Tại sao biển này có hình tròn, biển kia lại có hình vuông, chữ nhật v.v...

Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,690
Động cơ
630,615 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Thân chào các kụ,

Trong cuộc sống quả là có nhiều loại ngôn ngữ. Về ngôn ngữ nói và viết thì có các loại, như tiếng Anh, Nga, Trung, Việt. Trong thông tin, máy tính thì có các loại ngôn ngữ lập trình. Trong âm nhạc cũng có ngôn ngữ riêng để biểu thị cảm xúc (qua các nốt nhạc).
Tương tự như vậy, trong lĩnh vực thiết kế đồ hoạ, cụ thể là thiết kế biển báo hiệu giao thông, cũng tồn tại một ngôn ngữ truyền đạt thông tin theo cách trực quan.

Trong post này, nhà cháu xin trao đổi tổng quát về ngôn ngữ thiết kế biển báo, qua đó nhấn mạnh sự khác biệt về bản chất của các loại biển báo khác nhau.

Trong ngôn ngữ tiếng Việt, nội dung của thông điệp được thể hiện qua từng câu từ. Về phần mình, câu từ tiếng Việt thuộc loại ngôn ngữ dùng hệ chữ cái La tinh (a, b, c, d, v.v...) để truyền tải thông tin.

Biển báo giao thông dùng "hệ chữ cái bằng hình trực quan" sau đây để truyền tải thông tin:



Trong post này nhà cháu cũng đề cập đến "cách thức phối hợp" giữa các "chữ cái bằng hình" để xác lập thông tin của một biển báo cần chuyển tải tới lái xe.
Ở post này không đề cập đến những lệnh cấm qua hình thức viết bằng chữ (là các điều khoản viết bằng chữ trong các điều luật, không dùng hình thức biển báo), các biển báo đối ngoại và biển báo bằng chữ (viết trên mặt đường).

(Tiếp theo...)
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,690
Động cơ
630,615 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
(...Tiếp theo 2)

Biển báo hiệu là phương tiện qua đó cơ quan tổ chức giao thông truyền tải thông điệp tới lái xe nhằm tác động để thay đổi hành vi của họ, đảm bảo lưu thông thuận lợi, an toàn.

A- Những thông tin cơ bản nào cần được chuyển tới lái xe thông qua biển báo hiệu?

Hiệu lực của thông điệp:
1- Ra lệnh, bắt buộc thi hành
2- Thông tin cảnh báo, thông tin trợ giúp, khuyến khích thi hành (không bắt buộc)


Nội dung của thông điệp:
1- Không cho phép thực hiện một hành vi (các điều cấm)
2- Cho phép thực hiện một hành vi


Đối tượng của thông điệp
1- Hành vi lưu thông đơn lẻ
2- Địa điểm, vật thể, điều kiện lưu thông, chế độ lưu thông.

#2-



B- Bằng cách nào biển báo có thể chuyển tải các thông tin đó?

Thông qua 3 đặc điểm nhận biết của biển báo, theo cách thức như sau:

1- Hình dáng hình học: hình tròn = bị bắt buộc, không phải hình tròn = không bị bắt buộc
2- Màu sắc nền biển: đỏ= không được phép, vàng= chú ý, xanh = được phép
3- Hình dạng hình vẽ trên mặt biển: quy định chủ thể chịu sự điều chỉnh của thông điệp đó.


#3-




#4- Cách thức phối hợp sử dụng giữa các "yếu tố nhận biết trực quan" của biển báo để tạo nên một thông điệp như sau:







C- Còn cách nào nữa khi cần chuyển tải các thông tin bổ sung không thể chuyển được hoặc không thể chuyển hết thông qua 3 đặc điểm nhận biết của biển báo?
1- Bằng biển phụ
2- Bằng câu văn quy định trong luật.


D- Bằng cách nào người lái xe có thể tiếp nhận thông tin chuyển tải trên biển báo?

(Tiếp theo...3)
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,690
Động cơ
630,615 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
(Tiếp theo 3)


D- Bằng cách nào người lái xe có thể tiếp nhận thông tin chuyển tải trên biển báo?

