[Funland] Chiến tranh Thái Bình Dương (phần 4) Quần đảo Solomons

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,144
Động cơ
1,072,868 Mã lực
Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương là cuộc chiến tranh xảy ra chủ yếu giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản bắt đầu từ ngày Nhật Bản úp sọt Mỹ ở Trân Châu Cảng hôm 7/12/1941 và kết thúc hôm 15 tháng 8 năm 1945, bảy ngày sau khi Mỹ thả quả bom nguyên tử thứ hai Fat Man xuống Nagasaki
Diễn tiến của quá trình các cụ có thể đọc các bài em đã viết

Chiến tranh Thái Bình Dương (phần 1) Trân Châu Cảng

Chiến tranh Thái Bình Dương (phần 2) Tập kích Tokyo

Chiến tranh Thái Bình Dương (phần 3) Coral Sea & Midway

Bắt đầu từ hôm nay em sẽ tiếp tục các trận giao chiến Hoa Kỳ - Nhật Bản theo trật tự thời gian, chắc cũng phải 5 phần nữa mới hết. Việt Nam cũng nằm trong xâu chuỗi chiến tranh Thái Bình Dương khi Mỹ ném bom cơ sở hậu cần Nhật Bản ở Việt Nam thời kỳ 1944-1945, với những hình ảnh, độc và khá hiếm
 

Hoanghai806

Xe tải
Biển số
OF-156503
Ngày cấp bằng
12/9/12
Số km
432
Động cơ
355,767 Mã lực
E đánh dấu để hóng ảnh độc của cụ Ngao.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,144
Động cơ
1,072,868 Mã lực
Tóm lược:
Sau khi úp sọt Hoa Kỳ ở Trân Châu Cảng hôm 7/12/1941, Nhật Bản cho rằng phải sau hai năm nữa, thì Hải quân Hoa Kỳ may ra mới hồi phục. Nhật Bản đã chiếm luôn Philippines và hầu hết các nước ở Đông Nam Á: Việt Nam, Singapore (lúc đó thuộc Malaysia), Malaysia, Thái Lan, Miến Điện)
Sau trận Midway, Giới quân sự Nhật Bản tranh cãi việc mở rộng đánh chiếm các đảo Nam Thái Bình Dương. Phe lục quân thì chống, cho rằng trải rộng vùng chiếm đóng sẽ hao tổn sức lực Nhật Bản. Phe Hải quân cho rằng, để bảo vệ lãnh thổ Nước mẹ Nhật Bản thì phải có vành đai phòng thủ từ xa. Cuối cùng thì phe Hải quân thắng thế
Thế là mùa hè năm 1942, Nhật Bản đã đánh chiếm những đảo ở nam Thái Bình Dương trên diện tích hàng chục triệu km vuông trải dài từ Nhật Bản tới tận phía đông nước Úc.
Úc và New Zealand có hải quân yếu và tiềm lực mỏng nên phải nín nhịn Nhật Bản. Tuy nhiên một số đảo sát với nước Úc thì Nhật Bản cũng chưa chiếm được như New Hebrides (Tân Đảo) và New Caledonia (Tân Thế giới)
 

agrimeco

Xe lăn
Biển số
OF-91241
Ngày cấp bằng
8/4/11
Số km
12,508
Động cơ
437,733 Mã lực
Nơi ở
KĐT văn khê, Hà đông
Em hóng thớt cụ Ngao :)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,144
Động cơ
1,072,868 Mã lực
Chiến tranh Thái Bình Dương (phần 4) Solomon-Guadalcanal
Sau thất bại Midway, mùa hè 1942 quân Nhật tiến xa hơn nữa về phía Nam Thái Bình Dương, nhằm mưu toan cô lập Australia với Hoa Kỳ, ngăn ngừa không cho Mỹ đem quân viện đến đấy.
Nằm về phía bắc và đông bắc Australia là đảo New Guinea và vòng cung quần đảo Solomons. Âm mưu của Nhật là xuất phát từ đây đánh chiếm quần đảo New Hebrides (Tân Đảo) và New Caledonia (Tân Thế giới), hoàn tất việc khoá chặt cánh cửa đi vào Australia.
Từ đầu chiến tranh cho đến giờ, Nhật Bản đã chiếm xong 2 phần 3 đảo New Guinea. Các sân bay tại đây đã cho phép máy bay Nhật vừa phong toả một phần lãnh hải Australia vừa cho phép họ bỏ bom hải cảng lớn ở phía bắc lục địa này là Port Darwin, cửa ngõ của Australia hướng về Đông Nam Á.
