[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
7,771
Động cơ
563,780 Mã lực
Ô tô nào chạy TB đc 150-170km/h hả cụ???
Mà bảo ko cạnh tranh được với cao tốc đường bộ?
e nói là ĐSCT phải vượt trội, còn nếu ô tô chạy 120km/h, đường sắt chạy 150-170km/h thì mức chên đó vẫn chưa đáng kể để người ta từ bỏ xe cá nhân để đi tàu, vì đi xe cá nhân vẫn thuận lợi hơn nhiều cái. Như bên châu âu song song ĐS tốc độ cao và ô tô đi cao tốc thì dân vẫn nhiều người chọn ô tô
 

manhbin1004

Xe hơi
Biển số
OF-786981
Ngày cấp bằng
9/8/21
Số km
132
Động cơ
28,314 Mã lực
Tuổi
32
Lsao để đảm bảo cho tuyến đường sắt cả nghìn km đi dọc đất nước với rất nhiều tuyến đường dân sinh cắt ngang
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
7,630
Động cơ
344,575 Mã lực
Về công nghệ, em có cảm giác di chuyển ở vận tốc 300kmh trở lên mà vẫn bám mặt đường là không ổn lắm:
+ An toàn: em tin ở tốc độ 300kmh trở lên thì đường sắt không thể an toàn hơn máy bay. Toàn bộ đoàn tàu chỉ di chuyển trên một đường ray khổ có hơn 1m là khá rủi ro. Chưa kể các chi tiết cơ khí có lẽ sẽ chịu áp lực rất lớn ở dải tốc độ này cũng ảnh hưởng đến độ an toàn.
+ Hiệu suất hay tiêu thụ năng lượng trên cùng quãng đường: em nghĩ ở dải tốc độ này chả kém hàng không, bằng chứng là giá vé còn đắt hơn máy bay.
+ Xu thế công nghệ: em nghĩ tương lai sẽ là của các thiết bị bay chứ đường sắt chỉ chở người sắp lạc hậu rồi.

Về kinh tế, hiệu quả ĐSCT cũng rất mơ hồ: vừa chậm hơn, vừa đắt hơn, năng lực vận chuyển thì kém hơn hàng không rất nhiều, về cơ bản khó có thể coi là đối thủ cạnh tranh với hàng không (cho chặng HN-SG). Một vấn đề cơ bản nữa với lựa chọn ĐSCT này là kể cả nếu chọn làm thì ta vân phải tiếp tục đầu tư nâng cấp mạng lưới đường sắt để chở hàng. Do đó, tổng chi phí thực tế của phương án này phải là ĐSCT (các cụ tính độ 100 tỉ) + nâng cấp mạng lưới đs chở hàng (20 tỉ), tương quan với phương án làm hệ thống mới 200kmh chở cả hàng và khách độ 30 tỉ.
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
7,771
Động cơ
563,780 Mã lực
Thôi thì thiết kế hành lang pháp lý cho mô hình đầu tư kinh doanh DSCT quốc tế, mời Nhật hay anh nào hứng thú vào đầu tư. Lời ăn lỗ chịu, nhé?
À trừ TQ, vì họ làm thì vừa có lời vừa khống chế GTVT Việt Nam 2 trong 1.
DSCT rẻ rề. Thích làm là bởi bơm thổi giá lên cao ngất vì mấy chữ "cao tốc" doạ ma.
Đắt và phải chấp nhận đắt nhất là mấy thanh ray. Vì nó chịu áp lực và ma sát của tốc độ cao. Còn bản thân đoàn tàu động lực phân tán? Nó chính là 30 chiếc xe tải chạy điện, thay lốp bằng bánh sắt nối đuôi nhau. Phần mềm điều khiển đống này Việt Nam làm. Dư sức đc.
Còn hạ tầng? Cầu hầm đường sắt? Ẻ? 100% nội địa hoá được.
Vì vậy nếu tôi là TBT tôi sẽ hoan ngênh làm DSCT 300km/h với điều kiện nội địa hoá 80% trở lên, phần còn lại mua đứt công nghệ. Tổng giá toàn tuyến đường đôi, trừ bản thân các đoàn tàu dưới 23 tỷ (15 triệu usd/km) thì làm.
Tàu thì tư nhân vào đầu tư khai thác. Đảm bảo giá hợp lý ngay.
Không thì xếp xó tiếp.
Kể cả tính toán chi phí các mỏ đá. Chứ như đường bộ cao tốc, mới tung ra thông tin, các mỏ đá đã đồng loạt tăng giá 2, 3 lần như kiểu thông thầu thì vứt.
khiếp, cụ nói cứ như lão nông bàn chuyện phóng tàu vũ trụ lên mặt trăng ý. Mọi thứ dễ quá.
E nghe bên ngành đường sắt bảo vd tàu shinkansen nếu m làm thì sẽ phải lệ thuộc vào Nhật toa tàu, vì với tốc độ thế khi 2 đoàn tàu gặp chạy ngược chiều nhau lực ép rất lớn đòi hỏi loại đặc chủng, VN ko thể làm được
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
7,630
Động cơ
344,575 Mã lực
Về năng lực vận tải, các cụ đừng thần thánh hóa đường sắt quá, nhất là chở người. Tạm tính mỗi chuyến tàu có lượng khách bằng một máy bay, để đảm bảo an toàn chắc các chuyến tàu cách nhau khoảng nửa tiếng. Như vậy chỉ tương đương cách nửa tiếng có thêm một chuyến bay HN-SG thôi.

