Hôm trước đọc bài này của bác
Anh_he và chưa có dịp trả lời, bây giờ mới trình bày 1 chút.
Việc thành lập EU, đúng là ban đầu chỉ dành cho những nước Tây Âu. Họ liên minh lại để tạo thành được 1 cực về kinh tế trên thế giới, vì mỗi nước đều chỉ là những nước nhỏ hoặc trung bình. Khởi đầu chỉ có Pháp, Tây Đức, Italy, và 3 nước Benelux, gọi là Cộng đồng Than Thép châu Âu (European Coal and Steel Community hay viết tắt là ECSC), sau lan ra các nước Tây Âu khác.
Nhưng đến sau khi LX sụp đổ, đã đặt ra vấn đề đưa các nước đông Âu vào, thì câu chuyện lại khác. Khi EU mở rộng về phía đông, các nước Đông Âu muốn vào EU vì hy vọng tiếp cận vốn, thị trường để phát triển, nhưng Tây Âu thì lại có ý đồ khác. Hiển nhiên họ không muốn có thêm một đối thủ cạnh tranh, ý đồ của Tây Âu đối với Đông Âu, và cả các nước Nam Âu kém phát triển, ví dụ Hy Lạp, đó là:
1) Triệt tiêu, vô hiệu hoá đi các ngành công nghiệp của các nước Đông Âu nhiều nhất có thể, đặc biệt là các ngành quan trọng (đóng tàu, giao thông vận tải, dược phẩm, etc.). Mất đi ngành này tức cũng là mất đi quyền lực, ảnh hưởng
2) Mở đường cho hàng hoá của họ vào chiếm thị trường, cái này dĩ nhiên liên quan đến cái 1) bên trên
3) Biến nền kinh tế các nước kia thành dạng nền kinh tế "bưng bê", và/hoặc thành thị trường vay nợ
Các kỹ thuật được EU thực hiện để đạt mục đích này có đầy đủ, từ các ngón võ tài chính, các biện pháp kỹ thuật (ví dụ đặt ra chuẩn này chuẩn nọ), cho đến cả các xảo thuật kinh doanh như mua để diệt, etc. Những cái này đều được che đậy dưới các mỹ từ, khẩu hiệu tươi đẹp như tự do cạnh tranh, chất lượng, etc.
Và thực tế thì Tây Âu đã thành công trên con đường đó, hầu hết các nước Đông Âu đều rơi vào trạng thái phi công nghiệp hoá gần hết, hiểu theo nghĩa hoặc là mất hoàn toàn hoặc tồn tại với cái vỏ hay thương hiệu cũ, nhưng ruột đã khác do các tập đoàn Tây Âu nắm, etc.
Phần lớn các nước Đông Âu EU đều "nghèo" đi, hiểu theo nghĩa chất lượng sống xuống đi, nhưng nhìn vào con số danh nghĩa (GDP, GDP trên đầu người) thì lại có vẻ cao hơn. Cái này tôi không chỉ nhìn qua sách vở, mà còn được thấy thực tế.
Chỉ có 2 nước phần nào (chỉ phần nào) thoát ra được, đó là Ba Lan và Sec. Ba Lan dùng chủ nghĩa dân tộc, còn Sec dùng chủ nghĩa "nghi ngờ châu Âu" để kháng cự lại sức ép của EU (thực chất là Tây Âu), gần đây nhất là xung đột về pháp lý khi Ba Lan đặt luật của mình trên EU và bị phản đối, Ba Lan đã gọi đây là cuộc thế chiến nữa của Ba Lan, trước khi bị vấn đề Ukraine làm mờ đi (nhưng chắc chắn EU không bỏ qua chuyện này).
Ba Lan và Séc là 2 nước Đông Âu tốt nhất giữ được nền kinh tế của mình, chất lượng cuộc sống của dân mình đủ tốt. Ba Lan cũng sử dụng biện pháp liên kết với Mỹ, để tăng vị thế cho mình, giảm sức ép của EU, nhất là của Đức với mình, và từ đó đòi quyền lợi.
Bài học lịch sử cho Ba Lan nhận thức rằng, một EU với Pháp, Đức trụ cột như hiện nay, lại còn có quan hệ tốt với Nga, là 1 điều đe doạ đối với họ, suy nghĩ này của Ba Lan trùng với Mỹ, vì thế đã tạo ra một liên minh tự nhiên không chính thức, khi Ba Lan trở thành tay trong của Mỹ trong EU (giống Anh), còn Mỹ cung cấp cho Ba Lan hậu thuẫn chính trị. Định hướng chính trị của Ba Lan, luôn là tạo ra xung đột, mâu thuẫn giữa Nga và EU, hoàn toàn phù hợp với lợi ích của Mỹ, Anh. Ba Lan cũng luôn cất cao giọng gây mâu thuẫn, khiêu khích bài Nga, ví dụ thủ tướng, phó thủ tướng của họ nói đến việc không trình diễn văn hoá Nga nơi công cộng, thế giới Nga là nguy hiểm cho châu Âu, etc.
