[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
12,532
Động cơ
64,503 Mã lực
Đường sắt nó có cái hay là tuyến HN-Vinh thật ra là HN-Thanh Hóa và Thanh hóa-Vinh! :D Thanh Hóa đông dân lắm.
Qua cả nam định nữa cụ ạ, nhưng nhìn lượng xe khách ở đầu cầu giẽ thì thấy ko đue cho 5 đoàn tàu đâu ạ
 

hiep1750

Xe buýt
Biển số
OF-100173
Ngày cấp bằng
15/6/11
Số km
745
Động cơ
399,083 Mã lực
Nhỏ là lỗ sặc gạch, hai đầu đất nước quá xa nhau, lượng hàng hoá từ Vinh ra Hà nội có bao nhiêu? Hành khách cũng vậy? Kể cả cấm xe khách Hà nội Vinh ngày 5 đoàn tàu là hết khách :)) trừ lễ tết chủ nhật... Transit khách ở Vinh thì được, chứ transit hàng hoá tại vinh thì chi phí + thêm 50%.
Trừ khi có anh nào chấp nhận bị dân chửi, dùng vốn nhà nước GPMB, rồi mời các anh TQ vào thành lập doanh nghiệp BOT 50-70 năm. Giống như Lào, nhưng chắc ko anh nào dám vì dự án nhóm A còn phải trình Quốc hội
Đây là lợi về tổng thể xã hội, như cụ nghĩ hà nội và hcm làm vành đai 1 đến 4 ko thu phí dc đồng nào lỗ chắc ko bjo làm dc nhi
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,045
Động cơ
501,820 Mã lực
Nhìn con HSR của đài loan có cự ly rất lý tưởng, dân cư điểm đầu mối cũng lý tưởng mà lỗ sặc máu, chính phủ phải vào cứu nét. Lại còn con HSR của Ấn mà mới đấu thầu đã tăng thêm 90% tiền thì em nghĩ giải tán shinkansen được rồi.
Đứng trên quan điểm và kiến thức được học về đường sắt, em nghiêng về ý kiến của tư vấn thẩm tra: tàu khách tàu hàng hỗn hợp, chạy từ các dải 140-160km/h và 225-250km/h. Và chia nhỏ thành 3 đoạn trước: Hà Nội - Nam Định, Đà Nẵng - Tam Kỳ, TPHCM - La Gi. Sau đó mới dần dần kéo dài và nối các đoạn giữa với nhau.
 

ThanhLong69

Xe tăng
Biển số
OF-339786
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
1,598
Động cơ
774,698 Mã lực
Đây là lợi về tổng thể xã hội, như cụ nghĩ hà nội và hcm làm vành đai 1 đến 4 ko thu phí dc đồng nào lỗ chắc ko bjo làm dc nhi
Xét về tổng thể thì nó phải là giao thông vận tải nói chung bao gồm cả thủy bộ hàng không cái nào thuận tiện mang lại lợi ích thì làm cái nào không thì chưa làm chứ không phải cứ nhất định phải làm cho được cái ĐSCT.
Ví dụ hnếu thấy như ĐSCT quá đắt đỏ hiệu quả thấp thì chưa làm.
 

hiep1750

Xe buýt
Biển số
OF-100173
Ngày cấp bằng
15/6/11
Số km
745
Động cơ
399,083 Mã lực
Xét về tổng thể thì nó phải là giao thông vận tải nói chung bao gồm cả thủy bộ hàng không cái nào thuận tiện mang lại lợi ích thì làm cái nào không thì chưa làm chứ không phải cứ nhất định phải làm cho được cái ĐSCT.
Ví dụ hnếu thấy như ĐSCT quá đắt đỏ hiệu quả thấp thì chưa làm.
Cụ cho em hỏi sao bjo chưa cần đsct vậy ? Những phương tiện kia hiện đáp ứng và thay thế các công năng của đsct ntn
 

Soigia

Xe tăng
Biển số
OF-144493
Ngày cấp bằng
4/6/12
Số km
1,136
Động cơ
376,454 Mã lực
Cá nhân t thấy ưu tiên làm các tuyến vận chuyển hàng hóa trước: ví dụ: Hà Nội Lào Cai, Hà Nội Lạng Sơn, Hà Nội Hải Phòng, Lào Vũng Áng, rồi từ đấy triển rộng ra
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,618
Động cơ
324,449 Mã lực
Tuổi
43
Cá nhân t thấy ưu tiên làm các tuyến vận chuyển hàng hóa trước: ví dụ: Hà Nội Lào Cai, Hà Nội Lạng Sơn, Hà Nội Hải Phòng, Lào Vũng Áng, rồi từ đấy triển rộng ra
Giờ rủi ro an toàn nợ công quốc gia trên thế giới nên em nghĩ chắc các bác cũng sẽ phải cân nhắc kỹ thời điểm đầu tư phết. Hoặc phải chốt đc tài chính đầu tư hiệu quả. Nên vốn vay ODA cũng bị soi kỹ, các bác ấy giờ ngại ODA rồi.
 

