[Funland] Quân đội Trung Quốc 2014

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Lầu Năm Góc: Không quân TQ hiện đại hóa với quy mô chưa từng có

(Soha.vn) - "Không quân TQ đang hiện đại hóa với quy mô chưa từng có và nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các lực lượng không quân phương Tây"- Báo cáo của BQP Mỹ viết.

Bản báo cáo thường niên dài 96 trang về năng lực quốc phòng Trung Quốc do Bộ Quốc phòng Mỹ trình lên quốc hội hôm qua đã cho thấy sự quan ngại ngày càng tăng của Washington với tình hình phát triển sức mạnh quân sự của Bắc Kinh nói chung và đặc biệt là lực lượng Không quân Trung Quốc (PLAAF).
Báo cáo viết: “PLAAF là lực lượng không quân hùng hậu nhất châu Á và lớn thứ ba trên thế giới, với khoảng 330.000 nhân viên và hơn 2.800 máy bay, không bao gồm các phương tiện bay không người lái (UAV)”. Các máy bay của PLAAF gồm 1.900 chiến đấu cơ các loại, 600 trong số đó là các máy bay hiện đại.
Đặc biệt, báo cáo nhấn mạnh: ”PLAAF đang theo đuổi quá trình hiện đại hóa với một quy mô chưa từng có trong lịch sử và nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các lực lượng không lực phương Tây trên một loạt các khía cạnh, bao gồm máy bay, khả năng chỉ huy và kiểm soát, khí tài gây nhiễu, tác chiến điện tử và kết nối dữ liệu”
Có thể thấy, Washington đã có thái độ thận trong hơn nhiều so với những gì phản ánh trong các bản báo cáo những năm trước. Chẳng hạn, trong báo cáo 2013 viết: "Trung Quốc vẫn đang tiếp tục cho ra các máy bay thế hệ 4 ngày càng hiện đại, tuy nhiên lực lượng (không quân) vẫn bao gồm chủ yếu là những máy bay cũ thuộc thế hệ 2 và 3 hoặc các biến thể nâng cấp của những máy bay này”.
Sự khác biệt đến trong báo cáo năm nay: "Mặc dù vẫn còn duy trì hoạt động một số lượng lớn các máy bay chiến đấu cũ thế hệ 2 và 3, nhưng Không quân Trung Quốc sẽ sớm trang bị đông đảo máy bay thế hệ 4 trong vài năm tới".

Máy bay chiến đấu Su-35​
Để củng cố lực lượng không quân chiến thuật, Mỹ cho rằng Trung Quốc đang rất nỗ lực để có được Su-35, biến thể mạnh mẽ nhất thuộc dòng tiêm kích Flanker cùng với đó là các radar quét mạng pha điện tử bị động Irbis-E tiên tiến.” Nếu Trung Quốc mua được Su-35, những máy bay này có thể được đưa vào phục vụ trong năm 2016 đến 2018”. Đây sẽ là sự tăng cường sức mạnh đáng kể cho lực lượng Không quân TQ.

Tiêm kích J-20​
Trung Quốc cũng đang theo đuổi khả năng phát triển máy bay chiến đấu thế hệ năm. Trong vòng 2 năm kể từ khi tiêm kích J-20 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2011, Trung Quốc đã thử nghiệm nguyên mẫu tiêm kích thế hệ năm thứ 2, được biết đến là J-31. Đây là một mẫu chiến đấu cơ có kích thước tương đương F-35 và mang nhiều đặc điểm thiết kế từ J-20.
“Hiện nay, không rõ J-31 được phát triển cho PLAAF hay lực lượng Không quân của Hải quân hay để xuất khẩu cạnh tranh với F-35 của Mỹ” - Báo cáo viết.

Máy bay ném bom H-6K​
Thay đổi của lực lượng máy bay ném bom chiến lược H-6 của Trung Quốc cũng được đề cập một cách kỹ càng hơn so với những báo cáo trước. Lực lượng này vẫn tiếp tục hoạt động nhờ các nâng cấp hiệu quả và vũ khí mới. H-6 được phát triển thêm phiên bản máy bay tiếp nhiên liệu trên không. H-6G phục vụ trong lực lượng Không quân Hải quân với 4 giá treo vũ khí, có thể mang các tên lửa hành trình chống hạm.
BÀI LIÊN QUAN


Đặc biệt, Trung Quốc đang phát triển một biến thế H-6K với động cơ phản lực cánh quạt mới, cho phép mở rộng tầm hoạt động. Nó được cho là có khả năng mang theo 6 tên lửa hành trình tấn công mặt đất. Theo bản báo cáo, H-6 nếu có thể được biến đổi để hoạt động trên tàu sân bay thì sẽ mang lại cho không quân Trung Quốc một khả năng tấn công tầm xa với những vũ khí dẫn đường chính xác.
Bản báo cáo nhận định Không quân TQ cũng đang sở hữu một lực lượng phòng không tiên tiến hàng đầu thế giới. Xương sống của lực lượng này là các hệ thống phòng không SA-20 (S-300PMU1/2) mua của Nga và CSA-9 (HQ-9) mà Bắc Kinh tự phát triển dựa trên S-300.

Hơn thế nữa, “Trung Quốc có thể trở thành quốc gia đầu tiên nhập khẩu được hệ thống phòng không S-400/Triumf của Nga, trong khi đồng thời phát triển HQ-19, một phiên bản nội địa của S-400".

Máy bay vận tải Y-20​
Ngoài ra, báo cáo còn đề cập rằng “Trung Quốc đang thử nghiệm một loại máy bay vận tải cỡ lớn (Y-20) nhằm bổ sung cho phi đội vận tải chiến lược mà hiện nay gồm một số lượng hạn chế các máy bay IL-76 do Nga chế tạo”.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Em chả tin năng lực quốc phòng của Khựa. Chưa qua bất kỳ cuộc chiến tranh hiện đại nào, toàn bắt nạt mấy nước kém phát triển. Bướng với Mỹ, Nhật nó đập cho toè mỏ. Toàn tự tâng bốc. Các nước công nghiệp phát triển và Nga cũng trải qua nhiều thăng trầm mới có được thành tựu vũ khí như ngày hôm nay. Quan trọng là họ đầu tư cho khoa học cơ bản rất lớn. Nói như Binden đố các bạn chỉ ra được một phát minh của người trung quốc. Hàng mã thì sao bằng hàng xịn được
Nội chiến Quốc-Cộng
CHiến tranh Trung-Nhật (WW2) cầm chân Nhật tại TQ, không tiến tới được Ấn
Nội chiến Quốc-Cộng lần 2 đánh đuổi Tưởng ra khỏi đại lục
Chiến tranh Triều tiên 1950-1953: “Kháng Mỹ, viện Triều”. Tổn thất nhân mạng lớn, vũ khí thô sơ nhưng đẩy lùi được Liên quân Mỹ
Xung đột biên giới với Ấn Độ năm 1962. Cao trào quan hệ khăng khít với LX, khối XHCN mạnh mẽ. Toàn thắng, Ấn ngày nay vẫn còn cay vụ này
Xung đột biên giới với Liên Xô năm 1969. Chủ động đánh trước nhưng bị đánh bẹp đầu. Nguyên do lúc đó LX là cường quốc lục quân

Chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974. Nguyên do Mỹ không can thiệp giúp VNCH
Chiến tranh biên giới với Việt Nam ta năm 1979-1989. Nguyên do LX không có động thái mạnh mẻ hơn với TQ
Chiếm đảo Gạc Ma tại quần đào Trường Sa năm 1988. Nguyên do LX không có động thái mạnh mẻ hơn với TQ

TQ nó biết lúc mạnh lúc yếu, nó thâm hiểm lắm toàn chọn thời điểm mà động binh thôi
 
Chỉnh sửa cuối:

Ducanhtran

Xe hơi
Biển số
OF-184423
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
170
Động cơ
336,120 Mã lực
Nội chiến Quốc-Cộng
CHiến tranh Trung-Nhật (WW2)
Nội chiến Quốc-Cộng lần 2 đánh đuổi Tưởng ra khỏi đại lục
Chiến tranh Triều tiên 1950-1953: “Kháng Mỹ, viện Triều”.
Xung đột biên giới với Ấn Độ năm 1962.
Xung đột biên giới với Liên Xô năm 1969.
Chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ta năm 1974.
Chiến tranh biên giới với Việt Nam ta năm 1979-1989.
Chiếm đảo Gạc Ma tại quần đào Trường Sa năm 1988.
Những cuộc chiến đấy bác có thấy chiến thuật gì khác ngoài biển người không.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Sai lầm lớn nhất là không hiểu được kẻ thù.Tuy nhiên, với bề dày kháng chiến chống quân xâm lược chắc chắn ta sẽ thành công ợ.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Sai lầm lớn nhất là không hiểu được kẻ thù.Tuy nhiên, với bề dày kháng chiến chống quân xâm lược chắc chắn ta sẽ thành công ợ.
Cũng không phải là offer không hiểu đâu cụ ui, đây là anh em mình chém gió chứ các ông tủ lạnh các ông ý chả đi guốc trông bụng thằng khựa ý chứ.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Cũng không phải là offer không hiểu đâu cụ ui, đây là anh em mình chém gió chứ các ông tủ lạnh các ông ý chả đi guốc trông bụng thằng khựa ý chứ.
Khà khà, cụ khéo nói.Lính Tàu cũng sợ đám lính nhà mình lắm ợ,tuy chúng nó gây hấn nhưng cũng khá lo.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Khà khà, cụ khéo nói.Lính Tàu cũng sợ đám lính nhà mình lắm ợ,tuy chúng nó gây hấn nhưng cũng khá lo.
Chả hiểu các cụ nghĩ sao chứ hiện tại bây giừ cá nhân em thấy chả có gì phải lo, người dân em gặp họ cũng chả thấy tỏ ra lo lắng điều gì cả.
 

Nhan886

Xe buýt
Biển số
OF-181873
Ngày cấp bằng
24/2/13
Số km
531
Động cơ
341,510 Mã lực
hèn gì trên các diễn đàn quốc tế ta cứ phải rụt rè, mua nợ đc 6 con kilo cua nga, đời cũ ....!
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Trung Quốc tung “tin vịt” mua vũ khí khủng của Nga: Do “gà nhà” quá kém


ANTĐ - Mấy năm gần đây các phương tiện thông tin Trung Quốc liên tục tung ra các “tin vịt” về những hợp đồng mua sắm vũ khí Nga nhưng liên tiếp bị Nga bác bỏ. Vậy đằng sau những thông tin đồn thổi sai sự thật này là gì?





Trên thực tế thông tin về việc Trung Quốc đặt mua máu bay Su-35 và tàu ngầm Amur đã xuất hiện từ lâu và nhiều lần trên báo chí Trung Quốc. Nhiều người đặt câu hỏi, tại sao Trung Quốc đã và đang phát triển các máy bay chiến đấu thế hệ “thứ 5” (tự phong của họ) như J-20, J-31, J-21… và các tàu ngầm thông thường lớp Tống (039), lớp Nguyên (041) mà vẫn cứ đòi mua vũ khí của Nga?

Tàu ngầm Amur - Phiên bản xuất khẩu của tàu ngầm Lada - là đối tượng chính của “tin vịt”
Sự thật không thể chối cãi là Trung Quốc thực sự quan tâm đến các loại vũ khí Nga, các phương tiện truyền thông Trung Quốc chính là đã nói hộ lên “tâm tư tình cảm” của Chính phủ Trung Quốc. Điều đó chủ yếu xuất phát từ thực trạng quá yếu kém của máy bay và tàu ngầm Trung Quốc sản xuất.
Trên thực tế, toàn bộ các tàu ngầm Trung Quốc đều dựa theo nền tảng công nghệ của Nga, từ các tàu ngầm lớp 033, 035 cho đến 039, 041 không có lớp nào là ngoại lệ. Việc sao chép đã làm công nghệ tàu ngầm Trung Quốc luôn đi sau thế giới 30-40 năm, thậm chí là hơn.

