Xe đạp – thật là đơn giản !

sieusoc.vn

Xe đạp
Biển số
OF-121728
Ngày cấp bằng
23/11/11
Số km
38
Động cơ
381,970 Mã lực
Đi xe đạp vừa thân thiện môi trường, vừa rèn luyện sức khỏe! Chân e sắp teo đi rùi! Đạp xe thui!
 

QAZ

Xe container
Biển số
OF-135390
Ngày cấp bằng
21/3/12
Số km
5,569
Động cơ
398,370 Mã lực
Phụ kiện lắp thêm

Một chiếc xe đạp (MTB) mới mua thường thiếu một vài thứ (theo nhu cầu từng người), những thứ lắp trên xe thì ở mức độ tối thiểu. Có một điều nghịch lý là xe càng đắt tiền thì càng không có gì, những chiếc xe đắt tiền nhất thì còn không có cả pê-đan (thế thì đạp bằng gì ?), và cứ sờ đến món nào là tính tiền món đó. Một số bạn khác thì lại tháo bớt những thứ sẵn có trên xe ra (sợ nặng, và để cho giống cua-rơ chuyên nghiệp).

Vậy vấn đề đặt ra là thực sự bạn sẽ cần những gì ? Chi phí bao nhiêu ? Thông thường những thứ bạn mua thêm bằng khoảng 10% giá trị chiếc xe (không kể những đồ bạn khoác vào người như quần áo giày mũ găng tay ba-lô). Với tiêu chí rẻ, tôi thường chọn những thứ rẻ tiền hơn trong số các lựa chọn.

Tay nắm – ghi-đông

Tay nắm xe loại nguyên bản của nhà sản xuất thường là rất đơn giản, chỉ là một ống cao su có tác dụng chống trơn trượt. Tuy nhiên với tư thế điều khiển xe MTB là một phần trọng lượng dồn xuống đôi tay, thì chỉ sau vài ki-lô-mét bạn đã bắt đầu thấy ê ẩm ở cổ tay, và cảm giác tê thiếu máu. Không như loại ghi đông cong của xe cuốc có nhiều vị trí để thay đổi, ghi đông xe MTB chỉ cho bạn mỗi một tư thế ngang duy nhất.

Với những người thường di chuyển đường trường nhiều kinh nghiệm, họ sẽ lắp thêm một số phụ kiện vào ghi-đông xe để có thêm nhiều vị trí nghỉ tay. Đối với người dùng xe đạp a-ma-tơ như tôi thì chỉ cần thay một đôi tay nắm phù hợp và điều chỉnh độ rộng 2 bên tay nắm cho vừa với cơ thể.

Một đôi tay nắm loại có phần đỡ lòng bàn tay, có tác dụng chống mỏi tay, thông thường có giá 100k-300k, với chất liệu nhựa hoặc cao-su. Một số loại thì có luôn cả phần bảo vệ tay (sừng trâu) trông rất hầm hố, và có thêm tác dụng thay đổi vị trí tay cầm. Với loại xe có bộ chuyển số dạng tay vặn thì hơi khó kiếm đôi tay nắm vừa ý.


Khi thay tay nắm thì đoạn vất vả nhất lại là việc tháo tay nắm cũ ra. Vì làm bằng cao-su nên thường bám rất chắc vào ghi-đông, nhiều người phải dùng cách ngâm nước nóng, thổi hơi nóng, dùng áp lực từ máy nén khí, thậm chí bực quá dùng dao. Các bạn nên dùng đôi găng tay bảo hộ loại bằng len để bảo vệ tay.

Lắp tay nắm vào thì thông thường phải dùng đến vít lục giác, vì tay nắm mới thường siết bằng vòng kim loại. Các bạn có thể phải điều chỉnh sau một vài ki-lô-mét để tìm góc thích hợp nhất.

Một điểm khá quan trọng tôi thấy nhiều người thường bỏ quá, đó là độ rộng của ghi-đông/tay nắm. Vị trí tay nắm quá rộng hoặc quá hẹp đều dẫn đến mỏi vai/ cổ tay và ảnh hưởng đến lồng ngực. Theo tiêu chuẩn thông thường thì:
- Chiều rộng ghi-đông hơn chiều rộng của vai khoảng 10-15cm (tùy thuộc bạn có lắp thêm thiết bị sừng trâu hay không)
- Vị trí tay nắm được lắp sao cho khoảng cách giữa 2 bàn tay khi cầm tay nắm rộng bằng nách của bạn.

