[Funland] Pháo binh sức mạnh của Lục quân-Tiên lôi mặt đất!

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực
Lựu pháo tự hành 2S19 Msta-S

2S19 Msta-S là hệ thống lựu pháo tự hành của Nga, được phát triển dựa trên khung gầm xe tăng T-80 và pháo kéo 2A65 Msta-B để thay thế pháo tự hành 152 mm Akatrsya.

Lịch sử phát triển:

Lựu pháo tự hành 2S19 Msta-S do Viện thiết kế (KB) UZTM phát triển dựa trên khung gầm tăng T-80 và pháo kéo 2A65 Msta-B để thay thế pháo tự hành Akatsya.

Msta-S dùng để tiêu diệt các phương tiện hạt nhân chiến thuật, các đại đội pháo, cối, cũng như phương tiện phòng không...

Msta-S đã được nhận vào trang bị vào năm 1989. Liên Xô/Nga đã sản xuất hơn 1000 hệ thống.

Đặc điểm:

Dùng chung khung gầm với tăng T-80;
Có thể sử dụng đạn chính xác cao.

Trang bị vũ khí:

Lựu pháo nòng rãnh 152 mm;
Súng máy phòng không 12,7 mm NSVT;
Cơ số đạn pháo: 50;
Cơ số đạn súng máy, viên 300.
Tầm bắn tùy loại đạn sử dụng có thể đạt 50 km.

Msta-S bắn được tất cả các loại đạn pháo 152 mm tiêu chuẩn, kể cả đạn pháo có điều khiển bằng laser Krasnopol.

Tính năng:

Chiều dài thân xe, m: 6,04;
Chiều dài với pháo hướng về phía trước, m: 11,92;
Chiều cao, m: 2,99;
Chiều rộng, m: 3,58;
Trọng lượng, kg: 42.000;
Động cơ: V-84MS 840 mã lực;
Dự trữ hành trình trên đường nhựa, km: 500; Khẩu đội, người: 5.

Các nước sử dụng:

Nga (550), Belarus (13), Ukraine (40), Ethiopia (10), Ấn Độ (không rõ số lượng); Gruzia (1)…


  • Nguồn: RIA Novosti, 2010.
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực
Hệ thống phun lửa hạng nặng Buratino

Hệ thống phun lửa hạng nặng TOS-1 Buratino là hệ thống rocket phóng loạt dùng để tiêu diệt sinh lực, xe bọc thép nhẹ và xe ô tô đối phương bằng các quả đạn phản lực mang đầu đạn nhiệt áp và cháy.
TOS-1 Buratino sử dụng khung gần xe tăng Т-72, với container vận chuyển-kiêm ống phóng chứa 30 rocket không điều khiển mang đầu đạn nhiệt áp hoặc gây cháy, đặt trên một bệ quay tròn.

TOS-1 Buratino​

TOS-1 Buratino​
Thành phần hệ thống:

1 xe chiến đấu và 1 xe vận chuyển-tiếp đạn

Hãng thiết kế và sản xuất:

GUP “Nhà máy chế tạo máy vận tải Omsk” (OZTM)

Tính năng kỹ-chiến thuật:

Cỡ nòng, mm: 220;
Trọng lượng tên lửa, kg: 175;
Tầm bắn, m: 400-6.000;
Phạm vi sát thương: 1 km2 (bằng đạn cháy) và 2 km2 (bằng đạn nhiệt áp);

Xe chiến đấu:

Trọng lượng xe chiến đấu, tấn: 46;
Kích thước, chiều dài x chiều rộng x chiều cao, m: 6,86 x 3,46 x 2,6
Tốc độ tối đa của xe chiến đấu, km/h: đến 65; Kíp xe, người: 3.
TOS-1 Buratino (Yevgeny Ivanov)​

  • Nguồn: RIA Novosti, 2011.
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,820 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Trong thời đại pháo tự hành lên ngôi, pháo xe kéo phải có những cải tiến để bắt kịp với xu hướng số hóa vũ khí mà pháo M777 155mm là một đại diện.
(ĐVO) M777 nổi lên như một hình mẫu phát triển pháo binh của thế giới với những ưu điểm nổi trội: Nhẹ, kết nối thông tin và tầm bắn xa cực kì chính xác.

Chương trình pháo kéo M777 là ban đầu là chương trình hợp tác 3 bên giữa Mỹ, Anh và Italy với một bản ghi nhớ được kí kết vào tháng 3/1999.

Italy sau đó rút ra khỏi chương trình do vấn đề về ngân sách, chỉ còn lại Mỹ và Anh tiếp tục cung cấp kinh phí cho chương trình.

