Ý kiến các cụ thế nào ạ?
Sở GTVT Hà Nội vừa đề xuất UBND TP Hà Nội kiến nghị Bộ GTVT thực hiện một số giải pháp nhằm quản lý xe dưới 9 chỗ được cấp phép đang hoạt động thí điểm theo mô hình ứng dụng khoa học công nghệ (taxi công nghệ: Uber, grab), trong đó có việc phải lắp giám sát hành trình kể từ ngày 15/7 tới.
Lắp giám sát hành trình là một trong những phương án được đề xuất để quản lý xe Uber, Grab
Các phương án quản lý xe Uber, Grab dưới 9 chỗ cụ thể được đề xuất như:
- Trong thời gian chờ ban hành quy hoạch về số lượng phương tiện để làm căn cứ thực hiện theo đúng số lượng quy hoạch, từ ngày 15/7 cho phép Hà Nội tạm dừng mở rộng công tác thí điểm, không bổ sung thêm các đơn vị mới và không tăng thêm số lượng phương tiện tham gia thí điểm; cho phép Sở GTVT và Công an TP.Hà Nội quản lý biểu trưng (logo) dành cho phương tiện tham gia thí điểm và quy định về màu sắc, kích thước, vị trí niêm yết trên xe bảo đảm dễ dàng nhận biết để phục vụ công tác quản lý, tổ chức giao thông và xử lý vi phạm; xem xét rút ngắn thời gian thí điểm trong năm 2017 để đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm công tác thực hiện thí điểm…
- Bên cạnh đó Sở GTVT Hà Nội kiến nghị UBND TP cho phép Sở GTVT chủ trì, phối hợp với Công an TP rà soát các tuyến đường có biển báo cấm xe taxi hoạt động để đề xuất, báo cáo UBND TP bổ sung biển báo phụ cấm xe hợp đồng dưới 9 chỗ ngồi nhằm hạn chế lượng phương tiện tham gia giao thông, giảm ùn tắc giao thông...
- Đặc biệt việc sử dụng ứng dụng phần mềm phải kết nối với thiết bị giám sát hành trình trên phương tiện tham gia thí điểm được đánh giá là phương án khả quan để kiểm soát số lượng xe cũng như tình hình trật tự an toàn giao thông như hiện nay. Việc sử dụng thiết bị này không chỉ giúp cơ quan chức năng giám sát được các hoạt động xe của các doanh nghiệp nhằm tránh thất thoát thuế cho nhà nước mà còn là công cụ hỗ trợ đắc lực các doanh nghiệp vận tải theo dõi được đội ngũ nhân viên của mình.
Tại sao phải đưa ra các phương án quản lý xe Uber, Grab chặt chẽ
Theo thống kê của Sở GTVT Hà Nội cho thấy, tính đến hết ngày 31/5 vừa qua đã có 25.366 phương tiện được cấp phù hiệu “Xe hợp đồng”. Trong đó, xe dưới 9 chỗ là 11.243 xe. Số lượng đơn vị vận tải đang hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng là 1.682 doanh nghiệp, 34 hợp tác xã và 6.631 hộ kinh doanh.
Hiện tại, trên địa bàn Hà Nội có hơn 7.300 xe dưới 9 chỗ được cấp phép đang hoạt động thí điểm theo mô hình taxi công nghệ. 7 đơn vị được Bộ GTVT đã cấp phép thí điểm hoạt động cho loại hình taxi công nghệ bao gồm: Công ty TNHH Grabtaxi với ứng dụng Grabcar, Công ty cổ phần vận tải 57 Hà Nội với ứng dụng Thanhcong Car, Công ty cổ phần Tập đoàn Mai Linh với ứng dụng Mailinh Car, Công ty hợp tác đầu tư và phá triển với ứng dụng Home Car, Công ty TNHH Uber Việt Nam với ứng dụng Uber, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Linh Trang với ứng dụng LB.Car, Công ty cổ phần phát triển thương mại và du lịch quốc tế Ngôi Sao với ứng dụng Vic.Car.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện thí điểm đã phát sinh nhiều bất cập trong công tác quản lý, những bất cập này gây ảnh hưởng rất lớn đến Đề án phát triển hành khách công cộng và công tác tổ chức giao thông của TP, đặc biệt là việc quản lý hạn chế xe taxi và phương tiện cá nhân.
Vì vậy việc đưa ra những phương án quản lý chặt chẽ xe dưới 9 chỗ (uber, grab) tại thời điểm hiện tại là vô cùng cần thiết.
