1. Đối tác toàn diện và Đối tác chiến lược:
- Giống nhau ở phần thương mại, đầu tư phổ thông
- Đối tác chiến lược sẽ mở rộng hơn phần đầu tư chiến lược (ví dụ: Nếu VN và Mỹ là đối tác chiến lược thì sẽ dễ hơn cho VN khi Mỹ, Hàn, Đài đầu tư sản xuất chip bán dẫn ở VN)
- Đối tác chiến lược sẽ chú trọng nhiều hơn ở các quan hệ chính trị, quân sự. VN sẽ dễ dàng hơn khi mua vũ khí sát thương từ Mỹ và đồng minh của Mỹ (Hàn, Nhật, Israel vv). Nhưng đồng thời, VN cũng sẽ phải tham vấn và đồng thuận với Mỹ nhiều hơn trong các vấn đề chính trị và quốc tế. Đây là cái mà VN đang e ngại.
2. Đối tác chiến lược toàn diện: Như đối tác chiến lược nhưng ở mức độ rộng và sâu hơn, trong đó nhấn mạnh cái gọi là "Sự tin cậy chiến lược", tức là một khi hợp tác là hợp tác đến cùng, và trong bất cứ trường hợp nào cũng không tự ý hành động chống lại nhau.
Các cụ chú ý là Mỹ không có cấp bậc "Đối tác chiến lược toàn diện" mà chỉ có "Đối tác chiến lược", "Đối tác đặc biệt" và "Đồng minh". Như vậy, VN và Mỹ chỉ có thể ký "Đối tác chiến lược" chứ không phải "Đối tác CL toàn diện".
Tuy nhiên, các cụ nên biết rằng, không kể các nước Đồng minh và Quan hệ đặc biệt thì hiện tại Mỹ chỉ ký Đối tác chiến lược với 9 nước, Việt nam sẽ là nước thứ 10. Như vậy, quan hệ với VN đang rất quan trọng với Mỹ.
Và có 1 cái mà các cụ nên để ý là Một khi Mỹ đã ký 1 văn bản chính thức thì họ sẽ thực hiện mạnh mẽ và đến cùng. Vì vậy mà Mỹ rất thận trọng khi ký các Hiệp định đối tác: hiện tại Mỹ chỉ có 9 quan hệ Đối tác chiến lược và 3 quan hệ Đối tác toàn diện. Trong khi Trung quốc đã ký tới 60 Hiệp định đối tác chiến lược!!!
Nhưng khác với Mỹ, Trung quốc có thể ký xong rồi quẳng đi luôn. Chẳng hạn như vụ Giàn khoan HD981 ở Biển Đông năm 2014. Đáng ra điều đó không thể xảy ra giữa 2 nước đang có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.