắt người dân bỏ mũ ra kể cả giữa mùa đông giá rét khi đi qua hoàng cung. Bất kể Sa hoàng có trong đó hay không.

Chế độ thi đua khen thưởng cũng được thay đổi. Từ trước tới nay cứ thưởng cho ai là Sa hoàng cấp đất, phong tước.... Peter học theo tây Âu, ông làm những cái Medal. Đặt tên là huân chương Saint Andrey là phần thưởng danh dự cao nhất mà Sa hoàng ban tặng cho những người có công với đất nước.

Bộ mặt đời sống, xã hội, tâm linh của nước Nga thay đổi từng ngày. 5 năm sau (1705) những nguời châu Âu đến nước Nga họ cảm thấy không còn lạc lõng nữa, và người Nga đi ra ngoài cũng không bị chê là quê mùa, kỳ dị nữa.

Cải cách xã hội xong, Peter bắt ta vào cải cách các lực lượng vũ trang. Bắt đầu từ quân cấm vệ.

Vốn có ấn tượng không tốt với quân cấm vệ từ trước, nên khi cải cách Peter tìm mọi cách giải tán bọn kiêu binh này. Nhưng giải tán bọn này không dễ, chúng cũng bật lại, chạy ra ngoài chống lại Sa hoàng. Cuối cùng cũng có đổ máu. Trong số 2.000 quân Cấm vệ nổi loạn có tới 1.200 người bị hành quyết, vợ con họ bị đuổi ra khỏi Moskva đày sang Siberia và hầu hết đều chết trên đường di chuyển.

Giải quyết xong cái gai sau lưng ( bọn cấm vệ) ông quay sang cải cách quân đội.

Như trên tôi đã nói quân đội Nga cho đến trước thời Peter đại đế là quân đội lạc hậu nhất châu Âu, do con người, vũ khí, khí tài quá kém. Cấp sĩ quan chỉ huy thì tham nhũng, khai khống tên binh sĩ để lấy lương mua rượu vodka uống. Có những đơn vị đến 1/3 là quân số ma. Những binh sĩ còn lại thì tinh thần chiến đấu kém cỏi, cầm chai rượu là chính cầm súng là phụ. Quần áo thì lụng thụng, vũ khí lạc hậu...

Peter thay đổi cấp chỉ huy, cải tiến vũ khí (nhờ những người Anh khi ông sang Anh thuê về) mua thêm vũ khí, và quan trọng nhất ông phát triển hải quân.

Trước thời Peter quân đội Nga hoàn toàn không có Hải quân. Vì họ làm gì có cảng biển. Cả nước Nga rộng lớn như thế chỉ có mỗi một cảng biển là Arkhangelsk một năm chỉ dùng được 3 tháng mùa hè còn lại là đóng băng. Nghe thì có vẻ vô lý nhưng đúng thật, nước Nga thoát được đường nào ra biển? Xuống phía nam thì gặp ngay đế quốc Ottoman hùng mạnh. Chính Peter cũng mấy lần đem quân xuống Azov đánh nhưng toàn thua và bỏ hẳn ý định mở con đường ra biển từ hướng này. Nhận thấy không thể phát triển mà không có Hải quân. Những nước có ngành hằng hải mạnh là những cường quốc trong quá khứ (Tây ban nha, Bồ đào nha, Hà lan) và hiện tại ( Anh, Pháp). Họ đánh chiếm khắp nơi, thuộc địa được mở ra khắp thế giới. Ngày càng giầu mạnh, không chịu làm con gấu ngủ đông, nằm một chỗ. Vậy là Peter quyết tâm xây dựng Hải quân Nga

Nhưng con đường phát triển Hải quân của nước Nga chỉ còn duy nhất con đường ra biển Baltik. Cũng va phải đế quốc rất mạnh là Thụy điển – Bà chúa miền bắc. Peter khôn khéo và quyết tâm. Ông chiếm lấy vùng đầm lầy khu vực sông Neva đổ ra biển và xây dựng lên thành phố Saint Petersburg.

Trong cuộc chiến với Thụy điển, có những lúc ông tan tác như ở Golovchin, Pruth. Nhưng ông không nản chí, rút kinh nghiệm, xây dựng lại quân đội, chỉnh đốn hàng ngũ thuê những sĩ quan chỉ huy giỏi hơn và cuối cùng cũng đem đến chiến thắng Pultowa vĩ đại. Thật sự tôi đánh giá chiến thắng Pultowa này còn cao hơn những cuộc chiến sau này như Cuộc chiến chống Napoleon.... vì nó đánh dấu sự khởi đầu của một đế quốc mới chuyển mình theo kịp phương tây và vươn lên ngang hàng với các cường quốc lớn trên thế giới.