ThanhLong69

Xe tăng
Biển số
OF-339786
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
1,598
Động cơ
774,698 Mã lực
Cụ cho em hỏi sao bjo chưa cần đsct vậy ? Những phương tiện kia hiện đáp ứng và thay thế các công năng của đsct ntn
Câu nói đơn giản vậy mà sao cụ không hiểu nhỉ,đó là nếu "quá đắt đỏ hiệu quả thấp thì chưa làm".
Để giải bài toán giao thông vận tải sẽ chọn giải pháp nào hiệu quả nhất chứ không phải cứ nhất thiết là loại hình nào.
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
12,532
Động cơ
64,503 Mã lực
Đây là lợi về tổng thể xã hội, như cụ nghĩ hà nội và hcm làm vành đai 1 đến 4 ko thu phí dc đồng nào lỗ chắc ko bjo làm dc nhi
Hai cái hoàn toàn khác cụ ạ, để quyết định triển khai các dự án hạ tầng có hai chỉ số, chỉ số nội hoàn của dự án và chỉ số phát triển kinh tế vùng. Với Vành đai 3-4 có thể chỉ số nội hoàn ko đủ nhưng chỉ số phát triển kinh tế vùng tăng lên rõ rệt, nhà nước thu thêm đc thuế để bù đc vào tiền đầu tư hạ tầng.
Nhưng với dự án ĐSCT này thì khác, chỉ số nội hoàn chắc chắn ko đủ, Và khoản thu thuế thêm được có đủ bù lỗ cho dự án hay không mới là vấn đề nan giải.
Anh thủ trong lần đi Nhật cũng đã rất rõ ràng, Chỉ sử dụng hình thức PPP cho các dự án ĐSCT Nhà nước sẵn sàng bỏ ra một lượng tiền "Biếu không" cho nhà đầu tư, để họ khai thác vận hành chuyển giao, nhưng nhà nước không thể bỏ thêm số tiền hàng năm để bù lỗ cho dự án.
 

panameraf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-158475
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
2,306
Động cơ
377,111 Mã lực
Nhìn con HSR của đài loan có cự ly rất lý tưởng, dân cư điểm đầu mối cũng lý tưởng mà lỗ sặc máu, chính phủ phải vào cứu nét. Lại còn con HSR của Ấn mà mới đấu thầu đã tăng thêm 90% tiền thì em nghĩ giải tán shinkansen được rồi.
Đứng trên quan điểm và kiến thức được học về đường sắt, em nghiêng về ý kiến của tư vấn thẩm tra: tàu khách tàu hàng hỗn hợp, chạy từ các dải 140-160km/h và 225-250km/h. Và chia nhỏ thành 3 đoạn trước: Hà Nội - Nam Định, Đà Nẵng - Tam Kỳ, TPHCM - La Gi. Sau đó mới dần dần kéo dài và nối các đoạn giữa với nhau.
Thằng Đài Loan có một nhúm dân mà cụ bảo lý tưởng, khoảng cách đâu 350 km mà có tới cả chục ga vớt khách làm cho tốc độ tb giảm, nói chung rõ ràng là ngay từ đầu phải chấp nhận lỗ.

Ko hiểu cụ học về đường sắt mà sao cụ đưa ra ý kiến buồn cười về 3 đoạn làm trước như vậy, theo mình đoạn khả thi nhất là HCM - Nha Trang.
Ngoài ra ko biết lý thuyết cụ học thế nào chứ mình tìm hiểu các dự án trong thực tế ko có dải tốc độ như cụ nói:
- Loại chạy trên 200 km/h ko có hỗn hợp chỉ có chở khách, hình như có nước vẫn làm được nhưng kiểu ban ngày chở khách ban đêm chở hàng cũng dở ko ra gì.
- Loại hỗn hợp toàn thấy khách 140-160km/h còn hàng 80-100km/h y như của Lào, ngay cái dự án của VN đang lập HCM-Cần Thơ thấy bảo tốc độ chở khách 170-180 km/h, mình cũng đoán là loại này nhưng bọn nó bốc phét lên. Còn hỗn hợp lên trên 200km/h là ko có.
 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
8,940
Động cơ
205,975 Mã lực
- Loại chạy trên 200 km/h ko có hỗn hợp chỉ có chở khách, hình như có nước vẫn làm được nhưng kiểu ban ngày chở khách ban đêm chở hàng cũng dở ko ra gì.
- Loại hỗn hợp toàn thấy khách 140-160km/h còn hàng 80-100km/h y như của Lào, ngay cái dự án của VN đang lập HCM-Cần Thơ thấy bảo tốc độ chở khách 170-180 km/h, mình cũng đoán là loại này nhưng bọn nó bốc phét lên. Còn hỗn hợp lên trên 200km/h là ko có.
chắc là tốc độ thiết kế tối đa là trên 200km, còn khi chạy thực tế thì tùy vào số lượng hàng, số lượng khách, tình hình từng đoạn mà gia giảm.
 