Ở phía Mỹ, Hải quân Mỹ cung cấp ngân sách cho chương trình phát triển, còn quân đội Mỹ cung cấp ngân sách cho hệ thống số hóa pháo binh xe kéo. Đây là chương trình thay thế cho loại pháo 155mm đời cũ M198.

M777 hỗ trợ liên quân ở Afghanistan​
M777 có 2 ưu điểm vượt trội so với các loại pháo cùng cỡ nòng 155mm khác. Nhờ sử dụng titan và hợp kim nhôm, trọng lượng của pháo chỉ khoảng 2,7 tấn, rất nhẹ so các loại khác (khoảng 4,4 tấn).

V-22 Osprey "cẩu" M777 một cách dễ dàng.​
Thậm chí một chiếc trực thăng như Blackhawk cũng có thể vác được khẩu pháo 155mm này.​
Thông thường, các loại pháo đời cũ đều có thể được “vác” bởi trực thăng CH-47 Chinook hay CH-53E Super Stallion, nhưng M777 còn có thể được mang dưới máy bay V-22 Osprey hay trực thăng hạng trung EH-101.

Khối lượng này cho phép một máy bay vận tải hạng trung như C-130 có thể mang theo 2 khẩu pháo, thay vì chỉ 1 như loại pháo cũ hơn M198.

Dù có khối lượng nhẹ nhưng khí bắn thì pháo vẫn đảm bảo được sự ổn định, nhờ vào cơ cấu cân bằng với nòng pháo đặt thấp, giữ pháo không bị đổ. Tuy thế nhưng đây vẫn chưa phải ưu điểm vượt trội nhất trên M777.

Khi sử dụng các loại pháo đời cũ, các đơn vị như Thủy quân lục chiến Mỹ phải liên lạc với sở chỉ huy hỏa lực trông qua điện đài và ngắm bắn mục tiêu bằng thước ngắm cơ khí.

M777 dĩ nhiên vẫn có thước ngắm cơ khí gắn trên thân pháo, nhưng thực tế là pháo thủ ít khi sử dụng nó bởi pháo được trang bị hệ thống điều khiển bắn kỹ thuật số tương tự loại sử dụng trên pháo tự hành M109A6 Paladin, tự động hay hỗ trợ tác xạ và các tính năng bổ sung khác giúp tự động hóa việc nhận lệnh bắn và khai hỏa chính xác, cung cấp dữ liệu, định vị vị trí thông qua GPS/INS,...

Tọa độ sẽ được truyền gửi thông qua các máy bay tác chiến, UAV hay những thiết bị khác, thậm chí màn hình trên M777 có thể được sử dụng để gửi tin nhắn tới các khẩu pháo M777 khác.

Màn hình điều khiển và đạn pháo GPS thế hệ mới là điểm mạnh của M777. Tốc độ bắn của M777 là 4-8 phát/phút ở trạng thái cấp tập (thời gian ngắn) hay 2 phát/phút trong tình trạng bắn cầm canh trong thời gian dài.
Những cải tiến trên nâng cao hiệu quả và tính sống còn trên chiến trường, thay vì trước đây các khẩu pháo thường bố trí gần các điểm thông tin liên lạc thì M777 có thể được phân tán trên khu vực rộng hơn, với chiến thuật “bắn và chạy” bởi khả năng đặt/thu pháo chỉ mất chừng 2-3 phút, trong khi đó khẩu M198 mất tới 6,5 phút để đặt pháo và 10,5 phút để thu pháo.

Hiện tại trong Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng M777-A2 với khả năng lên chương trình và bắn đạn dẫn đường GPS M982 Excalibur. Loại đạn pháo này giúp tăng tầm bắn tối đa từ 30km lên 40km, với chỉ số CEP khoảng 10m. Pháo M777 đang được liên quân sử dụng rộng rãi tại Afghanistan.

Hiện tại ngoài Mỹ ra thì còn có Canada và Australia đang sử dụng M777, nhiều quốc gia khác như Đan Mạch, Ấn Độ, Thái Lan, Oman hay Saudi Arabia đang quan tâm đến loại pháo này.
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực
Nhìn chung iem thấy pháo binh của Mẽo không mạnh bănggf Ngố, có thể do tình hình địa chính trị của mỗi bên khác nhau nên cách thức phát triển cũng khác nhau. Nhưng sự thật là vậy, tuy nhiên trong hệ thống PB của Mẽo cũng có những điểm sáng mà khiến cho mọi người phải để ý đến.
- M 777 pháo kéo
- M 270 pháo tự hành Paladine
 