Các xe MTB thông thường ở Việt Nam thường có ghi-đông rộng 60-62cm, đối với các bạn nam >1.7m thì bình thường, nhưng với các bạn nữ thì có vẻ hơi rộng. Theo tôi với bạn nữ có chiều cao khoảng trên 1.6m thì ghi-đông rộng 56-58cm là vừa.

Tuy nhiên để có được vị trí tay nắm phù hợp thoải mái nhất thì không gì bằng thực nghiệm, bạn hãy điều khiển qua khoảng 10km với các địa hình khác nhau để tìm ra vị trí thoải mái nhất cho mình.

Một chiếc ghi-đông dài quá có thể phải cắt bớt. Các bạn dùng thước và bút dạ đánh dấu 2 đầu cần cắt cho đều. Khi thi công nhớ đeo găng và kính bảo hộ.
 

bduong

Xe máy
Biển số
OF-108760
Ngày cấp bằng
12/8/11
Số km
74
Động cơ
392,630 Mã lực
nói chung tuỳ loại xe, nhìn ốc trên xe mà sắm đồ thôi ạ.
Nếu sắm đủ còn cần một số món nữa như búa, đục, cái dụng cụ vặn cổ phốt (em ko biết gọi nó thế nào)...
 

QAZ

Xe container
Biển số
OF-135390
Ngày cấp bằng
21/3/12
Số km
5,569
Động cơ
398,370 Mã lực
nói chung tuỳ loại xe, nhìn ốc trên xe mà sắm đồ thôi ạ.
Nếu sắm đủ còn cần một số món nữa như búa, đục, cái dụng cụ vặn cổ phốt (em ko biết gọi nó thế nào)...

Bây giờ đa phần các phụ tùng trên xe đạp dùng loại ốc lục giác rồi bạn ạ, kể cả cổ phốt cũng chuyển sang loại rất dễ tháo lắp. Chỉ có phần khó nhất là đùi đĩa thì cần đồ chuyên dụng.
 

Duatretoxac

Xe buýt
Biển số
OF-137760
Ngày cấp bằng
9/4/12
Số km
940
Động cơ
377,300 Mã lực
Về dụng cụ tháo lắp xe độp, theo em thì nếu như cụ nào không hay DIY thì mới nên sắm cả bộ dụng cụ com lết, nhưng nói thật là với các cụ không hay DIY thì có dụng cụ cũng bằng thừa.
Còn với các cụ hay DIY thì thế nào trong nhà chả có sẵn một ít dụng cụ cơ bản như: kìm, búa, cờ lê, mỏ lết, tô vít, lục giác v.v.. do đó chỉ cần mua thêm mấy cái tool đặc biệt như: các dụng cụ tháo líp, tháo mắt xích và tháo trục giữa là đủ rồi. Về cơ bản thì xe đạp là một sản phẩm chỉ sử dụng những cơ cấu cơ khí rất đơn giản nên không cần quá nhiều dụng cụ đắt tiền.
 

Vua Nui

Xe buýt
Biển số
OF-22578
Ngày cấp bằng
17/10/08
Số km
917
Động cơ
504,055 Mã lực
Cảm ơn Bác chủ thớt ! Em đang bị "thuốc" đây :)
 

pigmilk72

Xe máy
Biển số
OF-79348
Ngày cấp bằng
1/12/10
Số km
74
Động cơ
418,000 Mã lực
Cám ơn cụ chủ nhé ! Em thuộc loại cũng có tay nghề về cơ khí nhưng đọc xong bài của cụ chủ mang ra áp dụng cho xe của mình thấy chuẩn ngay , trước xe em bị lạch cạch chỗ má đề và đĩa , hóa ra mình chỉnh giữa líp và đĩa ko chuẩn nên bị nhay xích , bây h thì lại ro ro rồi . :-h
 