Solomon Islands (0a).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,144
Động cơ
1,072,868 Mã lực
Solomons là một quần đảo vừa san hô vừa núi lửa. Đặc điểm là nhiều đảo có núi cao, rừng già bao phủ. Đây là vùng khí hậu nhiệt đới phía nam xích đạo, ở vào khoảng vĩ độ 10 độ Nam. Vì nằm giữa đại dương nên không lúc nào có mùa khô
Quần đảo gồm một chuỗi đảo như Bougainviue, Choiseuil, Santa Isabel, Malaita, New Georgia, San Cristobal… Ở cực đông nam của quần đảo này là Guadalcanal, một hải đảo dài gần 150km, nơi rộng nhất hơn 50km, ở giữa có một chuỗi núi lửa, từ đó phát xuất các con sông đổ ra biển.
Trung tâm dân cư của quần đảo là Tulagi, một thành phố cảng trên hòn đảo nhỏ Flonda cách Guadalcanal 20 dặm về phía Bắc. Nơi đây trước kia có chính quyền do Australia quản trị.
Dân cư quần đảo này, ngoài một số viên chức lo việc hành chính, quản lý hoặc chủ đồn điền trồng dừa người da trắng, còn lại là người Mélanésian da đen, tóc quăn, đời sống còn sơ khai, có thói hay gây chiến giữa các bộ tộc và săn đầu người.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,144
Động cơ
1,072,868 Mã lực
Khi người Nhật đến quần đảo Solomons vào tháng 4-1942, thì người Australia đã tháo chạy, không chống đối gì. Vì ít quân nên Nhật chỉ chiếm một số đảo. Còn hải quân thì đóng tại cảng Rabaul, trên đảo New Britain trong quần đảo Bismarck, cách quần đảo Solomons độ 200 dặm về phía tây bắc.
Ngươi Nhật chọn đảo Guadalcanal làm căn cứ tiền phương và xây dựng một sân bay ở phía bắc đảo. Đầu tháng 7, họ đưa đến đây khoảng 1.500 công nhân xây dựng người Triều Tiên cộng với một tiểu đoàn công binh và một tiểu đoàn hải quân xung kích. Dự định của họ là, xuất phát từ đây, họ kiểm soát vùng biển tiếp cận lãnh hải Australia, đồng thời làm bàn đạp đánh New Hebrides (Tân Đảo- thuộc Anh - Pháp) và Tân Caledonia (Tân Thế giới - thuộc Pháp). Vì tin rằng đến mùa hè 1943 thì may ra người Mỹ mới đủ sức phản công, người Nhật tỏ ra không vội vã trong việc hoàn thành xây dựng sân bay này. Bằng lao động chân tay và phương tiện cơ giới thô sơ, họ dự tính làm xong trong hai tháng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,144
Động cơ
1,072,868 Mã lực
Trong khi đó, tại Melbourne (Australia), Bộ tư lệnh của Tướng McArthur chịu trách nhiệm chính khu vực Tây - Nam Thái Bình Dương (bao gồm Đông Nam Á, Australia và các đảo phụ cận) đã soạn thảo xong một kế hoạch phản công chiến lược tại khu vực này, phối hợp với Nimitz (người phụ trách tất cả phần còn lại của Thái Bình Dương) và xin thêm viện binh từ Washington. McArthur dự định phản công theo 3 bước: bước 1 đánh chiếm căn cứ không quân của hải quân Nhật ở Tulagi; bước 2 chiếm phần còn lại của quần đảo Solomons và bước 3 chiếm lại New Guinea cùng căn cứ Rabaul trên đảo New Britain.
Solomon Islands 1944_3_27 (1a).jpg

27-3-1944 - Tướng McArthur và Đô đốc Nimitz tại Sở chit huy của McArthur ở Brisbane, Quần đảo Solomons
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,144
Động cơ
1,072,868 Mã lực
Khi được tin Nhật chiếm Guadalcanal và xây dựng sân bay ở đây, McArthur hiểu ngay ý đồ của họ. Ông quyết định đập tan ý đồ đó trong kế hoạch phản công của mình. Thế là bước 1 được bổ sung nhiệm vụ chiếm giữ Guadalcanal và trở thành “chiến dịch Watchtower” (Tháp canh), được Washington phê chuẩn, giao cho Hạm đội Thái Bình Dương cùng các lực lượng của McArthur thực hiện.
