[Funland] Tại sao TQ theo đuổi chính sách 0 COVID, trong khi cả thế giới xác định sống chung, hay covid có cái gì đó chỉ TQ mới hiểu

Kia_fote

Xe điện
Biển số
OF-99004
Ngày cấp bằng
7/6/11
Số km
2,064
Động cơ
412,110 Mã lực
Trung Quốc nếu không theo zero covid thì sẽ TOANG MẠNH hơn VN, vì: độ phủ vaccine và loại vaccine của TQ đều thấp hơn VN. Trừ khi TQ chịu tiêm vaccine Âu Mỹ, và thay đổi chính sách chống dịch, nếu ko đây sẽ là cơ hội cực tốt để VN rút ngắn khoảng cách về thực lực với TQ vốn đang bị covid níu chân. Tất nhiên, cũng phải rất cẩn thận vì khi nội loạn TQ hay có kiểu xuất khẩu khủng hoảng ra bên ngoài như Đài Loan, Biển Đông.
PS: 1 tỷ dân mà toang chắc cũng có một sự khác biệt không hề nhẹ. Và các thành phần chống đối như ở Tân Cương, Tây Tạng, và đặc biệt là Mỹ sẽ ko bỏ qua cơ hội này.
Cụ này suy luận theo thuyết âm mưu nghe quen quen.
- TQ lỡ theo Zero Covid, và họ có thực lực để theo. Bây giờ thì chú phỉnh không dám nhận sai và sĩ diện ko xài vaccine của Mỹ, nên đành phải tiếp tục Zero. Nhưng bất kỳ Zero hay không, TQ đều ko toang mạnh hơn VN, vì năng lực công nghệ từ nghiên cứu-ứng dụng-sản xuất-phân phối-quản lý cho đến hệ thống y tế của họ hoàn thiện và mạnh hơn VN tỷ lần.
- VN không có bất kỳ cơ hội nào để rút ngắn khoảng cách với TQ trong vài tháng hay vài năm, và đang phụ thuộc gần như hoàn toàn vào TQ. Khả năng rút ngắn chỉ có thể xảy ra trong 5-10 năm, với điều kiện VN thực sự làm như nói, chứ ko phải nói 1 đàng làm 1 nẻo.
- Với cơ chế chấm điểm công dân, thì các thành phần chống đối chỉ có thể nằm im thở nhẹ, không bao giờ có thể quấy phá được, trừ khi chính Tẩn Sẻo Phỉnh và bộ sậu thay đổi quan điểm.
- Xuất khẩu khủng hoảng thì thằng nào chả thế, riêng gì TQ đâu. Tin hói đang xuất sang U cà đấy :))
 

Mainboard To_oT

Xe tải
Biển số
OF-791677
Ngày cấp bằng
28/9/21
Số km
255
Động cơ
23,826 Mã lực
Trường An

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc ngày 13/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Cụ thể, khu công nghiệp Sân bay Trịnh Châu ở tỉnh Hà Nam, nơi có nhiều cơ sở sản xuất của các công ty lớn như Foxconn, thông báo lệnh phong tỏa 14 ngày từ ngày 15/4 và biện pháp này sẽ được điều chỉnh tùy theo tình hình dịch bệnh.

Theo đó, chỉ những nhân viên có giấy thông hành đúng quy định, mã số y tế hợp lệ và chứng nhận âm tính với virus mới có thể rời khu công nghiệp trong thời gian áp dụng lệnh phong tỏa.

Chia sẻ trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, giới chức khu công nghiệp trên cho biết một số phương tiện giao thông phục vụ công việc cũng được phép hoạt động bình thường.

Trong khi đó, thành phố Tây An ở Tây Bắc Trung Quốc cũng thông báo tạm thời áp lệnh phong tỏa từng phần sau khi ghi nhận hàng chục ca mắc mới COVID-19 trong tháng này.

Các biện pháp hạn chế mới được cho là sẽ tiếp tục gây thêm gián đoạn đối với chuỗi cung ứng khi các hoạt động giao hàng của các công ty tại những địa phương phong tỏa sẽ bị trì hoãn.

Nhiều nhà kinh tế cũng lo ngại các biện pháp hạn chế sẽ ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm nay.

Hãng sản xuất ô tô Xpeng của Trung Quốc cho rằng nhiều công ty có thể sẽ phải tạm dừng sản xuất trong tháng tới nếu các nhà cung cấp ở Thượng Hải và các vùng lân cận không được hoạt động trở lại.

Giống như nhiều người dân Thượng Hải khác, ông bà không trữ thực phẩm hàng tuần hay hàng tháng vì biết siêu thị luôn ăm ắp.

Tuy nhiên, đó là trước khi lệnh phong tỏa ban hành. Đôi vợ chồng 66 và 59 tuổi đã mất cảnh giác, không nghĩ đến tình huống có tiền chẳng thể mua trong mùa dịch. Trả lời báo chí hôm 4/4, ông Yang cho biết, nhiều ngày nay, gia đình ông không thể mua thịt, trứng hay sữa. "Tôi bị đột quỵ. Bác sĩ bảo tôi cần ăn đủ chất đạm mỗi ngày để cơ thể hoạt động ổn định", ông Yang nói.

Thay vì mỗi ngày, cứ ba ngày họ mới được uống một cốc sữa. "Nếu phong tỏa một tuần hay 10 ngày tôi vẫn có thể trụ được, nhưng giờ đã hơn 20 ngày", ông than. Con gái 28 tuổi của ông bị cách ly ở một khu nhà khác cùng với bà ngoại, chẳng thể tiếp tế bố mẹ.

