[Funland] "Canh gà Thọ Xương" là thơ hay ca dao? - Là canh thật hay không thật?

othip

Xe tải
Biển số
OF-48946
Ngày cấp bằng
18/10/09
Số km
450
Động cơ
462,560 Mã lực
Nơi ở
Nhà
1, Đó là bài thơ Hà Nội của Dương Khuê (k phải là rao ca nhé!)
2, Canh gà Thọ Xương là món canh gà của làng Thọ Xương chứ ếch phải gà gáy sang canh sang nước rì nhá!
;))
 
Chỉnh sửa cuối:

matizdo

Xe tăng
Biển số
OF-54684
Ngày cấp bằng
11/1/10
Số km
1,689
Động cơ
465,645 Mã lực
Theo em hiểu đây là bài thơ tả cảnh Hồ Tây của nhà thơ Dương Khuê:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ

Đây là bài thơ tả cảnh nên không thể có món canh gà ở đây được. Bạn thử đặt mình ở vị trí nhà thơ, giữa một khung cảnh thơ mộng như thế làm gì có ai còn có tâm hồn ăn uống mà đưa cả món ăn vào nữa.
 

matizdo

Xe tăng
Biển số
OF-54684
Ngày cấp bằng
11/1/10
Số km
1,689
Động cơ
465,645 Mã lực
1, Đó là bài thơ Hà Nội của Dương Khuê (k phải là rao ca nhé!)
2, Canh gà Thọ Xương là món canh gà của làng Thọ Xương chứ ếch phải gà gáy sang canh sang nước rì nhá!
;))
Kiến thức của cụ thật là vô đối
 

matizdo

Xe tăng
Biển số
OF-54684
Ngày cấp bằng
11/1/10
Số km
1,689
Động cơ
465,645 Mã lực
Hay là cô nhầm và có thể chúng ta cũng nhầm:

Tương Bần, cà Láng, dưa La
Cá rô đầm Sét, canh gà Thọ Xương
Vũ Bằng

Rõ ràng rằng đó là món canh gà Thọ Xương
Theo em thì:
Tương Bàn, cà Láng,dưa La
Cá rô đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây
 

onlinefisher

Xe điện
Biển số
OF-60731
Ngày cấp bằng
2/4/10
Số km
2,490
Động cơ
462,760 Mã lực
Nơi ở
Vườn Chuối
Cháu thấy bẩu đấy là món ẩm thực của người Hà Lội, cháu cũng ở Hà Lội mà tuyệt nhiên chưa được biết mùi vị nó dư lào, cụ nào ăn rùi kể cháu nghe với?!
 

_MBBG_

Xe điện
Biển số
OF-42783
Ngày cấp bằng
9/8/09
Số km
2,862
Động cơ
491,520 Mã lực
Thơ chứ cụ
 

Kẻ ế vợ

Xe tăng
Biển số
OF-81546
Ngày cấp bằng
31/12/10
Số km
1,064
Động cơ
424,356 Mã lực
Tuổi
44
Em cũng ở HN gần 2 chục năm nhưng tuyệt nhiên chưa nghe thấy tiếng Gà ở Thọ Xương nay cả.
 

HVB

Xe tăng
Biển số
OF-13417
Ngày cấp bằng
23/2/08
Số km
1,618
Động cơ
534,410 Mã lực
Nơi ở
Nghĩa Đô, Cầu Giấy
Gió đưa cành trúc la đà... Đó là hồi e học lớp 3, lần đầu được đọc 1 quyển sách có in mầu. :)
Nếu ở góc độ phân tích văn học, có thể có nhiều cảm nhận khác nhau, nhưng e thích cái nguyên bản "Phất phơ ngọn trúc trăng tà" hơn câu "Gió đưa cành trúc la đà", bởi lẽ:
- Phất phơ ngọn trúc là hình ảnh ko có gió, cành trúc ở xa, bạc bạc trong đêm trăng muộn (trăng tà) nên nhìn ko rõ, trông nó phất phơ. Trăng tà cũng là trăng gần sáng.
- Do là gần sáng thì nó mới tương ứng với hỉnh ảnh chuông báo canh của Trấn Võ, gà báo sang canh rạng sáng của làng Thọ Xương, tiếp dịp chày giã giấy dó vào sáng sớm của làng An thái (Yên Thái), và do là buổi rạng sáng nên sương mới mịt mùng trên mặt hồ, nơi chỉ thấy ngọn trúc phất phơ.

