[Funland] Có nên quá tin tưởng vào gg dịch?

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
20,592
Động cơ
770,677 Mã lực
Tình cờ đọc thấy tinh dầu màng tang có nhiều công dụng, e đặt mua online 1 lọ nhỏ về dùng thử xem sao. Và hôm nay e nhận đc em nó đây ạ:
tinh dầu Màng Tang.jpg

Kiểm tra xem có đúng hàng k thì thấy tên tiếng Anh lạ quá. Rõ ràng trước khi order e đã tham khảo và thấy tên tiếng Anh là “May Chang” hoặc “Litsea Cubeba” cơ mà ~X(

Đầu tiên e nghĩ chắc cụ này lọ mọ lấy từ điển Việt-Anh tra từng từ: “màng” là “membrane”, “tang” là “mourning” rồi ghép vào thành “mourning membrane” ;));)). Nhưng rồi e nghĩ lại, thời buổi này chẳng ai làm kiểu thủ công đó đâu trong khi có công cụ tuyệt vời là google dịch. Thế là e thử vào thì kết quả đây:
gg dịch.jpg

Theo e, Google là công cụ trên cả tuyệt vời nhưng cái gì cũng có sai số :-?. Các cụ mợ làm nhãn hiệu nên thận trọng, không thì Tây cũng chẳng hiểu. E k có ý chê bai shop nhưng làm kiểu này đúng là quá ẩu :-o

Có 1 cách tìm từ chính xác cccm có thể thử: đó là qua trang Wikipedia. Chẳng hạn cccm vào google gõ “mang tang wiki” sẽ ra trang wiki tiếng Việt, sau đó cụ/mợ vào phần ngôn ngữ chọn English (hay bất kỳ ngôn ngữ nào trong đó) và cccm sẽ có từ đúng :-bd
Có khi cái đặc sản Hà Nội sx ở Thái Bình ở thớt đặc sản Vn được dịch là Single Sad cake
 

LuckyCar

Xe container
Biển số
OF-48864
Ngày cấp bằng
16/10/09
Số km
7,996
Động cơ
2,982,694 Mã lực
Nơi ở
Internet
Chat GPT dịch đây các cụ:
1710569671367.png

Còn thật sự hôm nay nhờ thớt này em mới nghe được từ màng tang.
 

jazzzzz

Xe lăn
Biển số
OF-90108
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
11,135
Động cơ
1,333,514 Mã lực
Nếu là em sẽ để chứ tiếng anh là Virgin
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,578
Động cơ
351,588 Mã lực
Tuổi
124
Màng Tang là cái của nợ gì thế? tiếng Việt em còn không hiểu
Màng tang= thái dương. (Ở 2 bên đầu)
Từ này dùng ở miền trung
Trang 252-253 quyển 1 sách Flora Cochinchinensis của nhà thực vật học kiêm giáo sĩ Dòng Tên người Bồ Đào Nha João de Loureiro (1717-1791) in năm 1790 mô tả loài Laurus cubeba bằng tiếng Latinh, kèm tên bản địa tại Đàng Trong là cây mang tang.
Tại trang 4 sách Synopsis plantarum in năm 1806 nhà nghiên cứu nấm người Nam Phi là Christiaan Hendrik Persoon (1761-1836) đổi danh pháp của loài cây này từ Laurus cubeba thành Litsea cubeba.
Từ điển Nam Việt Dương Hiệp tự vị (南越洋合字彙, Dictionarium Anamitico-Latinum) của giám mục Jean-Louis Taberd (1794-1840) in năm 1838 cho ta biết cây mang tang này viết bằng chữ Nôm và diễn giải Latinh như thế nào. Cụ thể:
* Trang 296: 紇芒桑 Hột mang tang, cubebae. Mang ở đây viết bằng chữ Nôm 芒 (U+8292).
* Trang 631: 𣒣桑 mang tang, Laurus cubeba. Corroborans, cephalica, stomachica, carminativa; ejus decoctum prodest in vertigine, affectionibus hystericis, paralysi, memoriae imbecillitate. Đoạn công dụng Corroborans.... tại trang 631 bằng tiếng Latinh là chép lại một phần từ sách của Loureiro năm 1790. Qua đó ta thấy Taberd chưa được đọc/không biết tới sách Synopsis plantarum của Persoon.
Chữ 𣒣 (U+234A3) cũng được tác giả dùng trong tên gọi cây mang cụt (Garcinia mangostana, tại trang 631 tác giả ghi thành Garcinia mangoustana, xếp ngay phía trên cây mang tang), nay quen gọi là cây măng cụt.
Trang 359 quyển 1 sách Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ in năm 1999 ghi:
1437. Litsea cubeba (Lour.) Pers. Bời lời chanh, màng tang; Aromatic Litsea.
Như thế, ban đầu tên gọi của nó là mang tang, với cách ghi chữ Nôm của chữ mang là 芒 (phiên âm Hán-Việt: mang, phiên âm Hán-Nôm hiện nay: man, mang, màng, mưng, mường, vong) hoặc 𣒣 (phiên âm Hán Nôm hiện nay: măng) nhưng sau này đã bị chuyển thành màng tang.
Chữ màng trong màng tang để chỉ thùy thái dương (temporal lobe) được viết bằng chữ Nôm 𩓜 (U+294DC).
 