Avatar2

Xe máy
Biển số
OF-60324
Ngày cấp bằng
30/3/10
Số km
95
Động cơ
442,960 Mã lực
Em chơi COH thấy loại pháo M777 này có từ thời chiến tranh Thế giới 2 hay sao ý
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,820 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Nhìn chung iem thấy pháo binh của Mẽo không mạnh bănggf Ngố, có thể do tình hình địa chính trị của mỗi bên khác nhau nên cách thức phát triển cũng khác nhau. Nhưng sự thật là vậy, tuy nhiên trong hệ thống PB của Mẽo cũng có những điểm sáng mà khiến cho mọi người phải để ý đến.
- M 777 pháo kéo
- M 270 pháo tự hành Paladine
pháo tự hành Paladin mang mã M109A6 :)
Nếu pháo phản lực Mỹ có chỗ đứng vững chắc trong quân đội của các đồng minh Tây Âu thì pháo tự hành của nước không những chẳng tạo dấu ấn nào mà còn có nguy cơ bị loại bỏ dần. Ngày nay, trong biên chế pháo binh Lục quân Mỹ chỉ duy trì một loại pháo tự hành là M109A6 Paladin, được thiết kết dựa vào mẫu M109 ra đời từ những năm 1960.

Mỹ đã cố gắng trang bị cho loại pháo này nhiều thiết bị điện tử, cơ khí tiên tiến nhằm đáp ứng với tiêu chuẩn chiến tranh hiện đại. Điểm cải tiến chính gồm: gia cố giáp bảo vệ, thiết kế lại việc bố trí trong khoang chứa đạn, khoang động cơ, khoang lái nhằm bảo vệ tối đa sự sống còn của pháo thủ. Ngoài ra, M109A6 còn được lắp hệ thống điều khiển hỏa lực mới, tự động hóa cao cùng máy tính đường đạn có sự hỗ trợ hệ thống dẫn đường định vị vệ tinh.

Về hỏa lực, M109A6 sử dụng pháo M284 cỡ 155mm, kết hợp máy nạp đạn bán tự động giúp tốc độ bắn. Nhờ những cố gắng kể trên, M109A6 mới được coi “bằng bạn bằng bè” dù nhiều thông số không bằng pháo tự hành của nước khác.


Pháo tự hành M109A6 hành tiến.

M109 đời đầu có lượng đạn dự trữ khoảng 30 viên, M109A6 cải thiện hơn với 36-39 viên, nhưng con số này thấp hơn rất nhiều so với pháo tự hành Msta-S của Nga hay PzH 2000 của Đức. Pháo 155mm kết hợp thiết bị nạp đạn bán tự động chỉ cho phép tốc độ bắn 4 phát/phút, chậm hơn tốc độ trung bình của pháo tự hành ngày nay là 6-8 phát/phút.

Tầm bắn của pháo M284 dùng đạn tiêu chuẩn chỉ đạt 24,7km trong khi pháo Nga hoặc Đức đã đạt tới 30km và hơn nữa. M109A6 phải dùng đạn tăng tầm hoặc đạn tự dẫn chính xác cao Excalibur mới đạt được cự ly bắn 30-40km. Vì những lý do trên, các nước đồng minh thân cận Tây Âu không hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực pháo tự hành và có những thiết kế bỏ xa M109A6.

“Tiền bối” của M109A6 là pháo tự hành M109A1 từng tham gia vào chiến tranh Việt Nam cùng với pháo tự hành hạng nhẹ M108 105mm và M107 175mm. Sau Hiệp định Paris, toàn bộ lính Mỹ buộc phải rút khỏi miền Nam Việt Nam cùng với hầu hết khí tài quan trọng, trong đó có pháo M109. Riêng pháo tự hành M107, được để lại cho quân đội Sài Gòn sử dụng với biệt danh “Vua chiến trường”.

“Con cưng” của người Đức

Sử dụng pháo phản lực Mỹ M270 trong biên chế nhưng người Đức đã loại bỏ hoàn toàn M109 và thay thế bằng “con cưng” Panzerhaubitze 2000 (PzH 2000), được phát triển từ chương trình hợp tác nghiên cứu pháo tự hành SP70 dở dang cùng với Anh và Italy.

Được chính thức nhận vào biên chế từ cuối những năm 1990, PzH 2000 có thiết kế dựa trên khung gầm xe tăng Leopard 2A và bị pháo L52 cỡ 155mm, kết hợp thiết bị nạp đạn bán tự động kiểu ổ quay chứa 60 viên đạn cùng 228 liều phóng rời.

Tốc độ bắn tối đa của PzH 2000 khá ấn tượng 9 phát/phút. Thậm chí trong một cuộc thử nghiệm năm 1997 thì tốc độ bắn của pháo lên tới 12 phát trong 59,74 giây. PzH2000 đạt tầm bắn 30km (với đạn thường) và 40km (với đạn tăng tầm).

