[VHGT & ATGT] Thế nào là một Biển 102 "Cấm đi ngược chiều" được gắn đúng luật?

Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,690
Động cơ
630,615 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Thế nào là một Biển 102 "Cấm đi ngược chiều" được gắn đúng luật?


Bẩm các kụ mợ,

Trước khi các kụ mợ bị lạc lối vào mê cung chữ nghĩa, nhà cháu xin nêu nhận xét chính của thớt này như sau

"Ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung đối với biển báo hiệu đường bộ, "chỉ có các biển 102 "cấm đi ngược chiều" gắn nơi lối ra của đường một chiều, có kèm theo biển 407a "Đường một chiều" gắn nơi lối vào của đường một chiều đó, mới đủ điều kiện để được coi là biển 102 gắn đúng luật".

Các biển 102 "Cấm đi ngược chiều" đặt trên con lươn, trên giải phân cách giữa của đoạn đường đôi, đoạn đường 2 chiều đều là các biển đặt sai luật.


Và sau đây là phần chi tiết.

(Xin xem Tiếp 1...)
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,690
Động cơ
630,615 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Bẩm các kụ mợ,

Trong quá trình tìm hiểu về các loại Vạch liền chia 2 chiều xe ngược nhau, về các chức năng luật định của các vạch liền đó, được nêu thế nào trong văn bản pháp luật hiện hành của VN cũng như trong Công ước Viên 1968 về gtđb, nhà cháu có 3 nhận xét, như sau:

1- Các loại vạch liền chia 2 chiều di chuyển ngược nhau, quy định trong QC41 hiện hành, không hề có chức năng cấm phương tiện lưu thông bên trái của vạch liền đó, tức là không có chức năng cấm lưu thông trên làn của chiều ngược lại nằm bên trái vạch liền đó.

2- Hiện tại ở VN, việc cấm phương tiện lưu thông trên làn của chiều ngược lại thường được thực hiện thông qua biển cấm số 102 "Cấm đi ngược chiều". Các biển 102 này thường được gắn cho tất cả các loại đường (không phân biệt đó là đường 1 chiều, đường 2 chiều, đường đôi, quốc lộ, đường phố, v.v...), gắn trên mọi vị trí (trên lề đường, trên giải phân cách cứng các kiểu nằm giữa 2 chiều xe ngược nhau, trên giá long môn, v.v...)

3- Phần lớn các biển 102 gắn trên các tuyến đường giao thông ở VN hiện tại đều bị gắn không đúng quy định, trừ các biển 102 gắn trên các tuyến đường một chiều.

Nhà cháu biết sẽ có nhiều kụ không đồng tình với 3 điều nhận xét nêu trên. Chính vì vậy, nhà cháu dự định sẽ lập 2 thớt mới, để minh hoạ cho những nhận xét đó, để các kụ nào quan tâm có thể cùng tham khảo.

Tại thớt này nhà cháu xin trình bày các suy nghĩ liên quan đến Biển cấm 102 "Cấm đi ngược chiều" và 4 yếu tố cơ bản được QC41 quy định cho việc gắn biển 102.
Nhà cháu sẽ mở một thớt khác để trình bày về "Chức năng luật định của Vạch liền" cùng các kụ.

Xin cảm ơn các kụ nhiều nhiều, vì các kụ đã quan tâm, bỏ nhiều thời gian quá bộ ghé thăm thớt này, để vừa phải đọc những lời rông dài, khó hiểu và vô lý, vừa phải uống thuốc đau đầu.


Tại thớt này, nhà cháu xin được trình bày nhận xét về biển cấm 102 trong 3 phần. Nội dung như sau:

Phần 1: Bốn yếu tố luật định cơ bản liên quan đến việc đặt biển 102

Phần 2: Định nghĩa của QC41 về 3 loại đường, và thực tế lưu thông hiện nay trên từng loại đường đó.

Phần 3: Đặt biển 102 ở đường nào là đúng luật?


(Xin xem Tiếp 2...)

.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,690
Động cơ
630,615 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
(Tiếp 2)

Phần 1: Bốn yếu tố luật định cơ bản liên quan đến việc đặt biển 102 "Cấm đi ngược chiều"

Khi đọc lại nội dung quy định cho biển 102 "Cấm đi ngược chiều" (xem Hình #A bên dưới), nhà cháu chợt nhận ra từ trước đến nay mình đã hiểu sai về biển 102 này, hiểu sai về ý nghĩa 4 yếu tố luật định của biển 102, cũng như vị trí trên mặt đường của từng yếu tố đó.



Bốn yếu tố luật định của biển 102, nêu tại Quy chuẩn 41 về Báo hiệu đường bộ (xem Hình #B bên dưới) bao gồm:

1- Chiều đặt biển 102 (là chiều di chuyển hướng vào mặt biển, để nhìn thấy mặt biển 102, hình mũi tên màu đỏ)
2 - Chiều đi ngược lại với chiều đặt biển 102
3- Lối đi thuận chiều (hình mũi tên màu xanh)
4- Vị trí đặt biển chỉ dẫn 407a "đường một chiều".