Nếu chở hàng, lấy số container cho dễ tính. Mỗi đoàn tàu trung bình dài khoảng 20 toa = 20 container, trung bình 20p một đoàn tàu, tức 3 chuyến mỗi h, chạy 24h thì năng lực thông qua của tuyến chỉ là 20 x 3 x 24 = 1440 cont mỗi ngày chắc bằng một tàu biển container cỡ to của VN.

Năng lực này em nghĩ còn kém cả đường bộ, tất nhiên đường sắt vẫn có chỗ đứng của nó bởi tốc độ, tiện dụng cũng như giá thành để đóng góp vào tổng thể mạng lưới vận tải của nền kinh tế.
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
8,401
Động cơ
202,432 Mã lực
Về năng lực vận tải, các cụ đừng thần thánh hóa đường sắt quá, nhất là chở người. Tạm tính mỗi chuyến tàu có lượng khách bằng một máy bay, để đảm bảo an toàn chắc các chuyến tàu cách nhau khoảng nửa tiếng. Như vậy chỉ tương đương cách nửa tiếng có thêm một chuyến bay HN-SG thôi.
Ơ, tàu mấy chục toa mà cụ kêu bằng máy bay?! Ngoài ra không chỉ có tuyến HN-SG, còn bao nhiêu tuyến các tỉnh nữa.
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
8,401
Động cơ
202,432 Mã lực
Cụ nói chở hàng nặng là hàng gì ví dụ được không, chuyển hàng gì từ đâu đi đâu thì cạnh tranh tốt hơn/ hiệu quả cao hơn sơ với các loại hình vận tải khác.
Cụ làm cái so sánh hàng trái cây Bình Dương đến Moskva cái xem chở bằng gì thì hay nhất.
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
8,401
Động cơ
202,432 Mã lực
Nếu chở hàng, lấy số container cho dễ tính. Mỗi đoàn tàu trung bình dài khoảng 20 toa = 20 container, trung bình 20p một đoàn tàu, tức 3 chuyến mỗi h, chạy 24h thì năng lực thông qua của tuyến chỉ là 20 x 3 x 24 = 1440 cont mỗi ngày chắc bằng một tàu biển container cỡ to của VN.
Cụ lại quên đầu kia và đoạn giữa nó cũng có thêm nhiều đoàn tàu khác rồi, coi như gấp 3 lần. Tàu chở hàng thì nó tống 200 toa luôn cũng được.

 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
7,630
Động cơ
344,575 Mã lực
Ơ, tàu mấy chục toa mà cụ kêu bằng máy bay?! Ngoài ra không chỉ có tuyến HN-SG, còn bao nhiêu tuyến các tỉnh nữa.
Vâng em tính vo vậy, coi như một tàu = 2 máy bay đi, đại khái kết quả cũng vậy.

Em tính năng lực vận chuyển thôi, cụ thêm tàu HN-ĐN vào thì sẽ phải hạn chế tàu HN-SG chẳng hạn.
 

