[Funland] Tổng hợp tất cả mọi vấn đề liên quan về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID - 19 - Phần 5

khói_lửa

Xe buýt
Biển số
OF-417977
Ngày cấp bằng
21/4/16
Số km
854
Động cơ
229,421 Mã lực
Tuổi
64


Cũng theo vị đại diện của Nanogen, việc cấp phép khẩn cấp vắc xin là vấn đề của quốc gia, đơn vị chuyên môn sẽ không thể quyết định. Sau khi cân nhắc lợi ích quốc gia và rủi ro nguy cơ dịch bệnh, Thủ tướng sẽ quyết định.
vậy là..trình của thủ tướng về hiểu biết vắc xin cô vít cao hơn cả hội đồng thẩm định chuyên môn ngành y tế à cụ..ngộ ha ????
 

pham minh

Xe container
Biển số
OF-84932
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,822
Động cơ
446,732 Mã lực
Nơi ở
690 lạc long quân
Ngôn ngữ không phù hợp
Điểm cảnh cáo (Hết hạn 3/7/21)
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

ok.

Xe tăng
Biển số
OF-396393
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
1,319
Động cơ
247,627 Mã lực
Tuổi
34
Các con số vẫn có thể suy luận được (không nói là kết luận), miễn là tìm đúng con số cần tìm, chứ không tìm cách pha loãng rồi bỏ không đi điều tra nữa.

Ví dụ thu hẹp lại diện nghi vấn lại, không so với trung bình cả nước nữa, mà chỉ tính những người 60 tuổi trở xuống, và chỉ tính triệu chứng phát sinh trong vòng 2 ngày thôi?

Ví dụ ca giáo viên hôm qua, cụ nào cho xác suất 1 người 26 tuổi không bệnh nền chết trong vòng 2 ngày là bao nhiêu?

Nếu không có ngoại lực hoặc yếu tố bên ngoài khác tác động thì xác suất là -39000% (âm ba vạn chín trăm ngàn phần trăm) bác ạ!
 

Chembao

Xe container
Biển số
OF-750775
Ngày cấp bằng
22/11/20
Số km
7,991
Động cơ
260 Mã lực
Vac xin phải được WHO công nhận thì mới được cấp phép sử dụng đại trà, mạng người là quan trọng nên ko dám làm ẩu đâu =P~
 

Drop shot

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-528372
Ngày cấp bằng
24/8/17
Số km
1,354
Động cơ
185,899 Mã lực
Lại tiêm văcxin bằng nghị quết hay niềm tin chiến lược như một số lần trước à :))...
Cho e hỏi thật chứ cụ nào sẽ chấp nhận tiêm nếu a thủ đồng ý?!
Mấy cụ hô hào trong này thôi, làm chuột bạch để yêu nước lấy 4 lít uống bia hơi cho đỡ vã
 

ultra

Xe buýt
Biển số
OF-150379
Ngày cấp bằng
25/7/12
Số km
647
Động cơ
363,049 Mã lực
Em em tiêm mấy hôm trước, sốt + đau nhức mất gần 2 ngày, nắng nóng còn nằm đắp chăn (tiêm chiều thứ 5 đến thứ 7 hết), đợt này em thỉnh thoảng xem video bác sỹ Winn Tran thấy nhắc tới con số 70% số người tiêm không có phản ứng phụ.
Đắp chăn là cụ sốt khá cao, sao ko uống thuốc giảm sốt hả cụ?
 

Sơn thật thà

Xe buýt
Biển số
OF-754289
Ngày cấp bằng
25/12/20
Số km
851
Động cơ
58,874 Mã lực
Nơi ở
Mộc Châu
Chưa thử nghiệm xong thì bố ông nào dám ký. Cv như đùa, tính mạng hàng trăm triệu cin người chứ đùa à?
 

