Visai trên xe 2 cầu , cấu tạo và sử dụng - Toàn tập

Land

Xe tăng
Biển số
OF-498
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
1,352
Động cơ
592,696 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đã bác nào tự hỏi xe việt dã hơn xe thường cái gì mà dân offroad chúng mình phải chọn nó nhở ? Nhà E thử liệt kê nhé .

Gầm cao ( khoảng sáng gầm) : Để vượt đường mấp mô tốt hơn, lội nước máu hơn .
Góc tiếp và góc thoát lớn : Để trèo mô, trèo đá ngon hơn
Thân ngắn : Để đỡ bị mắc đá vào bụng như kiểu bập bênh
Lốp to và gai nhiều : Lội bùn thích hơn, lướt cát đỡ lo lún.
Ống hút cao : Nghịch nước đỡ lo bị sặc
Đèn đóm nhiều như sao : Chỉ có tác dụng show hàng là chính.

Thế nhưng đây mới chỉ là hình dáng bên ngoài thôi, chưa phải là 1 chú ngựa việt dã thật sự . Điều cơ bản cần phải có ở xe việt dã thật chiến là :

2 cầu chủ động, thỉnh thoảng có 3 cầu thì quá tốt, mà tới 4 cầu thì là siêu việt dã .
Số chậm : Leo khỏe hơn
Cài visai : Không bị trượt bánh
Cài đầu trục : Đỡ tốn tiền mua xăng
Bộ treo dao động lớn: Lướt tốt trên mọi địa hình gồ ghề
Tời khủng: Chỉ dùng khi tất cả những vũ khí phía trên kia đã đầu hàng còn bình thường để tạo dáng là chính. ;)

Ở bài này E chỉ đề cập đến 1 vấn đề kô phổ thông lắm là Visai , sẽ cố gắng giải thích theo kiểu “cơm bình dân “ để cho những bác ghét kỹ thuật nhất cũng thấy dễ hiểu và để cho cả chị em cũng biết nguyên tắc có thể biến 1 chiếc xe 1 cầu thành 2 cầu , không có khóa visai thành có khóa vi sai khi chẳng may thất cơ sa bùn . Nói phét tí cho nó quan trọng vấn đề . Bác nào thích thì vóte cái cho nhà E có hứng viết tiếp hầu các bác nhể . :D





E đặt gạch phát đầu tiên , các bác nào máu mời nhảy vô cho chóng hoàn thành và hoàn thành mĩ mãn , dần dà sau cùng thì sẽ biên tập lại thành một bài hoàn chỉnh (b) TRong bài E sẽ dùng ảnh của các bác để minh họa, mong các nhiếp ảnh gia làm lơ đi :)
 
Chỉnh sửa cuối:

NAM VŨ

Xe container
Biển số
OF-77
Ngày cấp bằng
24/5/06
Số km
7,576
Động cơ
657,401 Mã lực
Nơi ở
Quận/Huyện
Website
www.namvu.com.vn
Hic, hôm rồi nâng con Vịt lên em mới thấy nó có ống thông khí cho cục vi sai, nối dài lên chui vào khung xe ở độ cao 60-70cm. Cũng yên tâm hơn khi lội nước nhỉ.
 

Land

Xe tăng
Biển số
OF-498
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
1,352
Động cơ
592,696 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Visai là gì ?

Ta thử hình dung mình đang đi bộ , chân trái bước các bước dài như chân phải thì sẽ đi thẳng , khi ta bước vào 1 khúc quanh thì một bên chân bước ngắn lại hơn chân kia , khi đi theo vòng tròn thì chân nào ở bên ngoài sẽ bước dài hơn hơn chân ở phía trong .

Lấy 1 ví dụ khác , đặt một cây bút chì nằm xuống đất , lấy tay lăn nó tiến lên, nó sẽ lăn theo đường thẳng , muốn nó lăn theo đường vòng thì làm thế nào ? Phải giữ một đầu bút lại cho nó trượt trên mặt đất thì bút mới lăn vòng được .