Còn hình ảnh "gió đưa cành trúc la đà" chẳng ăn nhập gì về không gian và thời gian lúc sáng sớm cả. Đã mịt mùng sương thì làm sao thấy gió đưa cành trúc được nữa.

Vậy nên, cá nhân e nghĩ là nguyên bản thơ của nhà thơ Dương Khuê hay hơn dị bản sau này.
 

dirty_cop

Xe hơi
Biển số
OF-27947
Ngày cấp bằng
28/1/09
Số km
102
Động cơ
485,498 Mã lực
Theo nhà cháu thấy thì ông tác giả cũng là con của Thần gió. Cụ nào ở Hồ Tây xác nhận vụ này nhé. "Gió đưa cành trúc la đà" mà có "Mặt gương Tây Hồ" thì chứng tỏ công nghệ làm gương quá tồi =))
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
3,679
Động cơ
471,160 Mã lực
Có món canh gà thật các cụ ạ



Bài viết của tác giả Hocmon

Thưa bạn đọc.

Một quí độc giả có nick là hocmon vừa post một comment trên entry “Nền giáo dục hóc…xương gà” về tích canh gà Thọ Xương như sau

“Nguyên bản cuốn Vân Đình Dương Khuê Thượng Thư Tiên Sinh Thi Tập hiện đang lưu trữ tại thư Viện nghiên cứu Hán Nôm. Sách này có chép bài thơ mang tên Tối ức Thọ Xương thang (Nhớ nhất canh Thọ Xương) của Dương Khuê”

Nguyên văn viết: 裊裊搖風竹,蒼蒼鎮武鐘,壽昌多故舊,同買燉雞湯。煙鎖西湖水,杵驚安泰鄉,河城斯美景,最耐客思量
“Niểu niểu dao phong trúc, thương thương Trấn Vũ chung, Thọ Xương đa cố cựu, đồng mãi đốn kê thang. Yên tỏa Tây Hồ thủy, chử kinh Yên Thái hương, Hà thành tư mỹ cảnh, tối nại khách tư lương.”

Dịch nghĩa nôm na: Gió lay trúc phất phơ, chuông Trấn Vũ xa thẳm, quán Thọ Xương nhiều ông bạn cũ, đều đến mua canh gà hầm. Khói sương vây bủa mặt nước hồ Tây, nhịp chày kinh động làng Yên Thái, cảnh đẹp này của Hà Thành, khiến khách nhớ nhung nhất.

Phía dưới có một dòng chữ nhỏ, chú rằng “sau khi bài này làm ra, sĩ phu tranh nhau ngâm tụng. Bà Thọ chủ quán Thọ Xương mắng tiếng, đích thân đến nhà ta xin chữ, song lại cầu ta diễn ra quốc âm ngõ hầu hiểu được trọn nghĩa.

Ta liền bỏ hai câu cuối mà diễn lại rằng:

“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mùng khói tỏa ngàn sương
Dịp chày Yên Thái mặt gương Tây hồ.”

Thế là đã rõ nhé. Nếu tích trên có thật thì canh gà Thọ Xương đúng mà món canh gà, chẳng phải tiếng gà gáy sang canh như các nhà văn, nhà thơ đã tưởng.

Phát hiện này mà đúng thì đó là sự kiện động trời trong văn học.

Bác Hocmon có nhờ các anh chị nào có điều kiện ở Hà Nội, xin xác minh lại bài văn này với viện Hán Nôm dùm, có thật như vậy hay không ?

Tác giả: Hocmon

HM Blog vừa tìm ra comment sau trên mạng cũng bàn về món canh gà khốn khổ

Bác nào thử tìm trong thư viện Hán Nôm cuốn Vân Đình Dương Khuê Thượng Thư Tiên Sinh (144 tr., 27 x 15. Ký hiệu: A.2185 Thư viện Viện Hán Nôm) xem có bài này không. Làm ơn chụp cả trang đưa lên cho bà con xem.