Thanhrosa

Xe buýt
Biển số
OF-761523
Ngày cấp bằng
1/3/21
Số km
569
Động cơ
71,684 Mã lực
Quảng Ninh đc phân bổ 230.000 liều Sinopharm.
Ôi chà. Trong khi người cuồng Pfizer hô hào thà chết không tiêm thì vaccine Trung Quốc đã đến toàn địa chỉ cần đến. Fan anh Tàu béo cứ thế lẳng lặng mà làm. Ghê quá. 200 nghìn suất này nhoắng cái là hết thôi. Tiêm sớm còn qua bển làm ăn
 

qbtokyo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-323226
Ngày cấp bằng
11/6/14
Số km
2,476
Động cơ
40,535 Mã lực
Website
ltf.com.vn
Em thấy hơi khác thường, sao ko xin Bộ Y tế mà lại xin TT cấp phép? Nếu chưa ổn mà ông kia gật bừa phát thì toàn dân thành chuột bạch còn gì :)

Sao mà bộ Y tế cho được cụ ơi? Bộ Y tế còn đang nói việc xin cấp phép như vậy là vội vàng kia kìa.

VNPC đang vừa mới chốt đc hợp đồng. Bây h có ông Nanocovax này mà chạy thì ăn cám cả lũ à :))
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
16,669
Động cơ
595,641 Mã lực
Em thấy hơi khác thường, sao ko xin Bộ Y tế mà lại xin TT cấp phép? Nếu chưa ổn mà ông kia gật bừa phát thì toàn dân thành chuột bạch còn gì :)

Tình hình khẩn cấp phải có biện pháp khẩn cấp chứ. Bên Nga ông Putin đã gật phát đối với sputnik V trước đây thôi.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
16,042
Động cơ
607,582 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Ôi chà. Trong khi người cuồng Pfizer hô hào thà chết không tiêm thì vaccine Trung Quốc đã đến toàn địa chỉ cần đến. Fan anh Tàu béo cứ thế lẳng lặng mà làm. Ghê quá. 200 nghìn suất này nhoắng cái là hết thôi. Tiêm sớm còn qua bển làm ăn
Fan fiec gì, tỉnh này dư sức mua vắc xin tiêm cho toàn bộ công dân nhưng không phải mọi ý định đều đạt đc.
 

Thanhrosa

Xe buýt
Biển số
OF-761523
Ngày cấp bằng
1/3/21
Số km
569
Động cơ
71,684 Mã lực
Fan fiec gì, tỉnh này dư sức mua vắc xin tiêm cho toàn bộ công dân nhưng không phải mọi ý định đều đạt đc.
Vâng thế cụ chờ xem số vaccine này có bay hết không nhé. Nhớ là người dân ở đây họ được chọn loại vắc xin mình thích chứ chả ai ép được cả
 

Huan Tran

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-496932
Ngày cấp bằng
12/3/17
Số km
1,216
Động cơ
200,741 Mã lực
Ngoài ra đối với những trường hợp không may mắn tử vong hay tàn tật do vaccine, nhà nước sẽ bồi thường £120,000 (khoảng 4 năm lương trung bình). Gia đình người bị hại còn có thể kiện chính phủ để đòi mức đền bù cao hơn, rất nhiều văn phòng luật nhận làm miễn phí các vụ kiện kiểu này (họ ứng trước chi phí theo kiện và chỉ nhận % tiền bồi thường nếu thắng kiện)
VN mà làm thế này thì 95% dân số nô nức đi tiêm :)
 

poiuy

Xe cút kít
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
19,272
Động cơ
596,405 Mã lực
Tại sao thử nghiệm GĐ 3 lại chỉ có 1000 người? Do thiếu tình nguyện viên? Do thiếu vx? Do BYT chỉ cho phép vậy? Hay do thiếu gì?
 

vephiadong

Xe điện
Biển số
OF-377399
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
2,101
Động cơ
266,800 Mã lực