Tàu ngầm lớp Nguyên (041) của Trung Quốc có chất lượng quá kém
Nguyên nhân bởi vì việc sao chép công nghệ tàu ngầm là rất khó, thời gian rất lâu, trong khi đó công nghệ lại lạc hậu rất nhanh. Họ sao chép được 1 loại tàu ngầm mất vài chục năm trong khi đó có khi các nước khác đã phát triển thêm đến 2, 3 kiểu, thậm chí là một thế hệ mới hoàn toàn.
Tàu ngầm kiểu mới lớp 041 của Trung Quốc được phát triển trên cơ sở tàu ngầm lớp Tống thuộc công nghệ Nga những năm 70 của thế kỷ trước nên có tính năng tàng hình rất kém, độ ồn lớn. Ngoài ra, Trung Quốc tự tiến hành cải tiến, nâng cấp các tàu ngầm kiểu Nga cũng mắc những lỗi tương tự như tàu ngầm Hải quân Ấn Độ (người Ấn Độ đã phải đưa cả 10 chiếc tàu ngầm Kilo lớp 877EKM đến Severodvinsk của Nga nâng cấp).
Su-35, đối tượng thứ 2 trong nghi án “tin vịt”
Hiện nay, Trung Quốc không hề có tàu ngầm thông thường nào được xếp vào loại hàng đầu của thế giới. Chính vì vậy, lựa chọn nhập khẩu tàu ngầm của nước ngoài là điều tất yếu, nhưng chắc chắn Mỹ không cho phép một nước phương Tây nào kể cả Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Thụy Điển… chia sẻ công nghệ chế tạo tàu ngầm với Trung Quốc
Trên thực tế, Trung Quốc cũng đã bóng gió đề cập đến tàu ngầm SMX-26 của Hãng DCNS - Pháp nhưng cũng không thấy hồi âm, vì vậy chỉ có Nga là sự lựa chọn thực tế duy nhất, thực sự sẵn sàng bán công nghệ tàu ngầm tiên tiến cho Trung Quốc.
Chiếc J-20 bị phát hiện sử dụng động cơ “cọc cạch”
Mấy năm gần đây, Trung Quốc liên tiếp tung ra các nguyên mẫu máy bay tàng hình thế hệ “thứ 5” (học đòi kiểu Mỹ) và tuyên truyền với câu cửa miệng “vượt trội Nga, ngang tầm Mỹ” nhưng năm này qua năm khác vẫn cứ đòi mua hết Tu-22M3 đến Su-35.
Về thực chất không ai biết được thiết bị dẫn đường, điện tử, điều khiển vũ khí, radar trên máy bay của Trung Quốc ra sao nhưng chỉ riêng 1 chuyện họ đã phải mua đến hàng nghìn động cơ hạng hai và hạng 3 của Nga là AL-31FN và RD-93 là đủ hiểu chất lượng máy bay ra sao.

Cuối năm ngoái J-31 vẫn còn sử dụng động cơ RD-93
Đầu tháng này, chính các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã phát hiện ra chiếc J-20 trong quá trình thử nghiệm vũ khí vẫn còn phải sử dụng động cơ cọc cạch. 1 bên sử dụng AL-31FN, 1 bên sử dụng WS-10 hoặc WS-10G FADEC. Còn cho đến cuối năm ngoái, 2 động cơ của máy bay thử nghiệm J-31 vẫn là RD-93.
Người Trung Quốc có thể “nhái” được cái vỏ máy bay tàng hình của Mỹ nhưng còn vô vàn các vấn đề kỹ thuật mà họ không thể làm được. Công nghệ sao chép của họ giống như một học sinh không cơ kiến thức cơ bản, vớ được tờ nháp của ai đó rồi chép lấy chép để, đến chỗ người ta viết tắt hoặc làm tắt thì chịu chết không luận ra được.
Báo chí Trung Quốc đồn thổi suốt năm 2012 về Tu-22M3
Chính vì vậy, mua một số lượng nhỏ Su-35 sẽ giúp Trung Quốc có được nhiều thứ: các thiết bị tiên tiến trên máy bay thế hệ 4++, hệ thống vũ khí khủng của Nga và hơn hết là động cơ 117S có lực đẩy lên tới 14.500kg (hơn AL-31FN tới 2000kg), cực kỳ phù hợp cho những chiếc máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 yếu ớt của họ.
Trong năm 2012, Trung Quốc cũng đã 2 lần tung “tin vịt” về việc mua Tu-22M3 của Nga, điều đó cũng được các chuyên gia quân sự dễ dàng lí giải: đó là vì họ muốn nhắm tới loại máy bay ném bom chiến lược công nghệ cao hơn để thay thế H-6 và 1 loại tên lửa hành trình có khả năng mang đầu đạn hạt nhân với tầm bắn xa hơn YJ-62. Đây là điểm yếu chí mạng, là nguyên nhân chính khiến không quân chiến lược Trung Quốc chỉ được xếp vào “chiếu dưới” so với Nga và Mỹ.

Không mua được Tu-22M3, Trung Quốc lại quay về với “ngựa già” H-6K
Hiện máy bay ném bom H-6K (phiên bản nâng cấp mới nhất của H-6) tuy đã có khả năng mang vũ khí điều khiển chính xác nhưng thuộc dạng công nghệ thập niên 50 thế kỷ trước của Nga, dù có cố mấy cũng không thể nâng cấp lên ngang hàng các máy bay ném bom hiện đại của Nga, Mỹ. Vì vậy, họ nuốn mua Tu-22M3, nhưng Nga lại không muốn bán.
Thế nhưng, điểm quan trọng nhất là người Trung Quốc thiếu một loại tên lửa hành trình tầm xa phóng từ máy bay, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, không có nó, H-6 không còn ý nghĩa là một thành viên trong bộ 3 răn đe hạt nhân nữa. Loại tên lửa hiện được trang bị trên H-6 là YJ-62 (phiên bản xuất khẩu là C-602) của Trung Quốc có tầm bắn vẻn vẹn 280km lại không có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân.

Trung Quốc khao khát có được tên lửa hành trình chống hạm siêu âm tầm xa
Kh-22 Raduga (NATO gọi là AS-4 “Kitchen”)
Vì vậy, Trung Quóc nhắm đến Tu-22M3 còn một mục đích nữa là nhòm ngó loại vũ khí tấn công chủ lực của Tu-22M3, là tên lửa hành trình chống hạm siêu âm tầm xa lừng danh Kh-22 Raduga (NATO gọi là AS-4 “Kitchen”), có tầm bắn tới hơn 600km và có thể mang theo đầu đạn hạt nhân.
Vì vậy, có thể khẳng định rằng, Trung Quốc yếu và thiếu cái gì là họ hay mơ cái đó!
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Kanwa: Mua Su-35 "xịn" của Nga? Trung Quốc cứ ngồi đó mà mơ!

Thứ bảy 30/03/2013 09:31
ANTĐ - Trong số ra gần đây, tạp chí quốc phòng Kanwa Defence Rewiev cho biết, không phải đến giờ Trung Quốc mới “tung tin vịt” về hợp đồng chính thức mua Su-35 mà ngay từ thông tin Nga và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về mua 24 chiếc Su-35 hồi cuối năm ngoái cũng là “tin vịt” nốt.





