Em thấy thế này
- Bối cảnh 2010 và trước đó tăng trưởng tín dụng 30% và hơn thế.
- Sang 2011 lạm phát khủng, phải phanh tín dụng về room 20%, lãi suất điều hành đẩy lên 14%, lãi suất thực 20% và hơn nữa
- P/E chứng khoán đầu 2010 bắt đầu rơi dần xuống 5 vào cuối năm, P/B là 4.
- Dữ liệu về FED và xu hướng interest rate của thế giới cụ cần e bổ sung sau.
Đem so sánh với thời điểm bây giờ
- Tăng trưởng tín dụng của 2022 trở về trước đã hạn chế khá nhiều, năm nay đưa ra 15% mà mấy tháng đầu năm còn âm.
- Lãi suất đang rẻ thì ai cũng biết.
- P/E hiện tại đang tầm 14, P/B đang tầm 1.7
Như vậy điểm khác biệt là khoảng cách giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng GDP đã giảm khoảng cách khá nhiều (ở mức hợp lý chứ không phải bong bóng như thời đó).
Doanh nghiệp trên sàn đang làm việc hiệu quả hơn khá nhiều so với lãi suất ngân hàng, khác hẳn thời điểm đó.
P/B cũng ở mức hợp lý, thấp hơn trung bình 5 năm gần nhất.
Còn việc 1 nền kinh tế thị trường thì việc vay nợ và phình tín dụng là điều bình thường để kích thích sự phát triển, kích thích đầu tư mở rộng, kích thích cải tiến năng suất nên dẫn đến thị trường đầu cơ luôn tồn tại song hành (cái mà mọi người gọi là bong bóng), ở nước mình thì đất thì luôn là số 1 và bong bóng nhất trong 20 năm trở lại đây, CK sẽ dần đc coi là kênh tích sản phổ biến hơn.
Và từ đây em đánh giá bất động sản đang ở đoạn giữa, thường nó sẽ đạt đỉnh rồi điều chỉnh 1 đoạn rồi đi ngang tích lũy chờ dân giàu hơn, tín dụng phình ra thì nó lại hút vào, tăng giá. Còn CK thì chưa có gì đáng phải sợ cả, nếu tính theo năm nó mới ở đoạn đầu thôi, nếu kinh tế sáng lại thì vẫn với vùng giá hiện tại, P/E nó sẽ còn thấp hơn hiện tại nên dư địa đến đỉnh còn khá xa.
lâu rồi e ko có tranh luận dài dòng từ khi Mod xoá thót, khoá thớt, hạn chế comment tại 1 số topic, nói chung là k có cảm hứng lắm với việc tranh luận
giờ e tham gia forum vui vẻ là chính, chủ yếu châm chọc lấy tiếng cười làm niềm vui thôi, chứ e k có máu ăn thua trên này
tuy nhiên, cụ nhiệt tình thì em cũng có vài gạch đầu dòng với cụ
- PB hay PE tại TTCK VN nó cũng chỉ là khái niệm, khi tính minh bạch nó còn rất thấp và tính thao túng gian lận rất cao, cho nên đánh giá đừng nhìn hoàn toàn vào mấy cái đó, tham khảo cho vui thôi. Với em còn môt yếu tố đánh giá còn ngon hơn nhiều, ngon hơn cả EPS, PE hay PB
- cái Book Value ấy thì dĩ nhiên giờ nó tăng cao hơn trước do bong bóng tài sản, bong bóng đất cát, nên cụ đưa vào so sánh e thấy nó k chính xác
- cụ chưa tính đến yếu tố "in giấy", nên thấy nó thế, chứ thực ra, tất cả cổ phiếu dòng trụ cột VNI: bank, bđs, chứng khoán, sau khi in giấy suốt 4 năm qua thì giờ nó đắt lòi và ảo lòi rồi cụ
- vì cái yếu tố in giấy, giấy quá nhiều này nên cái mốc 1000 bây giờ nó hoàn toàn khác mốc 1000 so với hồi 2007 , thậm chỉ cả 2016-2017-2018-2019, nhìn thì là chung một mốc đấy, nhưng vốn hoá hoàn toàn khác, giấy quá nhiều, nên nó ko đi quá xa đc là vậy, mặc dù tiền rẻ các kiểu, lãi suất đáy của đáy mọi thời đại
- kinh tế chung còn khó khăn nhiều năm tới, nền kinh tế VN mình phụ thuộc Tàu và chung tần sóng với Tàu nên nó thế nào mình cũng thế, chứng khoán và đất cát nó hẹo thì mình cũng vậy thôi, chỉ là phản ánh chậm hơn.
còn bđs thì thôi rồi, bong bóng nó quá to rồi, khi nào nó nổ cụ sẽ thấy, lúc ấy những ai ôm bđs giờ nhìn lại sẽ thấy, ờ sao lúc đó mình ngu quá, múc cái giá không tưởng như vậy