Cụ thể:

① - Chiều đặt biển 102 (là chiều đi hướng vào mặt biển 102, minh hoạ bằng hình mũi tên màu đỏ)

Cách nhà cháu hiểu trước đây và cách hiểu hiện nay không khác nhau. Đó là:
- Chiều đặt biển là chiều di chuyển hướng vào mặt biển 102, để nhìn thấy mặt biển 102, là chiều xe từ phía trước mặt biển ra phía sau lưng biển, tức là chiều xe bị biển 102 cấm đi vào.

② - Chiều đi ngược lại với chiều đặt biển:

Cách nhà cháu hiểu trước đây (hiểu sai QC41):
- Chiều ngược lại với chiều đặt biển, là chiều ta được đi vào, là chiều ta phải đi vào để không vi phạm biển 102 đó.
Từ đó suy ra "Chiều ngược lại với chiều đặt biển" chính là chiều di chuyển thuận chiều, tức là chiều đi trên các làn đường nằm bên phải của chiều xe bị biển 102 cấm đi vào.

Cách nhà cháu hiểu hiện nay (hiểu gần với QC41 hơn):
- Chiều ngược lại với chiều đặt biển, là chiều đi từ phía sau lưng biển về phía trước mặt biển.
(xem thêm "chiều đặt biển 102" ở trên để hiểu rõ thêm về điểm này).


③ - Lối đi thuận chiều (minh hoạ bằng mũi tên màu xanh)

Cách hiểu trước kia (hiểu sai QC41):
- "Lối đi thuận chiều" là chiều di chuyển thuận chiều, tức là chiều đi trên các làn đường nằm bên phải của chiều xe bị biển 102 cấm đi vào.

Cách nhà cháu hiểu hiện nay (hiểu gần với QC41 hơn):
- "Lối đi thuận chiều", cũng là "Chiều ngược lại với chiều đặt biển" là nơi các phương tiện được phép đi, và là nơi có đặt biển 407a "Đường một chiều".
Như vậy, lối đi thuận chiều, còn gọi là "chiều ngược lại với chiều đặt biển 102", chính là lối vào của đường một chiều, nơi có đặt biển 407a "đường một chiều"

Từ đó có thể suy ra, "chiều đặt biển 102" là chiều xe bị cấm của đường một chiều, vị trí đặt biển 102 là tại lối ra của đường một chiều

④ - Vị trí đặt biển chỉ dẫn 407a "đường một chiều"

Cách hiểu trước kia (hiểu sai QC41):
- không quan tâm đến vai trò của biển 407a đối với biển 102. Có biển 407a hay không có cũng chẳng sao.


Cách nhà cháu hiểu hiện nay (hiểu gần với QC41 hơn):
- Khi muốn đặt biển 102 để cấm một chiều đi, luật bắt buộc phải đặt biển chỉ dẫn số 407a "Đường một chiều" để thông báo về "lối đi thuận chiều" các loại xe được phép đi.
Theo quy định của QC41, biển 407a "Đường một chiều" chỉ đặt nơi lối vào của đường một chiều mà thôi.

Không biết có kụ OF nào rơi vào cảnh ngộ trớ trêu kiểu này như nhà cháu không nhỉ?


---------------

Minh hoạ bằng hình ảnh:


Hình #A: Quy định 4 yếu tố trong việc gắn biển 102





Hình #B: Bốn yếu tố luật định cơ bản liên quan đến việc đặt biển 102.





Hình #C: Định nghĩa về "Đường 1 chiều", "Đường 2 chiều", "Đường đôi" trong QC41 hiện hành.




(Xin xem Tiếp 3...)
.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,690
Động cơ
630,615 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
(Tiếp 3)

Phần 2: Định nghĩa của QC41 về 3 loại đường, và thực tế lưu thông hiện nay trên từng loại đường đó.

Trong QC41 có nêu định nghĩa 3 loại đường, là "đường 1 chiều", "đường 2 chiều", "đường đôi".
Trên thực tế, khi các kụ chạy xe trên bất kỳ một con đường nào, dù đó là đường Quốc lộ, Tỉnh lộ, Đường liên thôn, đường đô thị, là các kụ đang chạy xe trên một trong 3 loại đường nói trên.
(trừ trường hợp lưu thông trên đường cao tốc, là loại đường tuân theo Quy định riêng).

Sơ bộ một vài đặc điểm riêng biệt của lưu thông trên từng loại đường:

1- Lưu thông trên đường 1 chiều:
Đặc điểm:
- tất cả phương tiện trên phần đường xe chạy đều di chuyển theo một chiều,
- không có làn xe cho chiều lưu thông ngược lại,
- không có vạch kẻ chia giữa 2 chiều xe ngược nhau.

Thực tế lưu thông:
- đôi khi thấy có phương tiện chạy ngược lại luồng xe lưu thông xuôi chiều.
Trường hợp này có thể xác định phương tiện đó phạm lỗi "đi ngược chiều", vì thông thường ở lối ra của đường một chiều thường được đặt biển 102 "cấm đi ngược chiều" và ở lối vào của đường một chiều được đặt biển 407a "đường một chiều".