Hai người già không sử dụng điện thoại thông minh do ông Yang cận thị nặng, vợ ông từng phẫu thuật bong võng mạc.

Một người đẩy một cụ già ngồi trên xe lăn trên đường phố ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 12/4. Ảnh: Getty

Một người đẩy một cụ già ngồi trên xe lăn trên đường phố ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 12/4. Ảnh: Getty

Trong lúc bế tắc, ông Yang thấy một tờ giấy dán ở cửa ra vào tòa nhà khi đi đổ rác, với nội dung: "Hiện tại, nguồn cung thực phẩm thiếu hụt nên rất khó mua. Một số nhóm sẽ tổ chức mua hàng cho cư dân. Nếu bạn không thể sử dụng WeChat, bạn có thể cho tôi biết bạn cần gì, nhóm sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ".

Wang Haoyu, 27 tuổi, người đã viết thông báo nói trên, cho biết, anh và bạn gái rất lo lắng cho những cao niên sống trong tòa nhà. Anh có thể mua thực phẩm qua nhiều kênh, dù đắt hơn nhiều so với thị trường nên quyết định giúp đỡ người già.

Cùng đại diện tòa nhà, họ lập kế hoạch ưu tiên hỗ trợ người lớn tuổi mua thực phẩm. Theo thống kê, gia đình ông Yang nằm trong số 8 trên tổng số 10 hộ gia đình cao tuổi cần hỗ trợ.

Nhờ hành động của Wang, vợ chồng ông Yang được nhận sữa, trứng và thịt mà họ khát khao nhiều ngày. "Chẳng phải câu chuyện đẹp kiểu người trẻ giúp đỡ người già, đây đúng hơn là một bi kịch", Wang nói.

Ngoài thực phẩm, dịch vụ y tế ở Thượng Hải đang thiếu hụt. Người dân gần như không thể đi khám. Theo thông tin từ một nhóm tình nguyện viên là sinh viên đại học, có hơn 1.680 yêu cầu dịch vụ y tế đã được gửi đến nhóm này.

Đa số người bệnh yêu cầu trợ giúp thuốc điều trị mãn tính, hóa trị thường xuyên, lọc máu và thuốc chữa tâm thần. Trong đó, hơn 1.000 yêu cầu chưa được xử lý. Xu Yixing, 18 tuổi, một tình nguyện viên cho biết, hơn một nửa số người cần giúp đỡ trên 60 tuổi.

Nhân viên y tế thực hiện xét nghiệm cho một người già bị hạn chế vận động ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Getty

Nhân viên y tế thực hiện xét nghiệm cho một người già bị hạn chế vận động ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Getty

Thượng Hải là một trong những thành phố đầu tiên của Trung Quốc già hóa dân số. Theo thống kê giám sát dân số già ở Thượng Hải năm 2019, người 60 tuổi trở lên ở thành phố này khoảng hơn 5,8 triệu, có nghĩa cứ ba người thì có một người cao tuổi. Số người cao tuổi sống một mình lên tới 317.400. Đây là nhóm dễ tổn thương nhất ở Thượng Hải trong thời gian phong tỏa vô thời hạn, phần lớn do bệnh tật.

Một vấn đề lớn khác mà người cao tuổi phải đối mặt khi phong tỏa là kết nối xã hội. Wang Houhou, 29 tuổi, sống với bạn trai trong một khu nhà cũ, cho biết, hàng xóm của cô là một ông lão hơn 80 tuổi. Ông không biết thế giới ngoài kia đang thế nào và liên tục hỏi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ chưa.

"Ông bị lãng tai, sống một mình trong căn hộ bên cạnh và không mấy khi ra ngoài. Tôi chỉ phát hiện ra do tòa nhà của chúng tôi cách âm kém, khiến tôi có thể nghe thấy tiếng TV của ông phát ra lúc ba giờ sáng và tiếng ho sù sụ cả này", Wang kể.

Thương ông lão một mình, cô viết giấy dán trên cửa nhà để thông báo có thể nhờ sự trợ giúp nếu cần. Sau hôm đó, Wang liên tục nhận được cuộc gọi của hàng xóm nhờ tìm bác sĩ, mua đồ ăn.
Gần đây, ông lão gõ cửa nhà Wang, tặng cô một tập truyện tranh và 500 tệ. "Cảm ơn Wang và Li vì đã quan tâm đến ông", ông lão nhắn trong một tờ giấy.

Nhật Minh (Theo SCMP)​
 
Chỉnh sửa cuối:

Chym xinh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-702629
Ngày cấp bằng
2/10/19
Số km
1,629
Động cơ
135,229 Mã lực
Tuổi
40
Nhiều người chê vaccine Tàu, nhưng đợt dịch hiện tại thì thấy rõ ràng rằng: tác dụng của nó không hề kém vaccine Âu, Mỹ. Bằng chứng là tại Phú Thọ, nhiều vùng 100% vaccine tàu - nhưng không hề có bệnh nhân nặng, không hề quá tải y tế, cuộc sống vẫn bt - dù dịch lan tràn.
Có lẽ TQ đang thử nghiệm diện rộng khả năng ứng phó với tình huống khẩn cấp - và rất có thể: nó là cái cớ để làm trầm trọng thêm tình trạng đứt gãy nguồn cung...
 