panameraf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-158475
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
2,306
Động cơ
377,111 Mã lực
chắc là tốc độ thiết kế tối đa là trên 200km, còn khi chạy thực tế thì tùy vào số lượng hàng, số lượng khách, tình hình từng đoạn mà gia giảm.
Mình không đọc được chỗ nào nó giải thích kỹ nhưng mình suy đoán là tàu khách chạy trên 200km/h gặp tàu hàng là nguy hiểm nên người ta không thiết kế lên làm gì cả.
Khi thiết kế lên tốc độ ấy thì chi phí xây dựng và vận hành nó phải cao hơn, ko chạy được thiết kế lên cho phí tiền.
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
8,940
Động cơ
205,975 Mã lực
Mình không đọc được chỗ nào nó giải thích kỹ nhưng mình suy đoán là tàu khách chạy trên 200km/h gặp tàu hàng là nguy hiểm nên người ta không thiết kế lên làm gì cả.
Khi thiết kế lên tốc độ ấy thì chi phí xây dựng và vận hành nó phải cao hơn, ko chạy được thiết kế lên cho phí tiền.
nó bị vướng tàu hàng phía trước không chạy nhanh hơn được thôi. Nhưng mà cái này nó sắp xếp lịch tàu từng đoạn bằng máy tính rất chặt chẽ, ví dụ tàu hàng đã qua mốc nào thì tàu khách mới được vào, duy trì khoảng cách bao xa. Mà tàu hàng, tàu khách không phải là cố định, như có dịp lễ tết.. nên sẽ lập trình lại. Nếu vắng tàu hàng thì cho phép tăng tốc khi cần.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,045
Động cơ
501,820 Mã lực
Thằng Đài Loan có một nhúm dân mà cụ bảo lý tưởng, khoảng cách đâu 350 km mà có tới cả chục ga vớt khách làm cho tốc độ tb giảm, nói chung rõ ràng là ngay từ đầu phải chấp nhận lỗ.

Ko hiểu cụ học về đường sắt mà sao cụ đưa ra ý kiến buồn cười về 3 đoạn làm trước như vậy, theo mình đoạn khả thi nhất là HCM - Nha Trang.
Ngoài ra ko biết lý thuyết cụ học thế nào chứ mình tìm hiểu các dự án trong thực tế ko có dải tốc độ như cụ nói:
- Loại chạy trên 200 km/h ko có hỗn hợp chỉ có chở khách, hình như có nước vẫn làm được nhưng kiểu ban ngày chở khách ban đêm chở hàng cũng dở ko ra gì.
- Loại hỗn hợp toàn thấy khách 140-160km/h còn hàng 80-100km/h y như của Lào, ngay cái dự án của VN đang lập HCM-Cần Thơ thấy bảo tốc độ chở khách 170-180 km/h, mình cũng đoán là loại này nhưng bọn nó bốc phét lên. Còn hỗn hợp lên trên 200km/h là ko có.
À, chia 3 đoạn như trên là do ý kiến của tư vấn châu Âu, họ có phân tích lập luận thực tế và thực tiễn.

Cả 2 dải đều có tàu khách và tàu hàng:
140-160km/h: là tàu khách du lịch chặng ngắn, kiểu như Huế - Đà Nẵng. Tàu hàng sẽ là tàu chở container.
225-250 km/h: là tàu cao tốc, sẽ bỏ qua một số ga. Còn tàu hàng sẽ chở bưu phẩm, bưu kiện, hàng nhẹ,.. mà thực tế hiện nay rất nhiều hàng này do bùng nổ thương mại điện tử. (Hiện nay ở châu Âu đã có tàu hàng nhẹ lên đến 300km/h, ở TQ lên đến 350km/h).
Còn vận hành thì với dải tàu khách có tốc độ tương tự tàu hàng thì sẽ chạy được đan xen cả tàu khách và tàu hàng bất kể ngày đêm. Giống hệt như đường sắt Bắc Nam hiện nay vậy.
Tôi học về tổ chức vận hành và điều độ tàu từ châu Âu ạ.
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
12,532
Động cơ
64,503 Mã lực
Thằng Đài Loan có một nhúm dân mà cụ bảo lý tưởng, khoảng cách đâu 350 km mà có tới cả chục ga vớt khách làm cho tốc độ tb giảm, nói chung rõ ràng là ngay từ đầu phải chấp nhận lỗ.

