[Funland] Cuộc sống ở Mỹ của một người lao động gốc Việt qua ảnh.

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,053
Động cơ
107,876 Mã lực
Đắt hơn Tesla 3 một ít. Khoảng $55000, nhưng sẽ được nhận lại $7500 của chính phủ cho xe sạch. Nói thêm nó của hãng Volvo Thụy Điển, sản xuất tại Mỹ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Aug3

Xe máy
Biển số
OF-810777
Ngày cấp bằng
13/4/22
Số km
80
Động cơ
6,268 Mã lực
Tuổi
124
Đó là tên của địa điểm.
Có thể dịch ra tiếng Việt: Bến Người đánh cá ( Ngư Phủ). Thành phố San Francisco.
Em vừa search thử đọc thấy cũng lạ lạ, có vẻ nó được lên ý tưởng từ những câu chuyện này.
If the moon was in the east, the tide was coming in; or if in the west, the tide was flowing out the Golden Gate. A circle around the moon meant rain. Porpoises playing around the boat indicated a bad wind was brewing.

Old-timers around Fisherman's Wharf have other tales to tell, recalled from the period of the last sailboats. It was hard work. If the boat was becalmed, they waited long hours for a breeze, or got out the oars and rowed. Sometimes they would throw a grappling hook into the rudder chain of a passing steamer and get an easy ride home.
Fisherman’s Wharf, which has been the home of San Francisco’s colorful fishing fleet for nearly a century and a quarter, is world famous for its wide variety of seafood. Much of this fame is due to the annual harvest of that most delectable of all crustaceans, the Dungeness crab of San Francisco. The opening of crab season in mid-November is a festive occasion.... The first day’s harvest is anxiously awaited as an indication of what the season will bring the crabbers as a reward for their hard work.
 
Chỉnh sửa cuối:

phihanhgia

Xe điện
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
4,966
Động cơ
379,708 Mã lực
Đắt hơn Tesla 3 một ít. Khoảng $55000, nhưng sẽ được nhận lại $7500 của chính phủ cho xe sạch. Nói thêm nó của hãng Volvo Thụy Điển, sản xuất tại Mỹ.
Volvo đã bị Geely Tầu đại lục mua từ 2010 rồi bác ơi. Cả Volvo, Polestar và Smart đều trở thành của Tầu đại lục hết rồi. Gốc Thụy điển nổi tiếng về sự an toàn toàn cầu, nhưng từ hơn 1 thập kỷ, nó vẫn an toàn, phải nói đó là Chinese.
 

kenzzz

Xe buýt
Biển số
OF-140841
Ngày cấp bằng
7/5/12
Số km
953
Động cơ
383,165 Mã lực
Còn tuỳ loại hình kinh doanh mà có thể làm ở nhà chứ không nhất định phải hoạt động ở khu quy hoạch thương mại ( bản thân em mở business làm cargo tại nhà đây ạ). Kinh doanh thì phải đóng thuế là điều hiển nhiên ở Mỹ, em không hiểu vi sao cụ lại nói vấn nạn thất nghiệp là do kinh doanh phải đóng thuế .
Ý e là nếu tận dụng đc nhà vừa ở vừa kinh doanh thì đỡ 1 khoản , chứ nhà đã mất 2%/năm rồi lại ra khu kd mở cửa hàng mất thêm tiền mặt bằng nữa tốn 1 mớ usd nữa
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
20,499
Động cơ
771,359 Mã lực
Không có gì nhầm cả :)

Và bằng đại học không thôi thì không đủ để hành nghề.
VN ta có cái hay lắm: chứng chỉ kế toán trưởng thi rất dễ, chứng chỉ kế toán viên thi cực khoai
PS: ít nhất là cách đây vài năm. thời em quan tâm đến việc này
 

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,053
Động cơ
107,876 Mã lực
Khu vui chơi cho các em nhỏ.

20240130_163036.jpg
 

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,053
Động cơ
107,876 Mã lực
Quầy nước hoa ở South Coast Plaza.

20240130_162430.jpg
 

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,053
Động cơ
107,876 Mã lực
Cửa hàng thời trang.

20240130_161304.jpg



20240130_160419.jpg



20240130_163406.jpg
 

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,053
Động cơ
107,876 Mã lực
Đêm yên bình ở thành phố Irvine.