Fiat_ELX

Xe điện
Biển số
OF-468
Ngày cấp bằng
23/6/06
Số km
4,666
Động cơ
625,830 Mã lực
Tuổi
55
Lâu không thấy ai post thêm, em tạm hạ xuống nhé.
 

mucdichcuatoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-45123
Ngày cấp bằng
31/8/09
Số km
8,581
Động cơ
533,438 Mã lực
Bài viết hay, em oánh dấu để ngâm cứu.
 

nguoi_qua_duong

Xe đạp
Biển số
OF-106349
Ngày cấp bằng
21/7/11
Số km
46
Động cơ
394,560 Mã lực
Chỉnh ghi-đông:

Vị trí ghi-đông ảnh hưởng rất lớn đến vị trí đạp xe của bạn. Nếu phù hợp thì đi lâu vẫn thấy thoải mái cả cổ tay, cổ, lưng, vai.

Bạn có thể điều chỉnh ghi-đông lên cao hoặc xuống thấp, xoay cho phù hợp với cổ tay/bàn tay, và độ rộng của ghi-đông cho phù hợp với vai.

Nhiều người thường chỉnh yên cao bằng ghi-đông, còn tôi thì ngược lại, chỉnh vị trí yên phù hợp rồi mới chỉnh ghi-đông. Với xe MTB thì bạn có thể chỉnh:

- Quay pô-tăng (stem) theo chiều ngược hoặc xuôi, thông thường cổ pô-tăng không vuông góc mà nghiêng lên 5 độ, khi quay ngược lại thì bạn có thể hạ thấp ghi đông xuống 1 chút. Ngoài ra thì quay pô-tăng xuống dưới trông có vẻ pờ-rồ hơn.
- Hạ bớt vòng đệm cổ phuốc, có thể hạ thấp ghi-đông khoảng 3cm nữa. Những vòng đệm thừa ra thì bạn lại đưa lên trên.

Thực hiện: cần có bộ vít lục giác để tháo ốc pô-tăng. Trước hết cậy nút che và tháo ốc trên đỉnh pô-tăng, sau đó nới 2 ốc hãm pô-tăng ra. Nếu quay ngược pô-tăng thì bạn cần tháo luôn ghi-đông ra bằng cách tháo 2 (hoặc 4) con ốc giữ ghi đông.

Cái khó của việc chỉnh này chính là lúc lắp vào, vì liên quan đến cổ phốt, nếu không chuẩn thì có thể bị bó (cứng lái) hoặc bị rơ (vào chỗ xóc thấy lục cục ở cổ xe). Trước tiên các bạn vặn con ốc phía trên cho vừa chặt nhẹ, chú ý các bộ phận dọc cổ phốt không bị vênh váo, nhấc thử xe lên lắc xem có bị lỏng quá hoặc chặt quá không, sau đó định vị pô-tăng sao cho ghi-đông vuông góc với lốp, rồi vặn chặt 2 ốc hãm pô-tăng lại.

Ốc hãm cổ phốt, thường đậy bằng nút cao-su.


Pô-tăng đã được quay ngược xuống, các bạn chú ý mấy cái vòng đệm, có thể tháo ra đảo lên trên để hạ thấp ghi-đông.


Sau khi chỉnh độ cao hợp lý rồi thì các bạn nên xoay ghi-đông cho phù hợp với cổ tay, tốt nhất là phần đầu ghi-đông hơi vểnh lên 1 chút (tí tẹo thôi), đừng nên xuôi xuống kẻo khi đi đường tay của bạn có xu hướng tượt ra ngoài. Để xoay ghi-đông thì các bạn chỉ cần nới ốc giữ, xoay nhẹ rồi vặn chặt lại.