“Sáng nay có cậu bạn làm trong Viện Hán Nôm bảo, trong sách Vân Đình Dương Khuê Thượng Thư Tiên Sinh (144 tr., 27 x 15. Ký hiệu: A.2185 Thư viện Viện Hán Nôm) cũng chép bài thơ này. Xin lưu ý, Dương Khuê viết thơ bằng chữ Nôm, nỏ phải chữ Quốc ngữ. Nguyên văn viết chữ Canh là 羹 (bát canh, món canh), không phải 更 (canh khuya, canh chầy). Chứng tỏ canh gà là món ăn, chứ chả phải tiếng gà tiếng qué gì cả. Chắc hồi ấy các cụ đi tập thể dục từ sáng sớm, khi chùa Trấn Vũ đổ chuông, quán Thọ Xương mở hàng, các cụ rủ nhau vào ăn canh gà.”
http://www.tathy.com/thanglong/showthread.php?t=28159&page=11
 

Beliti

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-159924
Ngày cấp bằng
8/10/12
Số km
2,204
Động cơ
371,720 Mã lực
Thôi nếu đúng thế này thì bao thế hệ học sinh Việt Nam hiểu sai à.. Giống Lê Văn Tám à.....
 

tiennui

Xe hơi
Biển số
OF-160947
Ngày cấp bằng
16/10/12
Số km
125
Động cơ
350,220 Mã lực
Các cụ lên đọc thêm bài này nhà báo viết nữa : http://maithanhhaiddk.blogspot.com/2012/10/tran-trui-giua-bay-soi.html TRẦN TRỤI GIỮA BẦY SÓI


Mai Thanh Hải - Dùng chữ này, mới chính xác về "hoàn cảnh" của cô giáo Hà Thị Thu Thủy (Giáo viên dạy Văn, Trường THCS Lômônôxôp, Từ Liêm, Hà Nội) những ngày này.
 

Hoàn Béo

Xe hơi
Biển số
OF-16764
Ngày cấp bằng
28/5/08
Số km
140
Động cơ
510,511 Mã lực
Tuổi
50
Thêm 1 bài phân tích có lý, mời các cụ đổ thêm xăng: http://quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?p=1039511

Lúc em được học bài này thì là ca dao ạ, thực sự là rất ấn tượng trước sự phát triển của nền Giáo dục Việt nam:

Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.


 

Hoàn Béo

Xe hơi
Biển số
OF-16764
Ngày cấp bằng
28/5/08
Số km
140
Động cơ
510,511 Mã lực
Tuổi
50
Em học dốt nên có lẽ đọc ca dao không giống cụ, chết em roài:

Dưa La, Húng Láng, Ngổ Đầm
Cá rô đầm Sét, sâm cầm hồ Tây

Cốm Vòng, Gạo tám Mễ Trì
Tương Bần, Húng Láng còn gì ngon hơn.

Hay là cô nhầm và có thể chúng ta cũng nhầm:

Tương Bần, cà Láng, dưa La
Cá rô đầm Sét, canh gà Thọ Xương
Vũ Bằng

Rõ ràng rằng đó là món canh gà Thọ Xương
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
21,837
Động cơ
744,590 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Bát canh gà hay là gà gáy cầm canh quan trọng giề.=)) Em đã post bên thớt khác thế này.

Cùng một sự vật có thể được lý giải dưới nhiều góc nhìn khác nhau.

Như em chẳng hạn, lúc đang thơ mộng, diều đang căng, tay lại dắt 1 em thơm như múi mít thì đương nhiên đấy là tiếng gà báo sang canh. Còn lúc da bụng dính vào sống lưng, mắt hoa chân run thì nghĩ nó là bát canh gà thì còn gì hợp lý bằng.

Chẹp, vừa ăn sáng xong mà nghĩ đến bát canh gà lại thấy :38:
 

giacay

Xe hơi
Biển số
OF-21072
Ngày cấp bằng
12/9/08
Số km
181
Động cơ
500,090 Mã lực
bài thơ nói về hà nội 36 phố phường với các nghề thủ công truyền thống như đúc chuông ở Trấn Vũ, đẽo chày cối ở Yên Thái, nghề làm gương cắt kính ở Tây Hồ và món ẩm thực nổi tiếng của dân Hà Thành xưa là canh gà Thọ Xương. Tuy nhiên vì yếu tố thời gian nên các làng nghề bị mai một và các món ăn không còn đặc sắc như trước, ưu tiên khôi phục các làng nghề truyền thống và phát triển các đặc sản địa phương như bánh tôm Hồ Tây, cốm Làng Vòng, canh gà Thọ Xương là mục tiêu dài hạn của nghành giáo dục Thành phố
các bác thấy em viết hay không ?
không cần chỉnh cụ ợ
 

giacay

Xe hơi
Biển số
OF-21072
Ngày cấp bằng
12/9/08
Số km
181
Động cơ
500,090 Mã lực
Có món canh gà thật các cụ ạ



Bài viết của tác giả Hocmon

Thưa bạn đọc.