2- Lưu thông trên đường 2 chiều:
Đặc điểm:
- hai luồng phương tiện di chuyển theo 2 hướng ngược nhau đều dùng chung mặt đường của phần đường xe chạy,
- dù rộng hay hẹp, toàn bộ mặt đường của phần đường xe chạy được dùng chung cho cả 2 chiều đi và về, không có giải phân cách cứng, không có vạch liền để ngăn tách hai chiều phương tiện di chuyển.

Thực tế lưu thông:
- vì đường 2 chiều là đường "dùng chung" cho phương tiện của cả 2 chiều di chuyển, trên mặt đường không có giải phân cách cũng như vạch liền, do vậy khi cần thì phương tiện được phép lưu thông trên vị trí bất kỳ của phần đường xe chạy, miễn là không vi phạm các nguyên tắc lưu thông cụ thể nào khác.

- Khi đi trên các đoạn đường không có giải phân cách hay vạch kẻ liền, các kụ OF chúng ta thường gặp xe tải, xe con đi hẳn sang nửa đường bên trái. Chỉ khi thấy phía trước có xe đi đến thì họ mới đánh lái sang phải, để cho xe ngược chiều chạy sang bên trái xe mình, phù hợp quy tắc "đi bên phải" (tức đi kiểu tay lái thuận) của giao thông tại VN.

- Gần tới giao cắt, nhiều phương tiện khôn lỏi, chạy sang nửa đường bên kia cắt mặt xe ngược chiều để rẽ trái, hoặc để chen ngang, vượt qua dòng xe chờ đèn đỏ phía trước để đi sớm hơn.

- Thường thấy có biển 102 "cấm đi ngược chiều" gắn ở đầu vạch tim đường (trên vạch đứt, vạch liền ngắn, hoặc trên đoạn giải phân cách ngắn), ngang vị trí vạch dừng xe, với ngụ ý cấm xe đi ngược chiều vào (các) làn trên nửa bên trái đường.

- Trước khi vào giao cắt cũng thường thấy có một đoạn giải phân cách cứng, dài khoảng 5-8m, nằm trên vạch tim đường, trên giải phân cách đó có biển 102 "cấm đi ngược chiều" gắn ở đầu giải phân cách, với ngụ ý cấm xe đi sang (các) làn trên nửa bên trái đường để vào giao cắt.
- Tất cả các biển 102 gắn trên đường 2 chiều đó đều không có biển chỉ dẫn 407a "đường một chiều" đặt ở "chiều đi ngược lại với chiều đặt biển", như được quy định tại QC41.


3- Lưu thông trên đường đôi:
Đặc điểm:
- Chiều xe đi và chiều xe về được ngăn tách bằng giải phân cách cứng hoặc bằng vạch kẻ liền.
- Vạch kẻ liền này có chức năng cấm phương tiện đè lên vạch, hoặc cấm phương tiện đè lên vạch để chuyển làn hay quay đầu.
- Theo quy định hiện hành, chưa thấy vạch kẻ liền này có chức năng cấm phương tiện lưu thông ở phía bên trái vạch.

Thực tế lưu thông:
- Đa số phương tiện tuân thủ đúng chiều đi của luồng xe của mình.
- Đôi khi có một vài xe lưu thông sát bên trái giải phân cách, ngược lại luồng xe lưu thông xuôi chiều trên làn đường bên trái của giải phân cách, của vạch kẻ liền.
- Thường thấy có biển 102 "cấm đi ngược chiều" gắn trên giải phân cách hoặc đầu vạch liền tại lối ra của các làn bên trái của giải phân cách, của vạch liền.
- Tất cả các biển 102 gắn trên đường đôi đều không có biển chỉ dẫn 407a "đường một chiều" đặt ở "chiều đi ngược lại với chiều đặt biển", như được quy định tại QC41.



----------------

Minh hoạ bằng hình vẽ


Hình #1: Lưu thông trên đường 1 chiều




Hình #2: Lưu thông trên đường 2 chiều




Hình #3: Lưu thông trên đường đôi




(Xin xem Tiếp 4...)

.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,690
Động cơ
630,615 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
(Tiếp 4)

Phần 3: Đặt biển 102 ở đường nào thì đúng luật?

Cá nhân nhà cháu thấy, để một biển báo được coi là đặt đúng luật, cần đáp ứng ít nhất hai tiêu chí sau:
1- biển báo đáp ứng các quy định chung (ví dụ: về kích thước, màu sắc, vị trí, tầm nhìn, chiều cao đặt biển, ...)
2- biển báo đáp ứng các quy định riêng, được ghi trong văn ban pháp luật hiện hành, áp dụng cho loại biển báo đó.

Ở Phần 3 này, nhà cháu chỉ đề cập đến tiêu chí thứ 2 nêu trên.
Theo tiêu chí này, một biển báo 102 được coi là đặt đúng luật phải đáp ứng đủ 4 yếu tố luật quy định cho biển.