Pháo 155mm của PzH 2000 khai hỏa thực hiện pháo kích quân Taliban ở Afghanistan.
PzH 2000 được tự động hóa cao độ với hệ thống điều khiển hỏa lực nhận dạng và kiểm soát mục tiêu. Đặc biệt, nó cho phép thay đổi quỹ đạo bắn ở loạt tiếp theo nhằm tăng độ chụm của đạn. Nhờ vậy, PzH2000 có thể bắn liên tiếp 5 viên đạn vào cùng một mục tiêu. Việc tính toán, hiệu chỉnh bắn đều được máy tính đường đạn xử lý.

Ngoài ra, tổ lái được bảo vệ khá tốt với hệ thống phòng chống NBC, hệ thống báo cháy, dập lửa tự động. Giáp xe chống chịu được mảnh đạn pháo, đạn súng máy đối phương.

Năm 2006, Quân đội Hà Lan đồn trú tại Afghanistan sử dụng PzH2000 để pháo kích quân Taliban rất hiệu quả. Từ đó nó thường xuyên xuất hiện trong một loạt chiến dịch lực lượng an ninh quốc tế ISAF và được mệnh danh “cánh tay dài” của lực lượng này. Với kinh nghiệm chiến trường và một số tính năng hỏa lực vượt pháo tự hành MSTA-S của Nga, có thể nói PzH 2000 hội đủ điều kiện để được xét là “chuẩn mực pháo binh hiện đại”.

Dù là đồng minh rất thân cận của Mỹ ở Tây Âu, nhưng Anh cũng mạnh dạn cho nghỉ hưu toàn bộ M109 và thay thế bằng pháo tự hành AS-90, có cùng nguồn gốc với PzH 2000 từ chương trình hợp tác SP-70. Tuy nhiên, AS-90 không có được sức mạnh như “người anh em” ở nước Đức. Pháo sử dụng nòng L39 cỡ 15mm cùng thiết bị nạp đạn bán tự động cho phép đạt tốc độ bắn 6 phát/phút. Tầm bắn tối đa 24,7km (đạn thường) hoặc 30km dùng đạn tăng tầm, không hơn so với M109A6 Paladin.
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực
Quân Mỹ ở Afghanistan nhận đạn cối 120 mm siêu chính xác

Trung tâm nghiên cứu và phát triển vũ khí ARDEC, Lục quân Mỹ, đã bắt đầu cung cấp cho quân đội Mỹ các lô thử nghiệm đầu tiên loại đạn cối dẫn bằng GPS dùng cho pháo cối 120 mm M120.
Loại đạn mới có độ chính xác được khẳng định là cao hơn 7-13 lần so với các loại đạn tương tự nhưng không có khả năng tự định vị trên địa hình.

Đạn cối thông minh thử nghiệm APMI XM395 120 mm (army.mil) Hệ thống đạn cối thông minh APMI (Accelerated Precision Mortar Initiative) là loại đạn cối tiêu chuẩn dành cho cối M120, được lắp thêm sensor GPS và cánh ổn định ở phần đầu đạn điều khiển bằng máy tính.

Đạn cối thông thường có sai số vòng tròn xác suất trung bình khi bắn ở tầm đối đa từ 76-136 m. Vì thế, pháo cối thường chỉ dùng để tiêu diệt sinh lực đối phương ở địa hình trống trải. Còn đạn cối mới APMI, theo tài liệu kỹ thuật, có sai số vòng tròn xác suất không quá 10 m. Còn quan chức Cục mua sắm đạn dược (Program Executive Office Ammunition - PEO Ammo), Bộ Quốc phòng Mỹ, Peter Burke thì sai số của APMI trong thực tế là không quá 3 m.

Tháng 4.2011, APMI đã được trang bị cho một lữ đoàn bộ binh đóng tại Afghanistan, còn trong nửa năm tới sẽ bắt đầu trang bị cho 7 lữ đoàn nữa.

Việc sử dụng cối cỡ nòng lớn tại các khu phố gặp khó khăn vì đây là loại vũ khí dùng để đánh mục tiêu diện, khi mà độ chính xác điểm chạm của đạn được bù đắp bằng bán kính văng mảnh lớn theo quỹ đạo là là mặt đất.

Các tay súng đang lợi dụng đặc điểm này bằng cách ẩn náu trong các khu dân cư với hy vọng là quân đội sẽ không thể dễ dàng lôi cổ họ khỏi đó.

Trước đây, theo ông Peter Burke, trong những trường hợp đó, người ta buộc phải cử các phân đội lính đến khiến họ chịu thêm rủi ro.

Lục quân Mỹ không định dùng đạn APMI thay thế các đạn cối thường. APMI sẽ chỉ sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu điểm, nhằm giảm tổn thất phụ hoặc bắn các mục tiêu ở gần quân nhà.

Chuyên gia này cũng cho biết, giới quân sự hiện chưa dự định hiện đại hóa các đạn cối cỡ nhỏ hơn (81 và 60 mm).