BMW X4

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-809003
Ngày cấp bằng
20/3/22
Số km
4,570
Động cơ
62,209 Mã lực
Tuổi
18
Về năng lực vận tải, các cụ đừng thần thánh hóa đường sắt quá, nhất là chở người. Tạm tính mỗi chuyến tàu có lượng khách bằng một máy bay, để đảm bảo an toàn chắc các chuyến tàu cách nhau khoảng nửa tiếng. Như vậy chỉ tương đương cách nửa tiếng có thêm một chuyến bay HN-SG thôi.

Nếu chở hàng, lấy số container cho dễ tính. Mỗi đoàn tàu trung bình dài khoảng 20 toa = 20 container, trung bình 20p một đoàn tàu, tức 3 chuyến mỗi h, chạy 24h thì năng lực thông qua của tuyến chỉ là 20 x 3 x 24 = 1440 cont mỗi ngày chắc bằng một tàu biển container cỡ to của VN.

Năng lực này em nghĩ còn kém cả đường bộ, tất nhiên đường sắt vẫn có chỗ đứng của nó bởi tốc độ, tiện dụng cũng như giá thành để đóng góp vào tổng thể mạng lưới vận tải của nền kinh tế.
Hiện tại thì Vận tải đường sắt bằng sao được Đường bộ à bác?
Còn cái hơn của Đường sắt so với Đường biển: Nó dừng dọc đường, tại những ga xép kiểu Đồng Hới hay Tuy Hoà, việc cái tàu biển cỡ vừa với 2000 TEUs không thể làm.
Thực ra, nếu đi HaiPhong - Sài Gòn, tàu biển là rẻ nhất.
Mỗi tội, các anh bên Vinalines chém tại 2 đầu bến đắt quá.
Hồi trước có cái tàu Hoa Sen chạy cả trucks cả người, sau rồi cũng phải bỏ.

So sánh với tụi EU:
EU có tiêu chuẩn 1 đoàn tàu là 740met = appr 35 wagons = appr 52 trucks, xét trên công suất (tại sao là 52 trucks và không phải 35 trucks thì tôi chịu).
Tụi Mỹ cho phép tàu dài hơn, cả ngàn mét. Có lẽ vì đường sắt chỗ đó nó thẳng hơn.
 

BMW X4

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-809003
Ngày cấp bằng
20/3/22
Số km
4,570
Động cơ
62,209 Mã lực
Tuổi
18
Để mai em bảo thằng grab, mua mợ nó con Mẹc S500 AMG gì đó về mà chạy, phải đón tương lai chứ, ai lại chạy i10. Chả biết có toàn mạng mà về ko =))
Mua 1 con S50 AMG không hiệu quả bác ạ.
Nên mua 1 fleet, bao gồm 750Li, Audi A8L.
Như thế mới đáp ứng.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
7,630
Động cơ
344,575 Mã lực
Cụ lại quên đầu kia và đoạn giữa nó cũng có thêm nhiều đoàn tàu khác rồi, coi như gấp 3 lần. Tàu chở hàng thì nó tống 200 toa luôn cũng được.

Tính năng lực vận tải thì chỉ tính khả năng thông qua tại một vị trí nào đó thôi, giống như tính dòng điện hay lượng nước chảy trên sông.

Tàu 200 toa thì về nguyên tắc là được nhưng có vẻ không hợp thực tế, nhu cầu VN lắm. Tàu dài quá chắc là chạy chậm lắm nên mới hợp chở khoáng sản.
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
8,401
Động cơ
202,432 Mã lực
So sánh với tụi EU:
EU có tiêu chuẩn 1 đoàn tàu là 740met = appr 35 wagons = appr 52 trucks, xét trên công suất (tại sao là 52 trucks và không phải 35 trucks thì tôi chịu).
Tụi Mỹ cho phép tàu dài hơn, cả ngàn mét. Có lẽ vì đường sắt chỗ đó nó thẳng hơn.
Tàu chở quặng ở trên, 200 toa mỗi toa 84 tấn. Không rõ xe trọng tải 84 tấn có được chạy ở trên đường hay không.
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,175
Động cơ
147,940 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tại sao nên làm ĐSCT như Shinkansen, TGV, hay bên TQ,.. thay vì đường sắt tốc độ nhanh (200km/h): Để cạnh tranh được với đường bộ và HK, ĐSCT phải đảm bảo sự vượt trội. Với tốc độ tầm 300km/h dự kiến sẽ 6 tiếng cho HN-SG. Còn nếu dưới 200km/h (thực chất sẽ chạy tầm 150-170km/h) thì ít nhất phải mất 10 tiếng, tốc độ này gọi là cao nhưng nếu hoàn thành mạng lưới đường bộ cao tốc thì cũng sẽ ko hơn chạy đường bộ là mấy, trong khi đường bộ sẽ linh hoạt hơn; còn càng ko cạnh tranh được HK với chặng đường HN-SG, trong khi đây là chặng đông khách nhất.

