[Funland] Chánh niệm

matizac

Xe tăng
Biển số
OF-125314
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
1,479
Động cơ
425,919 Mã lực
VESAK
Có nhiều thông tin khác nhau về Vesak: trước tiên là ngày sinh của Buddha, tiếp theo là ngày Tam hiệp (ngày sinh, ngày thành đạo và ngày nhập niết bàn). Về ngày tháng cũng có sự khác nhau, ngày 8/4 hay 15/4 âm lịch, hoặc ngày trăng tròn của tháng 5 dương lịch, cũng có thể là ngày trăng tròn của tháng 4 âm lịch. Mỗi nơi, mỗi nhánh có thể có quan niệm khác nhau, nhưng tựu chung đều có sự giống nhau là làm những nỗ lực đặc biệt hơn ngày thường để mang lại hạnh phúc, niềm vui với chúng sinh, chia sẻ với mọi người.
Chúc các cụ nghỉ lễ zui zẻ!
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,551
Động cơ
111,183 Mã lực
À vâng! Dù có nói bao nhiêu, đọc bao nhiêu, thì mọi từ ngữ nó cũng chỉ xảy ra trong tư duy logic của mình mà thôi. Đến ngay vị ngọt của cái kẹo cũng không từ ngữ nào mô tả được như việc cụ trực nhận vị ngọt ấy qua các tế bào lưỡi và thần kinh.
Do vậy, trong kinh, Đức Phật không bao giờ mô tả chi tiết về Đạo Quả hay Niết bàn vì đó là điều không thể diễn đạt bằng ngôn từ! Ngài luôn khuyến khích học trò thực hành pháp và tự chứng ngộ.
Tức là ko hiểu cái đích tu hành của mình là gì, cứ đi rồi sẽ ngộ hả cụ?
 

workerbee2006

Xe tải
Biển số
OF-7286
Ngày cấp bằng
20/7/07
Số km
287
Động cơ
540,921 Mã lực
Tức là ko hiểu cái đích tu hành của mình là gì, cứ đi rồi sẽ ngộ hả cụ?
Dù có bao nhiêu lời nói về niết bàn thì cũng chỉ là các con chữ và được phát triển bởi tưởng tượng của cụ mà thôi.
Cụ không cất bước đi theo bản đồ thì cụ đâu có thể đến được nơi cụ đến. Đức Phật chỉ có thể chỉ cho cụ con đường đến cái chỗ gọi là Niết bàn. Cụ không đi theo bản đồ thì cụ không thể đến đó và cảm nhận Niết bàn thực sự bằng chính sự trực nhận của cụ được.
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,242
Động cơ
386,305 Mã lực
Tức là ko hiểu cái đích tu hành của mình là gì, cứ đi rồi sẽ ngộ hả cụ?
Dù có bao nhiêu lời nói về niết bàn thì cũng chỉ là các con chữ và được phát triển bởi tưởng tượng của cụ mà thôi.
Cụ không cất bước đi theo bản đồ thì cụ đâu có thể đến được nơi cụ đến. Đức Phật chỉ có thể chỉ cho cụ con đường đến cái chỗ gọi là Niết bàn. Cụ không đi theo bản đồ thì cụ không thể đến đó và cảm nhận Niết bàn thực sự bằng chính sự trực nhận của cụ được.
Đó các bác thấy đó, nếu không có động lực thúc đẩy đằng sau lưng thì hoặc sẽ thối chuyển tâm ý, đắm vào thanh hương vị xúc pháp, hoặc sẽ không tìm được động lực để quyết tiến lên. Rất nhiều người rơi vào hoàn cảnh đó. Không biết mình sẽ đi đâu, đi bao lâu, có điều kiện để đi lại con đường đó thêm một lần nữa không

Thiện tri thức không hẳn là người xuất hiện trong trạng thái thiện lành, tốt bụng, khuyên bảo, chỉ hướng cho bạn đi, mà có khi lại là người cản bước, gây khó khăn, chửi bới, thóa mạ bạn, cản trở, đe dọa, phá hoại con đường tu tập của bạn.