Biển số
OF-460554
Ngày cấp bằng
11/10/16
Số km
94
Động cơ
204,290 Mã lực
Cùng chung thắc mắc. Tỉ lệ bao phủ vacxin của TQ cũng rất cao. Nó làm ngặt quá làm mắc kẹt bao nhiêu đơn shopee. Chán quá
 

Vifod

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-804576
Ngày cấp bằng
21/2/22
Số km
394
Động cơ
12,294 Mã lực
Tuổi
37
Không phải là tỏ ra nguy hiểm đâu cụ.
Cụ có nhớ ta từng có câu "Không để ai lại phía sau" không, ta học từ TQ đấy cụ, nhưng dự trữ của ta yếu hơn và khả năng tuân thủ quy định của dân ta không bằng nên ta vỡ trận, khi dịch đã loang khắp nơi thì buộc phải chuyển hướng chung sống với dịch và đẩy tiêm lên nhanh nhất có thể. Còn nếu năm ngoái tuân thủ quy định tốt thì giờ có lẽ ta cũng chưa chết nhiều như vậy đâu cụ. Bây giờ người ta tính được áng chừng nếu buông ra thì tỷ lệ tử vong sẽ ở mức nào rồi, với 1,4 tỷ dân, nếu tỷ lệ tử vong chỉ là 0.2% thì nó cũng là 2,8 triệu người rồi cụ, sẽ cực shock nếu số tử vong như vậy. Đấy là lý do TQ vẫn chưa từ bỏ zero-covid khi mà họ đã từng duy trì kinh tế chỉ chạy vòng tuần hoàn nội thôi.
Thêm một điều nữa, nếu TQ buông tay thì họ sẽ mất 1 năm đến 2 năm để phục hồi lại sản xuất, Thế giới không chịu nổi điều đấy đâu cụ, cái này các cụ làm ăn buôn bán với TQ sẽ hiểu rõ nhất.
Các nhà máy sản xuất cho cty tôi vừa phải nghỉ 10 ngày vì có ca nhiễm trong cty
Đến 15/4 mới quay lại sản xuất
 

xe thủng lốp

Xe container
Biển số
OF-119659
Ngày cấp bằng
7/11/11
Số km
6,004
Động cơ
443,320 Mã lực
Nơi ở
Trong đống rơm
Nhiều người chê vaccine Tàu, nhưng đợt dịch hiện tại thì thấy rõ ràng rằng: tác dụng của nó không hề kém vaccine Âu, Mỹ. Bằng chứng là tại Phú Thọ, nhiều vùng 100% vaccine tàu - nhưng không hề có bệnh nhân nặng, không hề quá tải y tế, cuộc sống vẫn bt - dù dịch lan tràn.
Có lẽ TQ đang thử nghiệm diện rộng khả năng ứng phó với tình huống khẩn cấp - và rất có thể: nó là cái cớ để làm trầm trọng thêm tình trạng đứt gãy nguồn cung...
Em PT đây toàn tỉnh chỉ có đội công viên chức và tiểu thương đc ưu tiên tiêm trước loại của Tây còn lại phần lớn là Tàu nhưng e thấy cả hai nhóm người đều ổn ko thấy có sự khác biệt chắc chủng về sau này cũng nhẹ
 

Chym xinh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-702629
Ngày cấp bằng
2/10/19
Số km
1,629
Động cơ
135,229 Mã lực
Tuổi
40
Việc khóa Covid ở Thượng Hải đang gây ra nhiều vấn đề. Đây là một câu chuyện về cảng và tàu chất đống đang diễn ra mà sẽ mất nhiều thời gian để khắc phục.
Tình trạng tắc nghẽn cảng ở Trung Quốc tồi tệ hơn khi có 477 tàu hàng rời chờ đến bến

1650214937861.png

 

rubytran2

Xe container
Biển số
OF-779734
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
6,253
Động cơ
-286,065 Mã lực
Nhà cháu tham gia thêm góc nhìn về cái sự... "thâm" của anh Tàu:
Phương tây đã in 1 lượng thanh khoản kỷ lục, vô tiền khoáng hậu. Nó thực sự không phải do dịch bệnh - họ đã có ý định từ trước, dịch bệnh chỉ là cái cớ.
FED và ECB cho rằng: họ không in tiền - mà chỉ in thanh khoản (mua mọi hình thức trái phiếu, kể cả rác với số lượng vô cùng lớn) + bằng những thủ thuật đặc biệt, bao gồm cả sức ép chính trị... Sẽ không gây lạm phát mạnh mà được tuỳ biến linh hoạt quanh mức lý tưởng ~2% - nền kt của họ sẽ bứt tốc mạnh mẽ và khoản nợ quốc gia rất lớn không phải trả 1 xu lãi...
Nhưng việc này sẽ gây thiệt hại không nhỏ cho các quốc gia thặng dư mậu dịch lớn, dự trữ ngoại tệ lớn - tất nhiên số 1 là Tàu. Đối phó với cái này vô cùng khó... và Tàu tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất - nằm ngoài khả năng control của FED, ECB, đó là: gián đoạn nguồn cung...
Vậy làm cách nào để không phải chịu sự chỉ trích về mặt chính trị - thứ có thể dẫn đến những biện pháp hạn chế, cấm vận?
Với anh hàng xóm thì chiến thuật này có vẻ đúng, còn việc toang với họ tương đối khó.
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
2,386
Động cơ
212,985 Mã lực
Liệu có nhân dịch này mà loạn từ trong loạn ra, phá tan đế chế này không nhỉ? Được thế thì may cho nhân loại
 

Chym xinh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-702629
Ngày cấp bằng
2/10/19
Số km
1,629
Động cơ
135,229 Mã lực
Tuổi
40
Tàu chờ hàng do TQ lockdown:
1650274882270.png
 

Mainboard To_oT

Xe tải
Biển số
OF-791677
Ngày cấp bằng
28/9/21
Số km
255
Động cơ
23,826 Mã lực

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi gives thumbs down to Shanghai, distancing closest aide,” Nikkei Asia, 14/04/2022

Lý Cường từng được mong chờ sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo của Trung Quốc.