20240131_202519.jpg
 

firstXpan

Xe buýt
Biển số
OF-813757
Ngày cấp bằng
7/6/22
Số km
726
Động cơ
138,272 Mã lực
Em đánh dấu thớt, để hi vọng được đến Mỹ trong tương lai. Cám ơn cụ chủ vì những chia sẻ bổ ích.
 

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,053
Động cơ
107,876 Mã lực
Vài dòng suy nghĩ.
Gần Tết ngồi nhớ về Việt Nam, nhớ về những cái Tết của ngày xưa. Qua Mỹ bao nhiêu năm, ở ngay Little Sài Gòn thì năm nào cũng có Tết rôm rả, đầy đủ bánh mứt thịt thà, nhưng không có cái Tết nào giống cái Tết ở Việt Nam ngày xưa, cái không khí chộn rộn Tết từ giữa rằm tháng Chạp.
Thôi thì ngồi chia sẻ vài dòng với các cụ mợ về cuộc sống ở Mỹ.
Người đi Mỹ định cư vào những năm 90 thế kỷ trước như em, khi đặt chân tới Mỹ sẽ gặp rất nhiều điều khác lạ.
Bước ra khỏi sân bay, hít làn không khí mát lành lạnh, rồi lên xe ngồi chạy vun vút trên cao tốc, băng ngang đô thị Los Angeles, cái cảm giác đó không thể nào quên được dù bao nhiêu năm trôi qua.
Ở một thời gian thì em phát hiện ra một số điều.
Giáo dục: Trẻ em tới tuổi đi học thì phụ huynh chỉ việc ra đúng trường của khu vực mình mà ghi danh cho con đi học. Lớp học chừng mười mấy học sinh một lớp. Học miễn phí kể cả sách vở, gia đình nghèo thì được ăn sáng, ăn trưa miễn phí trong trường. Qua cấp học phổ thông, vô đại học mà nhà nghèo không có tiền thì cứ làm đơn xin chính phủ. Đủ tiêu chuẩn thì chính phủ cho luôn tiền học, không đủ thì cho mượn, cho vay lãi suất thấp. Học xong, ra trường 6 tháng sau (hình như có chỗ còn cho cả năm) mới phải lo trả tiền. Mà nếu lỡ chừng đó vẫn chưa có việc làm, thì lại xin nợ tiếp… Chỉ cần thích học, chịu học, và học được …là được học!