Ko hiểu cụ học về đường sắt mà sao cụ đưa ra ý kiến buồn cười về 3 đoạn làm trước như vậy, theo mình đoạn khả thi nhất là HCM - Nha Trang.
Ngoài ra ko biết lý thuyết cụ học thế nào chứ mình tìm hiểu các dự án trong thực tế ko có dải tốc độ như cụ nói:
- Loại chạy trên 200 km/h ko có hỗn hợp chỉ có chở khách, hình như có nước vẫn làm được nhưng kiểu ban ngày chở khách ban đêm chở hàng cũng dở ko ra gì.
- Loại hỗn hợp toàn thấy khách 140-160km/h còn hàng 80-100km/h y như của Lào, ngay cái dự án của VN đang lập HCM-Cần Thơ thấy bảo tốc độ chở khách 170-180 km/h, mình cũng đoán là loại này nhưng bọn nó bốc phét lên. Còn hỗn hợp lên trên 200km/h là ko có.
Đang định com thì thấy cụ leuleu vào rồi, VN đang đc tư vấn là hàng nặng chở bằng đường biển, chặng ngắn chở bằng cái hệ thống sắt vụn tuổi đời 130 năm. ĐSCT chở hàng nhẹ và khách, mục tiêu cạnh tranh với máy bay và xe khách...
Vì mục tiêu cạnh tranh với máy bay và xe khách nên chặng ngắn sẽ ko hiệu quả, xe khách có lợi thế hơn do chạy thẳng các huyện, giá vé cạnh tranh hơn, chặng dài thì ko đủ tiền làm, nếu làm chặng ngắn chắc chắn lỗ sặc gạch. Caqu chuyện các anh nấn ná để khi xong hai đoạn SG-NT và HN Vinh thì phải có tiền để bắt tay vào làm ngay đoạn tiếp theo.
Giấc mơ về ĐS vẫn là sau năm 2030, lùi 10 năm so với dự kiến trước đây, có thể với quyết tâm chính trị nó đc đẩy sớm lên trc 1-2 năm để hoàn thành trong giai đoạn 2030-2035
 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
8,940
Động cơ
205,975 Mã lực
chặng dài thì ko đủ tiền làm, nếu làm chặng ngắn chắc chắn lỗ sặc gạch.
Lỗ về mặt kế toán thôi chứ chặng dài vốn đầu tư nhiều hơn dĩ nhiên phải lỗ hơn chặng ngắn chứ vì Nhà nước chỉ đầu tư con đường còn tàu chạy lãi lỗ thế nào là do tư nhân hoặc quốc doanh khác nữa. Gọi là làm từng bước thôi nhưng ý anh C là cái gì cũng phải dứt điểm. Do đó nếu có làm 1 -2 đoạn trước thì cũng sẽ làm luôn phần còn lại ngay sau đó chứ không phải chờ chục năm nữa.
 

panameraf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-158475
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
2,306
Động cơ
377,111 Mã lực
À, chia 3 đoạn như trên là do ý kiến của tư vấn châu Âu, họ có phân tích lập luận thực tế và thực tiễn.

Cả 2 dải đều có tàu khách và tàu hàng:
140-160km/h: là tàu khách du lịch chặng ngắn, kiểu như Huế - Đà Nẵng. Tàu hàng sẽ là tàu chở container.
225-250 km/h: là tàu cao tốc, sẽ bỏ qua một số ga. Còn tàu hàng sẽ chở bưu phẩm, bưu kiện, hàng nhẹ,.. mà thực tế hiện nay rất nhiều hàng này do bùng nổ thương mại điện tử. (Hiện nay ở châu Âu đã có tàu hàng nhẹ lên đến 300km/h, ở TQ lên đến 350km/h).
Còn vận hành thì với dải tàu khách có tốc độ tương tự tàu hàng thì sẽ chạy được đan xen cả tàu khách và tàu hàng bất kể ngày đêm. Giống hệt như đường sắt Bắc Nam hiện nay vậy.
Tôi học về tổ chức vận hành và điều độ tàu từ châu Âu ạ.
Tàu chở bưu phẩm bưu kiện chuyển phát nhanh nó vẫn là tàu khách, tàu hàng cần bàn là tàu container, cụ gọi tàu ấy là chở hàng thì bó tay, nó là kiêm nhiệm một tí thôi, nó như cái toa chở vali của khách thôi bàn làm gì.