Ốc giữ ghi-đông:


Một điều chỉnh nữa, theo tôi là quan trọng, nhất là với loại xe MTB, đó là độ rộng của ghi-đông. Cái này liên quan đến vai và cánh tay, nếu độ rộng không chuẩn thì rất nhanh mỏi và làm xấu dáng các bạn gái. Độ rộng ghi-đông thường được tính bằng độ rộng vai cộng thêm 10-15cm nữa, như thế với chị em vóc dáng tương đối thì ghi-đông rộng tầm 56-58cm là cùng. Tuy nhiên hầu hết xe MTB tiêu chuẩn đều có ghi-đông 60-62cm. Có 2 cách bạn có thể làm:

- Cắt ngắn bớt ghi đông, cái này dễ nhưng cần có tí khéo tay. Một số loại ghi đông thậm chí còn có vạch sơn đánh dấu sẵn.
- Dịch chuyển vị trí tay nắm và tay điều khiển dịch vào bên trong, lúc ấy 2 đầu ghi-đông có thể hơi thòi ra 1-2cm, các bạn gái lấy 2 dải ruy-băng buộc vào trông cũng ổn, các bạn trai thì mua thêm 2 thiết bị có tên gọi sừng trâu lắp vào để che.

Tay nắm này hở đầu nên có thể dịch vào bên trong:


Dụng cụ: Bộ vít lục giác.
Mức độ: trung bình, cần chỉnh tỉ mẩn đến khi thấy thoải mái !
bác viết em chẳng thể bổ sung được gì=))
 

QAZ

Xe container
Biển số
OF-135390
Ngày cấp bằng
21/3/12
Số km
5,569
Động cơ
398,370 Mã lực
Dùng đồng hồ tốc độ để đo nhịp chân (cadence).

Với các vận động viên chuyên nghiệp, việc theo dõi nhịp chân và nhịp tim là hết sức cần thiết, và họ trang bị những thiết bị đo chuyên dụng đắt tiền. Với những người chơi nghiệp dư mà lại muốn giống pờ-rồ thì sao ? Không thể mua chiếc đồng hồ mấy triệu, vì nó trị giá gần bằng cả chiếc xe của bạn.

Tôi thì chọn phương án độ, chế, bằng cách dùng chính đồng hồ xe đạp (bicycle computer). Hiện có nhiều loại đồng hồ với nhiều mức giá khác nhau, từ hơn 100k đến hơn 1 triệu, loại có dây và không dây. Tôi dùng thử loại SunDing không dây giá 130k. Các bạn cũng có thể dùng loại B-Square giá cũng 130k, nhưng là loại có dây.

Trước hết lắp đặt bộ phận thu phát tín hiệu ở đùi xe và khung xe, khoảng cách giữa 2 đầu này là 5mm, các bạn lắp sao cho chắc chắn và chọn chỗ khuất ít bị va chạm.


Sau đó cài đặt lại đồng hồ về mức 1666:


Bây giờ đồng hồ của bạn biến thành đo nhịp chân:


Vài chú ý:
- Đồng hồ loại không dây thì có vẻ hiện đại hơn, nhưng có một số bất tiện, nếu lắp xa quá thì không nhận được tín hiệu (tối đa khoảng 70cm), loại rẻ tiền thì trong đầu phát dùng pin 12V đắt tiền và khó kiếm.

- Đông hồ có dây thì các bạn nên chọn loại dây dài để dễ lắp đặt. Cùng nên chọn loại có chức năng đo tốc độ bình quân (Average). Tôi thấy loại B-Square giá 130k khá tốt.

- Khi chuyển đổi công năng thì các chức năng đo quãng đường như Trip, Distance hay Odo không còn giá trị nữa, khi ấy đồng hồ của bạn đo được Cadence tức thời, trung bình, cao nhất, thời gian.

- Vì sao lại đặt 1666: Giả sử bạn đạp 72 vòng/phút, khi đó mỗi vòng xe chạy được 1666mm, ta có:
72*(1.666/1.000.000)*60=7.197~ 7.2km/h tức là hiện trên đồng hồ con số 7.2 tương đương nhịp chân = 72.

- Để nâng cao thành tích thì sau mỗi tháng bạn lại bấm lại đồng hồ tăng số 1666 lên thêm khoảng 10% nữa !
 