𝐓𝐇𝐎̂𝐍𝐆 𝐓𝐈𝐍
𝐕𝐞̂̀ 𝐜𝐡𝐢́𝐜𝐡 𝐧𝐠𝐮̛̀𝐚 𝐂𝐎𝐕𝐈𝐃-𝟏𝟗 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐯𝐚̆́𝐜-𝐱𝐢𝐧 𝐦𝐑𝐍𝐀 𝐜𝐮̉𝐚 𝐁𝐢𝐨𝐍𝐓𝐞𝐜𝐡/𝐏𝐟𝐢𝐳𝐞𝐫 𝐯𝐚̀ 𝐌𝐨𝐝𝐞𝐫𝐧𝐚
Thông tin chính thống về vaccine mRNA từ Viện Robert Koch-Institut nổi tiếng ở Berlin.
Tôi thấy hữu ích và muốn chia sẻ với các bạn. Thông tin này được dịch ra tiếng Việt và đăng trên Website của viện. Tôi để đường link dưới comment.

COVID-19 là gì?
Coronaviruses đã được biết đến trong nhiều thập kỷ. Vào thời điểm cuối 2019/ đầu 2020, một loại coronavirus chủng mới, SARS-Coronavirus-2 (SARS-CoV-2), là tác nhân gây bệnh COVID-19 (Bệnh Vi-rút Corona 2019), lan truyền trên toàn thế giới.
Các triệu chứng thường gặp của COVID-19 là ho khan, sốt, thở dốc, cũng như tạm thời mất khứu giác và vị giác. Cảm giác ốm yếu toàn thân kèm theo đau đầu và nhức mỏi chân tay, đau họng, và nghẹt mũi cũng đã được ghi nhận. Đôi khi bệnh nhân cho biết là gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa, viêm kết mạc, và sưng hạch bạch huyết. Hậu quả là có thể gây tổn thương các dây thần kinh hoặc hệ tim mạch cũng như các trường hợp mắc bệnh dai dẳng. Mặc dù căn bệnh này thường ở mức độ nhẹ và đa số các bệnh nhân đều bình phục hoàn toàn, các trường hợp mắc bệnh nặng, chẳng hạn như bệnh viêm phổi, cũng xảy ra và có thể dẫn đến tử vong.
Ngoài việc tránh nhiễm bệnh bằng cách tuân thủ các quy định AHA + A + L (duy trì giãn cách tiếp xúc, tuân thủ quy định vệ sinh, đeo khẩu trang trong các sinh hoạt hàng ngày, tải xuống ứng dụng cảnh báo corona, thông gió hoặc thông hơi thường xuyên), vắc-xin là phương pháp ngừa bệnh hiệu quả nhất hiện có.
Sử dụng loại vắc-xin nào?
Một số loại vắc-xin ngừa COVID-19 được phê chuẩn và có tác dụng ngừa COVID-19 cá nhân và ứng phó với đại dịch như nhau. Các loại vắc-xin COVID-19 mRNA đề cập trong tài liệu này (BioNTech/Pfizer's Comirnaty® và Moderna's COVID-19 Vaccine Moderna®) là các loại vắc-xin gốc gen di truyền được bào chế theo cùng một dạng công nghệ mới. Các vắc-xin mRNA khác hiện đang được kiểm nghiệm, tuy nhiên vẫn chưa được phê chuẩn.
mRNA (messenger RNA hay ribonucleic acid) là "dấu ấn" cho mỗi loại protein trong cơ thể và không nên nhầm lẫn với thông tin di truyền của con người - DNA. "Dấu ấn" cho một đơn chất của vi-rút (gọi là protein gai) có trong vắc-xin mRNA ngừa COVID-19. Các vắc-xin mRNA ngừa COVID-19 không có vi-rút vắc-xin có thể nhân bội, có nghĩa là người được chích ngừa không thể làm lây vi-rút trong vắc-xin sang người khác.
mRNA trong vắc-xin không được tích hợp vào gen của người sau khi chích ngừa, mà được "đọc" trong các tế bào (chủ yếu là sau khi xâm nhập vào các tế bào (chủ yếu là vào các tế bào cơ bắp ở nơi chích ngừa và trong một số tế bào miễn dịch nhất định), sau đó các tế bào này tự tạo ra protein gai. Các protein gai do cơ thể của người đã chích ngừa tạo ra được hệ miễn dịch nhận biết là các protein lạ; do đó, các kháng thể và tế bào miễn dịch được tạo ra để chống lại protein gai của vi-rút đó. Quá trình này tạo ra phản ứng miễn dịch tự vệ.