Y tế: đứa cháu bị sốt nặng co giật lúc nữa đêm, cha của nó tự lái xe đưa con đi cấp cứu ở bệnh viện Fountain Valley gần nhà. Hai cha con tới nơi khoảng gần 11 giờ khuya. Đến 12 giờ, cháu đã được chỉ định chụp hình và các loại xét nghiệm cần thiết. Mọi biện pháp trợ sức, cấp cứu đều được huy động lập tức. Trong phòng săn sóc đặc biệt, cháu có riêng 1 y tá túc trực 24/24 để theo dõi từng diễn biến nhỏ. Qua tuần sau, khi phải đón ngày sinh nhật trong bệnh viện, cháu lại được bệnh viện gửi tặng bánh kem, y tá trong khoa thì mang bong bóng và quà đến tận phòng hát mừng … Bé chỉ là 1 bệnh nhi bình thường như tất cả những bệnh nhi khác trong khoa. Như mọi trẻ em ở California, cháu được bảo hiểm y tế miễn phí.
Mà cũng chẳng phải chỉ có trẻ em mới được chăm sóc tốt như vậy. Sản phụ sinh mổ cũng không kém chút nào, lúc cô chị dâu sinh con phải mổ, suốt những ngày cô ấy nằm viện sau ca mổ, mọi việc vệ sinh cá nhân đều có y tá, điều dưỡng lo chu toàn, nhẹ nhàng, dịu dàng, vui vẻ. Mổ xong, bà mẹ nào mệt mỏi, đau đớn, hay thậm chí chỉ vì muốn nghỉ ngơi, đều có thể giao con cho phòng dưỡng nhi giữ ban đêm. Nếu bé bú mẹ, cứ tới giờ bú, y tá đưa bé về phòng để mẹ cho bú, rồi lại đưa bé đi, cho mẹ ngủ yên…
Chi phí sau ca sinh mổ là trên $60 nghìn thời điểm đó, nhưng chị ấy có bảo hiểm chi trả.
Cơ quan công quyền: có việc đi ra những nơi như phòng làm thẻ an sinh xã hội, phòng giáo dục, … em thấy viên chức chính phủ tươi cười niềm nở, giải thích rõ ràng. Người nào có “ngầu” mấy cũng không quát tháo, nạt nộ ai.
Giao thông : ra đường rất ít khi nghe tiếng còi xe, dù xe cộ đông đảo, nhưng đường ai nấy đi chạy, không chen lấn lộn xộn.
Trước những điều mới mẻ, lạ lẫm này, thời gian đầu em rất ngạc nhiên, nếu không muốn nói là “sốc”. Nhưng cái sốc ở đây, lại là cái “sốc tích cực”. Bởi “cú sốc” này khiến em vui hơn, lên tinh thần hơn, vậy cũng đáng công đã lìa bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, sống đời viễn xứ…
Có điều, tấm huy chương nào, dù lấp lánh bao nhiêu, cũng có mặt trái của nó.
Chuyện qua Mỹ định cư cũng không phải là ngoại lệ. Thực tế cuộc sống có những va chạm, xung đột, khó khăn, thử thách mà nếu không chuẩn bị trước tinh thần, không ai là không sốc!
Xin kể cho các cụ mợ nghe những điều em đã mắt thấy, tai nghe. Nhưng với tâm tình của người đã sống đến tuổi trưởng thành mới rời xa Sài Gòn và cũng đã lăn lóc trên đất Mỹ nhiều năm, em sẽ kể lại và cố gắng phân tích những điều đó bằng con mắt khách quan.
1/ Chuyện của người Mỹ.
-Trong 1 tiệm tạp hóa, người cha dẫn đứa con nhỏ chừng 7-8 tuổi đi theo đến quầy để tính tiền. Trong số hàng hóa có vài cái là đồ chơi của đứa con. Tính tiền xong, người cha cầm mấy cái đồ chơi của đứa con ra, đối chiếu với giấy thanh toán rồi tính ra coi tiền của đứa con là bao nhiêu. Đứa con móc túi, vét hết tiền lớn tiền nhỏ, đếm đủ rồi trả lại cho cha, xong tự cầm đồ chơi của mình ra xe.
- Một cô học sinh lớp 11 xin làm part time cashier trong tiệm liquor suốt mùa hè chung với em. Mỗi tuần lãnh lương, cô bé lại hí hửng gom góp, cất kỹ. Hỏi để dành nhiều tiền vậy để làm gì? Đáp rằng “Để cuối hè làm birthday party”. Hỏi ba má không làm cho hay sao. Đáp “Ba má lo nuôi ăn học thôi, party thì phải tự lo chứ.”
– Có bà người Mỹ trắng, nhìn rất sang, vô tiệm liquor em đứng bán, mua chai rượu nhỏ và gói thuốc lá, khi thanh toán tiền, bốc ra cả xấp gần chục cái thẻ tín dụng, trong đó có 2 cái ATM. Bà ta không đụng tới 2 cái thẻ ATM, chỉ đưa credit card cho em. Cà hết thẻ này tới thẻ kia đều không được … (Em phải mượn ID của bà ta coi có đúng tên trong thẻ không). Khi toàn bộ thẻ đều đã bị từ chối, bà ta cũng không thể xài tới 2 cái ATM (Chắc trong account cũng chẳng còn tiền) … Cuối cùng, bà ta quay ra, không thanh toán được, dù số tiền cần trả chỉ là dưới $20 … Có thể đoán được là toàn bộ credit card bà ta có đều đã xài vượt giới hạn… Giả sử mỗi cái thẻ đó có số dư nợ chỉ 1000 đồng, thì ít nhứt bà ta cũng đang nợ trên 1 chục ngàn … trong khi account không có tiền để rút …!
Đi dọc đường, thỉnh thoảng hay thấy những cửa hiệu cho vay trương bảng “Payday loan”. Ai chưa tới ngày lãnh lương mà đã kẹt tiền thì đem giấy tờ cần thiết tới vay đỡ. Đến ngày lương, trả hết cả vốn lẫn lời… Mà ở đây, những người lao động chân tay thường hay lãnh lương tuần.
Chuyện anh Mỹ homeless.
Thời ấy có một anh Mỹ hay đứng xin tiền gần tiệm liquor nơi em làm, cứ xin đũ tiền là anh ấy vào móc ra một vốc tiền lẻ, đếm xong lấy gói thuốc lá hoặc chai rượu nhỏ rồi bước ra đường xin tiếp. Anh ta mặt mày râu ria, người có mùi hôi nhưng vẫn rất lịch sự, nói năng chào hỏi mọi người trong tiệm.
Em cũng không biết tại sao anh ta lại thành homeless.
Lần sau em sẽ viết tiếp về chuyện người Việt ở Mỹ.
 