Tuần trước, trong bài phát biểu kỷ niệm thành công của Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố giành chiến thắng trước Covid-19.

“Như một số vận động viên nước ngoài đã nói, nếu có huy chương vàng dành cho ứng phó với đại dịch, thì Trung Quốc xứng đáng nhận nó. Tôi cho rằng huy chương vàng ấy thuộc về tất cả các nhân sự tham gia tổ chức Thế vận hội,” ông nói tại buổi lễ ngày 08/04.

Tập mỉm cười, nhưng một trong những trợ lý thân cận nhất của ông ở Thượng Hải có lẽ sẽ chẳng thể cười được. Thay vào đó, Lý Cường, Bí thư Thành ủy của trung tâm tài chính toàn cầu này, hẳn đã cảm thấy vô cùng lo lắng trong lúc tiếp tục giám sát đợt phong tỏa.

Lời khen ngợi của Tập là dành cho các quan chức ở Bắc Kinh. Ngược lại, Thượng Hải hiện đang trên bờ vực thẳm, khi phải vật lộn để kiềm chế đợt bùng phát dịch lần này. Thượng Hải chiếm phần lớn các trường hợp nhiễm mới ở Trung Quốc đại lục, gây ra vết nhơ cho chính sách “zero-Covid” cứng rắn của Tập.

Nếu đợt dịch này lan sang các khu vực khác của đất nước, nó có thể làm hủy hoại hy vọng của Tập về việc ca ngợi “chiến thắng vĩ đại” của chính quyền ông đối với coronavirus tại Đại hội Đảng Toàn quốc vào mùa thu này.

Điều đó sẽ là thảm họa đối với Lý Cường, một ứng viên cho vị trí thủ tướng tiếp theo của Trung Quốc, và một chính trị gia tự coi mình là phụ tá thân cận nhất của Tập.

Cư dân Thượng Hải, những người thường thích nói chuyện kinh doanh hơn chính trị, nay đã lao vào các cuộc tranh luận chính trị hiếm hoi, khi mà sinh kế của họ bị đe dọa.

“Thượng Hải chiếm tới 95% – một con số không thể tin nổi – các trường hợp mắc mới ở Trung Quốc đại lục. Tập hẳn là khó chịu lắm khi thấy số ca nhiễm tăng cao,” một người nói.

“Người ta bảo rằng Lý Cường thường xuyên nói chuyện với lãnh đạo tối cao qua điện thoại và nhận chỉ thị trực tiếp. Chuyện gì đã xảy ra vậy?”, người khác nói.

Bàn tán càng thêm xôn xao khi Phó Thủ tướng Tôn Xuân Lan, nữ ủy viên Bộ Chính trị duy nhất, người phụ trách giám sát các biện pháp ứng phó với covid của Trung Quốc, có chuyến thăm đến Thượng Hải.

Các bức ảnh được công bố cho thấy Tôn đang truyền đạt mệnh lệnh của Tập, còn Lý Cường, người về mặt kỹ thuật là ngang hàng với Tôn trong tư cách là một ủy viên Bộ Chính trị, thì khiêm tốn và chú ý lắng nghe.


Bí thư Thượng Hải Lý Cường lắng nghe chỉ đạo của Phó Thủ tướng Tôn Xuân Lan.​

Lý Cường duy trì vẻ mặt trang nghiêm trong suốt chuyến thị sát cùng Tôn. Kể từ lúc đó, vị thế quyền lực của cặp đôi này đã trở thành một chủ đề nóng trong các thảo luận của những người dân Thượng Hải đang bất bình.

“Lý Cường được Tôn Xuân Lan thông báo phải kiên trì tuân thủ chính sách zero-Covid. Điều đó khiến tôi lo lắng về tương lai của ông ta,” một người bình luận trên mạng xã hội.

Tình hình Covid ở Thượng Hải thật sự rất tệ. 2.000 nhân viên y tế của Quân đội Giải phóng Nhân dân từ các tỉnh khác đã được huy động đến đây.

Những người nhiễm bệnh bị cưỡng chế chuyển đi khỏi Thượng Hải, đến các tỉnh lân cận như Chiết Giang. Những cư dân tiếp xúc gần với bệnh nhân thì được đưa đến các cơ sở cách ly tạm thời, xây dựng ở các vùng ngoại ô.

Giữa cơn khủng hoảng, Lý Cường đã thực hiện một bước đi bất thường, là viết một bức thư ngỏ gửi tới tất cả các đảng viên ở Thượng Hải.

Bức thư ngày 06/04 kêu gọi nỗ lực kiềm chế bùng phát Covid và vượt qua vô vàn khó khăn, dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Tập Cận Bình.

Hành động khấu đầu rõ ràng trước Bắc Kinh đã được các cư dân Thượng Hải đón nhận trong kinh ngạc.


Các bệnh nhân có triệu chứng nhẹ đang được cách ly tại Trung tâm Triển lãm Thượng Hải mới, ngày 1/4/2022.​

Cùng lúc đó, những người dân thường không theo đảng phái nào trong thành phố đã tỏ ra tức giận. Những gia đình có trẻ nhỏ đang phải vật lộn để đảm bảo có đủ rau và sữa hàng ngày. Ở một đất nước mà người dân cực kỳ coi trọng lương thực, đây chẳng khác gì một thảm kịch.

Cư dân của thành phố đã bắt đầu tự tìm cách hợp tác với nhau, thay vì chờ đợi chính phủ hành động. Các bác sĩ, kỹ sư, giám đốc của các công ty vừa và nhỏ, các giáo sư và các cư dân có tay nghề cao khác, sống trong cùng một khu chung cư, đã cùng nhau phân chia khẩu phần thức ăn và mua hàng theo nhóm.