Trên xe ô tô, khi đi thẳng thì các bánh quay vận tốc như nhau, khi vào đường vòng thì 2 bánh trên cùng 1 cầu sẽ quay nhanh và chậm khác nhau , tất nhiên nó sẽ không thể nối khóa cứng với nhau được , nếu không nó sẽ giống cây bút chì trên kia chỉ biết đi thẳng, mỗi khi muốn rẽ thì phải chèn đá vào 1 bên bánh và nó sẽ bị trượt tại chỗ. :'(

Trường hợp xe bò kéo , dĩ nhiên là 2 bánh xe trên cùng 1 cầu sẽ không nối cứng vơí nhau nên khi vào đường vòng các bánh sẽ tự do lựa chọn vận tốc quay cho phù hợp . Đây cũng giống như cầu bị động của ô tô nhưng với cầu chủ động thì khó khăn hơn nhiều , các bánh xe phải nhận được lực truyền từ động cơ đến mà lại có thể tự lựa được như trên chiếc xe bò kia , thật là khó .
Để giải quyết vấn đề kỹ thuật này, Người ta phải nghĩ ra một bộ phận tự điều chỉnh sự khác biệt vận tốc quay của 2 bánh xe trên cùng một cầu . VISAI ra đời . :)

Như vậy về cơ bản : Visai chỉ có trên cầu chủ động , nó đảm bảo cho các bánh xe trên cùng 1 cầu quay với các vận tốc khác khau khi đi trên đường vòng . Nếu không có nó, bạn không thể lái xe được.

Tạm nghỉ vài hôm dành chỗ để các bác góp ý và tham luận trước khi chơi tiếp phần sau : Cấu tạo của visai .
 

Land

Xe tăng
Biển số
OF-498
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
1,352
Động cơ
592,696 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội

chauchau

OF vì cộng đồng
Biển số
OF-1134
Ngày cấp bằng
4/8/06
Số km
4,011
Động cơ
615,039 Mã lực
à đó là em được đọc ở 1 ca ta lô của 1 nhà máy cơ khí hàng đầu ngành Công nghiệp Việt Nam, từ "vi sai" được chuyển phỏm là "mirco mistake" và nhiều từ khác nữa, nhưng ấn tượng nhất là từ Vi Sai, nên cứ nhớ mãi...
 

lamchieu

Xe hơi
Biển số
OF-638
Ngày cấp bằng
5/7/06
Số km
193
Động cơ
580,230 Mã lực
Website
www.taybacgroup.com.vn
à đó là em được đọc ở 1 ca ta lô của 1 nhà máy cơ khí hàng đầu ngành Công nghiệp Việt Nam, từ "vi sai" được chuyển phỏm là "mirco mistake" và nhiều từ khác nữa, nhưng ấn tượng nhất là từ Vi Sai, nên cứ nhớ mãi...
:))
Bác Land viết VI SAI dính vào thế kia nên bị hỏi là phải.
lamchieu cũng nghĩ là từ hán việt, dịch ra từ "differential", chắc có nghĩa là "sai lệch rất nhỏ" :D (vi ~ rất nhỏ), nói chung là bộ phận để giải quyết sự sai lệch tốc độ quay của hai đầu trục.
Mà các bác có để ý là tổng tốc độ quay của hai trục thứ cấp (trục truyền ra bánh xe chẳng hạn), sau khi nhân hệ số truyền của bộ vi sai, là bằng tốc độ của trục truyền động.
Thế cho nên, nếu trục truyền động không quay, các bác quay một bên bánh thì bánh kia sẽ quay ngược lại với bằng đúng tốc độ đó.
 

Land

Xe tăng
Biển số
OF-498
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
1,352
Động cơ
592,696 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đặt viên gạch đây để đi ngủ đã, lúc nào rảnh lại vào sì pam tiếp .











 
Chỉnh sửa cuối:

Land

Xe tăng
Biển số
OF-498
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
1,352
Động cơ
592,696 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cấu tạo Vi sai

Hôm nay sau khi đi chuyến Off lịch sử Tăng Xuân mai về lại có khí thế viết tiếp đây . Ở trong hình đầu tiên có 3 hình tròn , E vẽ tượng trưng cho 3 bánh răng tì vào nhau. Bánh B là bánh trung gian , như vậy khi bánh A quay thì bánh C sẽ quay cùng chiều .

Giờ sang hình 2 , Bánh xe A và C giờ được bẻ vuông góc với bánh B , khi A quay sẽ làm C quay ….đảo chiều . Đúng không ạ .

Tại hình 3 , thêm 1 bánh trung gian nữa , thì A và C vẫn quay đảo chiều nhau .

Đây chính là nguyên lí cơ bản của bộ vi sai ôtô . Tại hình số 4 ,



Cấu tạo
HÌnh vẽ sau đây là mô phỏng 1 bộ vi sai đơn giản , 2 trục láp 2 bên được nối với 2 bánh răng hình côn , tì vào bánh răng trung gian ở dưới có dấu X đỏ . Trục bánh răng trung gian lại gắn vào 1 khung chữ nhật , khung này cố định với bánh răng lớn .