Cái gọi là “thỏa thuận sơ bộ về mua 24 chiếc Su-35” thực chất chỉ là biên bản ghi nhớ trong một cuộc hội đàm diễn ra tháng 11 năm ngoái trong chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Nga. Chắc chắn Nga không chấp nhận số lượng “bèo bọt” là 24 chiếc như báo chí Trung Quốc rêu rao.
Người Nga đã từng khẳng định với số lượng 48 chiếc, họ cũng còn chưa bán nữa là 24 chiếc. Khoản lãi từ những đơn đặt hàng nhỏ chẳng đáng là bao so với chi phí đầu tư phát triển, mà nguy cơ bị ăn cắp công nghệ là điều hiển nhiên, nên nếu chỉ mua nhỏ lẻ thì Trung Quốc đừng có mơ.

Máy bay chiến đấu Su-35 có tốc độ cao, linh hoạt và hệ thống radar mảng pha tiên tiến
Điều này đã được chứng minh qua một “tin vịt” khác của Trung Quốc là mua Tu-22M3. Vậy nên, thực chất của biên bản ghi nhớ này chỉ là Trung Quốc đề nghị mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga chứ Nga chưa xác định là sẽ bán cho Trung Quốc.
Vì vậy, thỏa thuận là có thật nhưng cả 2 bên đều có những toan tính riêng, thỏa thuận mua bán mới ở dạng sơ khai chưa có gì là chắc chắn, chưa thống nhất được những điều khoản cụ thể. Nếu 2 bên không đạt được những mục đích riêng của mình thì thỏa thuận này hoàn toàn có thể tan vỡ.
Trung Quốc “kiếm chác” gì từ Su-35?
Tạp chí Kanwa chỉ ra, động cơ phản lực vector 117S và radar mảng pha IRBIS-E chính là “cảm hứng chủ đạo” của Trung Quốc đối với Su-35.
Quá trình thử nghiệm J-20 đã bộc lộ rất nhiều điểm yếu của công nghiệp hàng không Trung Quốc, đặc biệt là về vấn đề động cơ. Có được động cơ 117S Trung Quốc mới thực sự biến J-20 trở thành máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 (theo cách nói của họ) có khả năng bay tuần với tốc độ siêu âm, nếu không nó cũng chỉ tầm thường như bao máy bay khác.

Kết cấu cực kỳ phức tạp của 117S là điều Trung Quốc khó "nhái" được
Động cơ phản lực vector lực đẩy lớn và linh hoạt là điều lâu nay Trung Quốc vẫn thèm khát. Khả năng điều chỉnh luồng khí phụt theo các hướng khác nhau của 117S là điểm ưu việt nhất, so với các loại động cơ khác chỉ có khả năng điều chỉnh lên - xuống (ví dụ động cơ F-135 trên F-35 của Mỹ). Nó giúp cho máy bay có khả năng ngoặt, chuyển hướng khi đang bay tốc độ lớn, tạo nên sự linh hoạt tuyệt vời chỉ có ở những máy bay Nga (kể cả Mỹ cũng không có).
Hiện động cơ WS-15 của Trung Quốc vẫn đang ở trong giai đoạn mò mẫm thử nghiệm các kỹ thuật cốt lõi. Hợp đồng gần đây nhất vào cuối năm 2012, Trung Quốc lại phải mua 1 lô động cơ AL-31F/FN của Nga đã chứng tỏ thực trạng của công nghiệp chế tạo động cơ Trung Quốc yếu kém đến thế nào.
Công nghiệp chế tạo động cơ là lĩnh vực khó nhất trong chế tạo máy bay, không thể một sớm một chiều mà đạt được thành công, kế hoạch chế tạo động cơ quốc nội Kaveri dành cho máy bay Tejas của Ấn Độ kéo dài hơn 15 năm, mà vẫn chưa đâu vào đâu đã chứng tỏ điều đó. Hiện công nghiệp chế tạo động cơ máy bay Trung Quốc còn khoảng cách rất xa so với Mỹ chứ đừng nói là Nga - nước hiện đứng đầu thế giới trong lĩnh vực này.
Kanwa cũng cho biết, radar mảng pha thụ động IRBIS (PESA) cũng là một công nghệ then chốt của Su-35 và là “niềm mơ ước” của Trung Quốc.

Radar mảng pha thụ động IRBIS (PESA) giúp Su-35 có tính năng tác chiến tuyệt vời
Hiện 1 nguyên mẫu radar PESA duy nhất của Trung Quốc đang được thử nghiệm trên 1 chiếc J-10B. Phía Trung Quốc tung hô ầm ĩ là đã chế tạo thành công radar mảng pha cho máy bay chiến đấu, thậm chí còn gạ bán cho Nga nguyên mẫu T/R.
Thế nhưng các chuyên gia kỹ thuật radar phân tích, thực chất loại radar PESA của Trung Quốc chỉ thuộc loại AESA, thuộc dạng công nghệ mà Nga và Mỹ đã bỏ không sử dụng. Chính vì vậy, để hoàn thiện nó, người Trung Quốc nhắm đến radar IRBIS-E là phiên bản hiện đại nhất của Nga đang lắp đặt trên Su-35.
Cơ hội nào để Trung Quốc mua được Su-35 Flanker-E?
Hiện Nga sẵn sàng bán Su-35 cho các đối tác mà không phải “lăn tăn” về vấn đề sao chép công nghệ, bởi vì, một thế hệ động cơ 117 mới đã ra đời và đang được thử nghiệm trên PAK FA Sukhoi T-50. Hơn nữa Nga còn đang phát triển động cơ mới chuyên dùng trên phiên bản chiến đấu của T-50 có lực đẩy lên tới 15.500kg. Ở thời điểm hiện tại, công nghệ động cơ của Trung Quốc đang đi sau Mỹ khoảng 20 năm và cách Nga một khoảng xa vời vợi là 40 năm nên người Nga không có gì phải lo lắng.