Các kụ OF chúng ta đều nhận thấy, thời gian gần đây các cơ quan chức năng đã quan tâm, chú ý gắn thêm nhiều biển báo hiệu. Khi chạy xe trên đường, cá nhân nhà cháu gặp rất nhiều biển báo 102 "Cấm đi ngược chiều".
Ngoài mặt tích cực của các biển báo này, là kịp thời cảnh báo cho lái xe không đi vào làn của xe ngược chiều, nhà cháu còn thấy mặt hạn chế của các biển này.

Đó là, hiện tại, hầu hết các biển báo 102 "Cấm đi ngược chiều" có trên các tuyến đường bộ ở VN đều bị gắn sai quy định của QC41 hiện hành




----------------

Minh hoạ bằng hình vẽ:

Trên các hình vẽ có dự kiến 10 vị trí, ký hiệu A, B, ...I, K, nhằm xây dựng các phương án bố trí 4 yếu tố của việc gắn biển 102.
Nếu các kụ thử sắp xếp mỗi yếu tố vào một vị trí, sau đó phân tích, so sánh với quy định của QC41 (nêu tại Hình #A, Phần 1 ở trên) là có thể đánh giá phương án gắn biển 102 nào là đúng luật, phương án nào là sai luật.

Cá nhân nhà cháu sắp xếp được như sau:

Hình #4: Trên Đường 1 chiều: đáp ứng tất cả 4 yếu tố luật định đối với việc gắn biển 102 "Cấm đi ngược chiều".

Trên Hình #4 minh hoạ phương án gắn biển 102 đúng luật: biển được đặt tại lối ra của đường một chiều, có kèm biển 407a "đường một chiều" đặt tại lối vào của đường một chiều đó.





Hình #5: Trên Đường 2 chiều: không thể đáp ứng đầy đủ 4 yếu tố được quy định trong luật, không có vị trí phù hợp để đặt biển 407a "đường một chiều" ---> không thể gắn biển 102 đúng luật.






Hình #6: Trên Đường Đôi: không thể đáp ứng đầy đủ 4 yếu tố được quy định trong luật, không có vị trí phù hợp để đặt biển 407a "đường một chiều" ---> không thể đặt biển 102 đúng luật.




(Hết)

.
 
Chỉnh sửa cuối:

dugianghubt

Xe tăng
Biển số
OF-145812
Ngày cấp bằng
14/6/12
Số km
1,928
Động cơ
380,531 Mã lực
ô ố ô! vodka tinh thần lão bia... nâu nắm roài lảo mới làm bài để of đọc
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,690
Động cơ
630,615 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,379
Động cơ
355,147 Mã lực
Thế nào là một Biển 102 "Cấm đi ngược chiều" được gắn đúng luật?

(Xin xem Tiếp 1...)
Cảm ơn bờ dồ.

1. Bờ dồ mở thớt với mục đích gì ạ?

2. Phải chăng bờ dồ mở thớt với mục đích chính là tạo điều kiện thuận lợi để hàng trăm xe mô tô, xe gắn máy đi sang hẳn nửa đường bên trái và tránh đèn đỏ tại ngã tư Dương Đình Nghệ - Trần Thái Tông mà mình quan sát được vào sáng ngày hôm nay theo mũi tên đỏ trong hình dưới đây?

 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
(Tiếp 2)

Phần 1: Bốn yếu tố luật định cơ bản liên quan đến việc đặt biển 102 "Cấm đi ngược chiều"

Khi đọc lại nội dung quy định cho biển 102 "Cấm đi ngược chiều" (xem Hình #A bên dưới), nhà cháu chợt nhận ra từ trước đến nay mình đã hiểu sai về biển 102 này, hiểu sai về ý nghĩa 4 yếu tố luật định của biển 102, cũng như vị trí trên mặt đường của từng yếu tố đó.



Bốn yếu tố luật định của biển 102, nêu tại Quy chuẩn 41 về Báo hiệu đường bộ (xem Hình #B bên dưới) bao gồm:

1- Chiều đặt biển 102 (là chiều di chuyển hướng vào mặt biển, để nhìn thấy mặt biển 102, hình mũi tên màu đỏ)
2 - Chiều đi ngược lại với chiều đặt biển 102
3- Lối đi thuận chiều (hình mũi tên màu xanh)
4- Vị trí đặt biển chỉ dẫn 407a "đường một chiều".

Cụ thể:

① - Chiều đặt biển 102 (là chiều đi hướng vào mặt biển 102, minh hoạ bằng hình mũi tên màu đỏ)

Cách nhà cháu hiểu trước đây và cách hiểu hiện nay không khác nhau. Đó là:
- Chiều đặt biển là chiều di chuyển hướng vào mặt biển 102, để nhìn thấy mặt biển 102, là chiều xe từ phía trước mặt biển ra phía sau lưng biển, tức là chiều xe bị biển 102 cấm đi vào.