mRNA trong vắc-xin bị phân rã trong cơ thể sau vài ngày. Khi đó, protein của vi-rút (protein gai) không còn được tạo ra nữa.
Vắc-xin này được sử dụng như thế nào?
Vắc-xin được chích vào bắp thịt ở vùng cánh tay phía trên. Vắc-xin phải được dùng hai lần. Để vắc-xin ngừa bệnh thỏa đáng, Ủy Ban Thường Trực về Chủng Ngừa tại Robert Koch Institute (STIKO) khuyến cáo liều chích ngừa thứ 1 và thứ 2 nên cách nhau 6 tuần. Hiện tại, liều chích thứ 2 phải sử dụng cùng một loại vắc-xin của cùng một hãng sản xuất như liều thứ 1. Ngoại lệ là những người dưới 60 tuổi đã được chích ngừa liều thứ 1 bằng Vaxzevria® của AstraZeneca. Đối với những người đó, STIKO hiện khuyến cáo chích ngừa liều thứ 2 bằng vắc-xin mRNA (Comirnaty® hoặc COVID-19 Vaccine Moderna®) 9 tới 12 tuần sau lần chích ngừa thứ 1. Sở dĩ có khuyến cáo này là vì tình trạng máu đóng cục hiếm khi xảy ra huyết khối), đôi khi với tình trạng giảm tiểu cầu (giảm lượng tiểu cầu), chủ yếu ở những người dưới 60 tuổi sau khi chích ngừa bằng Vaxzevria®. Vì không có kết luận nghiên cứu về đợt chích ngừa này (lần chích ngừa thứ 1 bằng Vaxzevria® sau đó lần chích ngừa thứ 2 bằng Comirnaty® hoặc COVID-19 Vaccine Moderna®), khuyến cáo này của STIKO được đưa ra dựa trên các kết luận nghiên cứu khoa học tổng quát về vắc-xin. Coi như là các ảnh hưởng và phản ứng phụ sẽ là tương đương với những gì trình bày ở dưới.
Vắc-xin này có tác dụng như thế nào?
Các loại vắc-xin COVID-19 mRNA hiện tại có công hiệu tương đương cũng như các phản ứng và biến chứng có thể xảy ra liên quan đến vắc-xin.
Theo những gì hiện đã biết, các vắc-xin COVID-19 mRNA có mức công hiệu cao khoảng 95%. Dữ liệu nghiên cứu hiện tại cho thấy xác suất mắc COVID-19 là thấp hơn khoảng 95% ở những người được chích ngừa COVID-19 hoàn toàn so với những người không chích ngừa. Công hiệu ngừa bệnh COVID-19 nặng (chẳng hạn như nằm viện) là khoảng 85%. Điều này có nghĩa là nếu một người được chích ngừa vắc-xin COVID-19 tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, nhiều khả năng là họ sẽ không bị bệnh. Tuy nhiên hiện vẫn chưa biết vắc-xin có tác dụng ngừa bệnh trong bao lâu.
Ngay cả khi đã chích ngừa, quý vị vẫn cần tiếp tục tuân thủ các quy chế AHA + A + L để bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Lý do là sau khi chích ngừa quý vị chưa thể ngừa bệnh được ngay và không phải tất cả những người đã chích ngừa đều được bảo vệ. Ngoài ra, hiện vẫn chưa thể nói chắc chắn là những người đã được chích ngừa có thể làm lây lan vi-rút (SARS-CoV-2) hay không.
Vắc-xin ngừa COVID-19 đặc biệt có lợi cho ai?