Chỉnh sửa cuối:

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,053
Động cơ
107,876 Mã lực
Số lượng người gốc Việt ở Mỹ hiện nay là gần 2 triệu người, đa phần là có giấy tờ hợp pháp ( quốc tịch, thẻ xanh) rất ít người Việt sống bất hợp pháp trên đất Mỹ.
Lúc ban đầu người Việt ở Mỹ chưa có nhiều như vậy, họ chỉ chừng một, hai trăm nghìn người ( chủ yếu là di tản và vượt biên). Sở dĩ số lượng tăng vọt lên như vậy là do việc bảo lãnh dắt dây.
Thí dụ anh A về Việt Nam cưới cô B mang qua, 3 năm sau cô B có quốc tịch bảo lãnh cả gia đình cô ấy ( cha mẹ, anh chị em ruột.) qua, rồi những người này lại tiếp tục cái sợi dây bảo lãnh.... Riết rồi người Việt đông đảo dần lên. Do yếu tố lịch sử, đa phần người Việt ở Mỹ có xuất xứ từ những tỉnh phía Nam Việt Nam. Họ có khuynh hướng đổ về sinh sống ở bang California, nơi có khí hậu phù hợp với người Việt.
Chuyện người Việt ở Mỹ.

- Một cô gái quê miền Tây, nuôi mộng qua Mỹ định cư, nên khi được mai mối đã đồng ý lấy một anh Việt Kiều lớn hơn mình gần 20 tuổi. Qua được 1 năm, vợ chồng khăn gói về VN chơi. Về tới VN, anh chồng giữ hết thẻ xanh của cô vợ cùng với vé máy bay của cả hai vợ chồng. Đưa cô vợ về tới nhà mẹ vợ ở quê miền Tây xong, anh chồng nói phải quay lên Sài Gòn có công việc. Anh để vợ lại đó, quay lên Sài Gòn, lẳng lặng ra đổi chuyến bay, rồi cầm hết giấy tờ của vợ, bay về Mỹ 1 mình! Thì ra, anh ta tình cờ nghe được 1 – 2 cuộc điện thoại của vợ nói chuyện với gia đình ở VN, phát hiện ra cô ta lấy mình chỉ vì muốn đi Mỹ, nên anh “đem về trả lại chỗ cũ” thôi…
- Vài mươi năm trước, bà chị dâu của em ở Sài Gòn, trước khi lấy chồng qua đây rất tự tin về tiếng Anh của mình, chị ấy có bằng C và đang làm việc ở nhà hàng nổi của nước ngoài (đậu dưới Bến Bạch Đằng, Sài Gòn). Khi qua đây, tối ăn cơm xong, ngồi xem TV thì chị ấy khóc, anh chồng hỏi sao vậy, chị ấy trả lời em nghe TV mà không hiểu họ nói gì.. 😀
 
Chỉnh sửa cuối:

datinh

Xe container
Biển số
OF-25268
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
6,045
Động cơ
426,807 Mã lực
Nơi ở
Ba đình HN
Chuyện người
- Vài mươi năm trước, bà chị dâu của em ở Sài Gòn, trước khi lấy chồng qua đây rất tự tin về tiếng Anh của mình, chị ấy có bằng C và đang làm việc ở nhà hàng nổi của nước ngoài (đậu dưới Bến Bạch Đằng, Sài Gòn). Khi qua đây, tối ăn cơm xong, ngồi xem TV thì chị ấy khóc, anh chồng hỏi sao vậy, chị ấy trả lời em nghe TV mà không hiểu họ nói gì.. 😀
hờ hờ. tí em bật tv xem có giống bà chị dâu kia không. chắc là em cũng khóc thôi.
ghi chú , ở vn cũng nhiều kênh phát eng.
 

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,053
Động cơ
107,876 Mã lực
hờ hờ. tí em bật tv xem có giống bà chị dâu kia không. chắc là em cũng khóc thôi.
ghi chú , ở vn cũng nhiều kênh phát eng.
Em biết. Đó là chuyện hơn 20 năm trước. 😀 chứ bây giờ lớp trẻ VN sang đây du học em thấy tiếng Anh rất tốt so với thế hệ bọn em ở Việt Nam học tiếng Anh chay với băng cassette.
 
