[Funland] Thắc mắc về việc tiêm phòng Vacxin trước thời kỳ mang thai.

Biển số
OF-551357
Ngày cấp bằng
19/1/18
Số km
628
Động cơ
152,763 Mã lực
Nơi ở
Tp. Hồ Chí Minh
Các cụ mợ đi trước đã có gia đình cho em hỏi thăm vấn đề tiêm phòng Vacxin trước thời kỳ mang thai tí với, hiện nay em thấy nhiều cặp đôi trước khi xác định kết hôn và sinh con thì có trải qua việc khám tổng quát tiền hôn nhân và tiêm phòng các loại vacxin.

Nhất là với việc tiêm phòng vacxin đôi khi kéo dài trong một thời gian khá lâu để vacxin có hiệu lực rồi mới được mang thai. Vậy em có 1 số câu hỏi như sau:

1. Thường việc tiêm phòng vacxin tiền thai sản sẽ kéo dài trong bao lâu.
2. Có nhất thiết phải tiêm phòng vacxin tiền thai sản không vì em thấy như sau:
2.1. Ngày xưa cha mẹ ông bà mình có tiêm quái gì đâu hoặc tiêm rất ít mà con cái sinh ra vẫn khỏe mạnh bình thường, phát triển.
2.2. Với các cặp đôi mà kiểu "bác sĩ bảo cưới" hay là "chắc cú" mới cưới thì họ cũng có chuẩn bi việc tiêm vacxin trước đâu, đùng 1 cái là bụng to.
3. Các rủi ro có thể gặp phải nếu không tiêm phòng vacxin trước khi mang thai.

Em xin cảm ơn.
 

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
12,399
Động cơ
298,021 Mã lực
Cái này chỉ bs tay chuyên mới dám tư vấn, cụ ới các cụ doctor hịn.
 

TânPhạm_999

Xe buýt
Biển số
OF-419577
Ngày cấp bằng
28/4/16
Số km
647
Động cơ
128,001 Mã lực
không biết thế nào chứ e biết 1 bà chị lấy chồng chục năm ko có con - 2 vc đang lục đục li dị nhưng vẫn ở với nhau, đợt covid vừa rồi tiêm vacxin xong đùng cái có thằng cu, rõ kháu khỉnh mà hoàn toàn khoẻ mạnh bình thường.
 

evil.love198

Xe đạp
Biển số
OF-160486
Ngày cấp bằng
12/10/12
Số km
38
Động cơ
349,142 Mã lực
2-3 đã là tiêm phòng r thì nó chỉ là phòng thôi. Giảm thiểu rủi ro bệnh tật. Lúc bầu cơ thể mẹ có nhiều thay đổi sức đề kháng kém, lại k đc uống thuốc. Do vậy mới sinh ra tiêm phòng. Để mẹ mang bầu nhẹ nhàg hơn, cuộc sống đỡ vất vả hơn, con cái khoẻ hơn
1 thường là trc 1 năm hoẵ hơn, tiêm có các gói mũi tiêm. 1 số mũi tiêm xong tối thiểu 3 tháng mới đc có bầu. Bác qua VNVC web ngó thử. Trên đó phần hỏi đâp tư vấn khá rõ
 

duongqua

Xe container
Biển số
OF-192732
Ngày cấp bằng
6/5/13
Số km
5,862
Động cơ
536,959 Mã lực
Nên tiêm,vì giữ cho mẹ bé,thai nhi và vợ của cái ông sắp có con đó. Ngày xưa ko biết và ko hiểu biết ko được ai khuyên và tư vấn thì đành chịu giờ thông tin đầy đủ thì cái gì tốt cho mình cho vợ mình cho con mình thì bắt buộc là nên làm. Ko sau này đẻ đái xogn con mình bị bệnh truyền nhiễm này kia do bố mẹ ko chịu tiêm ngay từ đầu thì tội cháu bé lắm.

VD: Nữ thì nên tiêm phòng UT cổ tử cung từ 9-25 tuổi trước quan hệ TD, tiêm cúm, sởi quai bị rubella,viêm gan B trước khi mang thai để tránh lây truyền bệnh cho thai nhi sau khi đẻ ra. Trong thai kỳ thì sản phụ nên tiêm cả uốn ván tránh lúc mổ đụng chạm dao kéo... Đấy là những cái cơ bản mà ng cha or mẹ nên làm trước khi mang thai để tránh con đẻ ra sau này bị dị tật hay bệnh truyền nhiễm từ mẹ sang con.