Các vắc-xin COVID-19-mRNA được phê chuẩn cho sử dụng ở những người từ 16 tuổi trở lên accines are approved for persons 16 years and older (Comirnaty®) hoặc 18 tuổi trở lên (COVID-19 Vaccine Moderna®). Cho tới chừng nào chưa có đủ số lượng vắc-xin để ngừa bệnh cho tất cả mọi người, những người đặc biệt rất dễ có nguy cơ mắc COVID-19 nặng hoặc tử vong (chẳng hạn như người cao niên), những người rất dễ nhiễm SARS-CoV-2 do nghề nghiệp phải tiếp xúc với nguồn bệnh hoặc những người tiếp xúc với người đặc biệt dễ bị nhiễm COVID-19 do tính chất nghề nghiệp.
Ai không nên chủng ngừa?
Trẻ em và thiếu niên tới tối đa 16 tuổi không nên chủng ngừa vì vắc-xin này hiện chưa được phê chuẩn cho nhóm tuổi này.
Những người mắc bệnh cấp tính kèm theo triệu chứng sốt (trên 38.5°C hoặc cao hơn) chỉ nên chích ngừa sau khi đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, không nên hoãn chích ngừa nếu chỉ bị cảm lạnh thông thường hoặc có mức thân nhiệt hơi cao (dưới 38.5°C). Những người nhạy cảm với một chất thành phần trong vắc-xin không nên chích ngừa - trước khi chích ngừa, vui lòng cho y bác sĩ chích ngừa biết nếu quý vị có các chứng dị ứng. Bất kỳ ai từng gặp phản ứng dị ứng tức thời (sốc phản vệ) sau khi chích liều thứ 1 không nên chích liều thứ 2.
Những người không có hệ miễn dịch bị suy yếu, là những người coronavirus cho thấy là rất dễ mắc, có thể chích ngừa theo nguyên tắc 6 tháng sau khi khỏi bệnh hoặc sau khi được chẩn đoán mắc bệnh, và sau đó chỉ nên chích một liều vắc-xin. Ngay cả trong các trường hợp đã hơn 6 tháng kể từ khi chẩn đoán, một liều vắc-xin là đủ. Hiện không thể nói khi nào cần chích ngừa lần thứ 2 ở những người này trong tương lai. Với những người có tình trạng nhiễm coronavirus chủng mới có bằng chứng đáng tin cậy sau lần chích ngừa thứ 1, khuyến cáo của STIKO là nên chích ngừa lần thứ 2 theo nguyên tắc 6 tháng sau khi khỏi bệnh hoặc có kết quả chẩn đoán. Không có bằng chứng cho thấy việc chích ngừa gây rủi ro nếu trước đây quý vị từng mắc bệnh. Do đó, không cần phải loại bỏ khả năng này vì lý do y tế trước khi chích ngừa.
Hiện chưa có đủ trải nghiệm về việc sử dụng các vắc xin COVID-19 mRNA trong thời gian mang thai. STIKO hiện không khuyến cáo chủng ngừa trong thời gian mang thai - bất kể loại vắc-xin COVID-19 nào. Tuy nhiên, trong các trường hợp riêng lẻ, các phụ nữ đang mang thai có thể được chích ngừa bắt đầu vào thai kỳ ba tháng thứ 2 của thai kỳ bằng vắc-xin mRNA (Comirnaty® hoặc COVID-19 Vaccine Moderna®) sau khi đánh giá rủi ro-lợi ích và thông tin chi tiết. Việc đánh giá rủi ro-lợi ích nên lưu ý tới các điều kiện tồn tại từ trước, rất dễ có nguy cơ gây bệnh COVID-19 nặng hoặc các tình huống trong cuộc sống rất dễ có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2.
STIKO cho rằng việc chích ngừa cho người mẹ trong thời gian cho con bú sữa mẹ rất nhiều khả năng sẽ không gây rủi ro cho em bé sơ sinh bú sữa mẹ.
Tôi nên làm gì trước và sau khi chích ngừa?
Nếu quý vị từng bị choáng ngất sau lần chích ngừa trước đây hoặc lần tiêm khác hay thường bị dị ứng ngay, vui lòng cho y bác sĩ chích ngừa biết. Khi đó, họ có thể theo dõi quý vị trong một khoảng thời gian dài sau khi chích ngừa.