② - Chiều đi ngược lại với chiều đặt biển:

Cách nhà cháu hiểu trước đây (hiểu sai QC41):
- Chiều ngược lại với chiều đặt biển, là chiều ta được đi vào, là chiều ta phải đi vào để không vi phạm biển 102 đó.
Từ đó suy ra "Chiều ngược lại với chiều đặt biển" chính là chiều di chuyển thuận chiều, tức là chiều đi trên các làn đường nằm bên phải của chiều xe bị biển 102 cấm đi vào.

Cách nhà cháu hiểu hiện nay (hiểu gần với QC41 hơn):
- Chiều ngược lại với chiều đặt biển, là chiều đi từ phía sau lưng biển về phía trước mặt biển.
(xem thêm "chiều đặt biển 102" ở trên để hiểu rõ thêm về điểm này).


③ - Lối đi thuận chiều (minh hoạ bằng mũi tên màu xanh)

Cách hiểu trước kia (hiểu sai QC41):
- "Lối đi thuận chiều" là chiều di chuyển thuận chiều, tức là chiều đi trên các làn đường nằm bên phải của chiều xe bị biển 102 cấm đi vào.

Cách nhà cháu hiểu hiện nay (hiểu gần với QC41 hơn):
- "Lối đi thuận chiều", cũng là "Chiều ngược lại với chiều đặt biển" là nơi các phương tiện được phép đi, và là nơi có đặt biển 407a "Đường một chiều".
Như vậy, lối đi thuận chiều, còn gọi là "chiều ngược lại với chiều đặt biển 102", chính là lối vào của đường một chiều, nơi có đặt biển 407a "đường một chiều"

Từ đó có thể suy ra, "chiều đặt biển 102" là chiều xe bị cấm của đường một chiều, vị trí đặt biển 102 là tại lối ra của đường một chiều

④ - Vị trí đặt biển chỉ dẫn 407a "đường một chiều"

Cách hiểu trước kia (hiểu sai QC41):
- không quan tâm đến vai trò của biển 407a đối với biển 102. Có biển 407a hay không có cũng chẳng sao.


Cách nhà cháu hiểu hiện nay (hiểu gần với QC41 hơn):
- Khi muốn đặt biển 102 để cấm một chiều đi, luật bắt buộc phải đặt biển chỉ dẫn số 407a "Đường một chiều" để thông báo về "lối đi thuận chiều" các loại xe được phép đi.
Theo quy định của QC41, biển 407a "Đường một chiều" chỉ đặt nơi lối vào của đường một chiều mà thôi.

Không biết có kụ OF nào rơi vào cảnh ngộ trớ trêu kiểu này như nhà cháu không nhỉ?


---------------

Minh hoạ bằng hình ảnh:


Hình #A: Quy định 4 yếu tố trong việc gắn biển 102





Hình #B: Bốn yếu tố luật định cơ bản liên quan đến việc đặt biển 102.





Hình #C: Định nghĩa về "Đường 1 chiều", "Đường 2 chiều", "Đường đôi" trong QC41 hiện hành.



(Xin xem Tiếp 3...)

.
Phần này cơ bản đồng ý, nhưng cụ phân tích dài quá. Chỉ cần nhấn vào điểm theo QC biển 102 phải được dùng với biển 407a. Nên nếu cắm 102 mà không cắm 407a thì báo hiệu đường ngược chiều không đúng quy chuẩn. Nhưng riêng biển 102 thì vẫn đúng quy chuẩn.

Vấn đề là nếu có biển 102 mà không có biển 407a thì có phải chấp hành biển 102 không? Hay đi ngược chiều vào đường chỉ cắm biển 102 mà không cắm 407a có phạt được không?
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
(Tiếp 3)

Phần 2: Định nghĩa của QC41 về 3 loại đường, và thực tế lưu thông hiện nay trên từng loại đường đó.

Trong QC41 có nêu định nghĩa 3 loại đường, là "đường 1 chiều", "đường 2 chiều", "đường đôi".
Trên thực tế, khi các kụ chạy xe trên bất kỳ một con đường nào, dù đó là đường Quốc lộ, Tỉnh lộ, Đường liên thôn, đường đô thị, là các kụ đang chạy xe trên một trong 3 loại đường nói trên.
(trừ trường hợp lưu thông trên đường cao tốc, là loại đường tuân theo Quy định riêng).

Sơ bộ một vài đặc điểm riêng biệt của lưu thông trên từng loại đường:

1- Lưu thông trên đường 1 chiều:
Đặc điểm:
- tất cả phương tiện trên phần đường xe chạy đều di chuyển theo một hướng,
- không có làn xe cho chiều lưu thông ngược lại,
- không có vạch kẻ chia giữa 2 chiều xe ngược nhau.

Thực tế lưu thông:
- đôi khi thấy có phương tiện chạy ngược lại luồng xe lưu thông xuôi chiều.
Trường hợp này có thể xác định phương tiện đó phạm lỗi "đi ngược chiều", vì thông thường ở lối ra của đường một chiều thường được đặt biển 102 "cấm đi ngược chiều" và ở lối vào của đường một chiều được đặt biển 407a "đường một chiều".