Vậy nên ng làm cha làm mẹ nên trang bị kiến thức vững vàng và đầy đủ để đẻ con ra khoẻ mạnh,mà bản thân cha mẹ cũng khoẻ mạnh! Đừng để biết thế thì đã muộn.
 

NVM7886

Xe tải
Biển số
OF-595526
Ngày cấp bằng
22/10/18
Số km
249
Động cơ
137,174 Mã lực
Nơi ở
Ho Chi Minh City
Các cụ mợ đi trước đã có gia đình cho em hỏi thăm vấn đề tiêm phòng Vacxin trước thời kỳ mang thai tí với, hiện nay em thấy nhiều cặp đôi trước khi xác định kết hôn và sinh con thì có trải qua việc khám tổng quát tiền hôn nhân và tiêm phòng các loại vacxin.

Nhất là với việc tiêm phòng vacxin đôi khi kéo dài trong một thời gian khá lâu để vacxin có hiệu lực rồi mới được mang thai. Vậy em có 1 số câu hỏi như sau:

1. Thường việc tiêm phòng vacxin tiền thai sản sẽ kéo dài trong bao lâu.
2. Có nhất thiết phải tiêm phòng vacxin tiền thai sản không vì em thấy như sau:
2.1. Ngày xưa cha mẹ ông bà mình có tiêm quái gì đâu hoặc tiêm rất ít mà con cái sinh ra vẫn khỏe mạnh bình thường, phát triển.
2.2. Với các cặp đôi mà kiểu "bác sĩ bảo cưới" hay là "chắc cú" mới cưới thì họ cũng có chuẩn bi việc tiêm vacxin trước đâu, đùng 1 cái là bụng to.
3. Các rủi ro có thể gặp phải nếu không tiêm phòng vacxin trước khi mang thai.

Em xin cảm ơn.
Nhân tiện đụng trúng chuyên ngành, nên nhà cháu có đôi lời xin chia sẻ:
Thông thường, từ lúc tiêm tới lúc có đủ kháng thể để bảo vệ nó rơi vào khoảng 4 tuần.
1. Nếu cơ thể bạn cần tiêm khỏe mạnh - Không đang mắc các bệnh cấp tính - Thì có thể tiếp nhận nhiều mũi tiêm trong 1 lần ( Cúm, MMR - Sởi+ Quai bị+ Rubella- , Thùy đậu, Viêm não Nhật bản, Uốn ván, Phế cầu, Thương hàn, Viêm gan A/B). Sau đó tùy từng loại mà có thể cần nhắc lại thông thường sau khoảng 1 tháng ( MMR ,Thủy đậu, Uốn ván, Viêm gan B)
Với 1 số vắc xin sống, giảm độc lực thì nên tiêm xong khoảng 3 tháng thì có bầu OK.
2. Nếu có điều kiện và chưa từng nhiễm bệnh thì nên tiêm, vì 1 số bệnh sẽ có thể để lại di chứng nặng nề, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kì. VD: Rubella mà chẳng may nhiễm trong 3 tháng đầu của thai kì, tỷ lệ em bé bị hội chứng nhiễm Rubella bẩm sinh khá cao
2,1 Thì đúng rồi, nếu chẳng may bị thì lại bảo tại số.... Hic hic
2.2 Thì nó cũng chỉ có 1 tỷ lệ không phải là hoàn toàn tuyệt đối bị ảnh hưởng bởi các bệnh có thể ngừa được đó.
3. Nếu chẳng may sản phụ bị bệnh, nhất là nhiễm 1 số loại Virus trong 3 tháng đầu của thai kì mà việc ngừa được này có thể nhờ vào Vắc xin.
Xin nhấn mạnh là các Vắc xin này từ khi được nghiên cứu và đưa vào sử dụng thực tế nó mất tới hàng chục năm thử nghiệm, đạt độ an toàn và có tính sinh miễn dịch cao thì mới được phê duyệt để sử dụng.
Riêng vắc xin Covid ( nhất là của US và Anh, không tính của nước lạ à nha) là được phê duyệt khẩn cấp nên nó không tuân theo các yêu cầu bắt buộc thông thường, mặc dù vậy hiệu quả của nó thì chúng ta đều biết.
P/S: E có soạn 1 bài trình bày bằng PPT cho 3 bệnh hay gặp là Sởi, Quai bị, Rubella 1 cách phổ thông, dễ hiểu nhưng chưa biết cách upload lên. Nếu cụ/mợ nào chỉ em sẽ hầu giúp. Em hơi NGU về CNTT
 
Chỉnh sửa cuối:

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
12,399
Động cơ
298,021 Mã lực
chưa biết cách upload lên. Nếu cụ/mợ nào chỉ em sẽ hầu giúp. Em hơi NGU về CNTT
Cụ chụp ảnh màn hình từng trang r up lên là đc ạ.
Trên win 10 có 2 tool có sẵn là phần mềm snip
Và tool sniping tool chụp màn hình ở góc dưới bên phải thanh task bar
Cụ thể có 7 cách ở đây.