Chuẩn đô đốc Fletcher, người chiến thắng ở biển Coral Sea và ở Midway, được Nimitz chọn cử làm tư lệnh chiến dịch. Dưới quyền ông có Chuẩn đô đốc Richmond Kelly Turner chỉ huy Lực lượng thủy quân lục chiến và Thiếu tướng Alexander Vandeglift chỉ huy 17.000 thủy binh đổ bộ chiếm đóng các mục tiêu.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,144
Động cơ
1,072,868 Mã lực
Giành giật Guadalcanal
Ngày 7-8, chiến dịch phản công đầu tiên của Hoa Kỳ ở Tây-Nam Thái Bình Dương bắt đầu. 82 tàu chở quân và chiến hạm hộ tống, được sự yểm trợ của 3 tàu sân bay, 1 thiết giáp hạm, 5 tuần dương hạm và 16 khu trục hạm, đã đổ quân cùng một lúc xuống Tulagi và Guadalcanal.
Người Nhật hoàn toàn bất ngờ, chạy tán loạn vào rừng sâu, rồi mới cấp báo bằng điện đàm về Bộ tư lệnh ở Rabaul. Nhật phái máy bay đến bắn phá bãi đổ bộ nhưng đến tối hôm đó quân Mỹ đã đổ bộ lên Guadalcanal 11.000 người, lên Tulagi 6.000 mà không gặp sự cố gì.
Nhưng ngay đêm ấy, phó Đô đốc Gunichi Mikawa đem một hạm đội gồm 5 tuần dương hạm nặng, 2 tuần dương hạm nhẹ và 1 khu trục hạm xâm nhập vùng biển giữa Guadalcanal và Tulagi đánh chìm 4 tuần dương hạm Mỹ, giết hại hơn 1.000 người làm bị thương hơn 700 Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.
Sáng hôm sau, hạm đội Mỹ hoảng sợ, rút về Noumea (thủ phủ đảo New Caledonia, tức Thế giới) cách đó 800 dặm, mang theo số lương thực và quân trang chưa đổ bộ kịp. Quân trên bờ chỉ có một tháng lương thực và đạn dược với một số xe tăng hạng nhẹ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,144
Động cơ
1,072,868 Mã lực
Sai lầm kế đó là họ đánh giá đây là một cuộc hành quân chớp nhoáng “đánh rồi chạy chứ không có tầm vóc chiến lược".
Với suốt một chuỗi dài chiến thắng vừa qua, người Nhật mắc phải bệnh chủ quan tự tin ở mình. Họ thường lấy khả năng của mình làm chuẩn mục để đánh giá đối phương chứ không tính toán trên thực tế khả năng của của đối phương. Điều này sẽ dẫn họ đến thảm họa về sau.
Bộ tổng tham mưu lục quân ở Tokyo gửi đến Rabaul một lực lượng phản kích 6.000 quân, gồm lữ đoàn của Tướng Kawaguchi 3. 500 quân, lữ đoàn của Đại tá Ichiki 2.000 quân và tiểu đoàn xung kích hải quân 500 người. Riêng tướng Kawaguchi không đánh giá giống như Bộ tổng tham mưu. Ông ta tin chắc rằng Mỹ đã bắt đầu phản công và đây là một cuộc hành quân có tính cách chiến lược của họ, nhằm chiếm đóng lâu dài. Và quân số đổ bộ trong suốt ngày hôm ấy ít nhất cũng hơn 10.000 người. Người Mỹ sợ máy bay Nhật tấn công tiêu diệt đoàn tàu của họ nên họ phải tranh thủ đổ bộ trong ngày cho xong. Nhưng ít ai nghe theo lời ông ta.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,144
Động cơ
1,072,868 Mã lực
Đêm 18-8, lữ đoàn Ichiki được hải quân Nhật đổ lên mỏm Tassa Taronga, đợt đầu 915 quân với Đại tá Ichiki và Bộ tham mưu của ông ta. Tiêu lệnh lập đầu cầu, bảo vệ đầu cầu, đợi lên đủ 6.000 quân, có ưu thế 3 chọi 1 rồi tấn công.