Ba nước Baltics cũng hoà giọng theo Ba Lan, vì 3 nước này nhỏ bé, trong EU chỉ đáng được gọi là "viễn đông của EU", nếu quan hệ giữa Nga, EU mà hoà hợp, hữu hảo thì vai trò của 3 nước này trong EU sẽ nhỏ bé, trái lại nếu quan hệ giữa EU và Nga mà căng thẳng, thì họ sẽ là bước tường bảo vệ EU, vị thế của họ trở nên quan trọng trong EU.
Như vậy, có thể thấy vì sao mà 4 nước này lại luôn cao giọng chống Nga, nhưng họ sẽ không bao giờ muốn có chiến tranh nóng thực sự giữa Nga, EU, NATO, vì họ sẽ là kẻ chết trước, không cần biết kết quả chiến cục sau này thế nào
Vậy Ukraine thì sao? Chính Ukraine muốn vào EU, NATO và đi theo con đường này của Ba Lan đấy. Đặc biệt, Ukraine còn lợi hơn Ba Lan nhiều, do có đường biên giới rất dài với Nga, với các vị trí chiến lược như Crimea và Odessa, rất lý tưởng cho Mỹ, NATO đặt căn cứ hải quân ở đó phong toả Nga, có đường ống khí đốt của Nga qua EU. Chính quyền Ukraine định dựa vào những thứ đó để kiếm tiền từ Nga, EU, và dựa vào việc bài Nga để tạo vị thế chính trị cho mình trong EU.
Điều này giải thích vì sao có sự khác biệt nhất định giữa Mỹ, Anh và Pháp, Đức. Tại sao có chuyện báo Mỹ WSJ tiết lộ việc Đức đã từng thuyết phục Ukraine từ bỏ ý đồ vào NATO để có hoà bình, tại sao có chuyện Pháp Đức từng thuyết phục Ukraine thực thi hiệp định Minsk. Vì với EU, quyền lợi của họ ở Ukraine trước tiên là kinh tế, chủ yếu là đường ống khí đốt và đặc biệt là nguồn tài nguyên to lớn của Ukraine. Thái độ của EU kéo Ukraine vào phía họ, giống như là thái độ của họ đối với Đông Âu ấy, đó là để móc, khai thác Ukraine, và biến Ukraine thành con nợ, chứ không phải làm giàu cho Ukraine, vì thế nên họ đã không hề có ý định cứu công nghiệp Ukraine kể từ 2014, như Ukraine từng hy vọng (Ukraine đã mời gọi Airbus, Boeing cứu Antonov của mình, và những ngành khác).
Trái lại, quyền lợi của Mỹ, Anh chủ yếu là an ninh và chính trị, họ muốn đặt căn cứ quân sự ở Ukraine. Ở topic kia, khi nói về thời sự, đã có link của báo Ukraine, nói về việc Anh đã đạt thoả thuận với Ukraine về việc đóng 1 căn cứ hải quân ở Odessa. Nếu Ukraine đi theo hướng trung lập như Nga đề xuất, hay thực thi hiệp định Minsk trước đó thì EU có thể chấp nhận, nhưng Mỹ Anh thì không chấp nhận, vì họ chẳng được gì cả.
Bây giờ thì Mỹ có thể miễn cưỡng chấp nhận Ukraine trung lập, nếu cần, như ngoại trưởng Mỹ Blinken đã nói, lý do vì họ đã đạt được lợi ích khác qua xung đột Ukraine, đó là khống chế chặt hơn EU qua con bài cung cấp năng lượng (dù chỉ 1 phần) và vũ khí, buộc EU gắn chặt hơn vào NATO, và còn lôi kéo được cả Phần Lan, Thuỵ Điển nữa. Nhưng với Anh thì họ vẫn chưa được gì cả, nếu Ukraine trung lập, cuộc chiến ngừng lại, thì Anh ra về treo miệng và trắng tay, sau bao nhiêu vốn liếng chính trị, kinh tế, quân sự đổ vào Ukraine, điều này giải thích vì sao ANh hăng hái nhất, diều hâu nhất, thậm chí còn đi trước cả Mỹ (như phía Nga nói)
Đây là 1 bức tranh chung về EU, Đông Âu, về toan tính của các bên đối với Ukraine, trừ Nga. Ý định của Nga, sẽ viết sau nếu có dịp