 
Chỉnh sửa cuối:

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
12,399
Động cơ
298,021 Mã lực
P/S: E có soạn 1 bài trình bày bằng PPT cho 3 bệnh hay gặp là Sởi, Quai bị, Rubella 1 cách phổ thông, dễ hiểu nhưng chưa biết cách upload lên. Nếu cụ/mợ nào chỉ em sẽ hầu giúp. Em hơi NGU về CNTT
Nếu cụ làm cả giảng dạy nữa
Em khuyến nghị cụ dùng pm này để quay màn hình giảng dạy.
Ông bạn e bác sĩ dùng nhiều.
Camtasia
 

shopnhimsoc

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-192383
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
3,613
Động cơ
553,216 Mã lực
Nơi ở
Số 66 ngõ 445 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội
Website
nhadeplam.com
Tiêm thì chắc chắn được bảo vệ, còn ko tiêm thì rủi ro 50/50 khi mang thai, ko mắc thì ko sao, nhưng mắc trong 3 tháng đầu thì con dễ dị tật, mắc các tháng sau thì nguy hiểm cho mẹ khi sinh, nói chung nên tiêm nếu có kế hoạch lấy chồng và đẻ, trước còn có cả mũi HPV gì đó nữa nhưng giới hạn tuổi tiêm để phòng ung thư cổ tử cung cho phụ nữ
 

shopnhimsoc

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-192383
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
3,613
Động cơ
553,216 Mã lực
Nơi ở
Số 66 ngõ 445 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội
Website
nhadeplam.com
Cái vụ tiêm uốn ván trước sinh là em có bỏ, vì nằm viện thấy nhiều mẹ tiêm xong bị sinh non nên sợ, chỉ tiêm mấy mũi sởi quai bị rubela trước khi mang thai thôi, và cố gắng chọn bệnh viện tuyến đầu để sinh cho an toàn khử khuẩn thiết bị đỡ phải dung nạp nhiều mũi tiêm vào người, uốn ván phải tiêm 2 mũi kia
 
Biển số
OF-551357
Ngày cấp bằng
19/1/18
Số km
628
Động cơ
152,763 Mã lực
Nơi ở
Tp. Hồ Chí Minh
2-3 đã là tiêm phòng r thì nó chỉ là phòng thôi. Giảm thiểu rủi ro bệnh tật. Lúc bầu cơ thể mẹ có nhiều thay đổi sức đề kháng kém, lại k đc uống thuốc. Do vậy mới sinh ra tiêm phòng. Để mẹ mang bầu nhẹ nhàg hơn, cuộc sống đỡ vất vả hơn, con cái khoẻ hơn
1 thường là trc 1 năm hoẵ hơn, tiêm có các gói mũi tiêm. 1 số mũi tiêm xong tối thiểu 3 tháng mới đc có bầu. Bác qua VNVC web ngó thử. Trên đó phần hỏi đâp tư vấn khá rõ
Vâng, cảm ơn cụ đã tư vấn khá rõ nhé.
Cái vụ tiêm uốn ván trước sinh là em có bỏ, vì nằm viện thấy nhiều mẹ tiêm xong bị sinh non nên sợ, chỉ tiêm mấy mũi sởi quai bị rubela trước khi mang thai thôi, và cố gắng chọn bệnh viện tuyến đầu để sinh cho an toàn khử khuẩn thiết bị đỡ phải dung nạp nhiều mũi tiêm vào người, uốn ván phải tiêm 2 mũi kia
Vâng, em cũng nghe đồn vụ này và họ hàng nhà em có thằng em vợ sinh non, tội lắm luôn bác, cứu được bé, trời ơi lúc sinh thai nhi nhỏ như con chuột cuống á. Tưởng ko nuôi nổi.
 