Nhờ quan sát 3 yếu tố nhận biết của biển:
Khi quan sát 3 yếu tố nhận biết của biển báo, trong đầu người lái xe phải thực hiện phép tính "giải mã ngược" các thông tin đã được nhà thiết kế đã mã hóa (như nêu tại hình #4 ở trên).


1- Quan sát hình dáng hình học của biển:
- Nhóm biển ra lệnh: hình tròn
- Nhóm biển cảnh báo, trợ giúp: không phải hình tròn. Thường là hình đa giác (tam giác, tứ giác, lục giác, bát giác, v.v...).

2- Quan sát màu sắc của biển:
Theo nguyên tắc 3 màu trong hệ thống tín hiệu giao thông: đỏ = không được phép, vàng = chú ý, xanh = được phép.

3- Quan sát hình vẽ trên biển: để xác định đối tượng cần áp dụng thông điệp đó.


Khi cách biển báo còn xa, chỉ nhìn hình dạng hình học, màu sắc của biển báo, chúng ta có thể đọc ngay được ý nghĩa, chức năng, hiệu lực của biển đó, dù chưa nhìn thấy chi tiết nội dung biển quy định gì.


Ví dụ:
- Gặp biển hình tròn + (viền) màu đỏ:
Giải nghĩa: (màu đỏ = không được phép) + (hình tròn = hạn chế) ---> không được làm một việc gì đó.
Đó là biển cấm.

#5-


- Gặp biển hình tròn + (nền) màu xanh:
Giải nghĩa: (màu xanh = được phép) + (hình tròn = hạn chế) ---> hành vi được thực hiện nhưng theo khuôn khổ.
Đó là biển hiệu lệnh, cho phép lưu thông nhưng hạn chế về hướng đi, hoặc cho phép lưu thông nhưng hạn chế đối tượng lưu thông.

#6-




(Tiếp theo ...4)
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,690
Động cơ
630,615 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Tiếp theo 4 ....

Cập nhật từ post #44:


Mấy cái hình ở phía trên đôi khi không hiển thị được do tạm thời hết lưu lượng trên Bucket. Mong các kụ thông cảm nhé.

Nhà cháu xin bổ sung thêm Quy định trong Công ước Viên về biển báo hiệu, rằng "Biển báo cấm phải có hình tròn", "Biển hiệu lệnh phải có hình tròn, nền xanh".
Xin nói thêm rằng các quy định trong Công ước Viên là nền tảng để các nước thành viên căn cứ vào khi xây dựng Luật gtđb cũng như Quy chuẩn biển báo hiệu đường bộ của từng quốc gia đó, sao cho các quy định trong luật gtđb, trong QC báo hiệu đb của từng quốc gia không được trái với các quy định nêu trong Công ước Viên về gtđb.


Quy tắc về hình dạng của biển, theo Công ước Viên

a- Công ước Viên quy định "Các biển cấm, các biển hạn chế phải có hình tròn". Từ đó suy ra "các biển không phải hình tròn không có chức năng luật định để đưa ra các lệnh cấm, lệnh hạn chế".




b- Công ước Viên quy định "Các biển (có chức năng ra) hiệu lệnh phải có hình tròn, nền màu xanh". Từ đó suy ra "các biển không phải hình tròn nền xanh không có chức năng luật định để đưa ra các hiệu lệnh".




Link: Công ước Viên về Biển báo hiệu đường bộ
Section C - Biển cấm, biển hạn chế: trang 38
Section D - Biển hiệu lệnh: trang 43

http://www.unece.org/fileadmin/DAM/trans/conventn/Conv_road_signs_2006v_EN.pdf


.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,690
Động cơ
630,615 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Tiếp theo 5 .........

Cập nhật ngày 25/4/2013, từ Post #56


Cập nhật thông tin từ luật của các nước Pháp, Anh, Ý về nguyên tắc cơ bản trong thiết kế biển báo "biển tròn - ra lệnh, biển tam giác - Cảnh báo, biển chữ nhật, vuông - chỉ dẫn thông tin"

....