Cận cảnh phần ống xả phía đuôi Su-35
Một khi Trung Quốc muốn mô phỏng Su-35 thì Công ty chế tạo máy bay Thẩm Dương với mấy chục năm kinh nghiệm “nhái” Su-27, Su-30 và Su-33 có thể phục chế được thân máy bay một cách dễ dàng, radar cũng có thể dùng loại trong nước sản xuất để tạm thay thế nhưng về động cơ thì thực sự là vô vọng.
Thế nhưng, Nga cũng không dễ dàng bán nó cho Trung Quốc, nếu số lượng khoảng 100 chiếc thì có thể họ sẽ cho phép chuyển giao công nghệ nhưng với số lượng “bèo bọt” nhằm mục đích làm nhái, thì Nga sẽ không chuyển giao công nghệ và sẽ rút bớt các thiết bị kỹ thuật cao trên Su-35. Đây là điều Nga đã từng làm trong gói thầu bán Su-27 cho Trung Quốc vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước.
Kanwa cho biết, hiện một số phương án bán Su-35 cho Trung Quốc đang được giới công nghiệp quốc phòng Nga thảo luận, trước khi đề xuất lên chính phủ. Su-35 giản hóa dùng để xuất khẩu (không chuyển giao công nghệ) sẽ bao gồm một trong số 4 phương án sau đây:
1. Chỉ lắp đặt động cơ 117S, không áp dụng kỹ thuật đẩy vector, không có radar mảng pha IRBIS-E. Với phương án này thì Su-35 chỉ có tốc độ cao nhưng không linh hoạt, không có radar IRBIS-E làm cho khả năng tác chiến kém đi rất nhiều.

Nếu không có động cơ 117S thì Su-35 cũng trở nên rất bình thường
2. Không lắp đặt động cơ 117S, còn lại giống phiên bản sử dụng trong quân đội Nga. Với phương án này thì Su-35 trở nên rất bình thường, tốc độ thấp, tính linh hoạt không cao. Phương án này bị Trung Quốc phản đối kịch liệt.
3. Chỉ loại bỏ hệ thống động lực vector, còn lại giống như phiên bản của Nga. Với động cơ 117S không có hệ thống động lực vector thì Su-35 chỉ đạt tốc độ cao nhưng không linh hoạt.
4. Giữ nguyên động cơ nhưng đổi sang dùng loại radar khác kém hơn. Đây là phương án có khả năng sẽ được Trung Quốc chấp nhận.
Nguyễn Ngọc
Kanwa Defence Rewiev
 

solyan84

Xe hơi
Biển số
OF-161411
Ngày cấp bằng
19/10/12
Số km
108
Động cơ
349,680 Mã lực
Tình hình VN với khựa ngày càng căng rồi, nhà em lại ngồi hóng các cụ luận bàn xem sao
 

otoconxin

Xe hơi
Biển số
OF-312995
Ngày cấp bằng
24/3/14
Số km
122
Động cơ
297,636 Mã lực
Mặc định Quân đội Trung Quốc 2014
Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng, hãy cùng xem quân sự Trung Hoa trong những năm vừa qua và hiện tại cũng như tương lai có những thay đổi cải cách đáng kể nào

J-20 Trung Quốc có khả năng oanh kích như máy bay ném bom?
(Vũ khí) - Mạng quân sự Sina của Trung Quốc cho rằng, chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm J-20 của nước này sẽ có khả năng tấn công mặt đất tốt hơn so với máy bay F-22 của Mỹ.

Nguyên mẫu J-20 số hiệu 2011 có nhiều điểm cải tiến mới so với những nguyên mẫu trước đó. Dựa trên những hình ảnh mới nhất về nguyên mẫu J-20 mang số hiệu 2011, mạng quân sự Sina nói rằng, hệ thống ngắm mục tiêu quang điện tử gắn dưới gần mũi của chiếc J-20 2011 cho thấy nó được thiết kế chủ yếu để tấn công mặt đất. Đây là một thiết kế hệ thống quang - điện tử tương tự như hệ thống trang bị trên 2 loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-22 và F-35 của Không quân Mỹ. Qua đó, Sina kết luận rằng, J-20 có thể trở thành một máy bay ném bom hoàn hảo để tấn công phá hủy các mục tiêu mặt đất của đối phương.

Mẫu J-20 số hiệu 2011 lần đầu tiên được Trung Quốc tích hợp hệ thống ngắm bắn quang - điện tử hình đa giác ở ngay dưới mũi. Theo Sina thì hầu hết các loại chiến đấu cơ của Mỹ như F-16 Falcon hay F-15E Strike Eagle khi hoạt động trên chiến trường Afghanistan và Iraq đều chủ yếu tham gia tấn công các mục tiêu dưới đất. F-22 cũng được thiết kế có khả năng tấn công mục tiêu mặt đất bằng các loại bom (đầu đạn) tấn công trực tiếp (JDAM) và bom đường kính nhỏ. Tuy nhiên, F-22 vẫn có thể bị radar của đối phương phát hiện, bởi khi tham gia theo một mục tiêu di chuyển trên mặt đất F-22 sẽ phải phát tín hiệu radar và do đó làm lộ vị trí.

Có thể tạm so sánh và nhận ra những điểm cải tiến ở mẫu J-20 số 2011, bao gồm cửa mở của hệ thống bánh đáp, cửa mở khoang vũ khí, vòm kính buồng lái và động cơ. Sau khi tất cả 35 vệ tinh được triển khai trên không gian, hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu của Trung Quốc sẽ có thể cung cấp đẩy đủ thông tin để J-20 có thể thực hiện các đòn tấn công chính xác vào các mục tiêu quan trọng dưới đất của đối phương giống như F-22. Tuy nhiên, J-20 không chỉ mang được 4 tên lửa không - đối - không mà còn có thể được trang bị các loại bom JDAM hay SDB .
Tổng cộng, Sina tính toán rằng J-20 có thể mang được tổng cộng lên tới 24 quả bom đường kính nhỏ so với F-22 mang được 8 quả. Và nếu như hệ thống ngắm bắn quang - điện tử của J-20 được Trung Quốc sử dụng trên các loại chiến đấu cơ thế hệ thứ tư Su-30 và J-10, khả năng tấn công mặt đất của các máy bay này sẽ được cải thiện đáng kể.
"J-20 có thể trở thành máy bay ném bom hoàn hảo": Tin được không?

(Soha.vn) - J-20, tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Trung Quốc có thể sẽ có khả năng tấn công mặt đất tốt hơn đối thủ F-22 của Mỹ.