Câu chuyện về Đề Bà Đạt Đa với đức Thế Tôn đúng như vậy.
Trong kinh Pháp cú có kể tiền thân của đức Thế Tôn là một con rận, còn Đề Bà Đạt Đa là một con chấy. Con rận sống với một nhà sư rất hòa thuận, nó rất yên ổn và no đủ. Con chấy đến hỏi thăm vì sao nhà sư không tìm cách giết rận, con rận thuật rằng, nhà sư có nói với nó là trong khi nhà sư ngồi thiền, tụng kinh thì không được đốt, còn ngoài lúc đó ra thì nó có thể đốt nhà sư, nếu làm đúng như thế thì nhà sư sẽ để cho nó sống yên ổn.

Hôm sau Đề Bà Đạt Đa (lúc này là một con chấy) nhè đúng lúc nhà sư ngồi thiền nó lao vào đốt chí tử, nhà sư không kìm được, mang áo ra đốt, chết cả chấy lẫn rận :D

Ngoài ra, thêm một ví dụ nữa, trong phim Tôn Ngộ Không, có lẽ các bác đều biết, các loại yêu quái trong 81 nạn của Đường Tăng, đều là thú nuôi, tiên đồng, tay sai của hết các chị chư Thiên, chư Tiên, Bồ tát, nào là sư tử cuỗi của ngài Văn thù, thỏ ngọc của Hằng Nga, rồi tiên đồng của Thái Thượng Lão Quân, xuống gây khó dễ cứ đòi ăn thịt Đường Tăng.

Tuy nhiên, nếu để ý sẽ thấy, bọn yêu tinh đấy làm việc rất quan liêu, cứ bắt được Đường tăng là chúng kéo dài thời gian, nào là ăn mừng, nào là mời hết họ hàng anh em từ tận đẩu tận đâu đến ăn chung....tóm lại chúng kéo dài thời gian ra chưa thịt Đường Tăng ngay.

Thực ra việc thực hiện các kiếp nạn đó chính là giúp Đường Tăng kiên cố ý chí trên đường thỉnh kinh và nhanh chóng trả hết kiếp nạn trong đời này. Ngoài ra, cũng gieo nhân duyên với Đường Tăng để khi ông ta đắc đạo có thể độ cho chúng.....

Đó là mục đích thật sự, nên chúng mới kéo dài thời gian đủ để Tôn Ngộ Không tìm cách cứu, chứ nếu cho vào nồi ngay tắp lự thì Đường Tăng đã đi đời lâu rồi.

Trong thớt này hoặc thớt sau em sẽ tập trung vào những điểm trọng yếu chung cho tất cả các tông phái của Phật giáo.
 
Chỉnh sửa cuối:

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,242
Động cơ
386,305 Mã lực
Một ngôi chùa Mật Tông ở Đà Lạt
Tại Đà Lạt, thì cùng một lúc, có mấy tông phái của Phật giáo cùng tồn tại. Thiền viện trúc lâm Đà lạt thì quá nổi tiếng rồi, ngoài ra còn có Hương Nghiêm Tịnh Viện của bên Tịnh độ tông....
 
Chỉnh sửa cuối:

matizac

Xe tăng
Biển số
OF-125314
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
1,479
Động cơ
425,919 Mã lực
Tác dụng tốt quá
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,242
Động cơ
386,305 Mã lực
Các cách ngồi thiền của người Nhật. Các bác chọn cách số mấy cho thời gian tham thiền từ 2,5,7,9 tiếng ..... hoặc hơn nữa?
12778920_1563743257271390_6003376255257523323_o.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,242
Động cơ
386,305 Mã lực
Tác dụng tốt quá
Sao thời gian họ ngồi thiền ít thế nhỉ, vì em thấy bên hệ phái khất sĩ (thiền tứ niệm xứ)họ yêu cầu với người tại gia cũng phải 1-2h/1 ngày, còn người xuất gia họ tu thiền trọn đêm luôn.
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,242
Động cơ
386,305 Mã lực
Hiện giờ đạo tràng Pháp Hoa trên nền tảng Thiên Thai tông, một nhánh của Mật tông do đệ tứ Pháp chủ hoằng pháp dựa trên nền tảng bộ kinh Pháp hoa và bổn môn Pháp hoa, cũng khá đông, ngoài Bắc cũng mấy chục đạo tràng, nhưng họ thiên về trì chú, tu hành theo đường lối Viên giáo, tụng kinh nhiều, gần như 100% phật tử trong đạo tràng là không có ngồi thiền hay niệm Phật.

