[Thảo luận] Đường trên cao ở Hà Nội - Sự đầu tư lãng phí?

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,218 Mã lực
Em ngày nào cũng phải chạy tuyến đường trên cao này. Kụ nói thế nào em thấy hiệu quả thế còn gì, trước chưa có câu em đi xuống đoạn Nguyễn Xiển khổ đừng hỏi
Bác chẳng chịu đọc kỹ gì cả. Không hiệu quả là ở chỗ đáng lẽ có hai con đường, nhưng lại chỉ có một
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,218 Mã lực
Mình thấy đây là đầu tư, ko phải chi phí nên ko láng phí tẹo nào. Chẳng qua là đầu tư nên hơi "lãng" phí vì chảy vào túi quan tham thôi.

Chứ mình đi đường này khi xong nhanh và thoáng hơn hẳn trước đây. :))
Chắc bác không phải dân kinh tế rồi. Đầu tư không sinh lời, không hiệu quả, thua lỗ... là những đầu tư lãng phí
Còn rất nhiều loại chi phí không những không lãng phí mà còn cần phải khuyến khích như chi phí học tập, chi phí giải trí, du lịch...

Còn đường này đi nhanh và thoáng hơn trước đây thì ai cũng công nhận mà
 

buicongchuc

Tháo bánh
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,427
Động cơ
629,588 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Em chưa giám có ý kiến gì vì vẫn đang phải ngẫm nghĩ xem thế nào đã!
 

jet engine

Xe buýt
Biển số
OF-41537
Ngày cấp bằng
25/7/09
Số km
759
Động cơ
474,058 Mã lực
Sắp đến ngày thông xe đường trên cao ở Hà Nội. Thật đáng mừng là đã sắp hết cảnh chen chúc nhau ở đoạn đường bụi mù, chật hẹp phía dưới đường trên cao. Thế nhưng, ngẫm nghĩ lại mới thấy hàng chục nghìn tỷ của nhân dân liệu có được đầu tư hiệu quả?
Như những gì nhìn thấy, toàn bộ phần bên dưới (gầm) con đường này chỉ được trồng cỏ hoặc cùng lắm là làm bãi đỗ xe. Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao không làm đường trên chính phần đất trồng cỏ này và làm cầu vượt tại các nút giao thông, để tiết kiệm được một số tiền lớn đầu tư cho các con đường khác cũng đang rất cần tiền?

Tôi đã đi một số nước, thấy họ có thể sử dụng được phần diện tích dưới gầm những con đường trên cao. Những cột chịu lực hoặc là làm ở chính giữa, trên dải phân cách của con đường bên dưới, hoặc làm làm hẳn ra hai bên, ngoài phần diện tích con đường bên dưới. Còn ở Hà Nội, chỗ thì làm một cột ở chính giữa, chỗ lại làm hai cột ở hai bên, nhưng nằm hẳn trong lòng đường phía dưới, nên không thể sử dụng diện tích phía dưới làm đường được nữa.

Liệu đây có phải là một sự đầu tư lãng phí, mang nặng tính hình thức mà không thực sự chú trọng đến hiệu quả?
Tôi thấy từ ngày có đường trên cao giao thông thuận tiện hơn hẳn chứ cụ: đi trên cao thì khỏi phải nói, đi 1 lèo không phải chờ ở ngã tư, còn dưới mặt đất thì thoáng hơn nhiều do ô tô chủ yếu lưu thông trên cao .
Còn chỗ cụ thắc mắc (in đậm) thì theo tôi thế này: chỗ có một cột là đoạn không có đường dẫn, còn chỗ có 2 cột là chỗ có đường dẫn lên xuống. Còn tại sao không nên mở rộng thêm làn ở đường ngay phía dưới đường trên cao? Bởi vì nếu cụ thêm 1 làn vào giữa chẳng hạn thì đến đoạn có đường dẫn lên xuống thì lại phải thắt lại, và sẽ nảy sinh ùn tắc ở những điểm "cổ chai" này. Thà rằng đường không rộng lắm (3 làn mỗi chiều) nhưng chiều rộng ổn định thì lưu thông vẫn dễ chịu hơn là chỗ to chỗ bé cụ ạ! Các nước có thể tận dụng khoảng không dưới đường trên cao vì đường dẫn của họ vòng rộng ra khỏi trục đường chính.
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,645
Động cơ
677,903 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cứ nhìn đoạn từ Cầu Thanh Trì đến Linh Đàm thì thấy, làm đường kiểu ấy đỡ tốn kém hơn rất nhiều mà vẫn đi được 80 - 100km/h. Có khi còn đỡ làm mất cảnh quan hơn đường trên cao
Cụ ơi từ Thanh trì tới Linh đàm điều kiện khác đấy. Trước tiên chố đó nhiều đồng trống, ít phương tiện qua lại,làm sao có thể làm tượng tự vậy ở đường KDT hay Phạm Hùng được? ? Mà em dự, sau này thàhh phố phát triển mạnh hơn nữa, đoạn đường từ cầu TT tới LĐ sẽ là rất dở đấy, vì dân cư 2 bên rất khó giao thông qua lại, những chỗ cửa khẩu thì bẩn thỉu và khá nguy hiểm vì khuất, nhiều khi em đi xe qua đường dưới, 2b vọt ra làm phanh chí chết đấy.

Tóm lại, nếu cụ định xây đường cao tốc nội thị (urban highway), kiểu gì cũng phải lên cao hoặc hạ ngầm. Các đường ven nội hoặc xa hơn nữa thì có thể làm dưới đất do dân cư thưa hơn, giao thông cắt ngang ít hơn nhiều.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top