Phần lớn các nước trên thế giới, nhất là các nước Châu Âu (trừ Hoa Kỳ, Úc thì theo hệ thống riêng) đều áp dụng tiêu chuẩn thiết kế của Công ước Viên về biển báo hiệu đường bộ, với nguyên tắc cơ bản là:

- Biển tròn - ra lệnh,
- Biển tam giác - cảnh báo,
- Biển chữ nhật - cung cấp thông tin

Cụ thể, trong luật Anh, Pháp, Ý cũng ghi rõ ràng trong luật về 3 loại biển báo cơ bản, được phân biệt dựa trên hình dạng của biển là Tròn, Tam giác, Chữ nhật/ vuông, như minh hoạ dưới đây.
Các nước khác, trong đó có VN, không nêu cụ thể như Anh, Pháp, Ý, nhưng hệ thống biển báo của họ xây dựng dựa trên tiêu chuẩn Công ước Viên, với cùng nguyên tắc thiết kế "có 3 loại biển báo" như đã nêu trên.



--------------------------------
Minh hoạ bổ sung:

1- Luật Pháp cũng quy định Biển báo hiệu gồm có 3 loại cơ bản sau:
- Biển hình Tam giác = Cảnh báo nguy hiểm
- Biển hình Tròn = Bắt buộc hoặc Ra lệnh
- Biển hình chữ nhật, vuông = Thông tin / Chỉ dẫn

Link:
[link=[URL]http://eduscol.education.fr/education-securite-routiere/spip.php?mot59]http://eduscol.education....outiere/spip.php?mot59[/link][/URL]

Hình #1: Luật của Pháp quy định Biển báo có 3 loại cơ bản, dựa trên hình dạng hình học của biển là Tam giác, Tròn hoặc Chữ nhật / Vuông




2- Luật Ý nêu rõ Biển báo truyền thông điệp qua hình dáng của biển:
- Biển Tam giác = Nguy hiểm hoặc Có quyền Ưu tiên
- Biển hình Tròn = Hiệu lệnh hoặc Lệnh cấm
- Biển Chữ nhật, Vuông = Chỉ dẫn


Link:
[link=[URL]http://tuttoscuola.altervista.org/segnali/01-pericolo.htm]http://tuttoscuola.alterv...egnali/01-pericolo.htm[/link][/URL]

Hình #2: Luật Ý nêu rõ Biển báo truyền thông điệp qua hình dáng của biển:





3- Luật Anh nói Biển báo có 3 loại cơ bản, dựa trên hình dạng hình học của biển




Link:
[link]https://www.gov.uk/traffic-signs[/link]
Hoặc bác xem thẳng từ link này (vô luôn trang 9)
[link=[URL]http://www.direct.gov.uk/prod_consum_dg/groups/dg_digitalassets/@dg/@en/@motor/documents/digitalasset/dg_191955.pdf#page9]http://www.direct.gov.uk/...et/dg_191955.pdf#page9[/link][/URL]


.
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,645
Động cơ
677,903 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em nghĩ là kô cần thiết phải nhớ làm gì. Tự lái xe ra đường đã phải học 3 nhóm biển: cấm, hiệu lệnh và chỉ dẫn. Còn nó mầu gì, hình gì thì đã thành phản xạ vô điều kiện rồi, không có lái xe nào tới lúc gặp biển báo mới lại phân tích: à biển này hình tròn, mầu đỏ...--> đó là biển cấm...
Cái mà cụ chủ phân tích chắc là của những người đầu tiên nghĩ ra biển giao thông (chắc cũng phải trăm năm rồi, và ở bển). Họ cũng dựa trên mầu đỏ tương đương với cấm (giống như ở các thiêt bị mà có cảnh báo nguy hiểm thường mầu đỏ, thông báo an toàn, sẵn sàng là mầu xanh v.v..).
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,690
Động cơ
630,615 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Nhiều khi nhìn lại những điều cơ bản nhất có thể giúp ta hiểu được những cái phức tạp hơn.

Điều cơ bản nhất trong ngôn ngữ của biển báo, đồng thời cũng là bản chất của biển báo, là: "chỉ có biển hình tròn mới có chức năng ra lệnh bắt lái xe phải làm gì. Các biển không phải hình tròn chỉ có chức năng cung cấp thông tin (biển vuông, chữ nhật), cảnh báo (biển tam giác), v.v...", như nêu tại mục B.1 và B.2 trong Hình #3 ở trên.