Ban đầu tiếp xúc thì em cũng hơi ngỡ ngàng, nhưng khi đọc quyển bản đồ tu Phật thì lối tụng kinh của họ cũng là một phương pháp tu để thanh tịnh hóa thân, khẩu, ý.....các quả vị tu chứng của họ cũng khá đặc biệt.
tụng kinh.jpg


Tinh thần chính trong kinh Pháp Hoa là Ẩn thật hiện quyền... nên có nhiều điều khá thú vị với các đạo tràng Pháp Hoa ở VN, trông vậy mà không phải vậy....cũng giống như ngũ Tổ dạy như thế mà truyền y bát thì lại khác, tùy căn cơ người tiếp thu.

Điều đó khá khó hiểu với nhiều người ở các vùng lãnh thổ khi đạo Phật được phát triển một cách tự nhiên không liên quan đến chính quyền, vì đạo Phật vốn đã thâm sâu, nhiều tầng bậc ý nghĩa mà nay còn Ẩn thật hiện quyền nữa thì quả thực là khó đoán.

Tuy nhiên, trong nhiều pháp thoại với các hàng tăng ni, đức đệ tứ Pháp chủ đã nói, thời thế, nên phải thế thời....

Một trong những vấn đề rất hay ho để giúp chúng ta dễ dàng xả bỏ được tâm phân biệt đó là tìm hiểu vì sao chúng sinh có căn cơ và nhân duyên khác nhau, mà tiêc là thời lượng của thớt còn ít quá.
 
Chỉnh sửa cuối:

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,562
Động cơ
-311,090 Mã lực
Sao thời gian họ ngồi thiền ít thế nhỉ, vì em thấy bên hệ phái khất sĩ (thiền tứ niệm xứ)họ yêu cầu với người tại gia cũng phải 1-2h/1 ngày, còn người xuất gia họ tu thiền trọn đêm luôn.
Thầy GIác Khang hệ phái khất sĩ, hồi thanh niên tráng kiện thiền được 9-10 tiếng. Nhưng khi vào thiền thì thời gian ở trong đó khá chậm, mấy phút thiền thì đã mấy tiếng rồi. Về sau Thầy chuyển sang song tu tịnh độ rồi thuần tịnh độ niệm Phật hẳn.
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,242
Động cơ
386,305 Mã lực
Thầy GIác Khang hệ phái khất sĩ, hồi thanh niên tráng kiện thiền được 9-10 tiếng. Nhưng khi vào thiền thì thời gian ở trong đó khá chậm, mấy phút thiền thì đã mấy tiếng rồi. Về sau Thầy chuyển sang song tu tịnh độ rồi thuần tịnh độ niệm Phật hẳn.
Em có xem video thầy Thích Giác Khang nói về việc khi vào định ngồi 9h mà thấy như chỉ mấy phút, mà đâu là mới vào sơ thiền thì phải. Nên họ ngồi nhập định vài ngày vài tháng, hay nhiều hơn nữa chắc cũng có lý. Mình người thường không vào được định thưc đêm 1h thì gật gù 2-3h ban ngày.

Thầy Thích Nhất Hạnh thì khuyến khích Phật tử thiền mọi lúc mọi nơi, trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Còn thầy Thích Trí Tịnh thì khuyên đệ tử "tu mót" tức là rỗi lúc nào trong ngày thì niệm Phật, niệm Pháp, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên....đó là kinh nghiệm chung của nhiều thầy khi phổ biến cho Phật tử để đối trị việc thiếu thời gian.

Với kinh nghiệm của các thầy, tổng thời gian tranh thủ tu luyện đó hay còn gọi là tu mót ( giống như đi mót lúa ở nông thôn mà vẫn nuôi đủ gia đình) còn nhiều hơn thời gian tu thật.

Còn phần lớn người xuất gia, tiêu chuẩn là thời gian tu phải nhiều hơn thời gian không tu.(thời gian sống trong Chánh niệm phải hơn 50% thời gian trong ngày) Ví dụ đệ tứ Pháp chủ 18h đến 6h sáng hôm sau là không ra khỏi chùa, tập trung vào các việc tu tập...mà các thầy thì hay tu vào thời khóa đêm, 1 ngày họ ngủ khá ít chỉ khoảng 3-4h. Vì trong lúc vào định thì coi như là đã ngủ rồi.