Sở GTVT Hà Nội vừa đề xuất UBND TP Hà Nội kiến nghị Bộ GTVT thực hiện một số giải pháp nhằm quản lý xe dưới 9 chỗ được cấp phép đang hoạt động thí điểm theo mô hình ứng dụng khoa học công nghệ (taxi công nghệ: Uber, grab), trong đó có việc phải lắp giám sát hành trình kể từ ngày 15/7 tới.
Lắp giám sát hành trình là một trong những phương án được đề xuất để quản lý xe Uber, Grab
Các phương án quản lý xe Uber, Grab dưới 9 chỗ cụ thể được đề xuất như:
- Trong thời gian chờ ban hành quy hoạch về số lượng phương tiện để làm căn cứ thực hiện theo đúng số lượng quy hoạch, từ ngày 15/7 cho phép Hà Nội tạm dừng mở rộng công tác thí điểm, không bổ sung thêm các đơn vị mới và không tăng thêm số lượng phương tiện tham gia thí điểm; cho phép Sở GTVT và Công an TP.Hà Nội quản lý biểu trưng (logo) dành cho phương tiện tham gia thí điểm và quy định về màu sắc, kích thước, vị trí niêm yết trên xe bảo đảm dễ dàng nhận biết để phục vụ công tác quản lý, tổ chức giao thông và xử lý vi phạm; xem xét rút ngắn thời gian thí điểm trong năm 2017 để đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm công tác thực hiện thí điểm…
- Bên cạnh đó Sở GTVT Hà Nội kiến nghị UBND TP cho phép Sở GTVT chủ trì, phối hợp với Công an TP rà soát các tuyến đường có biển báo cấm xe taxi hoạt động để đề xuất, báo cáo UBND TP bổ sung biển báo phụ cấm xe hợp đồng dưới 9 chỗ ngồi nhằm hạn chế lượng phương tiện tham gia giao thông, giảm ùn tắc giao thông...
- Đặc biệt việc sử dụng ứng dụng phần mềm phải kết nối với thiết bị giám sát hành trình trên phương tiện tham gia thí điểm được đánh giá là phương án khả quan để kiểm soát số lượng xe cũng như tình hình trật tự an toàn giao thông như hiện nay. Việc sử dụng thiết bị này không chỉ giúp cơ quan chức năng giám sát được các hoạt động xe của các doanh nghiệp nhằm tránh thất thoát thuế cho nhà nước mà còn là công cụ hỗ trợ đắc lực các doanh nghiệp vận tải theo dõi được đội ngũ nhân viên của mình.
Tại sao phải đưa ra các phương án quản lý xe Uber, Grab chặt chẽ
Theo thống kê của Sở GTVT Hà Nội cho thấy, tính đến hết ngày 31/5 vừa qua đã có 25.366 phương tiện được cấp phù hiệu “Xe hợp đồng”. Trong đó, xe dưới 9 chỗ là 11.243 xe. Số lượng đơn vị vận tải đang hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng là 1.682 doanh nghiệp, 34 hợp tác xã và 6.631 hộ kinh doanh.
Hiện tại, trên địa bàn Hà Nội có hơn 7.300 xe dưới 9 chỗ được cấp phép đang hoạt động thí điểm theo mô hình taxi công nghệ. 7 đơn vị được Bộ GTVT đã cấp phép thí điểm hoạt động cho loại hình taxi công nghệ bao gồm: Công ty TNHH Grabtaxi với ứng dụng Grabcar, Công ty cổ phần vận tải 57 Hà Nội với ứng dụng Thanhcong Car, Công ty cổ phần Tập đoàn Mai Linh với ứng dụng Mailinh Car, Công ty hợp tác đầu tư và phá triển với ứng dụng Home Car, Công ty TNHH Uber Việt Nam với ứng dụng Uber, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Linh Trang với ứng dụng LB.Car, Công ty cổ phần phát triển thương mại và du lịch quốc tế Ngôi Sao với ứng dụng Vic.Car.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện thí điểm đã phát sinh nhiều bất cập trong công tác quản lý, những bất cập này gây ảnh hưởng rất lớn đến Đề án phát triển hành khách công cộng và công tác tổ chức giao thông của TP, đặc biệt là việc quản lý hạn chế xe taxi và phương tiện cá nhân.
Vì vậy việc đưa ra những phương án quản lý chặt chẽ xe dưới 9 chỗ (uber, grab) tại thời điểm hiện tại là vô cùng cần thiết.