Biển số
OF-75015
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
13,378
Động cơ
639,308 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội Phố
Các cụ mợ đi trước đã có gia đình cho em hỏi thăm vấn đề tiêm phòng Vacxin trước thời kỳ mang thai tí với, hiện nay em thấy nhiều cặp đôi trước khi xác định kết hôn và sinh con thì có trải qua việc khám tổng quát tiền hôn nhân và tiêm phòng các loại vacxin.

Nhất là với việc tiêm phòng vacxin đôi khi kéo dài trong một thời gian khá lâu để vacxin có hiệu lực rồi mới được mang thai. Vậy em có 1 số câu hỏi như sau:

1. Thường việc tiêm phòng vacxin tiền thai sản sẽ kéo dài trong bao lâu.
2. Có nhất thiết phải tiêm phòng vacxin tiền thai sản không vì em thấy như sau:
2.1. Ngày xưa cha mẹ ông bà mình có tiêm quái gì đâu hoặc tiêm rất ít mà con cái sinh ra vẫn khỏe mạnh bình thường, phát triển.
2.2. Với các cặp đôi mà kiểu "bác sĩ bảo cưới" hay là "chắc cú" mới cưới thì họ cũng có chuẩn bi việc tiêm vacxin trước đâu, đùng 1 cái là bụng to.
3. Các rủi ro có thể gặp phải nếu không tiêm phòng vacxin trước khi mang thai.

Em xin cảm ơn.
Cụ ra trung tâm tiêm chủng người ta tư vấn thì an toàn hơn chứ.
 

hongquangqb

Xe tải
Biển số
OF-297530
Ngày cấp bằng
2/11/13
Số km
294
Động cơ
313,361 Mã lực
Em hai đứa rồi. Vk em trước bầu đều có tiêm phòng. Đứa thứ 2 thì nó không tiêm phòng uốn ván nữa.
 

mamtom7981

Xe buýt
Biển số
OF-30434
Ngày cấp bằng
3/3/09
Số km
982
Động cơ
495,278 Mã lực
Các cụ mợ đi trước đã có gia đình cho em hỏi thăm vấn đề tiêm phòng Vacxin trước thời kỳ mang thai tí với, hiện nay em thấy nhiều cặp đôi trước khi xác định kết hôn và sinh con thì có trải qua việc khám tổng quát tiền hôn nhân và tiêm phòng các loại vacxin.

Nhất là với việc tiêm phòng vacxin đôi khi kéo dài trong một thời gian khá lâu để vacxin có hiệu lực rồi mới được mang thai. Vậy em có 1 số câu hỏi như sau:

1. Thường việc tiêm phòng vacxin tiền thai sản sẽ kéo dài trong bao lâu.
2. Có nhất thiết phải tiêm phòng vacxin tiền thai sản không vì em thấy như sau:
2.1. Ngày xưa cha mẹ ông bà mình có tiêm quái gì đâu hoặc tiêm rất ít mà con cái sinh ra vẫn khỏe mạnh bình thường, phát triển.
2.2. Với các cặp đôi mà kiểu "bác sĩ bảo cưới" hay là "chắc cú" mới cưới thì họ cũng có chuẩn bi việc tiêm vacxin trước đâu, đùng 1 cái là bụng to.
3. Các rủi ro có thể gặp phải nếu không tiêm phòng vacxin trước khi mang thai.

Em xin cảm ơn.
Những nội dung này còn cần phải làm / nên làm trước khi kết hôn nữa cụ ạ.
1. Trước khi kết hôn, có con nên đưa cả 2 đi khám tiền hôn nhân (các bệnh tật có trong người...), có làm các xét nghiệm chuyên sâu về cả khuyết tật gen để còn biết mà có biện pháp xử lý, vì khi biết thì có thể tranh lây nhiễm cho nhau hoặc xử lý rồi mới tiến hành hôn nhân,.... => cái này nhà cháu thấy rất ít người tiến hành, có thể tốn 1 chút nhưng tránh được những sự cố cả phần đời sau đó và cả thế hệ sau nữa.
2. Việc tiêm vaccine thì có mợ bên trên đã nói, 1 số bệnh chỉ phòng được bằng vaccine nên nếu ko phòng trước thì trong quá trình mang thai sẽ có rất nhiều rủi ro cho cả mẹ và bé, thậm chí phải bỏ thai nhi. Vaccine thường có tác dụng sau khoảng 4 đến 6 tuần, và phải tiêm đủ liều (không tính liều nhắc lại định kỳ với 1 số loại vaccine), nếu được tốt nhất tiêm loại vaccine của G7, 1 số có thể tiêm của Bỉ hoặc Cuba,
3. Cụ chủ ví dụ ngày xưa các cụ, nhưng cụ chủ quên mất là nếu hỏi kỹ hơn thì các cụ ngày xưa sinh mấy bé và mất mấy bé (nhà cháu hỏi các cụ mà nhà cháu biết thì thường sinh 5 hoặc 6 bé thì mất 1 bé do các bệnh tật hoặc biến chứng...- nên nhà nào cũng có các bà cô hoặc ông mãnh là vì thế) tỷ lệ ra đi trước khi trưởng thành khá cao, hiên giờ cụ chủ thấy các con của các cụ ngày xưa vẫn này nọ chỉ là các bé còn sống thôi.
4. Với các cặp đôi mà thầy thuốc bảo trước, thầy bói bảo sau thì chấp nhận rủi ro thôi cụ ạ.
Vài lời lèm bèm với cụ
 