Theo các chuyên gia, sử dụng đạn cối mới sẽ cho phép tiêu diệt chắc chắn và nhanh chóng các mục tiêu điểm như các hầm trú ẩn, hầm ngầm, xe bọc thép nhẹ.

Một máy tính vi hình nhận dữ liệu từ sensor GPS trên suốt quỹ đạo bay cho đến khi chạm mục tiêu. Trước khi bắn, hệ thống nhận thông tin tọa độ trận địa bắn nơi đặt pháo cối.

Việc ứng dụng hệ thống này sẽ cho phép nâng cao hiệu quả sử dụng pháo cối hiện có tại các đơn vị. Thông thường, việc tính toán phần tử bắn là một nhiệm vụ phức tạp, biến việc bắn pháo thành một nghệ thuật.

Các thế hệ lính pháo binh đã từng sử dụng các công thức, bảng tính, các máy tính cơ và điện tử, nhưng không thể nhận thông tin tọa độ chính xác của quả đạn đang bay ở thời gian thực.

Nay thì việc dẫn quả đạn đến mục tiêu không chỉ có các khẩu đội pháo của các hệ thống tối tân nhất có thể làm được mà cả khi sử dụng các hệ thống vũ khí cũ đã được thời gian kiểm nghiệm.

  • Nguồn: Lenta, 31.3; Newsru, 8.4.11.
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực
Lưụ pháo nòng dài



Lựu pháo nòng dài là một loại hỗn hợp có cả tính chất nòng dài và tính chất lựu, có khả năng hoàn thành những nhiệm vụ của pháo lựu và pháo nòng dài. Lựu pháo nòng dài thay đổi được nhiều liều, có thể bắn với góc 65 độ mang tính chất của pháo lựu. Nhưng ở các liều lớn, sơ tốc đạn có thể đạt tới 700 m/s, tầm bắn xa, lúc này nó lại mang tính chất của pháo nòng dài

Lựu pháo 122mm D-30 là loại lựu pháo nòng dài được Liên Xô phát triển vào những năm 1960 để thay thế loại lưụ pháo cũ M-30 122mm. Nó được lắp đặt trên 1 khung pháo đặc biệt có 3 chân chống , cho phép súng có thể quay 360 độ, đó là 1 cải tiến đan1g kể cuả loại pháo này,khi kéo, nó được kéo bằng chính mũi súng , các chân chống đặt song song nằm dưới nòng súng.Khi vào vị trí bắn, các pháo thủ hạ các chân chống(giá đỡ) xuống, nâng bánh xe pháo lên cao khỏi chân giá đỡ và mở các chân chống ra 120 độ mỗi bên.


Súng có 1 khiên hình hộp bảo vệ hệ thống thu hồi nhiệt năng phiá trên nòng súng và 1 khiên bảo vệ nhỏ giưã 2 bánh xe. Mũi súng có bộ phận hãm phanh giảm giật có các lỗ thoát khí thuốc liều phóng ở 2 bên. (các mẫu sau cải tiến chỉ còn 2 lỗ) . Pháo D-30 với nòng dài hơn M-30 nên tầm bắn cũng xa và chính xác hơn, có thể lên tới 15,3km . Pháo D-30 còn có khả năng chống lại xe tăng rất hiệu quả khi xài đạn HEAT ở chế độ bắn trực tiếp mục tiêu do có thể xoay 360 độ và có thể đặt góc bắn cao hay thấp tuỳ ý,đạn HEAT có thể xuyên thép dày tới 460 mm nên D-30 thường được trang bị để hỗ trợ cho các trung đoàn bộ binh cơ giới và các đơn vị thiết giáp! D-30 còn dùng để yểm trợ bộ binh khi dùng đạn HE phá mảnh ( FRAG-HE) .D-30 còn được trang bị đèn IR hoặc thiết bị nhìn đêm hồng ngoại khi bắn gián tiếp.

Pháo D-30 được hơn 50 quốc gia sử dụng , trong đó có các nước trong khối Warsaw và các quốc gia khác như Ai Cập,Iraq, Trung Quốc, Việt Nam ...




Lựu pháo 152mm được Liên Xô chế tạo sau chiến tranh thế giới lần 2 và ra mắt trong cuộc diễu binh trên Quảng trường Đỏ năm 1955. Pháo 152mm D-20 được chế tạo để thay thế loại pháo 152mm ML-20 cũ nặng nề và kém uy lực hơn .Nó trở thành pháo 152mm chính yếu cuả Hồng quân Liên Xô và Khối Hiệp ước Warsaw , được phiên chế thành pháo cấp chiến dịch và tăng cường cho các đơn vị bộ binh cấp trung đoàn, các lữ đoàn bộ binh tăng thiết giáp hỗn hợp. Nó có phiên bản Pháo tự hành 2S2 được trang bị cho các đơn vị bộ binh cơ giới và tăng thiết giáp.