Họ kết nối với nhau nhờ điện thoại thông minh và máy tính cá nhân, sau đó tự giao các nhiệm vụ khác nhau cho mỗi người.

Cuộc ‘nổi dậy’ này không phải chuyện đáng ngạc nhiên. Một nguồn tin Trung Quốc quen thuộc với các nỗ lực cộng đồng đã chỉ ra rằng, “Thượng Hải cởi mở và hoàn toàn khác với Bắc Kinh, nơi bộ máy hành chính can thiệp vào mọi thứ, vì vậy hầu hết mọi thứ vẫn diễn ra tốt đẹp, dù thành phố có được để cho khu vực tư nhân tự xoay sở.”

Làn sóng lây lan virus trên khắp Trung Quốc đã gây áp lực giảm tăng trưởng kinh tế của nước này trong quý 1, số liệu thống kê chính thức sẽ được công bố trong tương lai gần. Trong tháng 3, doanh số xe hơi đã giảm ở mức hai con số so với một năm trước đó.

Kế đến, tác động của phong tỏa Thượng Hải sẽ xuất hiện trong quý 2, từ tháng 4 đến tháng 6, và gây khó khăn nghiêm trọng cho việc thực hiện cam kết đạt tăng trưởng thực tế khoảng 5,5% của chính quyền trung ương.


Thủ tướng Lý Khắc Cường, người công khai tuyên bố đây sẽ là năm cuối cùng của ông tại vị trí này, đã bày tỏ cảm giác khủng hoảng trong lần xuất hiện gần đây tại một hội nghị chuyên đề, nói rằng nguyên nhân là do “các yếu tố bất ngờ” bên trong Trung Quốc lẫn quốc tế.

Lý Cường từng được đồn đoán sẽ có tên trong danh sách lên kế nhiệm Lý Khắc Cường, nhưng thay vào đó, ông lại trở thành nạn nhân của một trong những yếu tố bất ngờ đó: phong tỏa Thượng Hải.

Nếu Lý Cường không mau chóng kiểm soát được tình hình Covid, sự nghiệp của ông sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Ai đó sẽ phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm họa ở trung tâm thương mại của Trung Quốc.

Đúng là lãnh đạo của các thành phố như Tây An, tỉnh Thiểm Tây, nơi cũng đã phong tỏa, cho đến nay vẫn chưa bị sa thải. Nhưng nếu Lý Cường được nhắm cho ghế thủ tướng, trở thành quan chức kinh tế hàng đầu của chính phủ, bất chấp những sai lầm của ông về Covid, người dân sẽ bắt đầu đặt câu hỏi.

Dù giữ độc quyền về quyền lực, thì Đảng vẫn bí mật quan tâm đến dư luận.

Lúc này đây, người dân Thượng Hải đã bắt đầu đồn đoán về tương lai chính trị của Lý Cường. “Ông ấy không còn là phụ tá đáng tin cậy nhất của Tập nữa,” một người nói.

Các lực lượng chính trị không thân cận với Tập đã nhận thấy cơ hội ngăn chặn cơ hội thăng tiến của Lý Cường tới Bắc Kinh, và làm suy yếu ưu thế lớn của “phái Chiết Giang,” nhóm phụ tá thân cận nhất của Tập, những người đã từng làm việc cùng Tập ở tỉnh miền Đông này.

Mang một không khí khác với Bắc Kinh, Thượng Hải cũng từng có những cuộc chiến chính trị trong hậu trường của riêng mình. “Phái Thượng Hải,” do cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân lãnh đạo, đã từng giữ ảnh hưởng lớn ở đó.

Giữa lúc các yếu tố gây bất ổn ngày một gia tăng trên mặt trận chính trị, ngày 10/04, Tập Cận Bình đã xuất hiện tại Tam Á, một thành phố trên bờ biển phía nam đảo Hải Nam.

Chuyến thăm đã khiến người ta chú ý tới thực tế rằng Tập đã không công du nước ngoài suốt hơn hai năm qua. Một phần là do Tập thấy tiếc nuối khi vào tháng 01/2020, Trung Quốc đã phải vật lộn với việc đối phó với đợt bùng phát coronavirus đầu tiên ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, trong khi ông đang thăm Myanmar.

Một loạt các bài học kinh nghiệm đã thuyết phục Tập gắn bó với chính sách zero-Covid.

Dù chính sách này đã được chỉ ra là có hiệu quả hạn chế đối với biến thể Omicron vốn lây lan nhanh, nhưng Tập không thể từ bỏ câu chuyện thành công của chính sách mà ông đã quyết định lựa chọn vào tháng 01/2020.

Trong 25 tháng qua, thế giới và Trung Quốc đã thay đổi đáng kể, nhưng Tập vẫn sẽ tạm ngưng công du quốc tế, cho đến khi nỗi sợ coronavirus được loại bỏ hoàn toàn. Không ai có thể đoán biết được điều đó sẽ diễn ra khi nào.

25 triệu người dân Thượng Hải, hầu hết sống trong các khu chung cư, đã tạo dựng mối quan hệ cộng đồng mới trong thời kỳ bùng phát dịch lớn nhất của thành phố, thông qua hình thức trao đổi hàng hóa, mua hàng theo nhóm, và thiết lập các trạm chia sẻ thực phẩm trên WeChat.