Quân đội Trung Quốc và những thủ đoạn đáng sợ của kẻ yếu
Thực lực của quân đội Trung Quốc: Ngạc nhiên chưa!?
Chuyên gia Nga, Mỹ "ném đá" tơi bời tiêm kích J-20 Trung Quốc

Đây là nhận định được trang mạng quân sự Sina Military Network (trụ sở tại Bắc Kinh) đưa ra sau khi bức ảnh về mẫu thử mới nhất của loại tiêm kích này được đăng tải trên internet.
Đánh giá dựa trên bức ảnh của chiếc J-20 số hiệu 2011, Sina Military Network cho rằng hệ thống ngắm mục tiêu quang điện tử gắn dưới gần mũi máy bay cho thấy tiêm kích này được thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ tấn công mặt đất. Đây là một thiết kế tương tự như các tiêm kích tàng hình F-22 và F-35 của Mỹ. Bài báo cho hay với tính năng tàng hình, J-20 có thể trở thành một máy bay ném bom hoàn hảo khi được sử dụng tấn công các mục tiêu mặt đất.
Hầu hết các nhiệm vụ mà tiêm kích của Mỹ như chiếc F-16 Falcon hoặc F-15E Strike Eagle đảm nhiệm ở chiến trường Afghanistan và Iraq là tấn công các mục tiêu trên bộ. F-22 cũng được thiết kế với khả năng tấn công các mục tiêu mặt đất với các loại bom tấn công trực tiếp (JDAM) và bom đường kính nhỏ. Tuy nhiên, F-22 vẫn có thể bị các radar đối phương phát hiện trong khi bám theo một mục tiêu đang di chuyển trên mặt đất, bởi radar của loại máy bay này sản sinh ra bức xạ điện từ.


Mẫu thử số hiệu 2011 J-20
Sina Military Network cho hay sau khi toàn bộ 35 vệ tinh thuộc giai đoạn hai của hệ thống vệ tinh định vị Bắc Đẩu của Trung Quốc được đưa vào quỹ đạo, chiếc J-20 sẽ có thể phát động các cuộc tấn công chính xác nhằm vào các mục tiêu trên bộ như những gì F-22 có thể thực hiện. Sina Military Network cho biết J-20 có khả năng mang 4 tên lửa không đối không. Không những vậy, Trung Quốc hiện còn đang phát triển các loại bom JDAM và bom đường kính nhỏ dành cho J-20.
Theo Sina Military Network, J-20 có thể mang lượng vũ khí với 24 bom đường kính nhỏ trong khi đó F-22 chỉ có khả năng mangg 8 quả. Bài báo cho hay nếu như hệ thống ngắm bắn quang - điện tử có thể được trang bị cho các tiêm kích thế hệ 4 như Su-30 và J-10, khả năng tấn công mặt đất từ xa cho các tiêm kích này sẽ được tăng cường đáng kể.


TQ tự tin J-20 tấn công mặt đất tốt hơn F-22 Mỹ

Phiên bản mới nhất của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 Trung Quốc J-20 có khả năng tấn công mặt đất tốt hơn so với chiến đấu cơ Mỹ, trang mạng quân sự Sina có trụ sở ở Bắc Kinh tự tin cho biết sau khi một bức ảnh được tiết lộ trên internet.

Đánh giá từ các bức ảnh của tiêm kích J-20 số hiệu 2011, mạng quân sự Sina cho biết hệ thống nhắm mục tiêu quang điện dưới mũi máy bay cho thấy máy bay này được thiết kế chủ yếu để tấn công mặt đất. Thiết kế này tương tự như các máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ là F-22 và F-35. Với khả năng tàng hình, bài viết cho rằng J-20 có thể là một máy bay ném bom hoàn hảo nếu được sử dụng để tấn công mục tiêu trên mặt đất.


Tiêm kích tàng hình J-20 Trung Quốc.

Hầu hết các máy bay chiến đấu của Mỹ như F-16 Falcon hoặc F-15E Strike Eagle ở ​​Afghanistan và Iraq đều được sử dụng trong nhiệm vụ chống lại các mục tiêu mặt đất. F-22 cũng được thiết kế với khả năng tấn công mục tiêu mặt đất với vũ khí tấn công trực tiếp và bom đường kính nhỏ. Tuy nhiên, F-22 vẫn có thể bị radar của đối phương phát hiện khi theo dõi mục tiêu di chuyển trên mặt đất như phiên bản radar bức xạ điện từ của nó.
Sau khi tất cả 35 vệ tinh của hệ thống định vị Bắc Đẩu Trung Quốc được đưa vào quỹ đạo ở giai đoạn thứ 2, J-20 có thể khởi động các cuộc tấn công mục tiêu mặt đất chính xác không thua kém F-22, mạng quân sự Sina cho biết.


Chiến đấu cơ thế hệ năm F-22 của Mỹ.

Trang mạng này lưu ý rằng J-20 có thể mang bốn tên lửa không-đối-không. Bài báo cũng chỉ ra rằng Trung Quốc đang phát triển các vũ khí tấn công trực tiếp và bom đường kính nhỏ cho các máy bay chiến đấu tàng hình.
J-20 có thể mang đến 24 quả bom đường kính nhỏ trong khi F-22 chỉ có thể mang được 8, mạng quân sự Sina cho biết. Nếu hệ thống ngắm mục tiêu quang điện có thể được sử dụng cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 như Su-30 và J-10, sẽ nâng cao khả năng tấn công mặt đất cho các máy bay chiến đấu từ một khoảng cách xa hơn, trạng mạng này viết.
Trước đó, việc Trung Quốc cho ra ‘lò’ tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20 được đánh giá không chỉ là bổ sung cho sức mạnh quân sự mà còn là đối trọng với chiến đấu cơ F-22 của Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc mới chỉ phát triển công nghệ sản xuất máy bay trong vài năm trở lại đây, trong khi Mỹ đã có kinh nghiệm 20 năm với chiếc F-22 đặc biệt thành công.