Một quí độc giả có nick là hocmon vừa post một comment trên entry “Nền giáo dục hóc…xương gà” về tích canh gà Thọ Xương như sau

“Nguyên bản cuốn Vân Đình Dương Khuê Thượng Thư Tiên Sinh Thi Tập hiện đang lưu trữ tại thư Viện nghiên cứu Hán Nôm. Sách này có chép bài thơ mang tên Tối ức Thọ Xương thang (Nhớ nhất canh Thọ Xương) của Dương Khuê”

Nguyên văn viết: 裊裊搖風竹,蒼蒼鎮武鐘,壽昌多故舊,同買燉雞湯。煙鎖西湖水,杵驚安泰鄉,河城斯美景,最耐客思量
“Niểu niểu dao phong trúc, thương thương Trấn Vũ chung, Thọ Xương đa cố cựu, đồng mãi đốn kê thang. Yên tỏa Tây Hồ thủy, chử kinh Yên Thái hương, Hà thành tư mỹ cảnh, tối nại khách tư lương.”

Dịch nghĩa nôm na: Gió lay trúc phất phơ, chuông Trấn Vũ xa thẳm, quán Thọ Xương nhiều ông bạn cũ, đều đến mua canh gà hầm. Khói sương vây bủa mặt nước hồ Tây, nhịp chày kinh động làng Yên Thái, cảnh đẹp này của Hà Thành, khiến khách nhớ nhung nhất.

Phía dưới có một dòng chữ nhỏ, chú rằng “sau khi bài này làm ra, sĩ phu tranh nhau ngâm tụng. Bà Thọ chủ quán Thọ Xương mắng tiếng, đích thân đến nhà ta xin chữ, song lại cầu ta diễn ra quốc âm ngõ hầu hiểu được trọn nghĩa.

Ta liền bỏ hai câu cuối mà diễn lại rằng:

“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mùng khói tỏa ngàn sương
Dịp chày Yên Thái mặt gương Tây hồ.”

Thế là đã rõ nhé. Nếu tích trên có thật thì canh gà Thọ Xương đúng mà món canh gà, chẳng phải tiếng gà gáy sang canh như các nhà văn, nhà thơ đã tưởng.

Phát hiện này mà đúng thì đó là sự kiện động trời trong văn học.

Bác Hocmon có nhờ các anh chị nào có điều kiện ở Hà Nội, xin xác minh lại bài văn này với viện Hán Nôm dùm, có thật như vậy hay không ?

Tác giả: Hocmon

HM Blog vừa tìm ra comment sau trên mạng cũng bàn về món canh gà khốn khổ

Bác nào thử tìm trong thư viện Hán Nôm cuốn Vân Đình Dương Khuê Thượng Thư Tiên Sinh (144 tr., 27 x 15. Ký hiệu: A.2185 Thư viện Viện Hán Nôm) xem có bài này không. Làm ơn chụp cả trang đưa lên cho bà con xem.

“Sáng nay có cậu bạn làm trong Viện Hán Nôm bảo, trong sách Vân Đình Dương Khuê Thượng Thư Tiên Sinh (144 tr., 27 x 15. Ký hiệu: A.2185 Thư viện Viện Hán Nôm) cũng chép bài thơ này. Xin lưu ý, Dương Khuê viết thơ bằng chữ Nôm, nỏ phải chữ Quốc ngữ. Nguyên văn viết chữ Canh là 羹 (bát canh, món canh), không phải 更 (canh khuya, canh chầy). Chứng tỏ canh gà là món ăn, chứ chả phải tiếng gà tiếng qué gì cả. Chắc hồi ấy các cụ đi tập thể dục từ sáng sớm, khi chùa Trấn Vũ đổ chuông, quán Thọ Xương mở hàng, các cụ rủ nhau vào ăn canh gà.”
http://www.tathy.com/thanglong/showthread.php?t=28159&page=11
đọc xong bài này của cụ em cũng thấy nghi nghi ở câu 3 lại có câu "Mịt mùng KHÓI TỎA ngàn sương" liệu có phải khói bếp nấu canh gà ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top