Chỉnh sửa cuối:

ar3a

Xe điện
Biển số
OF-64406
Ngày cấp bằng
19/5/10
Số km
4,605
Động cơ
539,546 Mã lực
Em thấy bên này các chi phí bảo hiểm chiếm một số tiền khá lớn trong chi tiêu gia đình, nhưng tồn tại khá nhiều vấn đề đẩy chi phí cao lên mà cuối cùng khách hàng vẫn là người thiệt. Em xin kể 2 câu chuyện.

1. Cách đây 2 tuần em vô tình làm vỡ mắt kính. Đặt lịch với phòng khám của bên bảo hiểm mắt để thay đôi mắt kính khác. Sau khi đo khám thì em nhận được cái bill với tổng chi tiết là xấp xỉ $1k. Sau khi trừ đi phần được bảo hiểm cover, gồm $200 tiền khám và $350 tiền mắt kính thì em vẫn còn phải trả gần $450. Lưu ý là chỉ có mắt kính chứ không có gọng nhé. Cũng chính xác loại mắt kính đó, nếu đặt online thì cũng hết tầm đó tiền, bao gồm cả khoan cắt lắp vào gọng mình gửi qua. Tuy nhiên liên quan đến fitting nên em lấy luôn ở phòng khám. Điều này chứng tỏ bên phòng khám đã đẩy giá lên rất cao so với giá trị thực.

2. Bảo hiểm nhà. Nhà bạn em ở trong khu vực có gió lốc xảy ra hồi hè. Hàng xóm.có ngưởi bị tốc mái, nhưng nhà bạn em không sao. Sau đó tầm 3 tháng thì có đội thợ qua đặt vấn đề claim bảo hiểm để thay mái mới. Bạn em đồng ý vì chả mất gì ngoài ký giấy tờ thủ tục. Cuối cùng bên làm mái nhận hơn chục $k bảo hiểm còn bạn em được mái mới. Nếu tự bỏ tiền ra thay thì hết tầm $5k trả cash.
 

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,053
Động cơ
107,876 Mã lực
Tiếp chuyện người Việt...
Hồi đầu những năm 2000, có anh nọ, qua Mỹ định cư ở một bang nghèo, đi làm cả chục năm mới về VN cưới vợ. Chị vợ anh ở Sài Gòn buôn bán vải ở chợ, kinh tế cũng tốt, đủ khả năng chuẩn bị đám cưới tươm tất mà không cần anh gởi tiền về trước. Chị biết anh ở Mỹ đi làm công nhân, lương chỉ vừa đủ xài chứ không dư giả. Chị cũng biết anh không có tích lũy gì. Chị nghĩ cũng chẳng sao, vì biết mình cũng có thể đi làm phụ chồng, và mình cũng không ăn xài hoang phí. Thấy anh còn biết mua nhà trả góp để vợ chồng ở riêng, chị cũng yên tâm. Trước khi đi, tiền bạc ở VN có được bao nhiêu, chị chia ra từng phần mua sổ tiết kiệm tặng lại cho cha, mẹ, gia đình ở lại. Qua đến Mỹ, sau vài tháng “hội nhập”, chị mới biết ra là chẳng những anh không có tích lũy mà anh còn mang nợ đầm đìa! Mua vé về VN đám cưới, cà thẻ credit. Mua quà đem về VN, cà thẻ. Mua vật dụng cho nhà mới, cà thẻ. Dẫn vợ đi ăn tiệm, đi chợ cà thẻ. Tất tần tật đều cà thẻ! Vật dụng đắt tiền, không cà thẻ thì mua trả góp… Đến lúc chị đủ hiểu biết để nhìn vô ngân quỹ gia đình thì đã thấy anh nợ thẻ gần 50 nghìn, mua trả góp cũng cả chục nghìn. Mỗi tháng, cộng hết tiền góp nhà, xe, đồ gia dụng, tiền trả thẻ, và kính thưa các loại bill … thì tiền lương của anh không đủ trả … Ngày chị cấn thai, trong túi chẳng có lấy 1 xu dành dụm. Chị cật lực đi làm, bỏ ống từng đồng để chờ ngày con chào đời. Lương quá thấp, mà nợ quá cao… Chị liều đi làm luôn 2 job. Bụng bầu 4-5 tháng mà chị đi làm ngày thường ở 1 nơi, cuối tuần ở 1 nơi… Không có lấy 1 ngày nghỉ … Ngày “kỷ niệm 1 năm đặt chân lên đất Mỹ”, chị ngất xỉu vì kiệt sức ngay tại nơi làm việc.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top