Nhiều thầy, ngày ngủ 3-4 tiếng, ăn có một bữa, mà hoạt động các Phật sự nhiều, đi nhiều, thuyết pháp nhiều, tức là thời gian họ sống bằng tưởng thức nhiều hơn, hay nói cách khác họ sống trong Chánh niệm nhiều hơn vọng niệm, nhưng như thế bắt buộc phải vào được định, không thì ngồi 5-10 phút bác sẽ thấy dài cả tiếng
 
Chỉnh sửa cuối:

BS729555

Xe hơi
Biển số
OF-729556
Ngày cấp bằng
18/5/20
Số km
101
Động cơ
71,833 Mã lực
Tuổi
33
Nghe các bài giảng của thầy rất hay
 

matizac

Xe tăng
Biển số
OF-125314
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
1,479
Động cơ
425,919 Mã lực
Sao thời gian họ ngồi thiền ít thế nhỉ, vì em thấy bên hệ phái khất sĩ (thiền tứ niệm xứ)họ yêu cầu với người tại gia cũng phải 1-2h/1 ngày, còn người xuất gia họ tu thiền trọn đêm luôn.
Chắc đây là với người có vấn đề về lo âu, trầm cảm nên ít thời gian. Ngoài ra thời gian thiền cũng là một phần thôi, còn lại chất lượng và trải nghiệm trong quá trình thiền có khi quan trọng hơn.
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,242
Động cơ
386,305 Mã lực
Tư tưởng lớn gặp nhau khi cùng ngắm nhìn quy luật vô thường (Sinh, trụ, dị diệt....) của tự nhiên và xã hội các bác nhỉ.:

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua, sân trước một nhành mai
........
Ví không có cảnh đông tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân.
.....
19/5: nay nhiều nơi lễ 2 trong 1, đông vui lắm.
hôm nay thấy báo đăng, copy về cho các bác xem
bao-giac-ngo-2-6659.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,562
Động cơ
-311,090 Mã lực
Tư tưởng lớn gặp nhau khi cùng ngắm nhìn quy luật vô thường (Sinh, trụ, dị diệt....) của tự nhiên và xã hội các bác nhỉ.:

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua, sân trước một nhành mai
........
Ví không có cảnh đông tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân.
.....
19/5: nay nhiều nơi lễ 2 trong 1, đông vui lắm.
hôm nay thấy báo đăng, copy về cho các bác xem
bao-giac-ngo-2-6659.jpeg
Em đọc tư liệu bảo Hồ Chủ Tịch có nhiều tư tưởng tiến bộ và thân cận với tôn giáo nhất là Phật giáo. Tiếp đến là kito giáo. Nhưng thời nay nhiều group họ có tư tưởng coi tôn giáo là mê tín.
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,242
Động cơ
386,305 Mã lực
Em đọc tư liệu bảo Hồ Chủ Tịch có nhiều tư tưởng tiến bộ và thân cận với tôn giáo nhất là Phật giáo. Tiếp đến là kito giáo. Nhưng thời nay nhiều group họ có tư tưởng coi tôn giáo là mê tín.
ông Cụ thì thấm nhuần tư tưởng của Phật giáo là lục hòa, lấy đó làm cơ sở để tạo tiền đề cho việc đoàn kết các khối tôn giáo và dân tộc.
Đứng trên quan điểm của người lãnh đạo thì khi đã thấm nhuần tư tưởng của Phật giáo thì họ sẽ dễ chấp nhận các quan điểm tôn giáo và chính trị khác, nên khi từ các tôn giáo khác sang Phật giáo họ hoàn toàn tự do, không phải bỏ hay cải đạo của mình.

Trong quyển An sĩ toàn thư quyển thượng, khuyên người tin sâu nhân quả, họ trình bày một cách rất bài bản việc Phật giáo chuyển hóa Nho giáo và Lão giáo tạo thành một thể thống nhất, Tam giáo đồng nguyên, cùng tồn tại và tương tác lẫn nhau.

Nói chung các thế hệ lãnh đạo của Vn từ khi dựng nước và giữ nước đến này đều lấy tinh thần Phật giáo làm điểm tựa, từ đó hòa hợp với các quan điểm chính trị xã hội khác để cân bằng giữa đức trị và pháp trị. Nhưng sự xuất hiện rõ nét của Phật giáo nó cũng biến chuyển theo thời gian tương ứng trong 3 thời kỳ: tượng pháp và mạt pháp. Nếu như đầu Lý, Trần, thì nhiều nhà lãnh đạo là các thiền sư tương ứng với cuối tượng pháp, đầu thời kỳ mạt pháp, thì đến thế kỷ 20, nó chỉ còn là sự giản lược những tinh thần chính.