Hoạt động .
Khi bánh răng lớn quay sẽ truyền lực qua bánh trung gian làm 2 bánh răng 2 bên quay theo , do đó trục nối với bánh xe sẽ quay làm ô tô chuyển động .



Ở hình trên, cái trục bên trái đang nhúc nhích là các đăng, cả cái mớ to đùng bên phải là cầu xe , bên trong có cái cụm quay quay là bộ Vi sai , hai đầu cầu nối với 2 bánh xe .



HÌnh bên trên đây , môt phỏng gần với thực tế hơn , và các bộ phận có tên như sau :
Drive shaft : Trục chủ động ( liền bánh răng)
Crown Wheel: Bánh răng vành chậu
Sun gear: Bánh răng mặt trời
Haft shaft: Bán trục ( láp )
Planet Pinion Bánh răng hành tinh

Tại sao chúng có tên như vậy vì hành tinh phải quay xung quanh mặt trời đứng yên .

Tại hai hình nhỏ bên phải miêu tả bộ vi sai khi đi thẳng (trên) và khi vào chỗ rẽ ( dưới )

Khi đi thẳng , lực truyền từ động cơ xuống đến trục chủ động làm quay bánh răng vành chậu , thông qua bánh răng hành tinh sẽ làm quay 2 bánh răng mặt trời , quay 2 trục láp . Bánh răng hành tinh có tác dụng như một vấu truyền lực .

Khi đi vào đường vòng , do yêu cầu 1 bên bánh phải quay chậm hơn bên kia , hay 2 bánh răng mặt trời phải quay khác nhau dẫn đến việc chúng tự điều chỉnh thông qua bánh răng hành tinh . Mặt khác lực truyền từ động cơ xuống vẫn không thay đổi và lực này vẫn được phân bổ ra 2 bánh xe theo đường trên .

Theo sơ đồ động dưới đây , các bác để ý khi xe vào đường vòng là bánh răng hành tinh quay , khi đi thẳng thì đứng yên .




Hình vẽ này tương đối chi tiết về toàn bộ 1 bộ vi sai , khi ta tháo ra khỏi cầu ô tô .

[/QUOTE]
 
Chỉnh sửa cuối:

Land

Xe tăng
Biển số
OF-498
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
1,352
Động cơ
592,696 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vậy Vsai giúp cho ôtô chạy êm khi vào các đường vòng , đường mấp mô , khi các bánh kô to bằng nhau . Nhưng Vsai cũng có nhược điểm rất lớn là làm xe bị yếu đi rất nhiều khi sa lầy . Khi nào có 1 bánh bị trượt , tức là độ bám xuống đường rất nhỏ thì khi đó Vsai sẽ quay nhanh, một bên bánh xe có lực bám tốt thì đứng yên , còn bên lực bám yếu thì quay tít . Đây là một minh họa thực tế ..


Bánh sau phải quay tít mù trong khi bánh bên trái im thin thít .
 

Hảo yêu

Xe máy
Biển số
OF-3476
Ngày cấp bằng
22/2/07
Số km
78
Động cơ
555,880 Mã lực
Tuổi
38
Vậy Vsai giúp cho ôtô chạy êm khi vào các đường vòng , đường mấp mô , khi các bánh kô to bằng nhau . Nhưng Vsai cũng có nhược điểm rất lớn là làm xe bị yếu đi rất nhiều khi sa lầy . Khi nào có 1 bánh bị trượt , tức là độ bám xuống đường rất nhỏ thì khi đó Vsai sẽ quay nhanh, một bên bánh xe có lực bám tốt thì đứng yên , còn bên lực bám yếu thì quay tít . Đây là một minh họa thực tế ..


Bánh sau phải quay tít mù trong khi bánh bên trái im thin thít .

Và chính vì lý do này nên những xe được thiết kế để đi offroad thường hay có 1 cái là khoá cứng vi sai, khi khoá cứng thì vi sai mất tác dụng và lúc nào 2 bánh cũng quay cùng tốc độ với nhau, bác Land tiếp đê :))
 

ChiePCW

Xe tăng
Biển số
OF-764
Ngày cấp bằng
13/7/06
Số km
1,073
Động cơ
588,190 Mã lực
Tuổi
40
Bác Dung Yêu, nếu học KT và có đủ nhiệt tình thì bác viết tiếp đê, không thì trật tự để bác Land viết tiếp nào. Cứ thỉnh thoảng đệm một câu, tỏ với thiên hạ là tôi cũng hiểu, hì hì hì, rất xxxxxx, xxxxx. :D

Dân ném đá chuyên nghiệp ấy mà bác :)) !