Tuy nhiên, khi cuộc phong tỏa tại Thượng Hải chưa có dấu hiệu sẽ chấm dứt sau gần 3 tuần, với một số khu vực thậm chí đã chịu tình cảnh này hơn 4 tuần, sự thất vọng cũng đang tăng lên phía sau cánh cổng đóng kín của các tòa nhà cao tầng trong thành phố, theo Reuters.

Trong các nhóm WeChat - ban đầu cho thấy sự đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau giữa người dân - giờ đây đang bùng nổ các mâu thuẫn vì kỳ thị người bệnh.

Báo cáo lẫn nhau

Trong một lần, xung đột nổ ra khi một dân cư bị hàng xóm báo cáo với chính quyền dù chưa rõ tình trạng sức khỏe thật sự của đối phương, khiến người này bị đưa đến khu cách ly tập trung - nơi cô xét nghiệm âm tính.


Khử trùng một khu dân cư bị phong tỏa ở Thượng Hải, ngày 15/4. Ảnh: Reuters.

Trong khi các nhà chức trách nỗ lực theo dõi để kiểm soát đợt bùng dịch lớn nhất của Trung Quốc kể từ đầu dịch đến nay, những người dương tính với virus thường được công khai danh tính trên nhóm WeChat của các khu dân cư.

Một công dân Mỹ sống tại Thượng Hải được thông báo rằng cô sẽ được đưa đến trung tâm cách ly sau khi xét nghiệm gộp của cô và 3 người khác cho kết quả dương tính, dù xét nghiệm tại nhà của cô là âm tính. Tất cả người có mẫu trong xét nghiệm gộp đó đều đã được đưa đi cách ly, dù không rõ ai trong số họ mới chính xác là người nhiễm virus.

“Trong các nhóm trò chuyện, họ nói những câu mỉa mai khi chúng tôi chưa được đưa đi cách ly như: ‘Ơ, mấy người dương tính vẫn ở đây à? Họ có còn ở đây không thế?’”, cô kể lại và từ chối cho biết tên.

Những cư dân lớn tuổi, dễ bị tổn thương hơn với Covid-19, cũng có nhiều khả năng bị báo cáo với chính quyền và bị đưa ra khỏi khu nhà của họ nếu bị hàng xóm ngờ vực về tình trạng sức khỏe.

Alexy, một cư dân nước ngoài khác, đã bị hàng xóm nghi ngờ và làm khó khi kết quả xét nghiệm Covid-19 của anh không được tải lên ứng dụng sức khỏe.


Một nhân viên chống dịch canh gác khu dân cư bị phong tỏa ở Thượng Hải, ngày 17/4. Ảnh: Reuters.

Ban quản lý tòa nhà nơi anh ở đã cố chặn việc giao thực phẩm của gia đình anh trừ khi họ chia sẻ kết quả xét nghiệm tại nhà với những cư dân còn lại - nhu cầu mà một số cư dân Thượng Hải cho là đang lan rộng dù vi phạm quyền riêng tư.

“Các dịch vụ của CDC (Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh) bị quá tải. Họ (hàng xóm) cảm thấy mình đang có sứ mệnh quan trọng nhất trong đời, có thể đóng vai trò của bác sĩ, cảnh sát và thẩm phán cùng một lúc”, anh mỉa mai.

Kỳ thị người dương tính

Một số người không thể về chính căn nhà của mình và được yêu cầu ở lại khách sạn sau khi ra khỏi trung tâm cách ly, bất chấp việc này vi phạm hướng dẫn của giới chức trách.

Một cư dân nước ngoài khác cho biết cô chịu sự phẫn nộ và kỳ thị của hàng xóm trong lúc cách ly tại nhà mà không được đưa đến trung tâm sau khi dương tính với virus.

Một người hàng xóm gọi cô là "thứ rác rưởi ngoại lai", trong khi vài người lan truyền rằng cô bị tâm thần. Ủy ban quản lý của khu dân cư không giúp gì, cô nói.

"Tôi thấy ảnh chụp màn hình tin nhắn của họ, bảo nhau rằng phải tiếp tục gọi cho chính quyền cho đến khi tôi được đưa đi mới thôi", cô nói và cho biết thêm sẽ chuyển ra ngoài ngay khi có thể.


Người dân Thượng Hải đã chịu cảnh phong tỏa nghiêm ngặt trong gần 3 tuần nhưng chưa thấy dấu hiệu chính quyền sẽ sớm mở cửa. Ảnh: Reuters.

Căng thẳng trong người dân ngày càng tăng khi Thượng Hải hôm 17/4 lần đầu báo 3 ca tử vong kể từ đợt bùng phát bắt đầu vào đầu tháng 3, và tỷ lệ lây nhiễm vẫn ở mức cao bất chấp phong tỏa kéo dài và nhiều đợt xét nghiệm hàng loạt.

Thượng Hải ghi nhận 19.831 trường hợp Covid-19 không triệu chứng mới trong ngày 17/4, giảm so với 21.582 trường hợp vào ngày trước đó. Các trường hợp có triệu chứng mới ở mức 2.417, giảm so với 3.238 trường hợp ngày hôm trước, theo Reuters.
"Ánh sáng đang giết chết tôi, nó là kẻ thù chính của tôi ở nơi này", Jane Polubotko, 30 tuổi và là người Ukraine, nói với Wall Street Journal, một ngày trước khi được phép rời khỏi khu cách ly tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm ở Thượng Hải (Trung Quốc).


Jane Polubotko, 30 tuổi người Ukraine, trên giường số 138, quận 17, trong khu cách ly ở Trung tâm Hội nghị & Triển lãm Thế giới Thượng Hải. Ảnh: Wall Street Journal.