Do vậy nếu làm đường sắt tốc độ dưới 200km/h để tiết kiệm sẽ là giải pháp nửa vời, làm xong mà ko cạnh tranh được ô tô, máy bay thì lúc đó khách sẽ lèo tòe, phương án tài chính càng bị phá vỡ, tưởng rẻ nhưng ko hề rẻ và hiệu quả.
Thật ngây thơ hoặc cố tình lòe người không biết gì khi cứ mãi một giọng điệu ĐSCT cạnh tranh chở khách với máy bay tuyến HN-SG.

Phương tây đã đúc kết kinh nghiệm sau bao năm khai thác ĐSCT, để phân chia quãng đường chiếm ưu thế của mỗi loại phương tiện vận chuyển đường bộ, đường sắt, hàng không, đường biển. Các anh làm dự án Việt Nam chân ướt chân ráo sổ toẹt đúc kết kinh nghiệm xương máu vào sọt rác.

Như tuyến đường sắt cao tốc tốc độ >300kmh hoạt động hiệu quả nhất là tuyến Bắc Kinh - Thượng Hải.Tuyến này hay được lấy ra làm ví dụ cho cái dự án đang trình vì có quãng đường xấp xỉ, tuy nhiên khác biệt ở điểm căn bản mà Bộ GT cố tình lờ đi.
Chưa nói đến quãng đường chỉ 1300km nhỏ hơn HN-SG 1500km. Tuyến Bắc Kinh - Thượng Hải nó không đơn thuần là tuyến ĐSCT nối điểm đầu và điểm cuối, mà nó kết nối rất nhiều thành phố cực lớn với dân số mỗi thành phố xấp xỉ 10 triệu dân nằm dọc trên tuyến, đấy chỉ là xét riêng cái thành phố có nhà ga, còn xét trên quy mô tỉnh thì riêng một tỉnh nằm trên tuyến ĐSCT đã có dân số bằng cả đất nước Việt Nam rồi. Vì vậy nó không đơn thuần là nhu cầu vận chuyển từ điểm A đến điểm D như HN-SG. Mà tổng hợp năng lực vận chuyển của A - B, A - C, A-D, B-C, B-D, C-D.
Cho nên xét ra, có thể hiểu tuyến Bắc Kinh - Thượng Hải là tổng thể của nhiều tuyến đường sắt cao tốc ngắn hơn với quãng đường quanh 300km, vẫn phù hợp với lý thuyết về quãng đường tối ưu đối với ĐSCT.

Còn như tuyến Hà Nội - Sài Gòn, chắc là đất nước sắp hóa rồng đến nơi nên nhiều anh mới phát biểu sáng ngủ dậy ở Nam Định, Hà Nam ra ga bắt tàu Sinkansen hàng ngày lên HN làm việc.
 
Chỉnh sửa cuối:

namphong12

Xe container
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
8,029
Động cơ
223,756 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Tính năng lực vận tải thì chỉ tính khả năng thông qua tại một vị trí nào đó thôi, giống như tính dòng điện hay lượng nước chảy trên sông.