Các Land nói về vi sai em cũng xin đóng góp 1 tý :
Nói về vi sai thì thường chỉ nói đến vi sai với các bánh răng côn và được gắn trên cầu sau của xe, nhưng có nhiều loại vi sai khác nữa cơ. Chúng được phân loại theo nhiều cách ví dụ như theo công dụng thì có : VS giữa các bánh xe và VS cho các cầu của xe (cầu trước cầu sau chẳng hạn); hoặc phân loại theo kết cấu thì có VS với các bánh răng côn, VS với các bánh răng trụ, VS tăng ma sát ; hoặc theo đặc tính phân phối mô men xoắn : VS đối xứng sẽ phân phối đều mô men xoắn ra các trục và VS không đối xứng thì phân phối mô men khác nhau cho các trục khác nhau.
 

ChiePCW

Xe tăng
Biển số
OF-764
Ngày cấp bằng
13/7/06
Số km
1,073
Động cơ
588,190 Mã lực
Tuổi
40
Và chính vì lý do này nên những xe được thiết kế để đi offroad thường hay có 1 cái là khoá cứng vi sai, khi khoá cứng thì vi sai mất tác dụng và lúc nào 2 bánh cũng quay cùng tốc độ với nhau, bác Land tiếp đê :))


Không chỉ có tác dụng làm cho 2 bánh quay cùng vận tốc để 1 bánh bị pa ti nê mà bánh kia vẫn có lực ma sát với mặt đường thì sẽ kéo được bánh bị quay trơn lên mà khi vi sai bị khoá cứng thì lực kéo cực đại trên cầu chủ động có thể lớn hơn 4,5 lần so với có vi sai.
 

Land

Xe tăng
Biển số
OF-498
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
1,352
Động cơ
592,696 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Dân ném đá chuyên nghiệp ấy mà bác :)) !


Các Land nói về vi sai em cũng xin đóng góp 1 tý :
Nói về vi sai thì thường chỉ nói đến vi sai với các bánh răng côn và được gắn trên cầu sau của xe, nhưng có nhiều loại vi sai khác nữa cơ. Chúng được phân loại theo nhiều cách ví dụ như theo công dụng thì có : VS giữa các bánh xe và VS cho các cầu của xe (cầu trước cầu sau chẳng hạn); hoặc phân loại theo kết cấu thì có VS với các bánh răng côn, VS với các bánh răng trụ, VS tăng ma sát ; hoặc theo đặc tính phân phối mô men xoắn : VS đối xứng sẽ phân phối đều mô men xoắn ra các trục và VS không đối xứng thì phân phối mô men khác nhau cho các trục khác nhau.

Okie , cám ơn bạn CAT đã nhắc, đúng là dân Kthuật có khác dân Ktế nhở ? :D

E muốn dẫn dắt câu chiện theo một style chậm , tránh động chạm đến từ ngữ chuyên ngành , để Kthuật như cơm bình dân mà . Vậy các bác giúp e nhé .

E tạm phân đoạn sau thành mấy hồi : Các lọai vi sai, Các vị trí lắp vi sai, các loại khóa vi sai , khóa đùm trục bánh xe .

Bài viết luôn đi kèm ảnh minh họa để tăng hiệu quả cho bạn đọc .

Bác nào có nhã hứng thì nhảy vô giúp nhà E 1 tay , đừng hững hờ như người qua đường , cái nào khó quá mà dân Kthuật kiêng thì để cho dân Ktế mần cũng được .:))
 

Land

Xe tăng
Biển số
OF-498
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
1,352
Động cơ
592,696 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Okie, hôm nay có 1 tiếng rảnh đây rồi , sử tử vừa có bạn tới rủ đi cà fê , cu quỷ sứ kia thì đã được nhồi cho 1 lô bài toán loại 5 sao đang cắn bút im thin thít, viết tiếp vi sai thôi .

Ở đoạn trên E đã cố giải thích VS là giề , tại sao phải có VS , nếu vẫn có bác chưa hiểu thì E phải xem lại bài của mình thui .