Sau khi chích ngừa, nên chờ ít nhất 14 ngày rồi mới chích ngừa các loại vắc-xin khác.
Trước khi chích ngừa, vui lòng cho bác sĩ biết nếu quý vị có chứng bệnh về đông máu hay đang dùng thuốc chống đông máu. Bạn Quý vị có thể chích ngừa với các biện pháp đề phòng đơn giản. Những người có hệ miễn dịch suy yếu có thể chích ngừa vắc-xin. Tuy nhiên, việc chích ngừa có thể không hiệu quả ở những người đó. Trước khi chích ngừa, cũng nên cho bác sĩ biết nếu quý vị có các chứng dị ứng hay từng có phản ứng dị ứng sau khi chích ngừa. Bác sĩ sẽ giải thích rõ cho quý vị là có nên chích ngừa hay không.
Quý vị không cần phải nghỉ ngơi sau khi chích ngừa. Trong trường hợp bị đau hoặc sốt sau khi chích ngừa (xem "Có thể gặp những phản ứng vắc-xin nào sau khi chích ngừa?"), quý vị có thể dùng thuốc giảm đau/thuốc hạ sốt. Quý vị có thể hỏi ý kiến bác sĩ gia đình của quý vị về việc này.
Những phản ứng nào có thể xảy ra sau khi chích ngừa bằng vắc-xin này?
Sau khi chích ngừa các vắc-xin mRNA, các phản ứng cục bộ và toàn thân có thể xảy ra do phản ứng tương tác của cơ thể với vắc-xin. Các phản ứng này thường hay xảy ra nhất trong vòng 2 ngày sau khi chích ngừa và hiếm khi kéo dài hơn 1-2 ngày.
Comirnaty®: Các phản ứng thường được ghi nhận nhất đối với vắc-xin này trong các cuộc nghiên cứu phê chuẩn là đau ở nơi chích vắc-xin (hơn 80%), mệt mỏi (hơn 60%), đau đầu (hơn 50%), đau cơ và run rẩy (hơn 30%), đau khớp (hơn 20%), cũng như sốt và sưng ở nơi chích vắc-xin (hơn 10%). Triệu chứng buồn nôn và đỏ ửng quanh vùng chích vắc-xin xảy ra thường xuyên (từ 1% đến 10%). Sưng hạch bạch huyết, mất ngủ, đau nơi cánh tay chích ngừa, mệt mỏi, ngứa ở nơi chích vắc-xin, và các phản ứng quá mẫn (chẳng hạn như nổi mẩn và ngứa khắp người) đôi khi xảy ra (từ 0,.1 đến 1%). Kể từ khi bắt đầu việc chích ngừa, tiêu chảy cũng đã được ghi nhận rất thường xuyên (ở 10% hoặc hơn) và triệu chứng ói mửa được ghi nhận thường xuyên (từ 1% đến 10%).
COVID-19 Vaccine Moderna®: Các phản ứng thường được ghi nhận nhiều nhất đối với vắc-xin này các cuộc nghiên cứu phê chuẩn là đau ở nơi chích vắc-xin (hơn 90%), mệt mỏi (70%), đau đầu và đau cơ (hơn 60%), đau khớp và run rẩy (hơn 40%), buồn nôn hoặc ói mửa (hơn 20%), sưng các hạch bạch huyết trong nách, sốt, sưng và đỏ ửng ở nơi chích vắc-xin (hơn 10%). Triệu chứng nổi mẩn thông thường cũng như nổi mày đay, đỏ ửng, hoặc nổi mẩn ở nơi chích vắc-xin thường xuyên (từ 1% đến 10%) được ghi nhận. Thi thoảng (từ 0.1% đến 1%) có tình trạng ngứa ở vùng chích vắc-xin.
Ở người cao niên, đa số các phản ứng được thấy là ít gặp hơn ở những người trẻ hơn. Các phản ứng sau khi chích ngừa đa số được ghi nhận ở mức độ nhẹ hoặc vừa phải và thường hay gặp hơn sau lần chích ngừa thứ hai.
Có thể gặp các biến chứng nào do vắc-xin?