  • Vodka
Reactions: A97
Biển số
OF-551357
Ngày cấp bằng
19/1/18
Số km
628
Động cơ
152,763 Mã lực
Nơi ở
Tp. Hồ Chí Minh
Nhân tiện đụng trúng chuyên ngành, nên nhà cháu có đôi lời xin chia sẻ:
Thông thường, từ lúc tiêm tới lúc có đủ kháng thể để bảo vệ nó rơi vào khoảng 4 tuần.
1. Nếu cơ thể bạn cần tiêm khỏe mạnh - Không đang mắc các bệnh cấp tính - Thì có thể tiếp nhận nhiều mũi tiêm trong 1 lần ( Cúm, MMR - Sởi+ Quai bị+ Rubella- , Thùy đậu, Viêm não Nhật bản, Uốn ván, Phế cầu, Thương hàn, Viêm gan A/B). Sau đó tùy từng loại mà có thể cần nhắc lại thông thường sau khoảng 1 tháng ( MMR ,Thủy đậu, Uốn ván, Viêm gan B)
Với 1 số vắc xin sống, giảm độc lực thì nên tiêm xong khoảng 3 tháng thì có bầu OK.
2. Nếu có điều kiện và chưa từng nhiễm bệnh thì nên tiêm, vì 1 số bệnh sẽ có thể để lại di chứng nặng nề, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kì. VD: Rubella mà chẳng may nhiễm trong 3 tháng đầu của thai kì, tỷ lệ em bé bị hội chứng nhiễm Rubella bẩm sinh khá cao
2,1 Thì đúng rồi, nếu chẳng may bị thì lại bảo tại số.... Hic hic
2.2 Thì nó cũng chỉ có 1 tỷ lệ không phải là hoàn toàn tuyệt đối bị ảnh hưởng bởi các bệnh có thể ngừa được đó.
3. Nếu chẳng may sản phụ bị bệnh, nhất là nhiễm 1 số loại Virus trong 3 tháng đầu của thai kì mà việc ngừa được này có thể nhờ vào Vắc xin.
Xin nhấn mạnh là các Vắc xin này từ khi được nghiên cứu và đưa vào sử dụng thực tế nó mất tới hàng chục năm thử nghiệm, đạt độ an toàn và có tính sinh miễn dịch cao thì mới được phê duyệt để sử dụng.
Riêng vắc xin Covid ( nhất là của US và Anh, không tính của nước lạ à nha) là được phê duyệt khẩn cấp nên nó không tuân theo các yêu cầu bắt buộc thông thường, mặc dù vậy hiệu quả của nó thì chúng ta đều biết.
P/S: E có soạn 1 bài trình bày bằng PPT cho 3 bệnh hay gặp là Sởi, Quai bị, Rubella 1 cách phổ thông, dễ hiểu nhưng chưa biết cách upload lên. Nếu cụ/mợ nào chỉ em sẽ hầu giúp. Em hơi NGU về CNTT
Bác số #12 bảo không nên tiêm Vacxin Uốn ván trong giai đoạn gần mang thai vì Vacxin này dẫn đến tỉ lệ sinh non cao. Bác có thông tin gì không ?
Sao lại hỏi việc này trên of cụ nhỉ.
Hỏi chứ sao không hỏi được bác, tham khảo chứ.
Cụ ra trung tâm tiêm chủng người ta tư vấn thì an toàn hơn chứ.
Tham khảo kinh nghiệm sống của Ae thôi bác ơi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top