Nga choáng với phiên bản mới của J-20 Trung Quốc



TPO - Một đoạn video quay chiến đấu cơ thế hệ thứ năm J-20 của Trung Quốc vận hành thử nghiệm bay khiến các chuyên gia Nga choáng váng bởi nước sơn màu xám của J-20 tương tự như các chiến đấu cơ thế hệ thứ năm T-50 PAK-FA của Nga, một trong những chương trình ngụy trang tàng hình tối mật của Nga.
Theo các chuyên gia Nga, việc Trung Quốc áp dụng màu sơn cho J-20 như tiêm kích T-50 của Nga là lý do để tin rằng, J-20 sớm được sử dụng như một máy bay ném bom tàng hình hoàn hảo nhằm tấn công các mục tiêu mặt đất (các nguyên mẫu J-20 trước đây sử dụng nước sơn màu đen).
Nguyên mẫu thứ ba chiến đấu cơ thế hệ thứ năm J-20 số hiệu “2011” xuất hiện tại căn cứ không quân Thành Đô, thành phố phía Tây Nam của Trung Quốc. Chiếc máy bay thực hiện một số chạy trên đường băng và hãm phanh sau khi ép xung bằng cách sử dụng một chiếc dù.
Các chuyên gia nhận định, thiết kế của máy bay J-20 đã có một số thay đổi so với hai nguyên mẫu đầu tiên của chiến đấu cơ thế hệ thứ năm của Trung Quốc, đặc biệt là sự xuất hiện của hệ thống theo dõi quang-điện tử dưới thân máy bay, giúp cho việc theo dõi và hiệu quả trong tấn công vào các mục tiêu mặt đất.
Luồng phản lực của loại động cơ mới ngắn hơn so với loại động cơ cũ. Loại động cơ mới giúp cho ngoại hình của chiếc máy bay thêm giống máy bay tàng hình.
Ngoài ra, trên J-20 dùng màn hình HUD mới - tương tự như công nghệ được sử dụng trên mẫu máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon. Đây được coi là một trong những công nghệ máy bay chiến đấu tiên tiến nhất trên thế giới.

Phiên bản mới của J-20 Trung Quốc có nhiều điểm đặc biệt

(Soha.vn) - Mẫu thử số hiệu 2011 của tiêm kích J-20 Trung Quốc có một số điểm khác so với 2 nguyên mẫu trước đó.

J-20: Hù dọa Mỹ, cầu cứu Nga, Trung Quốc giấu đầu hở đuôi
"J-20, J-31 Trung Quốc sẽ thống lĩnh thị trường quốc tế"
Lộ nghi vấn Trung Quốc làm giả J-20

Một bức ảnh mới được đăng tải trên các trang mạng quân sự Trung Quốc và được tờ Hoàn Cầu dẫn lại cho thấy J-20, tiêm kích tàng hình thế hệ 5 đầu tiên số hiệu 2011 của Trung Quốc có thể đã được trang bị với một động cơ hoàn toàn khác so với nguyên mẫu 2001 và 2002.
Bức ảnh được đăng tải nhằm cho thấy cách thức động cơ của chiếc J-20 mới với số hiệu 2011 được thử nghiệm gần đây như thế nào. Từ bức ảnh trên, ống xả của động cơ mới có vẻ ngắn hơn so với ban đầu. Bên cạnh đó, cửa hút nhiên liệu của máy bay cũng được thiết kế lại để tạo cho động cơ cấu tạo giống như của một tiêm kích tàng hình hơn. Theo bài viết trên Hoàn Cầu, động cơ được cải tiến lại đi kèm với ít nhất 10 thay đổi trong thân máy bay.


So sánh nguyên mẫu 2011 (trên) và 2002 (dưới)
Điểm quan trọng nhất trong thiết kế mới của mẫu 2011 nằm ở màn hình HUD mới, tương tự như được trang bị trên tiêm kích Typhoon của châu Âu. Theo bài báo, đây là một trong những công nghệ tiêm kích tiên tiến nhất trên thế giới. Không giống như nguyên mẫu số hiệu 2001 và 2002, với số hiệu được sơn màu đen, số hiệu 2011 của nguyên mẫu mới được sơn màu xám bạc như nhiều tiêm kích tàng hình trên thế giới, trong đó có chiếc F-22 của Mỹ. Theo Hoàn Cầu, đây là một loại sơn tàng hình mới.


Rất nhiều chuyên gia quốc phòng phương Tây đã dự đoán rằng sau cùng, Trung Quốc sẽ sản xuất J-20 sử dụng động cơ AL-31FN. Ban đầu, Trung Quốc nỗ lực phát triển động cơ WS-15 cho tiêm kích này, tuy nhiên kế hoạch đã bị trì hoãn bởi Trung Quốc thiếu công nghệ cần có để thiết kế một động cơ tiêm kích nội địa tiên tiến. Lô máy bay J-20 đầu tiên sẽ bắt đầu đi vào hoạt động tại một trung tâm thử nghiệm vũ khí ở thành phố Thương Châu, tỉnh Hà Bắc. Sau đó, số máy bay này sẽ được triển khai tại các đơn vị tiền tuyến của Không quân Trung Quốc trong năm 2017.
vietminh9x đã sửa : 27-02-2014 lúc 12:04
Quick reply to this message Trả lời Trả lời kèm trích dẫn Trả lời kèm trích dẫn Multi-Quote This Message Vodka Công nghệ của trung quốc hiện đại quá đi trươc mình 100 năm mất!
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc khoe tàu ngầm thông thường lớn nhất thế giới

9:38 PM, 13/06/2014, Views: 0 | By VNH

VietnamDefence - Báo chí nhà nước Trung Quốc đưa tin tàu ngầm mới lớp Thanh Type 032 của Trung Quốc đã được trưng bày tại một triển lãm cuối tuần trước.
Want China Times dẫn tờ báo nhà nước tiếng Hoa Quang Minh nhật báo cho hay, tàu ngầm thử nghiệm mới lớp Thanh Type 032 đã được trưng bày tuần trước tại triển lãm Shipping Expo lần thứ sáu tổ chức tại tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc từ 6-8/6/2014.

IHS Jane’s cũng lưu ý rằng, tin này được đưa trên các báo chí nhà nước của Trung Quốc.

Tàu ngầm Type 032 lần đầu tiên thu hút sự chú ý các nhà phân tích nước ngoài vào năm 2010 khi các hình ảnh của tàu này tại một xưởng đóng tàu ở Vũ Hán xuất hiện trên Internet Trung Quốc (hồi đó, một số người bắt đầu gọi đó là tàu ngầm loại Type 043, gây ra một số nhầm lẫn).

Theo Global Security, tàu ngầm bắt đầu được phát triển vào đầu năm 2005 và bắt đầu đóng vào năm 2008. Tàu được đóng xong vào năm 2010 và kết thúc thử nghiệm trên biển vào mùa thu năm 2012. Type 32 được đưa vào biên chế quân đội Trung Quốc vào tháng 10/2012 và bắt đầu thử nghiệm vào năm 2013.