Ichiki đổ bộ lên một cách êm ái không thấy một bóng dáng quân Mỹ nào cả, không một tiếng súng. Ông ta sinh ra chủ quan định “thừa thắng xông lên”, chỉ để lại 125 quân giữ đầu cầu, số còn lại theo ông băng rừng tiến về sân bay cũ, luồn sau lưng đánh Mỹ. Ông ta nghĩ rằng người Mỹ bố phòng phía mặt biển, chống đổ bộ, còn phía sau lưng là rừng già, mà chiến đấu trong rừng già thì Mỹ phải thua Nhật.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,144
Động cơ
1,072,868 Mã lực
Mỹ dàn quân bên bờ sông Ihu, đợi quân Nhật vượt sông là cho xe tăng tiêu diệt. Đây là một đòn bất ngờ. Quân Nhật chết gần hết, Đại tá Ichiki cho đốt cờ lữ đoàn và chết cùng đơn vị của mình. Chỉ có 2 người sống sót băng rừng về báo tin cho đầu cầu biết.
Quân Mỹ mất 35 người chết và 75 người khác bị thương. Sở dĩ Mỹ không truy kích là vì nhiệm vụ của họ là tập trung quân cũng như cơ giới để làm xong sân bay trong vòng 48 giờ (việc mà Nhật dự định làm suốt hai tháng)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,144
Động cơ
1,072,868 Mã lực
Tin chiến bại bay đến Rabaul làm kinh ngạc mọi người. Mỹ đã đổ bộ được cả xe tăng lên đảo!
Đô đốc Yamamoto nhận thấy rằng Mỹ sẽ ở đây bằng mọi giá, nên họ sẽ không ngần ngại gửi hạm đội chở quân thêm nữa. Và đây là một cơ hội để bắt họ phải chấp nhận chiến đấu, không lẩn tránh được. Nhân dịp này, hải quân Nhật sẽ tiêu diệt lực lượng Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ. Do đó quân trên đảo mất tiếp tế sẽ đầu hàng.
Yamamoto quyết định gửi đến vùng quần đảo Solomons những lực lượng lớn thuộc Hạm đội Liên hợp của mình. Dẫn đầu là lực lượng chi viện cho Guadalcanal gồm 6 tuần dương hạm, 1 tàu chở thủy phi cơ và 6 tàu ngầm do phó Đô đốc Nobutake Kondo chỉ huy, yểm trợ cho 4 hải vận hạm chở bộ phận còn lại của lữ đoàn Ichiki và tiểu đoàn xung kích của hải quân sẽ đổ bộ lên Guadalcanal. Tiếp theo đó là Lực lượng đột kích, vẫn do phó Đô đốc Nagumo chỉ huy, gồm 2 tàu sân bay Zuikaku và Shokaku, 2 thiết giáp hạm và 3 tuần dương hạm nặng cùng với một đội tàu làm nhiệm vụ nghi binh gồm tàu sân bay nhẹ Ryujo, một tuần dương hạm nặng và 2 khu trục hạm.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,144
Động cơ
1,072,868 Mã lực
Ngay trước khi nhận được tin hạm đội Nhật tiến về phía quần đảo Solomons, lực lượng đặc biệt 61 của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, gồm 3 tàu sân bay (Enterprise, Saratoga và Wasp), 7 tuần dương hạm và 18 khu trục hạm dưới quyền Chuẩn đô đốc Fletcher, đã được lệnh trở lại đây để đề phòng nguy cơ đó.
Chiều 24-8, đội tàu nghi binh của Nhật đến gần Guadalcanal và tàu sân bay nhẹ Ryujo đã cho máy bay bay đến đánh phá sân bay Mỹ trên đảo. Được tin, Fletcher lập tức cho 30 oanh tạc cơ xuất phát từ tàu sân bay của mình đi tiêu diệt tàu sân bay địch. Chiếc Ryujo bị đánh chìm, nhưng nó đã làm xong nhiệm vụ chim mồi. Nhờ đó, Nagumo đã phát hiện được vị trí các tàu sân bay Mỹ. Gần 100 máy bay ném bom và phóng ngư lôi Nhật từ các tàu sân bay Zuikaku và Shokaku đã ập đến tấn công hai tàu sân bay Saratoga và Enterprise trước khi trời tối. Nhờ có radar và rút được kinh nghiệm từ những trận đánh trước, người Mỹ đã bảo vệ chiến hạm của mình một cách khôn khéo chống lại tinh thần cảm tử của các phi công nhật. Khi màn đêm buông xuống thì trận hải chiến trên vùng biển phía đông quần đảo Solomons kết thúc. Nagumo mất một tàu sân bay nhẹ và 70 máy bay. Fletcher mất 17 máy bay và chiếc tàu sân bay Enterprise bị thương nặng, phải sửa chữa khoảng 2 tháng.