Pháo 152mm D-20 khá nặng nề và khó kéo theo trên trận địa, nhưng bù lại cho khuyêt1 điểm đó là tầm bắn cuả nó có thể đạt tới 17,4 km. Pháo D-20 sử dụng chung 1 khung với loại pháo mặt đất nòng dài D-74, được tăng cường 2 bánh xe nhỏ sau chân giá đỡ để có thể di chuyển cơ động hơn và xoay ngang súng dễ dàng hơn. Súng cũng có 1 khiên bảo vệ cho tổ pháo. Nòng pháo ngắn hơn D-74, đường kính lớn hơn , cỡ nòng 152mm và có 1 đầu giảm giật(muzzle brake) 2 lỗ thoát khí thuốc liều phóng. Pháo D-20 cũng có hệ thống hãm giật 2 xi-lanh phiá trên nòng pháo như D-74 và cả 2 loại pháo này đều sử dụng khoá nòng xoắn bán tự động. Pháo được trang bị hệ thống ngắm khi bắn trực tiếp cả ban ngày lẫn ban đêm cung cấp cho pháo khả năng chống xe tăng đáng kể.

Pháo bắn đạn FRAG-HE, OF-540 với tốc độ bắn có thể đạt tới 5,6 phát 1 phút. Pháo có thể kéo bằng xe bọc thép hay xe tải hạng nặng.

Pháo D-20 được TQ chế tạo lại với phiên bản Type 66 và viện trợ cho quân đội Nhân dân Việt nam trong kháng chiến chống Mỹ , loại pháo này trở thành pháo cấp chiến dịch cuả quân đội nhân dân Việt nam, góp phần làm nên nhiều chiến thắng trong các chiến dịch lớn.
 

xengheo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91335
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
642
Động cơ
410,730 Mã lực
Về pháo binh Nga nhiều về số lượng và chủng loại nhưng ko hiện đại hơn, nếu ko muốn nói là kém pháo binh Nato, trừ việc Msta-s hơn M109A6. Riêng pháo hạng nhẹ Nga ko có khẩu nào so được với dòng LG1 Pháp và L118 Anh cùng cỡ 105mm cả về tầm bắn, trọng lượng, tốc độ bắn. Pháo tự hành hạng nặng Msta-s cũng kém Pzh2000 của Đức và Ceasar của Pháp, chỉ tương đương As-90 của Anh hay Zuzana của Tiệp. Việc quá nhiều loại pháo (đa phần lạc hậu) chỉ là cơn ác mộng của ngành hậu cần Nga cũng như hàng năm ngốn kha khá ngân sách quốc phòng trong khi đa số các nước Nato chỉ có 2 loại 105mm và 155mm.
 

guidingstar

Xe tăng
Biển số
OF-3886
Ngày cấp bằng
20/3/07
Số km
1,490
Động cơ
566,341 Mã lực
Các cụ cho cháu hỏi VN ta đã tự đẽo được viên đạn pháo nào chưa, hay vẫn phải nhập của Ấn, khựa, Nga,...?
Cháu hỏi pháo nhé, không phải cối.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,199 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Các cụ cho cháu hỏi VN ta đã tự đẽo được viên đạn pháo nào chưa, hay vẫn phải nhập của Ấn, khựa, Nga,...?
Cháu hỏi pháo nhé, không phải cối.
hình như các Z tự làm đc hết rồi cụ ợ, kể cả đạn BM-21
 