2- Lưu thông trên đường 2 chiều:
Đặc điểm:
- hai luồng phương tiện di chuyển theo 2 hướng ngược nhau đều dùng chung mặt đường của phần đường xe chạy,
- dù rộng hay hẹp, toàn bộ mặt đường của phần đường xe chạy được dùng chung cho cả 2 chiều đi và về, không có giải phân cách cứng, không có vạch liền để ngăn tách hai chiều phương tiện di chuyển.

Thực tế lưu thông:
- vì đường 2 chiều là đường "dùng chung" cho phương tiện của cả 2 chiều di chuyển, trên mặt đường không có giải phân cách cũng như vạch liền, do vậy khi cần thì phương tiện được phép lưu thông trên vị trí bất kỳ của phần đường xe chạy, miễn là không vi phạm các nguyên tắc lưu thông cụ thể nào khác.

- Khi đi trên các đoạn đường không có giải phân cách hay vạch kẻ liền, các kụ OF chúng ta thường gặp xe tải, xe con đi hẳn sang nửa đường bên trái. Chỉ khi thấy phía trước có xe đi đến thì họ mới đánh lái sang phải, để cho xe ngược chiều chạy sang bên trái xe mình, phù hợp quy tắc "đi bên phải" (tức đi kiểu tay lái thuận) của giao thông tại VN.

- Gần tới giao cắt, nhiều phương tiện khôn lỏi, chạy sang nửa đường bên kia cắt mặt xe ngược chiều để rẽ trái, hoặc để chen ngang, vượt qua dòng xe chờ đèn đỏ phía trước để đi sớm hơn.

- Thường thấy có biển 102 "cấm đi ngược chiều" gắn ở đầu vạch tim đường (trên vạch đứt, vạch liền ngắn, hoặc trên đoạn giải phân cách ngắn), ngang vị trí vạch dừng xe, với ngụ ý cấm xe đi vào làn ngược chiều.

- Trước khi vào giao cắt cũng thường thấy có một đoạn giải phân cách cứng, dài khoảng 5-8m, nằm trên vạch tim đường, trên giải phân cách đó có biển 102 "cấm đi ngược chiều" gắn ở đầu giải phân cách, với ngụ ý cấm xe đi sang làn ngược chiều để vào giao cắt.
- Tất cả các biển 102 gắn trên đường 2 chiều đó đều không có biển chỉ dẫn 407a "đường một chiều" đặt ở "chiều đi ngược lại với chiều đặt biển", như được quy định tại QC41.


3- Lưu thông trên đường đôi:
Đặc điểm:
- Chiều xe đi và chiều xe về được ngăn tách bằng giải phân cách cứng hoặc bằng vạch kẻ liền.
- Vạch kẻ liền này có chức năng cấm phương tiện đè lên vạch, hoặc cấm phương tiện đè lên vạch để chuyển làn hay quay đầu.
- Theo quy định hiện hành, chưa thấy vạch kẻ liền này có chức năng cấm phương tiện lưu thông ở phía bên trái vạch.

Thực tế lưu thông:
- Đa số phương tiện tuân thủ đúng chiều đi của luồng xe của mình.
- Đôi khi có một vài xe lưu thông sát bên trái giải phân cách, ngược lại luồng xe lưu thông xuôi chiều trên làn đường bên trái của giải phân cách, của vạch kẻ liền.
- Thường thấy có biển 102 "cấm đi ngược chiều" gắn trên giải phân cách hoặc đầu vạch liền tại lối ra của các làn bên trái của giải phân cách, của vạch liền.
- Tất cả các biển 102 gắn trên đường đôi đều không có biển chỉ dẫn 407a "đường một chiều" đặt ở "chiều đi ngược lại với chiều đặt biển", như được quy định tại QC41.



----------------

Minh hoạ bằng hình vẽ


Hình #1: Lưu thông trên đường 1 chiều




Hình #2: Lưu thông trên đường 2 chiều




Hình #3: Lưu thông trên đường đôi




(Xin xem Tiếp 4...)
Phần này thì cụ nên tư duy lại.
- Ba loại đường "đường 1 chiều", "đường 2 chiều", "đường đôi" là ba "từ ngữ" được giải thích nêu trong "Điều 4. Giải thích từ ngữ". Điều 4 chỉ giải tích một số từ ngữ được dùng trong luật cần được giải thích, chứ không giải tích tất cả các từ ngữ. Nên hiểu đường bộ chỉ có 3 loại đường trên là không đúng. Ví dụ đường dùng cho cả hai chiều đi nhưng được phân biệt bằng vạch dọc đứt thì là loại đường gì?

- Đi trên "đường 2 chiều" (không có dải phân cách hoặc vạch dọc liền) thì dù rộng hay hẹp thì vẫn phải tuân thủ nguyên tắc đi bên phải theo chiều đi của mình (Điều 9). Đây là nguyên tắc có thể áp dụng khi không có cái vạch nào. Chứ không phải thích đi thế nào cũng được. Khi gặp xe ngược chiều thì làm theo "Điều 17. Tránh xe đi ngược chiều". Điều 9 và điều 17 không phải là một.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
(Tiếp 4)

Phần 3: Đặt biển 102 ở đường nào thì đúng luật?