Bị máy bay Mỹ săn đuổi và chặn đánh ráo riết, các lực lượng đổ bộ Nhật phải lánh vào một hòn đảo nhỏ ở phía Nam đảo Bougainville. Mãi đến đêm 31-8 lữ đoàn của Tướng Kawaguchi, bị tổn thất một phần và sát nhập thêm bộ phận còn lại của lữ đoàn Ichiki, mới đổ bộ được lên Guadalcanal tại 2 địa điểm ở phía đông và phía tây sân bay Handerson (đó là tên người Mỹ đặt cho sân bay mà họ mới xây dụng xong trên đảo). Tập hợp lại lực lượng, Kawaguchi đã có trong tay 4. 200 quân và một số phóng viên cùng đi chờ báo tin chiến thắng.
Đêm 13-9, được sơn pháo của mình và hải pháo từ ngoài khơi bắn vào yểm trợ, lữ đoàn Kawaguchi tấn công sân bay Handerson giờ đã trở thành một căn cứ không quân vững mạnh. Sau một đêm huyết chiến với lực lượng quân Mỹ của Tướng Vandegrift đông gấp 3 lần lại có chiến xa yểm trợ và phương tiện bố phòng dày đặc, Kawaguchi chỉ còn lại 800 quân có khả năng tiếp tục chiến đấu.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,144
Động cơ
1,072,868 Mã lực
Ngày hôm sau, quân Nhật phải băng rừng quay lại điểm đầu cầu, gửi thương binh và phóng viên trở về Rabaul. Khi họ đến Rabaul, tướng Nasu trong bộ chỉ huy sư đoàn 2 sắp đi tăng viện cho chiến trường, chặn phóng viên tờ Mainichi lại để hỏi.
Phóng viên trả lời:
“Chỉ có 3 vấn đề thôi:
– Nếu muốn thắng phải đưa quân ào ạt đánh xả láng. Mỹ có hơn 10.000 quân, chứ không phải 2.000 quân như các ông nói.
– Tinh thần thì cần thiết nhưng phải gởi lương thực, thực phẩm. Quân Nhật phải ăn - trái sakê và củ rừng để sống, làm sao đủ sức tiến công?
- Gửi đến nhiều quinine để phòng ngừa sốt rét”.
Rút kinh nghiệm từ trận đánh trên, Đô đốc Yamamoto và Bộ tư lệnh Tokyo quyết định gửi nguyên quân đoàn 17 của Trung tướng Harukichi Hyakutake sang chiến trường. Hải đoàn vận tải số 2 đổ quân lên mỏm Tassafaronga thành công. Quân đoàn 17 đợi nhận thêm đại bác sẽ hành quân.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,144
Động cơ
1,072,868 Mã lực
Trong lúc đó, phía Mỹ cũng tăng cường lực lượng, bằng cách cho đổ thêm sư đoàn bộ binh American xuống Guadalcanal, nâng tổng số quân Mỹ ở đây lên đến 25.000 người. Sân bay Handerson giờ đây là nơi trú đóng của hai phi đoàn chiến đấu cơ của thủy quân lục chiến và một phi đoàn oanh tạc cơ P.40 của lục quân.
Người Mỹ đủ lương thực, đạn dược cho 6 tháng. Với lực lượng như thế, người Mỹ trên đảo có thể tự mình đẩy lui quân địch, không cần chiến hạm tiếp cứu. Yamamoto chỉ còn biết trông cậy vào cuộc tấn công của quân đoàn 17.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,144
Động cơ
1,072,868 Mã lực
Theo kế hoạch, quân đoàn 17 chia làm hai cánh tấn công sân bay Handerson vào đêm 21 tháng 10. Toàn bộ Sư đoàn 2 dưới quyền tướng Masao Maruyama xuyên rừng, để từ trong núi đánh bọc ra. Đây là lực lượng chính. Còn Sư đoàn Sumiyoshi thì đánh từ biển lên, làm lực lượng phối hợp và nghi binh. Nhưng, đoàn quân xuyên rừng gặp nhiều khó khăn trên đường hành quân nên không đến điểm xuất phát kịp. Tư lệnh quân đoàn cho dời thời điểm tấn công sang đêm 22, rồi lại đêm 23. Vì một sự trục trặc nào đó, Sumiyoshi không nhận được lệnh hoãn sau cùng. Do đó, lúc 8 giờ 30 đêm 22-10, ông hạ lệnh nổ súng. Sư đoàn Sumiyoshi một mình lãnh đủ sự phản công của Mỹ ở một vùng bãi biển mà họ dễ dàng sử dụng xe tăng.