VS thường được bố trí trên cầu chủ động, như vậy nó sẽ nằm trong cầu trước hoặc sau của xe 1 cầu ( 4x2 ) , nằm trong cả 2 cầu của xe 2 cầu ( 4x4 ) và nằm trong hộp phân phối giữa 2 cầu của xe 4x4 .



VS cũng có nhiều loại khác nhau dựa theo hình dạng kết cấu và theo đặc tính làm việc . Theo hình dạng thì có lọai hình côn, hình trụ, loại tăng ma sát . Theo đặc tính thì có loại phân phối momen đều và không đều .

Tiện đây E nói thêm về loại ma sát , vì VS có nhược điểm là sẽ làm 1 bánh có lực bám thấp quay tít , toàn bộ công suât của máy được truyền tới bánh này mà kô truyền tới bánh ở trên mặt đường có độ bám cao làm xe kô thể đi được ( sa lầy ). Để khắc phục, ở một số xe người ta lắp thêm bộ tăng ma sát cho VS , đó là một tệp gồm nhiều đĩa tì sát vào nhau bằng sức căng của lò xo , nhờ có các đĩa ma sát này mà khi bị sa lầy một phần công suất vẫn được truyền qua bánh xe không bị lầy giúp xe có thể đỡ bị pa ti nên hơn loại kô có bộ tăng ma sát


Công thức truyền lực của bộ vi sai là :

N1+N2= 2N0
Trong đó N1,N2 là số vòng quay của trục bánh bên trái và bên phải, N0 là số vòng quay của vỏ VS

Vì vậy E có 1 câu hỏi cho các bác thích tìm tòi Kthuật là : Khi xe bị sa lầy , 1 bánh dưới bùn quay tít, bánh ở chỗ khô đứng yên , điều gì sẽ xảy ra nếu ta buộc bánh dưới chỗ lầy lại để không cho nó quay nữa ?
 

Land

Xe tăng
Biển số
OF-498
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
1,352
Động cơ
592,696 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Khóa Vi sai

Câu hỏi hôm trước vẫn còn nguyên, mong rằng sẽ có bác vác xe ra thử sẽ có câu trả lời sớm. :P

Như ta đã biết trong các phần trước, vi sai có một nhược điểm rất lớn là làm cho xe rất dễ bị sa lầy . Để khắc phục điểm yếu này người ta lắp thêm bộ khóa VS vào cầu xe . Mục đích khi khóa lại, VS sẽ kô hoạt động , mô men truyền tới cầu sẽ được phân bổ cưỡng bức đều tới các bánh xe , bánh kô sa lầy vẫn nhận được mô men để đẩy xe vượt qua chỗ lầy .

Ảnh bộ khóa VS cơ khí:


Bộ khóa VS điện tử giữa 2 cầu xe Audi A4


Khóa vi sai được điều khiển đóng mở bằng cơ khí, điện, bằng thủy lực, bằng khí nén hoặc chân không. Trên xe nếu có khóa VS thì có dòng chữ Diffential Lock .




Khóa Diff trung tâm


Khóa điều khiển bằng hơi


Ta có thể Ktra xem xe có khóa VS hay không bằng cách kích nổi 1 bánh xe cầu chủ động lên, ra số N và quay bánh . Nếu bánh quay là kô có khóa VS , nếu quay rất nặng là có bộ VS tăng ma sát , nếu cứng đơ thì là khóa VS đã hoạt động .

Khóa VS có thể kô có trên nhiều xe việt dã , nó có thể được lắp thêm như một option riêng. Trên các máy chuyên chạy đường lầy thì bắt buộc phải có.
 

Land

Xe tăng
Biển số
OF-498
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
1,352
Động cơ
592,696 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Như vậy là khóa vi sai để tạm dừng tính năng của VS, thế bộ khóa VS trung tâm để làm gì ?
Trong các dòng xe 4x4 có dòng AWD ( All time wheels drive) Là 4 bánh chủ động toàn thời gian , công suất động cơ luôn được phân phối đến cả 4 bánh, VD: Nis Murano, Dai Terrios . Do vậy để dễ dàng điều khiển, đương nhiên phải có bộ VS trung tâm đặt tại hộp số phụ ( hộp phân phối ) để đảm bảo cho các cầu có thể quay với tốc độ khác nhau khi vào cua.

Vì vậy khi gặp bãi lầy thì lại pa ti nê thôi ! Cái này cứ hỏi nhà Tiềnđâu trong trận chinh phục Tây Y Tử là rõ nhất ! Để khắc phụ người ta lại lắp khóa VS vào đây , công tắc khóa thường có chữ Central Lock , C-lock .