Tàu 200 toa thì về nguyên tắc là được nhưng có vẻ không hợp thực tế, nhu cầu VN lắm. Tàu dài quá chắc là chạy chậm lắm nên mới hợp chở khoáng sản.
Dài thì lắp thêm đầu tàu vào .
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
7,630
Động cơ
344,575 Mã lực
Tàu chở quặng ở trên, 200 toa mỗi toa 84 tấn. Không rõ xe trọng tải 84 tấn có được chạy ở trên đường hay không.
Thì em mới nói đường sắt vẫn có vai trò quan trọng, để chở những hàng quá tải cồng kềnh kiểu này. Xét tốc độ, chi phí thì trên đường dài nó vẫn hơn đường bộ.
 

lotomo2015

Xe buýt
Biển số
OF-419455
Ngày cấp bằng
28/4/16
Số km
622
Động cơ
224,584 Mã lực
Tuổi
33
Về năng lực vận tải, các cụ đừng thần thánh hóa đường sắt quá, nhất là chở người. Tạm tính mỗi chuyến tàu có lượng khách bằng một máy bay, để đảm bảo an toàn chắc các chuyến tàu cách nhau khoảng nửa tiếng. Như vậy chỉ tương đương cách nửa tiếng có thêm một chuyến bay HN-SG thôi.

Nếu chở hàng, lấy số container cho dễ tính. Mỗi đoàn tàu trung bình dài khoảng 20 toa = 20 container, trung bình 20p một đoàn tàu, tức 3 chuyến mỗi h, chạy 24h thì năng lực thông qua của tuyến chỉ là 20 x 3 x 24 = 1440 cont mỗi ngày chắc bằng một tàu biển container cỡ to của VN.

Năng lực này em nghĩ còn kém cả đường bộ, tất nhiên đường sắt vẫn có chỗ đứng của nó bởi tốc độ, tiện dụng cũng như giá thành để đóng góp vào tổng thể mạng lưới vận tải của nền kinh tế.
Một đoàn tàu có 10 toa sẽ chở được tầm 600-700 khách ghế ngồi, tương đương 2 chuyến Airbus A350. Các đoàn tàu cao tốc chạy cách nhau 10 phút đã là nhiều rồi, khoảng cách lúc đó tầm 25-30km nên số lượng chuyến lúc đó chỉ phụ thuộc vào những điểm nút như hầm Hải Vân, đèo Cả có thể cần tránh ngược chiều nhau trong hầm cho an toàn. Lúc trước dự án tính ngày sẽ có tầm 100-120 đôi tàu.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
7,630
Động cơ
344,575 Mã lực
Dài thì lắp thêm đầu tàu vào .
Thì em mới bảo về nguyên tắc là được nhưng phải xét hiệu quả thực tế: dài quá thì nhà ga không đủ, cồng kềnh nên chạy chậm, ảnh hưởng các chuyến khác, khó gom đủ hàng, ...
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,036
Động cơ
501,410 Mã lực
Về năng lực vận tải, các cụ đừng thần thánh hóa đường sắt quá, nhất là chở người. Tạm tính mỗi chuyến tàu có lượng khách bằng một máy bay, để đảm bảo an toàn chắc các chuyến tàu cách nhau khoảng nửa tiếng. Như vậy chỉ tương đương cách nửa tiếng có thêm một chuyến bay HN-SG thôi.
1 đoàn tàu = 5 máy bay đó cụ.
Thời gian giãn cách đoàn tàu có thể xuống 3 phút. Hơn nữa nó còn có lợi thế hơn hàng không vì nó có nhiều điểm dừng đón/trả khách dọc tuyến.
Còn hàng không hiện nay tại HAN, SGN vào cao điểm là cách 2 phút có 1 chuyến cất cánh hoặc hạ cánh. Tức là gần 60 cả cất/hạ cánh trong 1 giờ (chỉ tính nội địa). Nhưng chỉ có điểm đầu và điểm cuối, không bắt khách dọc đường như tàu hoả được.
FB_IMG_1658158926273.jpg
 

BMW X4

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-809003
Ngày cấp bằng
20/3/22
Số km
4,570
Động cơ
62,209 Mã lực
Tuổi
18
Tàu chở quặng ở trên, 200 toa mỗi toa 84 tấn. Không rõ xe trọng tải 84 tấn có được chạy ở trên đường hay không.
Tính trung bình bác ạ.
Ví dụ tàu hoả tụi Đức chở cả ô tô, mỗi toa chở 1 cont 40'DC, thì nó chở được khoảng 10 con xe con - 2 tầng.
10 cái xe con chỉ dưới 15 tấn.
Còn xếp đầy xi măng bao hoặc bulk thì 84 tấn chắc còn khá ít.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top