Cá nhân nhà cháu thấy, để một biển báo được coi là đặt đúng luật, cần đáp ứng ít nhất hai tiêu chí sau:
1- biển báo đáp ứng các quy định chung (ví dụ: về kích thước, màu sắc, vị trí, tầm nhìn, chiều cao đặt biển, ...)
2- biển báo đáp ứng các quy định riêng, được ghi trong văn ban pháp luật hiện hành, áp dụng cho loại biển báo đó.

Ở Phần 3 này, nhà cháu chỉ đề cập đến tiêu chí thứ 2 nêu trên.
Theo tiêu chí này, một biển báo 102 được coi là đặt đúng luật phải đáp ứng đủ 4 yếu tố luật quy định cho biển.

Các kụ OF chúng ta đều nhận thấy, thời gian gần đây các cơ quan chức năng đã quan tâm, chú ý gắn thêm nhiều biển báo hiệu. Khi chạy xe trên đường, cá nhân nhà cháu gặp rất nhiều biển báo 102 "Cấm đi ngược chiều".
Ngoài mặt tích cực của các biển báo này, là kịp thời cảnh báo cho lái xe không đi vào làn của xe ngược chiều, nhà cháu còn thấy mặt hạn chế của các biển này.

Đó là, hiện tại, hầu hết các biển báo 102 "Cấm đi ngược chiều" có trên các tuyến đường bộ ở VN đều bị gắn sai quy định của QC41 hiện hành




----------------

Minh hoạ bằng hình vẽ:

Trên các hình vẽ có dự kiến 10 vị trí, ký hiệu A, B, ...I, K, nhằm xây dựng các phương án bố trí 4 yếu tố của việc gắn biển 102.
Nếu các kụ thử sắp xếp mỗi yếu tố vào một vị trí, sau đó phân tích, so sánh với quy định của QC41 (nêu tại Hình #A, Phần 1 ở trên) là có thể đánh giá phương án gắn biển 102 nào là đúng luật, phương án nào là sai luật.

Cá nhân nhà cháu sắp xếp được như sau:

Hình #4: Trên Đường 1 chiều: đáp ứng tất cả 4 yếu tố luật định đối với việc gắn biển 102 "Cấm đi ngược chiều".

Trên Hình #4 minh hoạ phương án gắn biển 102 đúng luật: biển được đặt tại lối ra của đường một chiều, có kèm biển 407a "đường một chiều" đặt tại lối vào của đường một chiều đó.





Hình #5: Trên Đường 2 chiều: không thể đáp ứng đầy đủ 4 yếu tố được quy định trong luật, không có vị trí phù hợp để đặt biển 407a "đường một chiều" ---> không thể gắn biển 102 đúng luật.






Hình #6: Trên Đường Đôi: không thể đáp ứng đầy đủ 4 yếu tố được quy định trong luật, không có vị trí phù hợp để đặt biển 407a "đường một chiều" ---> không thể đặt biển 102 đúng luật.




(Hết)
Một số chỗ không đúng do xuất phát từ tư duy chỉ có 3 loại đường được giải thích trong Điều 4
 

Kamelott

Xe tải
Biển số
OF-361338
Ngày cấp bằng
3/4/15
Số km
374
Động cơ
262,640 Mã lực
Có khi nào cụ sgb định làm cái đề tài TS ko ta :-w
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,690
Động cơ
630,615 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Có khi nào cụ sgb định làm cái đề tài TS ko ta :-w

Ấy chết, kụ nói nho nhỏ giúp.
Cái này là nhà cháu cóp từ thư viện trường đấy ợ.
Thấy nội dung hơi dài dòng, nhà cháu đang định cắt bớt, để các kụ dễ đọc.
 

toan1477

Xe điện
Biển số
OF-74659
Ngày cấp bằng
5/10/10
Số km
3,318
Động cơ
456,157 Mã lực
2- Lưu thông trên đường 2 chiều:
- Tất cả các biển 102 gắn trên đường 2 chiều đó đều không có biển chỉ dẫn 407a "đường một chiều" đặt ở "chiều đi ngược lại với chiều đặt biển", như được quy định tại QC41.


3- Lưu thông trên đường đôi:
- Tất cả các biển 102 gắn trên đường đôi đều không có biển chỉ dẫn 407a "đường một chiều" đặt ở "chiều đi ngược lại....
(Xin xem Tiếp 4...)
Từ 2 ý này suy ra biển 102 ko có hiệu lực hả cụ?
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,690
Động cơ
630,615 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Từ 2 ý này suy ra biển 102 ko có hiệu lực hả cụ?
Nhà cháu chưa biết có thể suy tiếp thế nào, kụ à.

Nhà cháu chỉ tạm thời ghi nhận sự việc như sau:

1- Luật quy định biển 102 nhằm cảnh báo đó là lối ra của đường một chiều, nên xe không được đi vào đường một chiều bằng lối đó, mà phải vòng lại, đi vào từ phía có biển 407a "đường một chiều".