Như vậy, tránh được "ngộ nhận biển hình chữ nhật (412) cũng là biển hiệu lệnh, có hiệu lực bắt lái xe phải tuân thủ".
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,645
Động cơ
677,903 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhiều khi nhìn lại những điều cơ bản nhất có thể giúp ta hiểu được những cái phức tạp hơn.

Điều cơ bản nhất trong ngôn ngữ của biển báo, đồng thời cũng là bản chất của biển báo, là: "chỉ có biển hình tròn mới có chức năng ra lệnh bắt lái xe phải làm gì. Các biển không phải hình tròn chỉ có chức năng cung cấp thông tin (biển vuông, chữ nhật), cảnh báo (biển tam giác), v.v...", như nêu tại hình #3 ở trên.
Như vậy, tránh được "ngộ nhận biển hình chữ nhật (412) cũng là biển hiệu lệnh, có hiệu lực bắt lái xe phải tuân thủ".
Cái này thì chưa chắc cụ nhá. Biển phân làn 411 cũng là hình chữ nhật, cụ vi phạm là bị vịn ngay đấy, không cãi được đâu.
Thực ra có một số hành động chỉ dẫn cũng bao hàm ý cấm, ví dụ biển 411, làn sát trái chỉ cho các xe rẽ trái, đương nhiên là cấm xe đi thẳng đi vào. Tương tự như ở 1 cơ quan có biển: chỉ dành cho nhân viên (staff only) thì đương nhiên cánh cửa đó cấm những người không phải nhân viên đi vào.
 

Ngo nho

Xe tăng
Biển số
OF-131702
Ngày cấp bằng
21/2/12
Số km
1,720
Động cơ
389,710 Mã lực
Làm rõ ngôn ngữ thiết kế biển báo cũng hay. Có điều kiện chạy xe các nước đỡ ngại.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,690
Động cơ
630,615 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
sgb345 nói:
Nhiều khi nhìn lại những điều cơ bản nhất có thể giúp ta hiểu được những cái phức tạp hơn.

Điều cơ bản nhất trong ngôn ngữ của biển báo, đồng thời cũng là bản chất của biển báo, là: "chỉ có biển hình tròn mới có chức năng ra lệnh bắt lái xe phải làm gì. Các biển không phải hình tròn chỉ có chức năng cung cấp thông tin (biển vuông, chữ nhật), cảnh báo (biển tam giác), v.v...", như nêu tại mục B.1 và B.2 trong Hình #3 ở trên.

Như vậy, tránh được "ngộ nhận biển hình chữ nhật (412) cũng là biển hiệu lệnh, có hiệu lực bắt lái xe phải tuân thủ".
Cái này thì chưa chắc cụ nhá. Biển phân làn 411 cũng là hình chữ nhật, cụ vi phạm là bị vịn ngay đấy, không cãi được đâu.
Thực ra có một số hành động chỉ dẫn cũng bao hàm ý cấm, ví dụ biển 411, làn sát trái chỉ cho các xe rẽ trái, đương nhiên là cấm xe đi thẳng đi vào. Tương tự như ở 1 cơ quan có biển: chỉ dành cho nhân viên (staff only) thì đương nhiên cánh cửa đó cấm những người không phải nhân viên đi vào.
Biển 411 chỉ là biển chỉ dẫn thông tin, luật không quy định có hiệu lực bắt buộc thi hành một biển chỉ dẫn, kụ ui.
Không thể căn cứ trên biển chỉ dẫn thông tin để phạt lái xe.

Lỗi mà lái xe vi phạm, và bị chịu phạt là "vi phạm vạch kẻ đường 1.18 vẽ trên mặt đường", không phải lỗi "vi phạm biển 411", kụ à.


.
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,645
Động cơ
677,903 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Biển 411 chỉ là biển chỉ dẫn thông tin, luật không quy định có hiệu lực bắt buộc thi hành một biển chỉ dẫn, kụ ui.
Không thể căn cứ trên biển chỉ dẫn thông tin để phạt lái xe.

Lỗi mà lái xe vi phạm, và bị chịu phạt là "vi phạm vạch kẻ đường 1.18 vẽ trên mặt đường", không phải lỗi "vi phạm biển 411", kụ à.