Tuy là Sa hoàng, nhưng tính ông giản dị bỏ qua nghi lễ, ăn mặc xuyền xoàng. Xe ngựa đi lại của ông cũng nhỏ, kém xa hoa và bình dân đến nỗi một người nước ngoài nhận xét rằng: “Với cỗ xe của Sa hoàng tồi tàn đến mức không một thương nhân danh giá nào muốn ngồi lên một cái xe như thế”. Ông thường tự do đi giữa dân thường, hòa mình với họ hỏi han họ...Thế mà ngày nay có kẻ muốn làm Peter mới, cũng muốn làm Sa hoàng, PR bản thân đến mức lố bịch, nhưng đến khi tôi đi ở Mockva thấy cấm toàn bộ đường cho hắn đi làm về nhà thì mới thấy rằng so với Peter đại đế thì không đáng nằm dưới gót giầy của ngài

Một ngày ông làm việc từ 12-16h. Ông dậy rất sớm từ 4h sáng, đọc báo cáo. Ăn sáng xong rồi gặp các bộ trưởng. Rồi qua bộ Hải quân làm việc từ 2-3 tiêng. Quay về nhà, làm việc trên máy tiện ( ông này thích kỹ thuật) rồi ăn trưa. Sau bữa trưa ông làm việc với các trợ lý riêng của mình rồi ra đường lúc 4h chiều. Ông ra đường, đi lang thang tay cầm theo quyển sổ để ghi chép các ý tưởng. Buổi tối ông đi thăm viếng bạn bè hoặc đến úy lạo các buổi họp mặt cộng đồng những người nước ngoài ở Nga.

Đi Pháp về ông học hỏi theo họ, giải phóng phụ nữ ra khỏi 4 bức tường, ông cho phép mở tiệc và khuyến cáo vợ con những nguời được mời cùng tham dự. Ông giải phóng phụ nữ ra khỏi những tư tưởng bảo thủ của chính thống giáo Nga. Ông khuyến khích những người phụ nữ chửa hoang đẻ con và nuôi con. Cấm các hành động phân biệt đối xử với phụ nữ chửa hoang.

Ông thành lập các bảo tàng: Sinh học, Lịch sử, nghệ thuật... và đặc biệt để khuyến khích dâ chúng đến để nâng cao dân trí ông không hề bán vé, thu tiền mà dùng tiền quốc khố ra duy trì cho những hoạt động đó. Nhưng cống hiến quan trọng nhất của ông cho giới trí thức của nước Nga chính là Viện Hàn lâm khoa học mà cho đến tận bây giờ vẫn là cơ quan tri thức cao cấp nhất nước Nga. Việc thành lập Viện hàn lâm khoa học chỉ diễn ra trước khi ông mất 1 năm

Về thương mại, ngoài việc mở đường ra biển Baltik ông cũng cho mở các con đường thương mại đến Ba tư, Trung hoa. Nhưng do 2 quốc gia này không cởi mở nên giá trị trao đổi các hàng hóa thương mại cũng không cao và dần dần những con đường thương mại này cũng không phát triển được.

Peter đại đế không muốn những triều đại sau này nhớ đến mình như người đi xâm chiếm lãnh thổ, mà ông luôn nhận mình là nguời cải tổ cho nước Nga. Thế nhưng bây giờ chế độ độc tài của Teen hói lại lấy ông làm biểu tượng cho chủ nghĩa Sô Vanh, nhăm nhe xâm chiếm và nuốt đất của các quóc gia nhỏ hơn, chỉ muốn quàng thòng lọng vào cổ các dân tộc bé hơn như thời Soviet đã làm. Nếu không hiểu kỹ về Peter đại đế thì ngay cả dân Nga chính gốc cũng dễ bị bịt mắt lắm


Peter Đại đế ( ảnh sưu tầm)





Và kẻ muốn đăng quang Sa hoàng hiện nay ( ảnh sưu tầm)




Đây mới thực sự là cuộc cách mạng vĩ đại nhất của nước Nga!
 