supe

Xe tải
Biển số
OF-124059
Ngày cấp bằng
13/12/11
Số km
219
Động cơ
381,790 Mã lực
Về pháo binh Nga nhiều về số lượng và chủng loại nhưng ko hiện đại hơn, nếu ko muốn nói là kém pháo binh Nato, trừ việc Msta-s hơn M109A6. Riêng pháo hạng nhẹ Nga ko có khẩu nào so được với dòng LG1 Pháp và L118 Anh cùng cỡ 105mm cả về tầm bắn, trọng lượng, tốc độ bắn. Pháo tự hành hạng nặng Msta-s cũng kém Pzh2000 của Đức và Ceasar của Pháp, chỉ tương đương As-90 của Anh hay Zuzana của Tiệp. Việc quá nhiều loại pháo (đa phần lạc hậu) chỉ là cơn ác mộng của ngành hậu cần Nga cũng như hàng năm ngốn kha khá ngân sách quốc phòng trong khi đa số các nước Nato chỉ có 2 loại 105mm và 155mm.
Hớ hớ! Bao nhiêu loại pháo mà cụ đã cho nó là quá nhiều, khó khăn cho hậu cần? Cụ nghĩ rằng pháo kéo nó còn phát triển được đến mức nào mà cho là lạc hậu? Tính cả pháo tự hành, pháo kéo thì Nga có 8 cỡ nòng trong đó có 3 cỡ nòng pháo cối. So với Mĩ, Mĩ duy trì 5 cỡ nòng trong đó 3 cỡ nòng pháo cối. Như vậy Nga hơn có 3 cỡ chưa kể trong đó có 1-2 cỡ gì đó liệt vào hàng ngoại cỡ ít sử dụng.
Nga nó vẫn phải duy trì nhiều cỡ pháo vì không quân nó còn yếu chưa đủ để hỗ trợ mặt đất bởi vậy phải bám vào pháo. Nato có thằng Mĩ khỏe về khoản máy bay nên ko cần nhiều cỡ pháo chỉ cần 2 cỡ 1 tầm gần, 1 tầm xa là đủ. Đây thuộc về chiến lược quốc phòng chứ ko phải là ác mộng hay gì cả. Thằng Mĩ nó chế đủ ra các loại bom từ bom ngu, bom thông minh rồi bom lượn... đây còn chưa kể 1 cơ số tên lửa. Nếu nói, Nga nó khó khăn hậu cần pháo thì Mĩ khó khăn hậu cần máy bay. Dĩ nhiên tiền bom đắt hơn nhiều tiền đạn pháo, và ngân sách của Nga cóc cho nó làm cái trò bom rải thảm hay bom thông minh nên nó phải bám vào pháo rải thảm :)). Thậm chí pháo nó biên chế cho cả lính dù thả từ máy bay, cái này Mĩ + Nato chưa có thì phải =))
Úi giời, Nga làm gì có cỡ 105mm mà mang ra so =)).
Sau này, Nga nó ko sản xuất thêm pháo kéo mới nữa chỉ cái tiến đạn bởi vì số lượng pháo cũng như kiểu pháo do LX để lại là quá đủ. Nó chỉ ra đời thêm các loại pháo tự hành tiêu biểu là con MSTA trên.
Không hiểu MSTA kém con 2000 của Đức cái gì nhỉ? Laser à? ;))
Ờ nhưng mà sướng qua, đem cả khối Nato ra so với anh Nga =)). 1 chọi 10 mấy ẩy nhỉ? ;))


Các cụ cho cháu hỏi VN ta đã tự đẽo được viên đạn pháo nào chưa, hay vẫn phải nhập của Ấn, khựa, Nga,...?
Cháu hỏi pháo nhé, không phải cối.
Có làm được rồi, nhưng chủ yếu tập trận vẫn dùng hàng viện trợ ngày xưa.
 
Chỉnh sửa cuối:

supe

Xe tải
Biển số
OF-124059
Ngày cấp bằng
13/12/11
Số km
219
Động cơ
381,790 Mã lực
Khiếp quá, dạo này say rượu đọc phải bài cụ xe nghèo e tí trúng gió, cụ chém kinh quá ợ :|.
Cụ nghĩ gì mà so con MSTA với con này:

Nạp đạn bằng máy so với nạp đạn bằng tay? Bọc giáp so với trần truồng? ... Cụ đùa e à =)). Chắc hơn cỡ nòng 152 so với 155 chắc?
 

xengheo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91335
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
642
Động cơ
410,730 Mã lực
So với thành viên Nato nữa thì Msta-S chỉ tương đương Palmaria của Italy.

So bên ngoài Nato thi Msta-s tương đương Type99 của Nhật hay Atmos2000 của Israel nhưng kém hơn về tầm xa với các loại đạn tăng tầm nếu so với Archer của Thụy điển, G6 của Nam phi, K9 của Hàn quốc, Pzl-05/45 của Trung quốc.

Tóm lại về pháo binh thì Nga ở hạng làng nhàng của thế giới.
 

supe

Xe tải
Biển số
OF-124059
Ngày cấp bằng
13/12/11
Số km
219
Động cơ
381,790 Mã lực
So với thành viên Nato nữa thì Msta-S chỉ tương đương Palmaria của Italy.

So bên ngoài Nato thi Msta-s tương đương Type99 của Nhật hay Atmos2000 của Israel nhưng kém hơn về tầm xa với các loại đạn tăng tầm nếu so với Archer của Thụy điển, G6 của Nam phi, K9 của Hàn quốc, Pzl-05/45 của Trung quốc.