.
Thì nó cũng là gián tiếp phạt mà. Theo luật giao thông, biển có hiệu lực hơn vạch kẻ đường, nếu mũi tên có mờ, biển rõ, xxx vẫn phạt như thường. Còn biển nhấp nhô nữa, cũng biển vuông mà phạt mạnh.
Tóm lại, tranh luận cái này nhiều mà làm gì, tốt nhất là tuân thủ nếu nó hợp lý. Nhìn 1 cái 4b chạy thùi lùi ở sát vỉa hè bên phải (làn 2b) em thấy thật phản cảm, và nó thực sự dễ va chạm.
Về biển chỉ dẫn, em thực sự ghét mấy cái biển nửa chỉ dẫn (địa chỉ) nữa giao thông: có vẽ phân làn, nhưng mũi tên trong biển lại chỉ một địa chỉ cụ thể (viện, trường nào đó).
 

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,049
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Em hiểu thiển ý của giáo sư rồi :D. Cái này mang vào trường giao thông, hy vọng vài thập kỷ nữa thành hiện thực. Hiện tại thì...các bác GT đang là người thiết kế, phê duyệt hệ thống biển báo trước đây chắc chưa đc học môn này nên hình với chữ cứ gọi là tùm lum.
 

Mr Handsome

Xe buýt
Biển số
OF-310166
Ngày cấp bằng
3/3/14
Số km
571
Động cơ
304,310 Mã lực
Nơi ở
Tp Phan Rang - Tháp Chàm
Luật ở VN là luật phòng lạnh do mấy ông công chức cắp ô tạo ra nên nó xung đột trong cùng 1 văn bản, cụ thể là biển 412 thuộc nhóm biển chỉ dẫn nhưng lại được thòng thêm 1 câu: " Các loại xe khác không được đi vào...".
Đường thì đối ngoại (ASIAN HIGHWAYS) nhưng lại treo biển kiểu đối nội hoặc gộp nhiều biển báo kiểu củ chuối, đúng ra xxx phải là người nhìn thấy và phản ánh lại với GTCC những bất cập để chỉnh sửa nhưng đây lại không, còn dựa vào đó để tư lợi cho mình. Cho nên những bài viết như thế này của cụ Sờ bờ gờ theo e là rất bổ ích, giúp chúng ta nâng cao ý thức và hiểu biết cặn kẽ về luật GTĐB các cu ạ!
 

tuanhvt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-118080
Ngày cấp bằng
25/10/11
Số km
5,617
Động cơ
379,343 Mã lực
Em nghĩ là kô cần thiết phải nhớ làm gì. Tự lái xe ra đường đã phải học 3 nhóm biển: cấm, hiệu lệnh và chỉ dẫn. Còn nó mầu gì, hình gì thì đã thành phản xạ vô điều kiện rồi, không có lái xe nào tới lúc gặp biển báo mới lại phân tích: à biển này hình tròn, mầu đỏ...--> đó là biển cấm...
Cái mà cụ chủ phân tích chắc là của những người đầu tiên nghĩ ra biển giao thông (chắc cũng phải trăm năm rồi, và ở bển). Họ cũng dựa trên mầu đỏ tương đương với cấm (giống như ở các thiêt bị mà có cảnh báo nguy hiểm thường mầu đỏ, thông báo an toàn, sẵn sàng là mầu xanh v.v..).
Em cũng nghĩ như cụ.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,690
Động cơ
630,615 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Thì nó cũng là gián tiếp phạt mà.
....
Lỗi phạt liên quan đến các điều hạn chế quy định tại biển báo hoặc điều luật khác mà biển chữ nhật nền xanh đó chỉ dẫn tới, nó không liên quan đến biển chỉ dẫn đó, kụ ui.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,690
Động cơ
630,615 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Em cũng nghĩ như cụ.
Không nắm được lí luận cơ bản thì làm sao đấu tranh được khi bị xxx cãi cùn để bắt ép, bắt sai luật?

Ví dụ, khi xxx căn cứ trên biển gộp nhiều hình, mà họ bảo đó là biển 412, để phạt lỗi sai làn, chả lẽ kụ cũng nghe theo?
Hoặc khi xxx căn cứ vào biển 417 cắm trên đường 5 để phạt lỗi sai làn, kụ cũng nghe theo?