hagi94

Xe tăng
Biển số
OF-84873
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
1,147
Động cơ
421,374 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.facebook.com
Xuyên suốt hành trình của cụ, ngoài lề của phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, thì thấy là dấu ấn, tàn dư, ảnh hưởng của CNXH lên nước Nga vẫn nặng nề thật đấy. Kinh tế, văn hóa, con người Nga bị ảnh hưởng nặng nề và sinh ra những biến tướng mà chỉ có ở các nước CNXH mới có. Xem chừng là nước Nga đang đối đầu với nhiều vấn đề gai góc để phát triển, kinh tế suy thoái, đa số dân nghèo vật lộn với cuộc sống, tham ô tham nhũng tràn làn, mafia lũng đoạn,... không khéo lại trở về với thời kỳ suy thoái và tụt hậu của thời kỳ trước Peter đại đế.
 

Quang Quyết

Xe hơi
Biển số
OF-310184
Ngày cấp bằng
3/3/14
Số km
106
Động cơ
299,660 Mã lực
Ôi nước Nga. Chỉ từng nghe chứ chưa từng tới, ước và ao ước được 1 lần cơ mà vẫn chưa đủ điều kiện để đi. Haizzz
 

medela

Xe container
Biển số
OF-19894
Ngày cấp bằng
14/8/08
Số km
5,011
Động cơ
551,510 Mã lực
Website
www.dhl-meditech.com
Cái trò lấy thân mình chèn bánh pháo thì lính nga đã làm từ đận xa hoàng oánh nhau với napoleon rồi cơ cụ ạ. Trong bảo tàng trận bôrôđinhô còn có hình chục anh lính nằm lăn xuống hố cho ngựa kéo pháo qua.

- Đọc mấy cái quy định về chiến tranh cụ viết thì mới giải thích được tại sao thằng Pháp, Mỹ thua ở chiến tranh VN là đúng rồi. Đánh nhau mấy tiếng rồi về nghỉ ngơi tý, gái gú tý thì mấy anh BĐ, GPQ lại mang AK và lựu đạn vào chơi cái đòm thì kinh bỏ mịa, ông lính nào chả sợ mà chả mong rút sớm.
- Quân nhà mình mà cũng thuê như bọn châu Âu thì lấy đâu ra "anh hùng" tuyên truyền như "Nguyễn Văn Bé" hả cụ, chiêu hồi mà là bình thường thì làm gì sinh ra sự tích này.
- Cái trò kéo pháo của bọn này cũng thua xa bộ đội mình, mang sách vở sang Điện Biên Phủ mà học cụ nhỉ, mà còn có cả lấy thân mình chèn pháo nữa mới kinh.

Tóm lại là đánh nhau kiểu châu Âu thế này thì thua chắc mấy anh VN suốt ngày chơi du kích rồi.
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Cái trò lấy thân mình chèn bánh pháo thì lính nga đã làm từ đận xa hoàng oánh nhau với napoleon rồi cơ cụ ạ. Trong bảo tàng trận bôrôđinhô còn có hình chục anh lính nằm lăn xuống hố cho ngựa kéo pháo qua.
Có lẽ nào một bác xyz gì đó sau khi xem bảo tàng Borodino xong rồi về VN thì anh TVD ra đời giống LV8 không nhỉ?
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà

gzelka

Xe tải
Biển số
OF-216
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
438
Động cơ
580,789 Mã lực
Cô này nhìn nét không phải người Nga bác ơi, trông có nét lai vùng Kapkaz hoặc Tacta

Thấy có cửa hàng bán đồ cho vật nuôi chúng tôi vào đây. Sự ngạc nhiên chúng tôi gặp không phải là ở đây có bán đồ gì đặc biệt mà là cô nhân viên bán hàng cực kỳ xinh đẹp. Thế nên ông nào cũng xin chụp cùng với cô ấy 1 kiểu làm kỷ niệm











 

gzelka

Xe tải
Biển số
OF-216
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
438
Động cơ
580,789 Mã lực
Cái này giống như anh nhà giàu ít con trai, con gái lại xinh, nhiều đất, nên trong nhà lúc nào cũng phảI có dao rựa sác bén, kiếm dài để hàng xóm khỏi nhòm ngó muốt nước miếng.

Cái gì có thể yếu chứ vũ khí, khí tài của Nga ngố chắc khủng là nhất.
Nếu có cơ hội các Cụ chia sẻ, cho em chiêm ngưỡng với nhé.
Cảm ơn các Cụ, chúc cac Cụ thượng lộ bình an, vạn dặm may mắn...
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top