Hầu hết nhưng lãnh đạo kiệt xuất và làm được việc có ích cho dân tộc đều rất uyển chuyển trong việc cân bằng giữa đức trị và pháp trị. Nhưng không thể bỏ đươc việc hấp thụ tinh thần của Phật giáo.

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thì nó là giản lược tối đa của tinh thần Phật giáo. Nên phần lớn người nếu học qua Phật giáo thì đọc là hiểu rất nhanh, nhưng chiều ngược lại thì lại không có nên bài toán chất lượng lãnh đạo nó mới không có lời giải. Cứ cử hạt giống đỏ nào vào nắm chức vụ là y như rằng tham nhũng biến chât.

Vi sao: vì nó bỏ qua phần thực hành và luật nhân quả. Khi ông Cụ còn sống thì đạo lực lớn làm tấm gương cho các lãnh đạo khác, họ còn có điểm tựa noi theo. Nhưng sau này, không còn tấm gương sống nữa, mặc dù có học, có đi thắp hương các lễ lớn mà họ vẫn phá như thường. Đó là điều vô cùng đáng tiếc mà các giáo sư nghiên cứu chuyên sâu về tư tưởng của ông Cụ không giải đáp được.

Giống y như anh em mình trong thớt này, suốt ngày đọc về các mục tiêu tốt đẹp của Phật giáo mà không chịu thực hành, không tin sâu luật nhân quả, thì chỉ là các nhà nghiên cứu, không thể dẹp được phiền não, tham sân si, và có điều kiện là làm bậy ngay. Thế là các bác dễ hiểu

Chả biết có bị xóa nốt không, mà rất đáng tiếc.
 
Chỉnh sửa cuối:

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,242
Động cơ
386,305 Mã lực
Trong Kinh Di giáo đức Thế Tôn đã dăn dò rất kỹ mọi việc:
Việc tụng kinh di giáo cũng tốt, sẽ hỗ trợ việc giữ chánh niệm, nhiều đạo tràng cũng dùng Kinh này tụng trong ngày Bát Quan Trai Giới

link: https://phatgiao.org.vn/bai-kinh-di-giao--loi-di-huan-cuoi-cung-cua-duc-phat-truoc-khi-nhap-niet-ban-d53008.html
Không mất chính niệm
“Tỳ-kheo các ông! Cầu được bậc thiện tri thức, cầu được người khéo phù trợ, cũng không bằng chẳng để mất chính niệm. Nếu người không mất chính niệm, giặc phiền não chẳng xâm nhập được. Vậy nên các ông phải thường thâu nhiếp chính niệm trong tâm. Nếu để mất chính niệm thì mất hết công đức. Như niệm lực được mạnh mẽ, bền bỉ, thì dù vào giữa đám giặc năm dục cũng chẳng bị hại; cũng như mặc áo giáp ra trận thì không sợ chi cả. Như vậy gọi là không mất chính niệm.”

và:
Pháp thân còn mãi
“Từ nay về sau, đệ tử của ta cứ tuần tự y theo nơi pháp mà thực hành. Như vậy là Pháp thân của Như Lai vẫn thường còn chẳng mất. Nên phải biết rằng mọi việc trong đời đều vô thường, có tụ hội ắt có chia lìa. Đừng ôm lòng sầu khổ nữa, hình tướng ở đời là như thế. Hãy siêng năng tinh tấn, sớm cầu giải thoát, đem ánh sáng trí huệ mà trừ diệt ngu si u ám. Cuộc đời thật là mong manh, nguy hiểm, không gì bền chắc. Nay ta sắp nhập diệt, như trừ xong bệnh dữ. Cái hình tướng tội lỗi ác độc đáng xả bỏ này, giả tạm mà gọi là cái thân, chìm đắm trong chốn biển lớn sanh tử, bệnh lão. Có bậc trí nào đã dứt trừ được nó, như giết được kẻ giặc thù mà lại không vui?”
Kết
Tỳ-kheo các ông! Thường nên hết lòng chuyên cần cầu học đạo giải thoát. Hết thảy các pháp động và bất động ở thế gian đều là tướng bại hoại, chẳng an ổn. Các ông thôi đừng nói gì nữa. Thời giờ sắp qua, ta sắp diệt độ. Đây là những lời dạy dỗ cuối cùng của ta vậy.”
 