Cũng có xe lại lắp bộ VS tăng ma sát đã nói bên trên vào đây .

Với xe có bộ khóa VS có một số lưu ý : Chỉ dùng khi cho xe vượt đường xấu như trơn, lầy, cát

Ở trên bề mặt đường có độ bám tốt như nhựa đường, bê tông kô thể bấm nút khóa được , nhất là lúc xe đang chạy nhanh bấm vào nút khóa sẽ rất khó điều khiển tay lái , thậm trí lật xe . Trên siêu xe Niva có cái này không bác Kar ?
 
Chỉnh sửa cuối:

Land

Xe tăng
Biển số
OF-498
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
1,352
Động cơ
592,696 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đã bao giờ bác Feram nhón chân xuống ruộng chưa ?

Khi mà đất mềm mềm , bác bước 1 bàn chân xuống thì lún đến mắt cá , nếu cắm mũi bàn chân xuống thì thụt đến ngang cẳng , nếu vứt một tấm ván xuống thì chả lún gì .

Nguyên tắc 1 : Tăng diện tích tiếp xúc khi bị lầy.
 

Benlar

Xe hơi
Biển số
OF-5960
Ngày cấp bằng
19/6/07
Số km
151
Động cơ
544,910 Mã lực
Rất hay, cám ơn các bác cho em biết thêm chút ít. Em chỉ bổ sung thêm một tý thông tin mà em nhặt được nhé: Nếu lực đẩy của bánh xe mà lớn hơn lực ma sát của mặt đường thì bánh xe sẽ quay trượt vì vậy bác nào bị lún thì chớ tăng ga nhé mà phải tìm cách tăng độ cứng của nền đất hay độ ma sát giữa bánh xe với mặt đường

Câu hỏi của bác Land theo em thì cứ thử mấy các xe 2000 made in China sẽ thấy thân xe quay phải không

Không biết bao giời em có xe đây. Trong khi đó được nhìn mấy con Hummer vừa được post lên vừa rồi là lòng em vừa buồn một ít và vui một ít đấy

Kính chào các bác nhẹ
 

Land

Xe tăng
Biển số
OF-498
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
1,352
Động cơ
592,696 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
khóa đùm trục , khóa đầu láp - HUB

Tranh thủ mẹ con nó đi chơi , viết tiếp đây :D

Khóa VS cũng có thể được tự động kích hoạt khi ta cái cầu chậm, chỉ có cách tự kiểm tra thì mới biết thôi bác Feram ạ.

Phần sau đây xin tiếp về khóa đùm trục , khóa đầu láp .

Ở xe 2 cầu 4x4 bán thời gian, các bác hay nhìn thấy chữ 4WD ở sau đuôi là loại xe thường chỉ chạy bằng 1 cầu , cầu còn lại chỉ kích hoạt khi ta chủ động cài hay bấm nút. Như vậy gần như 99% thời gian xe chạy 1 cầu , cầu kia chỉ lăn theo thôi phải không ạ ?

Như thế là có vấn đề rồi đấy . Ta kô cài cầu nhưng các trục của cầu đó nó vẫn quay như thường , lý do là bánh xe quay, làm trục quay theo, thế thì kô được, xe bị nặng tải , cầu vẫn chịu hao mòn , nhiên liệu tốn … Để giải quyết vấn đè này người ta sẽ ngắt không cho các trục quay theo bánh bị động nữa.

Đấy là lý do có bộ phận khóa đùm trục bánh xe .




Các bác nhìn rõ các chữ 4x4 ,4x2 , lock, free chứ ạ , e nghĩ có rất nhiều lái xe kô biết đích thực cái này để làm gì đâu , thậm chí có xe bị "thối" cả cầu vì chưa bao giờ dùng đến nút lock cả :))

Các lọai đầu khóa (HUB)


Cấu tạo khóa


Khóa này 99% thời gian là ở vị trí mở, để cho các trục bánh xe và ruột cầu không tải đứng yên, khi cài cầu thì lái xe phải xoay khóa lại để nối dòng truyền lực tới bánh xe, cũng có loại được tự động kích hoạt khi cài cầu . Sau khi vượt khỏi chỗ đường xấu thì nên mở khóa ra . Các bác cần phân biệt rõ khóa vi sai và khóa đùm trục là 2 loại khác nhau có công dụng hoàn toàn khác nhau đấy nhá.

Có những xe 4x4 mà kô có cả khóa VS lẫn khóa đùm trục đâu.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top