Hơn nữa, trong luật có mấy trăm cái biển báo, làm sao kụ nhớ được hết, nếu không hệ thống lại theo bản chất biển để nhớ?


Em hiểu thiển ý của giáo sư rồi :D. Cái này mang vào trường giao thông, hy vọng vài thập kỷ nữa thành hiện thực. Hiện tại thì...các bác GT đang là người thiết kế, phê duyệt hệ thống biển báo trước đây chắc chưa đc học môn này nên hình với chữ cứ gọi là tùm lum.
Chẳng phải chờ lâu vậy đâu, kụ Tribute ui.

Theo tinh thần công văn trả lời công dân của Phòng csgt TpHCM đầu năm 2014, ít nhất trong SG hiện tại xxx không thể đường đường chính chính sử dụng biển gộp nhiều hình (còn gọi là biển 412 đểu không có trong luật) để phạt lái xe lỗi sai làn nữa rồi, kụ à.


Luật ở VN là luật phòng lạnh do mấy ông công chức cắp ô tạo ra nên nó xung đột trong cùng 1 văn bản, cụ thể là biển 412 thuộc nhóm biển chỉ dẫn nhưng lại được thòng thêm 1 câu: " Các loại xe khác không được đi vào...".
Đường thì đối ngoại (ASIAN HIGHWAYS) nhưng lại treo biển kiểu đối nội hoặc gộp nhiều biển báo kiểu củ chuối, đúng ra xxx phải là người nhìn thấy và phản ánh lại với GTCC những bất cập để chỉnh sửa nhưng đây lại không, còn dựa vào đó để tư lợi cho mình. Cho nên những bài viết như thế này của cụ Sờ bờ gờ theo e là rất bổ ích, giúp chúng ta nâng cao ý thức và hiểu biết cặn kẽ về luật GTĐB các cu ạ!
Kụ Giai đẹp thấu hiểu suy nghĩ của nhà cháu rồi. Cảm ơn kụ nhiều.

sgb345sgb345
.
 
Chỉnh sửa cuối:

Lovestory1008

Xe tăng
Biển số
OF-44813
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
1,966
Động cơ
483,019 Mã lực
Nơi ở
VTC News
Biển hướng dẫn .
Có được phạt ko cụ ?
Ví dụ chỉ dẫn làn đường cho Xe Ô Tô - Xe Máy.
Nhưng giữa 2 làn vạch kẻ đứt .
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,690
Động cơ
630,615 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Biển hướng dẫn .
Có được phạt ko cụ ?
Ví dụ chỉ dẫn làn đường cho Xe Ô Tô - Xe Máy.
Nhưng giữa 2 làn vạch kẻ đứt .
Không, kụ à.


Để cấm ô tô đi vào làn nào, theo luật phải cắm biển cấm ô tô (xem hình #1 dưới đây)

Để cấm xe máy đi vào làn nào, theo luật quy định cũng phải cắm biển cấm xe máy.
Luật quy định rõ ràng như vậy rồi (xem hình #2 dưới đây)

Không có biển cấm (hoặc điều luật cấm) thì không có vi phạm.

Minh họa cho các kụ thựcvtees cắm biển trên đường Mai chí Thọ, từ hàm chui Thủ thiêm đến Cầu vượt Cát lái, tp HCM nhé:
Sở gtvt Tp HCM cắm biển cấm xe máy đi vào 3 làn bên trái, là 3 làn họ muốn dành riêng cho xe 4 bánh.
Đồng thời họ còn cắm biển "cấm ô tô tải" đi vào 3 làn bên tay phải, là 3 làn họ muốn chỉ cho xe 2b và ô tô con đi.

2 biển cấm cắm như vậy là đúng luật. Dù họ có cắm biển gộp nhiều hình trên giá long môn.

Hình #1-


Hình #2-
Điều 72. Cấm riêng từng loại phương tiện
72.1 Nếu cần phải cấm đi lại của riêng từng loại phương tiện hoặc một số loại phương tiện nhất định, phải đặt các biển báo cấm quy định từ Điểm B.3 đến Điểm B.20 tại Phụ lục B (từ biển số 103 đến biển số 120, trừ biển số 112 dùng để cấm người đi bộ);




.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top