Tóm lại về pháo binh thì Nga ở hạng làng nhàng của thế giới.
THế là so về tầm xa đấy :)). Hóa ra tầm xa là tiêu chí đánh giá của pháo binh, pháo nào càng xa thì càng tốt? :)).
Hớ hớ! Mà e nghe nói MSTA nó cũng có đạn đốt ...ít bác ợ =))
Nói chung là bài bác chả có cái gì, toàn phán bừa, đọc mà run hết cả người ...
 

xengheo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91335
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
642
Động cơ
410,730 Mã lực
Trong xung đột biên giới với Pakistan, dù có sẵn trong kho rất nhiều M46 130mm do LX chế tạo nhưng Ấn độ ưu tiên sử dụng Fh77 155mm Thụy điển vì ưu việt hơn hẳn. Sau cuộc chiến có rất nhiều lời khen dành cho loại pháo này cho dù có xì căng đan khi mở thầu.
 

xengheo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91335
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
642
Động cơ
410,730 Mã lực
Khi bắn loạt, Msta-s có tốc độ 6-8 phát/phút chậm hơn hẳn Pzh2000 (3 phát/9s) hay Ceasar (3 phát/15s). Nếu bắn rời rạc từng viên (nạp đạn ngoài) tốc độ bắn của msta-s còn chậm hơn nữa. Điều này rất bất lợi trong đấu pháo hiện đại vì các hệ thống máy tính tính toán đường đạn và ra lệnh bắn rất nhanh. Ceasar có thời gian chuẩn bị bắn lẫn rời khỏi chiến trường sau khi bắn chỉ trong vòng 1 phút trong khi pháo đối phương còn đang loay hoay chỉnh tầm.
 

supe

Xe tải
Biển số
OF-124059
Ngày cấp bằng
13/12/11
Số km
219
Động cơ
381,790 Mã lực
Trong xung đột biên giới với Pakistan, dù có sẵn trong kho rất nhiều M46 130mm do LX chế tạo nhưng Ấn độ ưu tiên sử dụng Fh77 155mm Thụy điển vì ưu việt hơn hẳn. Sau cuộc chiến có rất nhiều lời khen dành cho loại pháo này cho dù có xì căng đan khi mở thầu.
So 1 khẩu 130mm với 152mm =)). Ko đỡ được.

Khi bắn loạt, Msta-s có tốc độ 6-8 phát/phút chậm hơn hẳn Pzh2000 (3 phát/9s) hay Ceasar (3 phát/15s). Nếu bắn rời rạc từng viên (nạp đạn ngoài) tốc độ bắn của msta-s còn chậm hơn nữa. Điều này rất bất lợi trong đấu pháo hiện đại vì các hệ thống máy tính tính toán đường đạn và ra lệnh bắn rất nhanh. Ceasar có thời gian chuẩn bị bắn lẫn rời khỏi chiến trường sau khi bắn chỉ trong vòng 1 phút trong khi pháo đối phương còn đang loay hoay chỉnh tầm.
Rời rạc từng viên là nạp đạn ngoài thì bắn loạt là nạp đạn trong hả? :)). Hay cụ nghĩ lúc bắn cấp tập mới sử dụng auto-reload còn bắn loạt nhỏ từng viên thì dùng tay? :))
Đã là nạp đạn tự động thì gần như bằng như nhau chứ! Nạp đạn bằng sức người thì phù thuộc vào cái thằng nạp, nó khỏe thì nạp nhanh nó yếu thì nạp chậm thậm chí nếu bị phản pháo thì có mà dám đứng nạp chả chạy vội đi đâu đó núp. Chả hiểu đẻ đâu ra cái thể loại nạp đạn tự động chậm hơn nạp tay =)). Mà bắn nhanh cũng hay quái gì tại sao trên wiki nó phải viết thế này: "in burst mode it can fire three rounds in 9 seconds, ten rounds in 56 seconds, and can fire between 10 and 13 rounds per minute continuously, depending on barrel heating." Nên đấu pháo phụ thuộc vào cái thằng nào bắn lâu bền bỉ chứ ko phải phụ thuộc vào cái thằng nhanh mà đuối sức.
Mà cụ đọc cái đầu ko chịu đọc cái sau, nó ghi rõ 10 viên trong 56s tức là nhanh hơn con Msta có 4s. Cái con Ceasar nhà cụ nó mang được có 18 viên đạn thì cứ cho nó 15s bắn được 3 phát liên tục (như auto-reload nhé!) thì giữ sức chiến đấu đựoc bao lâu? Hay bắn chưa được 2 phút đã hết đạn?
Ơ thế cái con MSTA nó ko biết tính toán máy tính chắc? Nó ko biết bắn hit and run chắc? Thậm chí đạn nó còn có dẫn đừong laser đấy =)). Hay tại vì wiki ko ghi 10s bắn đựoc bao nhiêu phát nên cụ nghĩ nó chậm? =)) Hay đấu pháo chỉ có 9-20s?
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,879
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
49
Em hóng giang hồ đồn rằng chủ yếu tốc độ bắn của pháo phụ thuộc vào sức bền vật liệu của nòng pháo .. phải không các cụ nhể ...
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top