Không có nước nào làm tàu hỗn hợp chạy trên 200km/h cụ nhé, TQ là trùm khủng cũng ko làm, châu Âu có nhưng nó cải tạo từ loại rùa bò lên, ko có làm mới.

Mà cụ nói buồn cười thật, cụ bảo tàu cao tốc 250km/h bỏ qua một số ga, tàu 160km/h du lịch chặng ngắn, tàu 250km/h tôi chạy từ Huế vào ĐN thì tối đa vẫn lên 250 chứ, tàu nào cũng có nhiều loại hành trình, có loại tôi dừng tất cả các ga, có loại tôi bỏ bớt chỉ dừng vài ga.
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
12,532
Động cơ
64,503 Mã lực
Lỗ về mặt kế toán thôi chứ chặng dài vốn đầu tư nhiều hơn dĩ nhiên phải lỗ hơn chặng ngắn chứ vì Nhà nước chỉ đầu tư con đường còn tàu chạy lãi lỗ thế nào là do tư nhân hoặc quốc doanh khác nữa. Gọi là làm từng bước thôi nhưng ý anh C là cái gì cũng phải dứt điểm. Do đó nếu có làm 1 -2 đoạn trước thì cũng sẽ làm luôn phần còn lại ngay sau đó chứ không phải chờ chục năm nữa.
Ko như cụ nghĩ, nàh ga hệ thống điều kiển nó cũng như sân bay đấy 1 chuyến/ngày cũng từng đấy nhân sự, máy móc... 100 chuyến ngày cũng chỉ thêm vài người, hệ thống điều khiển vẫn phải chạy 24/7. Còn nếu tàu chạy chỉ phải thâm tý điện cấp cho đoàn tàu.
Ko lẽ làm xong đường sắt ta cấm vận tải xe khách liên tỉnh cho bớt lỗ
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
8,940
Động cơ
205,975 Mã lực
Ko như cụ nghĩ, nàh ga hệ thống điều kiển nó cũng như sân bay đấy 1 chuyến/ngày cũng từng đấy nhân sự, máy móc... 100 chuyến ngày cũng chỉ thêm vài người, hệ thống điều khiển vẫn phải chạy 24/7. Còn nếu tàu chạy chỉ phải thâm tý điện cấp cho đoàn tàu.
Ko lẽ làm xong đường sắt ta cấm vận tải xe khách liên tỉnh cho bớt lỗ
Nhân sự có bao nhiêu mà so với tỉ đô đầu tư được. Với cái dự án đang nói thì chi phí lớn nhất là nhà thầu xây dựng, giải phóng mặt bằng, tiền lãi thôi.. còn cái đường thì cũng chả hư quá nhanh được. Vậy nên có hoàn thành sớm thì cũng có 1 tí nhân sự, thêm tiền lãi biết trước. Chả thấm vào đâu so với chục tỉ đô đầu tư. Tàu xe là dự án khác nhé.
 
Chỉnh sửa cuối:

panameraf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-158475
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
2,306
Động cơ
377,111 Mã lực
Nhân sự có bao nhiêu mà so với tỉ đô đầu tư được. Với cái dự án đang nói thì chi phí lớn nhất là nhà thầu xây dựng, giải phóng mặt bằng, tiền lãi thôi.. còn cái đường thì cũng chả hư quá nhanh được. Vậy nên có hoàn thành sớm thì cũng có 1 tí nhân sự, thêm tiền lãi biết trước. Chả thấm vào đâu so với chục tỉ đô đầu tư. Tàu xe là dự án khác nhé.
Mình ko rõ nhưng chi phí vận hành tàu cao tốc là khá tốn kém, nó không đơn giản như tàu thường, nó cần chính xác và trình độ cao lại rất cẩn thận, như bọn Nhật mấy chục năm hình như nó chưa bao giờ xảy ra tai nạn chết người thì phải, ngoài ra thời gian nó chuẩn đến từng phút.

Bây giờ giả sử tiền chính phủ đầu tư coi như bỏ nhưng chi phí vận hành và bảo trì, rồi thay thế máy móc thiết bị nó cứ lỗ thì sao.

Tuy nhiên phải tính lúc hoàn thành cỡ năm 2050 nếu kinh tế phát triển tốt thì khác giờ nhiều lắm, mình nghĩ trường hợp lỗ thấp. Mình nghiêng về phương án chọn tàu 300km/h.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top