bear in car

Xe buýt
Biển số
OF-481974
Ngày cấp bằng
4/1/17
Số km
823
Động cơ
202,897 Mã lực
Trang 252-253 quyển 1 sách Flora Cochinchinensis của nhà thực vật học kiêm giáo sĩ Dòng Tên người Bồ Đào Nha João de Loureiro (1717-1791) in năm 1790 mô tả loài Laurus cubeba bằng tiếng Latinh, kèm tên bản địa tại Đàng Trong là cây mang tang.
Tại trang 4 sách Synopsis plantarum in năm 1806 nhà nghiên cứu nấm người Nam Phi là Christiaan Hendrik Persoon (1761-1836) đổi danh pháp của loài cây này từ Laurus cubeba thành Litsea cubeba.
Từ điển Nam Việt Dương Hiệp tự vị (南越洋合字彙, Dictionarium Anamitico-Latinum) của giám mục Jean-Louis Taberd (1794-1840) in năm 1838 cho ta biết cây mang tang này viết bằng chữ Nôm và diễn giải Latinh như thế nào. Cụ thể:
* Trang 296: 紇芒桑 Hột mang tang, cubebae. Mang ở đây viết bằng chữ Nôm 芒 (U+8292).
* Trang 631: 𣒣桑 mang tang, Laurus cubeba. Corroborans, cephalica, stomachica, carminativa; ejus decoctum prodest in vertigine, affectionibus hystericis, paralysi, memoriae imbecillitate. Đoạn công dụng Corroborans.... tại trang 631 bằng tiếng Latinh là chép lại một phần từ sách của Loureiro năm 1790. Qua đó ta thấy Taberd chưa được đọc/không biết tới sách Synopsis plantarum của Persoon.
Chữ 𣒣 (U+234A3) cũng được tác giả dùng trong tên gọi cây mang cụt (Garcinia mangostana, tại trang 631 tác giả ghi thành Garcinia mangoustana, xếp ngay phía trên cây mang tang), nay quen gọi là cây măng cụt.
Trang 359 quyển 1 sách Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ in năm 1999 ghi:
1437. Litsea cubeba (Lour.) Pers. Bời lời chanh, màng tang; Aromatic Litsea.
Như thế, ban đầu tên gọi của nó là mang tang, với cách ghi chữ Nôm của chữ mang là 芒 (phiên âm Hán-Việt: mang, phiên âm Hán-Nôm hiện nay: man, mang, màng, mưng, mường, vong) hoặc 𣒣 (phiên âm Hán Nôm hiện nay: măng) nhưng sau này đã bị chuyển thành màng tang.
Chữ màng trong màng tang để chỉ thùy thái dương (temporal lobe) được viết bằng chữ Nôm 𩓜 (U+294DC).
Thông tin của cụ rất chi tiết :-bd
Theo wiki tên tiếng Anh là May Chang, nghe có vẻ xuất phát từ tiếng Tầu vì ban đầu cây đc trồng ở nam TQ. Cây cũng mọc ở vùng núi phía bắc vn và tên có lẽ đc Việt hoad thành Màng Tang, còn gọi là sơn tiêu hay hạt tiêu rừng, dùng làm gia vị. Mà những cây mọc ở vùng núi thường tốt cho sức khoẻ :)
 

tratida

Xe container
Biển số
OF-75669
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
9,659
Động cơ
516,763 Mã lực
Hị hị. Open AI viết đoạn sau chuẩn đấy cụ ạ, nhưng câu đầu tiên vẫn có vẻ bị … ám ảnh bởi cái “màng” nên mới dịch là “Membrane essential oil” ;))

E thì nghiện dùng Wikipedia để tra cứu, thông tin chính xác gần như tuyệt đối :-bd. Chẳng hạn “Màng tang” trong wiki tiếng Việt như vầy:
Màng tang_wiki vn.png


Bấm vào nút “16 ngôn ngữ”, chọn English sẽ ra thế này:
Màng tang_wiki E.png


Thực ra có rất nhiều thứ mình k biết, wiki giúp mình mở mang rất nhiều cccm ạ. Bách khoa toàn thư mà :)
Wiki thì cũng là do ông đó nào viết thôi, mỗi mình ông ấy gọi là màng tang thì biết thế

Sent from Other Universe via OTOFUN
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top