Các nhà phân tích quốc phòng từng cho rằng, Type 032 có lượng giãn nước khi nổi là 3.797 tấn và khi lặn là 6.628 tấn. Các tin bài mới trên báo chí nhà nước Trung Quốc cũng xác nhận điều này. Theo IHS Jane’s, các tin bài mới nói rằng, Type 032 là “tàu 3.797 tấn có thể chở theo thủy thủ đoàn 200 thủy thủ và chuyên gia nghiên cứu. Tàu này được cho là có chiều dài 92,6 m, chiều cao 17,2 m”. Với lương giãn nước này, Type 32 là tàu ngầm điện-diesel lớn nhất thế giới hiện nay.

Từ những hình ảnh ban đầu năm 2010, các nhà phân tích lưu ý rằng, tàu này có vây lưng to và thân rộng hơn. Từ đó, họ suy đoán Type 032 được phát triển để thay thế tàu ngầm thử nghiệm Type 031 mà Trung Quốc đóng trong những năm 1960 dựa trên ra tàu ngầm lớp Golf do Liên Xô thiết kế. Thông tin này sau đó đã được xác nhận.

Type 031 không bao giờ đạt đến trạng thái sẵn sàng tác chiến, nhưng đã được Trung Quốc sử dụng để thử các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) JL-1 và gần đây là JL-2. Do đó, nhiều người tin rằng, các loại tàu ngầm Type 032 sẽ mang các SLBM mới của Trung Quốc là JL-2, và do đó có thể góp phần tạo ra năng lực răn đe hạt nhân dưới mặt biển sơ khai của Trung Quốc.

Theo quân đội Mỹ, Trung Quốc đang sắp sửa lần đầu tiên triển khai năng lực răn đe dưới mặt biển mạnh mẽ dưới hình thức các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn (SSBN) Type 094 (lớp Tấn) cũng sẽ được trang bị tên lửa JL-2.

Hiện thời, Type 032 sẽ chỉ được sử dụng để tiếp tục thử nghiệm các SLBM và các tên lửa phóng từ biển khác. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc đặt đóng thêm các tàu này, điều mà một số người cho là thực sự đã xảy ra, điều đó sẽ cho thấy, Bắc Kinh có thể có ý định sử dụng các tàu ngầm diesel-điện mới để tăng cường cho các tàu Type 094, tạo ra một lực lượng răn đe hạt nhân trên biển của Trung Quốc.

Đồng thời, Type 032 còn có thể dùng cho nhiều nhiệm vụ khác. IHS Jane’s đưa tin, các tàu ngầm mới có thể cải tạo để phóng máy bay không người lái và chở lính đặc nhiệm. Hai hệ thống phóng thẳng đứng của Type 032 có thể dùng để phóng một số loại tên lửa khác nhau. Ngoài JL-2, các tên lửa khác có thể bao gồm tên lửa hành trình chống hạm CJ-20A và tên lửa chống hạm YJ-18.

Một số nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc sẽ sử dụng các tàu ngầm Type 032, ít nhất là một số chiếc với tư cách “sát thủ tàu sân bay”. Type 032 còn mang ngư lôi nên có thể được dùng để uy hiếp các tàu mặt nước và tàu ngầm khác.


Nguồn: The Diplomat, 13.6.2014.
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Chú này có AIP không hả các cụ ...
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc thử nghiệm tàu ngầm mới ở Biển Đông
Quote:
Quân đội Trung Quốc vừa hoàn tất các bài kiểm tra đối với loại tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới và các vũ khí khí tài của nó trên Biển Đông.




Một tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo Kiểu 094 của Trung Quốc. Ảnh: Wants China Times.

Loại tàu ngầm mới hoàn thành các bài kiểm tra dưới điều kiện áp suất cao, do một đơn vị nghiên cứu đặc biệt thuộc Hải quân Trung Quốc thực hiện, People's Daily cho hay. Đơn vị này chịu trách nhiệm thử nghiệm phần lớn các hệ thống hiện đại dưới nước và tàu ngầm của Trung Quốc.
"Thế hệ vũ khí và trang bị dưới biển mới của Trung Quốc mang giấc mơ về một nền quân sự quốc gia hùng mạnh", Fei Zhigang, người đứng đầu đơn vị nghiên cứu, nói. "Cuộc thử nghiệm vừa qua đáng giá, bất kể nó có rủi ro thế nào".
Theo kỹ sư trưởng Cui Zigang, cuộc thử nghiệm vượt qua nhiều kỷ lục trước đó, trong đó có việc ngư lôi tiêu diệt thành công mục tiêu ở độ sâu mới, giải quyết ba vấn đề kỹ thuật còn tồn đọng trong các bài kiểm tra.
Đơn vị nghiên cứu được cho là đã tiến hành hàng trăm cuộc thử nghiệm, bao gồm lần thử đầu tiên với hơn chục hệ thống chiến đấu của tàu ngầm do Trung Quốc sản xuất, tại một khu vực không xác định trên Biển Đông. Một kỹ sư thuộc đơn vị trên cho rằng vị trí thử nghiệm có ý nghĩa quan trọng bởi các hệ thống, vũ khí mới cần được kiểm tra trong điều kiện mà chúng sẽ được điều động nếu có chiến tranh.
Báo Trung Quốc không nói rõ địa điểm thử nghiệm tàu ngầm trên Biển Đông. Nước này có một căn cứ tàu ngầm lớn và hiện đại ở đảo Hải Nam.
Việc thử nghiệm tàu ngầm nói trên diễn ra trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông gia tăng do các hoạt động của Trung Quốc. Công ty dầu khí hải dương nước này (CNOOC) hồi đầu tháng 5 đưa giàn khoan nước sâu vào đặt trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Trung Quốc còn điều hàng trăm tàu, trong đó có cả tàu quân sự, thực hiện cái gọi là bảo vệ giàn khoan. Việc hạ đặt và điều tàu này xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, gây căng thẳng Biển Đông và vấp phải sự phản đối quyết liệt của Hà Nội và cộng đồng quốc tế.
Trung Quốc đồng thời bị nghi ngờ đang thay đổi cấu tạo của các rạn san hô ở quần đảo Trường Sa, vi phạm Tuyên bố về ứng xử Biển Đông 2002 đã ký kết. Các chuyên gia quân sự cho rằng Bắc Kinh đang chuẩn bị hạ tầng cho các máy bay và tàu chiến hoạt động ở khu vực trong tương lai, từng bước hiện thực hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ trên Biển Đông.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top