Polubotko được chuyển đến đây sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, cùng hàng nghìn người dân khác. Đến ngày 15/4, sau ba tuần cách ly và ba lần xét nghiệm âm tính, cô được trở về nhà. Polubotko chia sẻ trải nghiệm này khiến cô thấy mình giống như một “tên tội phạm Covid-19”.

Trở về căn hộ nơi cô đang sống cùng bạn trai, Polubotko muốn tắm rửa sau 18 ngày không được sử dụng vòi hoa sen, và tận hưởng sự yên tĩnh trong ngôi nhà của mình.

“Tôi không nghe thấy gì ngoài sự yên lặng, và có thể tự điều chỉnh ánh sáng trong phòng. Tôi sẽ không coi những điều này là hiển nhiên nữa”, cô nói.

Thượng Hải đang trải qua đợt bùng phát dịch Covid-19 tồi tệ nhất với 7.776 người nhập viện và hơn 220.000 người đang được theo dõi y tế, China Daily đưa tin hôm 14/4.

Chặng đường đến khu cách ly

Sáng 26/3, Polubotko thức dậy với cơn đau đầu và sốt. Vì vậy, cô đến bệnh viện để làm xét nghiệm Covid-19. Một ngày sau đó, dù các triệu chứng đã giảm dần, Polubotko nhận được cuộc gọi từ bệnh viện, yêu cầu kiểm tra thêm vì kết quả của cô có dấu hiệu bất thường.

Các nhân viên truy vết dịch tễ gọi điện hỏi Polubotko đã gặp ai và ở đâu, thậm chí còn yêu cầu ảnh chụp màn hình những nơi cô đã tiêu tiền. Sau đó, các nhân viên y tế trực tiếp đến căn hộ của Polubotko để tiến hành xét nghiệm và xác nhận kết quả dương tính.


Cơ sở cách ly nơi Jane Polubotko đã ở trong 3 tuần qua. Ảnh: Wall Street Journal.

Polubotko được xe cứu thương đưa đến khu phức hợp Trung tâm Hội chợ và Triễn lãm, nơi được chính quyền thành phố trưng dụng làm bệnh viện dã chiến.

Trong video Polubotko gửi cho các phóng viên Wall Street Journal, hội trường ở trung tâm được chia thành 24 “quận” đánh số khác nhau, mỗi quận được chia thành các phòng nhỏ đủ hai giường nằm, ngăn cách bởi vách tường chỉ cao ngang ngực.

Nam và nữ được phân vào các khu vực khác nhau nhưng sử dụng chung một khu vệ sinh, gồm hàng chục nhà vệ sinh di động. Dù được lau dọn nhiều lần mỗi ngày, sàn nhà vẫn luôn ẩm ướt, Polubotko kể lại.

Khi đến khu cách ly, cô được phát một số vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, chậu nhựa và một chiếc khăn nhỏ để tắm rửa vì không có vòi hoa sen.

Sau nhiều ngày ở đây, Polubotko đã góp nhặt được những thông tin hữu ích để cuộc sống cách ly dễ dàng hơn. Chẳng hạn, trạm y tá ở mỗi quận đều có sẵn các mặt hàng như bột giặt và sản phẩm vệ sinh phụ nữ, nếu được hỏi. Cô cũng phát hiện họ còn có nút bịt tai và thuốc ngủ.

Theo chia sẻ của cô, mọi người được ra khỏi hội trường trong vài giờ mỗi ngày, nhưng vẫn bị ngăn cách với thế giới bên ngoài bởi hàng rào cao quá tầm mắt.

"Ánh sáng đang giết chết tôi"

Theo Polubotko, trong tuần đầu tiên, tâm trạng của mọi người ở khu cách ly tương đối nhẹ nhàng. Cô thấy nhiều phụ nữ lớn tuổi cùng nhau khiêu vũ, trong khi một số nhóm nhỏ tổ chức chơi bài, có người thậm chí còn chạy bộ trong hội trường. Tuy nhiên, theo thời gian, mọi thứ dần trở nên khó khăn hơn.

Polubotko cho biết đèn trong trung tâm luôn được bật 24/7. “Ánh sáng đang giết chết tôi, nó là kẻ thù chính của tôi ở đây”, cô nói.


Polubotko đặt một chiếc bìa các tông ở đầu giường vào ban đêm để ngăn ánh sáng. Ảnh: Wall Street Journal.

Trong những ngày cách ly, cô đã chứng kiến nhiều cơn giận dữ và những giọt nước mắt. Nhiều người muốn về nhà vì đã hai lần xét nghiệm âm tính, nhưng các nhân viên y tế không thể quyết định điều này. Polubotko thậm chí đã tranh cãi với các nhân viên y tế ở đây.

Bạn trai của Polubotko, Alessandro Pavanello, cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự ở khu cách ly tại Trung tâm Văn hóa Thể thao Điện tử Quốc tế Bund. Pavanello kể anh không thể tắm. Nhiều người dùng điện thoại gây tiếng ồn lớn, trong khi số khác hút thuốc lá ở góc phòng.

Anh cũng được ra ngoài vào ngày 15/4, sau hai lần xét nghiệm âm tính. Tuy nhiên, cặp đôi vẫn phải cách ly 7 ngày tại nhà theo quy định. Sau trải nghiệm lần này, cả hai đã quyết định sẽ rời Trung Quốc và trở về châu Âu.

Pavanello cho biết anh tôn trọng các quy tắc và phong tục của Trung Quốc khi sống tại đây. Tuy nhiên, yêu cầu cách ly bắt buộc và quá trình thực hiện hỗn loạn đã khiến anh quyết định rời đi sau gần 6 năm sống ở Thượng Hải.