Các biến chứng liên quan đến vắc-xin là do gặp các hệ quả vượt quá mức độ bình thường của phản ứng với vắc-xin, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình trạng sức khỏe của người chích ngừa.
Trong các cuộc thử nghiệm điều trị kéo dài trước khi phê chuẩn, các trường hợp liệt mặt cấp tính được thấy là hiếm gặp (từ 0,.1% đến 0,.01%) sau khi chích ngừa bằng vắc-xin mRNA (Comirnaty®: 4 trường hợp sau khi chích vắc-xin; COVID-19 Vaccine Moderna®: 3 trường hợp sau khi chích vắc-xin và 1 trường hợp trong nhóm đối chứng). Trong tất cả các trường hợp, tình trạng liệt cơ mặt đã đỡ sau vài tuần. Các tình trạng liệt mặt như vậy có thể có nguyên nhân liên quan đến việc chích ngừa.
Các phản ứng dị ứng, chẳng hạn như nổi mày đay hoặc sưng mặt hiếm khi xảy ra sau khi chích Comirnaty® (từ 0,.01% đến 0,.1%). Trong các trường hợp hiếm gặp (từ 0,.1% đến 0,.01%), các phản ứng quá mẫn (2 trường hợp sưng mặt) đã được ghi nhận sau khi chích COVID-19 Vaccine Moderna®.
Kể từ khi bắt đầu sử dụng vắc-xin này, các phản ứng quá mẫn (phản ứng ngay tức thời) đã được ghi nhận trong các trường hợp rất hiếm gặp. Các trường hợp này xảy ra ngay sau khi dùng vắc-xin và cần phải điều trị.
Tính đến nay, hàng triệu liều vắc-xin mRNA-COVID-19 đã được sử dụng ở Đức. Các phản ứng bất lợi từng được báo cáo cho Paul Ehrlich Institute sau khi chích ngừa bằng vắc-xin mRNA chủ yếu là các phản ứng cục bộ và phản ứng toàn thân tạm thời.. Các phản ứng sốc phản vệ (các phản ứng dị ứng tức thời) được ghi nhận là rất hiếm gặp sau khi chích hai loại vắc-xin mRNA.
Cũng như tất cả các loại vắc-xin khác, trong các trường hợp hiếm gặp không thể loại trừ phản ứng dị ứng tức thời, tới mức tối đa và bao gồm cả sốc hoặc các biến chứng khác chưa từng biết.
Nếu xuất hiện các triệu chứng sau khi chích ngừa, vượt quá mức độ phản ứng cục bộ và toàn thân thường nhanh chóng biến mất như đề cập ở trên, bác sĩ gia đình của quý vị thường có thể tư vấn cho quý vị. Trong trường hợp nghiêm trọng, vui lòng tìm nơi chữa trị ngay.
𝐴̂́𝑛 𝑏𝑎̉𝑛 1 𝑃ℎ𝑖𝑒̂𝑛 𝑏𝑎̉𝑛 006 (𝑡𝑖́𝑛ℎ đ𝑒̂́𝑛 𝑛𝑔𝑎̀𝑦 12 𝑡ℎ𝑎́𝑛𝑔 𝑁𝑎̆𝑚, 2021)
𝑇𝑜̛̀ 𝑡ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑡𝑖𝑛 𝑛𝑎̀𝑦 𝑑𝑜 𝐷𝑒𝑢𝑡𝑠𝑐ℎ𝑒𝑠 𝐺𝑟𝑢̈𝑛𝑒𝑠 𝐾𝑟𝑒𝑢𝑧 𝑒.𝑉., 𝑀𝑎𝑟𝑏𝑢𝑟𝑔 𝑏𝑖𝑒̂𝑛 𝑠𝑜𝑎̣𝑛 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑠𝑢̛̣ ℎ𝑜̛̣𝑝 𝑡𝑎́𝑐 𝑐𝑢̉𝑎 𝑅𝑜𝑏𝑒𝑟𝑡 𝐾𝑜𝑐ℎ 𝐼𝑛𝑠𝑡𝑖𝑡𝑢𝑡𝑒, 𝐵𝑒𝑟𝑙𝑖𝑛 𝑣𝑎̀ đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑏𝑎̉𝑜 𝑣𝑒̣̂ 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑏𝑎̉𝑛 𝑞𝑢𝑦𝑒̂̀𝑛. 𝐶ℎ𝑖̉ đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑝ℎ𝑒́𝑝 𝑡𝑎́𝑖 𝑏𝑎̉𝑛 𝑣𝑎̀ 𝑐ℎ𝑢𝑦𝑒̂̉𝑛 𝑠𝑎𝑛𝑔 𝑠𝑢̛̉ 𝑑𝑢̣𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑜 𝑚𝑢̣𝑐 đ𝑖́𝑐ℎ 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑙𝑖𝑒̂𝑛 𝑞𝑢𝑎𝑛 đ𝑒̂́𝑛 𝑡ℎ𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 𝑚𝑎̣𝑖 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑝ℎ𝑎̣𝑚 𝑣𝑖 𝑚𝑢̣𝑐 đ𝑖́𝑐ℎ 𝑠𝑢̛̉ 𝑑𝑢̣𝑛𝑔. 𝑁𝑔ℎ𝑖𝑒̂𝑚 𝑐𝑎̂́𝑚 𝑠𝑢̛̉𝑎 đ𝑜̂̉𝑖 ℎ𝑜𝑎̣̆𝑐 𝑐ℎ𝑖̉𝑛ℎ 𝑠𝑢̛̉𝑎.
 