Escave

Xe buýt
Biển số
OF-32349
Ngày cấp bằng
26/3/09
Số km
996
Động cơ
486,906 Mã lực
Nơi ở
Tùy chọn
Bài của cụ chủ thớt thật hữu ích, vod cho bác nhá
 

zorro9x

Đi bộ
Biển số
OF-23170
Ngày cấp bằng
30/10/08
Số km
2
Động cơ
493,620 Mã lực
Em cũng góp thêm tý ý kiến vào bài của cụ Duatretoxac tý
Trong các bộ tay đề , việc chia chính xác các bước líp hay đĩa đã được nhà sản xuất định sẵn, và cũng không thể can thiệp được, với đĩa thì được chia 2 hoặc 3 đôi khi là 1
Với líp thì được chia bước theo số tầng líp, nên khi lắp đặt cũng phải tuân thủ cho đúng
Vậy thì hai con ốc nhỏ L-H kia nó chính là để bê nguyên cái khối đã được định sẵn các bước chuyển vào đúng vị trí của nó
Việc cân chỉnh 2 ốc đó làm cho hành trình dưới (líp nhỏ ) và hành trình trên ( líp to ) chính xác thì tự khắc các bước sẽ được chia đều
Khi chỉnh cho hành trình dưới phải tháo lỏng cáp từ tay đề ra, sau đó quay cho xích , líp đĩa thật êm nằm trên 1 đường thẳng, xích không bị văng ra ngoài, sau đó bắt chặt dây cáp từ tay chuyển đề vào sau đó ấn nhẹ 1 nấc thì líp phải chuyển ngay nhẹ nhàng, nếu không được thì bắt đầu chỉnh đến ốc hành chỉnh nhỏ đó (tháo lỏng cáp ) cho đến khi đạt được yêu cầu trên (lúc này mới bắt lại cáp cho chặt)
Với hành trình trên cũng làm tương tự như trên
Lúc này hành trình chặn trên và chặn dưới đã chính xác , tự khác các bước chuyển sẽ đều
Nếu còn hơi sượng có thể tinh chỉnh thêm ốc vặn trên dây cáp
Nếu không được nữa thì nên nâng cấp lên loại cao hơn là vừa :D
Bác Khôi ơi hôm qua em qua chỗ bác vác con XTC 790 size 15.5 về thứ 7 em qua bác chỉnh lại đề cho em nhé...và training cho em cách luôn nhé. Xe đi rất sướng...
 

thietkeinan

Xe buýt
Biển số
OF-48799
Ngày cấp bằng
15/10/09
Số km
680
Động cơ
465,300 Mã lực
Bác dạy luôn cách thay má phanh đĩa thì tôt quá
 

QAZ

Xe container
Biển số
OF-135390
Ngày cấp bằng
21/3/12
Số km
5,569
Động cơ
398,370 Mã lực
Bác dạy luôn cách thay má phanh đĩa thì tôt quá

Với loại phanh TektroNovela thì rất đơn giản:

- Tháo bánh xe ra.
- Tóm vào cái tai má phanh (phần sắt nhô ra ở vòng nàu xanh), đẩy ra khỏi cụm phanh.
- Nhét mà phanh mới vào cụm phanh, lắc nhẹ cho nằm đúng vị trí. Loại má phanh này được định vị bằng lực hút nam châm nên không cần ốc vít gì cả.
- Lắp bánh xe vào, cân chỉnh lại phanh nếu bị sát. Chú ý là phía bên trong cụm phanh có 1 con ốc lục giác để điều chỉnh má phanh, nếu đĩa phanh bị sát thì nới con ốc này ra khoảng 1/8-1/4 vòng.

[/url]
 

thietkeinan

Xe buýt
Biển số
OF-48799
Ngày cấp bằng
15/10/09
Số km
680
Động cơ
465,300 Mã lực
Cám ơn bác , rất bổ ích , bác cho hỏi thay má phanh dầu có giống phanh đĩa không .
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

Tony vn

Xe đạp
Biển số
OF-142204
Ngày cấp bằng
16/5/12
Số km
27
Động cơ
364,370 Mã lực
Cám ơn bác QAZ! Chờ phần hướng dẫn về chỉnh và bảo dưỡng phanh đĩa dầu của bác:)
 

khodanh99

Đi bộ
Biển số
OF-149285
Ngày cấp bằng
15/7/12
Số km
1
Động cơ
358,110 Mã lực
Cám ơn bài viết của bác chủ thớt, quá hay, quá thực tế!!!!!!!!!! Bác chủ thớt phát huy nữa nhé! Ủng hộ bác hết mình
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top