Pavanello đã bị một sở cách ly từ chối tiếp nhận hai lần và phải quay trở về nhà, nhưng những người hàng xóm thậm chí không cho anh vào căn hộ của mình vì mắc Covid-19.

“Đó là một sự xúc phạm. Làm sao tôi có thể thấy ổn khi bị đối xử như vậy và vẫn ở lại đây?", anh nói.

Cả Pavanello và bạn gái đều không được gặp gia đình trong hơn hai năm qua, vì những quy định phòng dịch nghiêm ngặt của chính quyền Bắc Kinh. Đối với Polubotko, nỗi lo cho sự an toàn của gia đình ở Ukraine còn khiến điều này tồi tệ hơn.

“(Thượng Hải) là một nơi tuyệt vời để tôi xây dựng sự nghiệp và kiếm tiền. Nhưng giờ đây, tôi hiểu rằng đó không phải là ưu tiên hay giá trị chính mà tôi theo đuổi”, cô nói.
 

PhễuKFC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-35347
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
3,243
Động cơ
505,987 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Công nhận covid nguy hiểm thật, e và 1 số người bạn hậu covid người cứ dặt dẹo lúc khoẻ lúc yếu, xung quanh cũng khá nhiều người bị vậy.
 

Zerodaide

Xe buýt
Biển số
OF-471920
Ngày cấp bằng
21/11/16
Số km
776
Động cơ
1,258,489 Mã lực
Tuổi
31
Trung Quốc nếu không theo zero covid thì sẽ TOANG MẠNH hơn VN, vì: độ phủ vaccine và loại vaccine của TQ đều thấp hơn VN. Trừ khi TQ chịu tiêm vaccine Âu Mỹ, và thay đổi chính sách chống dịch, nếu ko đây sẽ là cơ hội cực tốt để VN rút ngắn khoảng cách về thực lực với TQ vốn đang bị covid níu chân. Tất nhiên, cũng phải rất cẩn thận vì khi nội loạn TQ hay có kiểu xuất khẩu khủng hoảng ra bên ngoài như Đài Loan, Biển Đông.
PS: 1 tỷ dân mà toang chắc cũng có một sự khác biệt không hề nhẹ. Và các thành phần chống đối như ở Tân Cương, Tây Tạng, và đặc biệt là Mỹ sẽ ko bỏ qua cơ hội này.
Độ phủ vacxin cụ lấy thông tin ở đâu mà bảo TQ kém mình? Kém bao nhiêu?. Nói thật với cụ TQ có ngồi yên một chổ 10 năm nữa thì VN cũng vậy thôi, gần nhừ từ máy móc, vật liệu thậm chí cả chính sách đường lối mình đều học theo, nhập khẩu phụ thuộc TQ hết, cứ nhìn mấy cty, tập đoàn sx lớn nhất nước đi, có cty nào tự nghiên cứu, sx, phát triển tại VN không? Hay là chơi trò nhập hàng TQ về đổi tem sang hàng VN. Nên lấy đâu ra chuyện mình rút ngắn được.
 

Yellowtea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-145206
Ngày cấp bằng
9/6/12
Số km
14,083
Động cơ
505,273 Mã lực
Cụ này suy luận theo thuyết âm mưu nghe quen quen.
- TQ lỡ theo Zero Covid, và họ có thực lực để theo. Bây giờ thì chú phỉnh không dám nhận sai và sĩ diện ko xài vaccine của Mỹ, nên đành phải tiếp tục Zero. Nhưng bất kỳ Zero hay không, TQ đều ko toang mạnh hơn VN, vì năng lực công nghệ từ nghiên cứu-ứng dụng-sản xuất-phân phối-quản lý cho đến hệ thống y tế của họ hoàn thiện và mạnh hơn VN tỷ lần.
- VN không có bất kỳ cơ hội nào để rút ngắn khoảng cách với TQ trong vài tháng hay vài năm, và đang phụ thuộc gần như hoàn toàn vào TQ. Khả năng rút ngắn chỉ có thể xảy ra trong 5-10 năm, với điều kiện VN thực sự làm như nói, chứ ko phải nói 1 đàng làm 1 nẻo.
- Với cơ chế chấm điểm công dân, thì các thành phần chống đối chỉ có thể nằm im thở nhẹ, không bao giờ có thể quấy phá được, trừ khi chính Tẩn Sẻo Phỉnh và bộ sậu thay đổi quan điểm.
- Xuất khẩu khủng hoảng thì thằng nào chả thế, riêng gì TQ đâu. Tin hói đang xuất sang U cà đấy :))
Cụ chuẩn, nhưng VN cần 50-100 năm, cụ thiếu số 0 :)
 

Yellowtea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-145206
Ngày cấp bằng
9/6/12
Số km
14,083
Động cơ
505,273 Mã lực
SG là ko có vacxin mới toang, ko có vacxin mà thả ra hết thì cả nc này có 10 cái SG cụ ợ
SG toang vì dồn vào "ấp chiến lược" - dân chết vì ko được chăm sóc, đói khát, lây chéo bệnh v.v
 

Xehoa2022

Xe tăng
Biển số
OF-806072
Ngày cấp bằng
1/3/22
Số km
1,719
Động cơ
477,046 Mã lực
Nhìn cảnh mấy hôm rồi tắc đường, lại bồi hồi nhớ cảnh tay cầm giấy đi đường .... ;))
 

starfaixoan

Xe hơi
Biển số
OF-599385
Ngày cấp bằng
16/11/18
Số km
153
Động cơ
128,172 Mã lực
Chính sách ngu ngốc của bọn này đang làm cho bên e hàng ko về được để bán do kẹt biên
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top