2- Các bác nhà mình lại phăng ta zi, gán cho biển 102 cái chức năng cấm xe đi sang phía bên trái của vạch kẻ liền, của giải phân cách trên các đường không phải đường một chiều (vốn là chức năng luật định của vạch kẻ liền), theo kiểu "không nuôi chó, muốn bắt mèo ăn mứt".

3- Nếu các bác nhà mình bổ sung trong luật, quy định chức năng thứ hai cho vạch kẻ liền, cho giải phân cách là "cấm phương tiện lưu thông ở bên trái vạch liền, giải phân cách" như trong Công ước Viên quy định, thì không phải tốn tiền vô ích để gắn hàng trăm ngàn tấm biển 102 sai luật, chỉ để làm thay chức năng thứ 2 của vạch kẻ liền và giải phân cách.

4- Vì sử dụng sai chức năng của biển 102 cho mục đích khác, sai lâu ngày thành đúng, nên dẫn đến hiện tượng suy diễn luật, dùng cái sai đó làm cơ sở để suy diễn luật theo chiều hướng sai khác, cố gọt chân cho vừa giày. Trong khi đó, có cách làm đúng luật , hợp văn minh thế giới (nêu tại 3- ở trên) thì không ai chịu nhìn thấy để bổ sung.

sgb345sgb345
 
Chỉnh sửa cuối:

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,379
Động cơ
355,147 Mã lực
2- Các bác nhà mình lại phăng ta zi, gán cho biển 102 cái chức năng cấm xe đi sang phía bên trái của vạch kẻ liền, của giải phân cách trên các đường không phải đường một chiều (vốn là chức năng luật định của vạch kẻ liền), theo kiểu "không nuôi chó, muốn bắt mèo ăn mứt".
Cảm ơn pro.

Bức hình dưới đây được chụp ở Pari, thủ đô nước Pháp, nước có thứ tiếng được sử dụng trong CƯ Viên nguyên gốc ạ.

 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,690
Động cơ
630,615 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Kụ Toan1477:

Nhà cháu xin minh hoạ tiếp cho ý thứ 2- và 3- trong còm phía trên:

1- Công ước Viên quy định vạch kẻ liền kẻ giữa 2 làn ngược chiều có 2 chức năng, trong đó chức năng thứ ② là cấm phương tiện đi trên phía trái của vạch liền (đối với hệ thống giao thông đi bên phải như ở Vn, xem Hình #7 bên dưới).

Trong khi đó, trong luật Vn (cụ thể là QC41, xem Hình #8), chỉ quy định vạch liền kẻ giữa 2 chiều di chuyển ngược nhau chỉ có 1 chức năng cấm đè lên vạch, không hè có chức năng thứ 2 là "cấm đi trên phía trái của vạch liền". Điều này dẫn đến 4 hệ luỵ:

a- không có công cụ phù hợp để xử phạt các phương tiên lưu thông trên đường đôi mà có hành vi đi trên phía trái của vạch liền chia 2 làn ngược chiều nhau, đi trên phía trái của giải phân cách cứng.

b- phải suy diễn luật theo chiều hướng sai để tạo ra công cụ nhằm xử phạt hành vi nói trên.

c- vì phải suy diễn luật, nên suy diễn sai, dẫn tới phạt sai luật đối với các hành vi không bị luật cấm
(phạt sai luật đối với các phương tiện lưu thông đúng luật trên (các) làn đường nằm trên nửa bên trái của các đường hai chiều (là loại đường dùng chung cho cả hai chiều đi và chiều về, là loại đường không có vạch kẻ liền hay giải phân cách chia tách 2 chiều xe ngược nhau).

d- nhà nước thì phải tốn tiền lắp biển 102, sử dụng biển 102 sai luật để lấp lỗ hổng về luật liên quan đến vạch liền.
Còn trên OF thì tốn một cơ số rất lớn trâu bò cho các kụ OF mổ, khi tranh luạn vè chủ đề này.




-----------------------------
Trích luật:

Hình #7: CƯV 1968 về BB và THĐB quy định chức năng thứ ② của vạch liền kẻ giữa 2 chiều ngược nhau là "cấm phương tiện đi trên phía trái của vạch liền đó"








Hình #8: QC41 quy định Vạch liền kẻ giữa 2 chiều lưu thông ngược chiều chỉ có 1 chức năng "cấm đè lên vạch", mà không có chức năng thứ 2 là "cấm lưu thông trên phía trái của vạch liền đó".






.
 
Chỉnh sửa cuối:

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,379
Động cơ
355,147 Mã lực
2- Các bác nhà mình lại phăng ta zi, gán cho biển 102 cái chức năng cấm xe đi sang phía bên trái của vạch kẻ liền, của giải phân cách trên các đường không phải đường một chiều (vốn là chức năng luật định của vạch kẻ liền), theo kiểu "không nuôi chó, muốn bắt mèo ăn mứt".

.
Còn đây là một bức chụp từ Madrid.

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top