Đến khi Sư đoàn 2 tiến công, họ rơi vào một bãi mìn và bị chặn đánh tơi bời bằng súng lớn của Sư đoàn American. Cả trung đoàn 29 thiện chiến nhất của Sư đoàn 2 Nhật bị xoá sổ. Cờ trung đoàn và Đại tá trung đoàn trưởng đều bị mất tích. Tướng Maruyama ngã bệnh đột ngột phải trao lại quyền chỉ huy cho tướng Nasu, tư lệnh phó Sư đoàn. Tướng Nasu quyết tâm đánh tới cùng. Sau 2 ngày 2 đêm liên tiếp tiến công, Nhật thiệt hại 3.000 quân. Riêng tướng Nasu trúng đạn ở ngực về đến Bộ tư lệnh là chết.
Thế là 3 lần tấn công, 3 lần thất bại
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,144
Động cơ
1,072,868 Mã lực
Với quyết tâm tiêu diệt sân bay Henderson, Nhật gửi thêm Sư đoàn 38 bộ binh của Tướng Tadayoshi Sano tăng cường cho quân đoàn 17. Giờ đây, người Nhật mới thấy rằng “Muốn thắng, phải đánh xả láng” như phóng viên tờ Mainichi đã nói cách đó vài tháng.
Nhưng từ Rabaul đến Guadalcanal đêm rạng ngày 13 - 11, hải đoàn chuyển vận của phó Đô đốc Hiroaki Abe bị lực lượng đặc nhiệm 67 của Chuẩn đô đốc Daniel Gallaghan phục kích tiến công. Đoàn tàu Mỹ bị tổn thất nặng với 2 Chuẩn đô đốc là Gauaghan và Scott cùng tử trận, nhưng quân viện Nhật không đến chiến trường được. Chỉ có 4.000 quân trong số 12.000 quân tăng viện và 5 tấn đạn dược, lương thực, lên đảo, trong lúc đó 10.000 tấn đạn dược, lương thực, thuốc men bị chìm. Nhật thiệt mất một số tàu trọng tải là 77.000 tấn, gồm 2 thiết giáp hạm Hiei và Kirishima, 1 tuần dương hạm nặng, 3 khu trục hạm và 11 tàu chở quân.
Uớc mơ tấn công tiêu diệt của Tướng Hyakutake tan theo mây khói.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,144
Động cơ
1,072,868 Mã lực
Ai ra lệnh rút quân?
Gặp thất bại này và lại bị uy hiếp nặng nề ở đảo New Guinea, Bộ tư lệnh Nhật ở Tokyo thay đổi kế hoạch và nhân sự.
– Quân đoàn 17 chịu trách nhiệm chiến trường ở quần đảo Solomons.
– Quân đoàn 18 lo chiến trường ở New Guinea, phòng ngự trước sức phản công của quân Mỹ - Australia dưới quyền của Tướng McArthur.
Cả hai quân đoàn kết hợp thành Tập đoàn quân Quan Nam, dưới quyền chỉ huy của Tướng Hitoshi Imamura.
Đến quan sát chiến trường, vị tướng này nêu ra yêu cầu: muốn chiến thắng ở Guadalcanal phải có đầy đủ 370.000 tấn vũ khí quân trang, lương thực, thuốc men.
Đây là lần đầu tiên vấn đề tiếp vận được đưa ra ưu tiên hàng đầu trong quân đội Nhật bởi một vị Tư lệnh Chiến trường. Yếu tố tinh thần trở thành thứ yếu.
Bộ tổng tham mưu Nhật bối rối. Làm sao chuyển vận khối hàng hoá này, nếu có đủ?
Thế là họ bàn ra, nhiều vị nói bóng gió: “Cần xem lại tầm mức quan trọng của Guadalcanal”.
Ngày 25-12-1942, hải quân và lục quân họp duyệt xét tình hình. Vấn đề không còn ở chỗ “rút quân hay không?”, mà là “ai ra lệnh rút quân?” vì hải quân không chịu nhận trách nhiệm lịch sử và lục quân cũng thế.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top