Poison Dart

Xe tải
Biển số
OF-709462
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
273
Động cơ
886,744 Mã lực
Tại sao thử nghiệm GĐ 3 lại chỉ có 1000 người? Do thiếu tình nguyện viên? Do thiếu vx? Do BYT chỉ cho phép vậy? Hay do thiếu gì?
GĐ 2 là 1000 người cụ ạ, dự kiến GĐ3 là 13.000 nhưng chưa làm, định đốt cháy gđ :)
 

vephiadong

Xe điện
Biển số
OF-377399
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
2,101
Động cơ
266,800 Mã lực
RKI chính là một trong những cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược tiêm vaccine cho Đức chứ không đơn thuần chỉ là nổi tiếng. Và Đức là một trong hầu hết các nước tiến bộ đặt người cao tuổi ưu tiên hàng đầu trong sàng lọc tiêm vaccine, rồi mới đến những nhóm người trẻ hơn bất kể nghề nghiệp quan trọng tới đâu (trừ cán bộ y tế tuyến đầu).
Tháng 11/2020, RKI có báo cáo cập nhật về lộ trình tiêm vaccine, các trình tự thẩm định hiệu lực và độ an toàn của vaccine dựa trên số liệu tiêm thực tế. Tôi đang tìm xem họ đã có tổng kết số liệu và đánh giá chưa.
Theo CDC của EU thì hầu hết các nước Châu Âu đã hoàn thành tiêm chủng cho 80% người trên 70 tuổi. Riêng Đan Mạch là 100%. Ở Úc thì dự tính đến tháng 10 sẽ hoàn thành cho người trên 60 tuổi và khi đó sẽ không dùng AZ mà chỉ dùng Pfizer và Mordena.
 

supporter

Xe điện
Biển số
OF-130683
Ngày cấp bằng
13/2/12
Số km
3,285
Động cơ
401,570 Mã lực
Thằng nào đổ tiền lobby nhiều thì Who nó theo thằng đó.
Cụ ko theo dõi cách WHO xử trí đại dịch năm rồi đầy phiến diện và có chủ đích cho thằng lobby nhỉ.
Rốt cuộc sputnik cũng đc Who approval rồi, lẽ dĩ nhiên là sau các vaccine của mẽo hay eu một thời gian lâu dù cho sputnik ra đời trước.
Linh tinh.
Mỹ là thằng đóng góp nhiều nhất cho WHO và xem đợt vừa rồi nó chửi WHO như thế nào.
Thằng tàu là thằng đóng góp thứ 2 mà vaccine của nó vừa rồi mới được phê duyệt tháng này
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top