Chỉnh sửa cuối:

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,242
Động cơ
386,305 Mã lực
Nhân dịp lễ Phật đản 2023, chúng ta ôn lại những câu chuyện về sự hy sinh của đức Thế Tôn và các đệ tử của Ngài.

Trong kinh Pháp Hoa có một đoạn thế này: Trong khắp thế giới Ta bà nay không có một chỗ nào, dù bé như hạt cải mà không có sự xả bỏ tính mạng của đức Thế Tôn vì chúng sinh hoặc vì cầu Pháp.

5 đệ tử đầu tiên của đức Thế Tôn cũng chinh là 5 người trong tiền kiếp đã từng ăn thịt đức Thế Tôn:
"
Thế Tôn, lúc ban đầu Phật tại vườn Lộc Uyển sơ chuyển pháp luân, thuyết diệu pháp Tứ Thánh Ðế cho năm vị tỳ kheo khiến họ đắc quả A La Hán. Trong đời trước năm vị tỳ kheo ấy đã có nhân duyên thù thắng nào với Phật mà được nghe Phật pháp lúc trống pháp mới được gióng lên lần đầu tiên, và đắc được pháp vị cam lồ?
Cúi xin Thế Tôn rũ lòng lân mẫn giải thích cho chúng con được tường tận.

Ðức Phật trả lời cho A Nan và đại chúng rằng:

– Năm vị tỳ kheo ấy đã từng ăn thịt của ta trong một kiếp trước để tự bảo vệ mạng sống của mình, do lẽ ấy nên kiếp này họ là những người đầu tiên thọ nhận pháp vị và được giải thoát.

Nghe những lời ấy ai cũng lấy làm kỳ lạ, nên A Nan lại đứng dậy hỏi rằng:
– Bạch Thế Tôn! Tại sao họ lại ăn thịt Phật trong một kiếp trước?"

link: https://phatgiao.org.vn/hy-sinh-cuu-nguoi-d74039.html

Do đó, nhiều vị tu hành đã chứng đắc hoặc đạt đạo có một tâm nguyện rất giống nhau, đó là họ yêu cầu khi họ chết, các đệ tử phải đem hỏa thiêu xác của họ, thu lấy xương, nghiền thành bột, rải ra khắp các con sông con suối, để làm thức ăn cho các loại động vật cũng là để gieo duyên cho chúng sau này trở thành đệ tử của họ để họ có thể cứu độ, dẫn dắt chúng, thoát khỏi sự khổ đau trong các ác đạo.
 
Chỉnh sửa cuối:

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,242
Động cơ
386,305 Mã lực
Hy sinh thân mạng cho 3 mẹ con hổ đói ăn thịt

Trước khi được sinh lên cung trời Đâu suất để rồi đầu thai xuống thế giới Ta bà này, chứng đạo, chuyển bánh xe Pháp Luân, đức Thế Tôn cũng đã từng hy sinh thân mạng của mình để cứu những loại súc sinh bị đói sắp chết:

Câu chuyện kể về việc đức Thế Tôn cứu độ 1 bà mẹ và 2 cậu con trai, hai cậu này trộm cắp ngang tàng, không có nhân cách. Giữa hôm ấy sa lưới chánh quyền bị đem đi xử tử. Đức Thế Tôn đi ngang qua, quán xét nhân duyên, xin tha mạng cho họ và họ cũng xin được xuất gia đi theo đức Thế Tôn.

Nhân chuyện đó, ngài A Nan hỏi về nhân duyên của họ với đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn mới thuật lại, tiền kiếp ngài đã hy sinh thân mạng cho 3 người này khi đó là 3 con hổ bị đói sắp chết ăn thịt. Sau khi hy sinh thân mạng như vậy thì ngài sinh lên cung trời Đâu suất.

Nên nay họ đủ nhân duyên gặp Phật, được đức Thế Tôn cứu mạng cho xuất gia và đạt đạo.

link:https://phatgiao.org.vn/duc-phat-vi-chung-sinh-ma-xa-than-d50305.html

Có điều kiện em sẽ giới thiệu về Kinh Bi hoa, trong đó đức Thế Tôn nói rõ nhân duyên của ngài với hàng nghìn vị Phật và Bồ tát.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top