Lái xe qua đường ngập nước và phòng chống khi ngập nước.

Silip1980

Xe hơi
Biển số
OF-414655
Ngày cấp bằng
5/4/16
Số km
171
Động cơ
223,962 Mã lực
Tuổi
44
Tốt nhất là gửi xe đi bộ thôi các cụ ợ
 

dream_lun

Xe hơi
Biển số
OF-48765
Ngày cấp bằng
15/10/09
Số km
144
Động cơ
460,040 Mã lực
quay đầu là bờ các cụ ạ, cắm đầu là thủy kik :))
 

nobitatran

Xe hơi
Biển số
OF-187566
Ngày cấp bằng
30/3/13
Số km
102
Động cơ
333,434 Mã lực
Nơi ở
hà nội
gặp nước đều ga , mà tốt nhất là ko nên lội nước :D
 

su pham

Xe hơi
Biển số
OF-350863
Ngày cấp bằng
15/1/15
Số km
109
Động cơ
267,890 Mã lực
Em vào hóng
 

Độc hành

Xe hơi
Biển số
OF-349605
Ngày cấp bằng
6/1/15
Số km
134
Động cơ
268,620 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em sợ ngập nước lắm, toàn đi vòng hoặc đợi nước rút. hỏng hết xe
 

PhamdungHN

Xe máy
Biển số
OF-407914
Ngày cấp bằng
2/3/16
Số km
98
Động cơ
226,490 Mã lực
gặp nước đều ga , mà tốt nhất là ko nên lội nước :D, kiểu gì cũng có lúc gặp chướng ngại vật.
 

trinhchuot1985

Xe máy
Biển số
OF-483846
Ngày cấp bằng
12/1/17
Số km
90
Động cơ
194,820 Mã lực
Tuổi
39
Cám ơn cụ nhé, chúc cụ luôn may mắn
 

Nhiên Nguyễn

Xe hơi
Biển số
OF-481424
Ngày cấp bằng
31/12/16
Số km
158
Động cơ
196,680 Mã lực
Cách phòng chống xe hỏng khi ngập nước .

Thưa các bác trên diễn đàn,

Thế là đã 1 năm trôi qua từ ngày E viết bài này, E nhận được rất nhiều tin nhắn, email cảm ơn và khuyến khích E viết tiếp những bài như thế, nhưng vì E quá bận nên chưa thể viết tiếp được phục vụ bà con. Cũng trong một năm qua lại tiếp tục có hàng trăm xe bị hỏng do đi vào chỗ ngập nước đã alô Cứu hộ 116 tới trợ giúp . Chỉ tính riêng trận mưa 17/9/2007 gần đây (http://vietnamnet.vn/xahoi/2007/09/741979/) tại HN có gần trăm xe bị chết máy vào đêm hôm đó . Mấy hôm sau E mới biết có chiếc Mercedes phải thay cả máy và cả hệ thống điện mới trị giá đến 300 trăm triệu đồng. Và sáng nay lại có vài chục chiếc nữa gặp nạn do hậu quả cơn bão Lekima tại HN.

Để một lần nữa nhắc nhở anh em lái xe hết sức thận trọng với giặc nước , E biên soạn lại bài viết trước đây đã đăng trên internet để mọi người biết mà phòng tránh được thiệt hại hàng tỉ đồng mỗi khi Hà nội mưa ngập.

Đặc biệt cũng do thiệt hại quá lớn nên gần đây rất nhiều công ty bảo hiểm đã không nhận bồi thường cho xe bị ngập nước, vì vậy thiệt hại này hoàn toàn do anh em ta phải tự gánh chịu nên việc phòng tránh xe hỏng do ngập nước càng trở nên quan trọng .

Cứ mỗi trận mưa to là HN lại ngập, phố thành sông, quảng trường thành hồ, hậu quả kèm theo là hàng loạt ôtô, xe máy nằm la liệt, nổi lềnh bềnh trên phố, thiệt hại không thể thống kê hết.



Dân gian có câu “Chưa thấy quan tài chưa nhỏ lệ” , lái xe chưa bị dính nước bao giờ thì chưa hiểu hết nỗi khổ khi chiếc xe tiền tỉ của mình bỗng chốc trở thành một đống phụ tùng ướt nhèm, máy vỡ vụn, phải phơi mình hàng tháng trời mới có thể lên đường trở lại được. Nhất là với những chiếc xe nhập khẩu, cao cấp, độc đáo, thì càng khổ sở. Đấy là chưa kể đến chuyện tâm lý sau này lái những chiếc xe đó và thực tế nhiều chi tiết trên xe vẫn còn chịu ảnh hưởng lâu dài .



Một chiếc Taxi đang được Cứu hộ khỏi chỗ ngập

Thiệt hại do ô tô bị nước làm hỏng là rất lớn, để phòng tránh thiệt hại cho các chủ xe, lái xe khi gặp mưa ngập, Đội cứu hộ 116 đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm thực tế phòng tránh ngập nước cho ô tô du lịch như sau.

Do đặc thù hệ thống thoát nước ở Hà nội khi mưa lớn thường có các điểm ngập nặng gây nguy hiểm:

Trần Hưng Đạo – Phan Chu Chinh, Nguyễn Khuyến – Quốc tử Giám – Cao Bá Quát, Liên Trì-Nguyễn Gia Thiều, Quang Trung-Trần Quốc Toản, Điện Biên Phủ-Nguyễn Tri Phương, Ngã 5 Bà Triệu – Nguyễn Du, Bùi Ngọc Dương, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Lương Bằng, Tôn Đức Thắng, Khu vực Ga Hà Nội, Huỳnh Thúc Kháng – Láng Hạ - Thái Hà...

Qua kinh nghiệm nhiều năm cứu hộ các xe ngập nước, Đội cứu hộ 116 thấy các xe hỏng rất đa dạng như Toyota, Ford, Mitsubhishi, Mercedes, Daewoo, Mazda, BMW…còn loại xe thì nhiều nhất là xe 5 chỗ , loại 7 chỗ ít hơn , cũng có loại 16 đến 24 chỗ và có cả xe tải. Nguyên nhân hầu hết do bị nước tràn qua ống hút khí nạp của động cơ ( ống hút gió), một số bị chập điện, một số do đỗ chỗ trũng bị nước ngập vào xe, cá biệt có chiếc bị hỏng do thùng xăng chứa đầy ….nước!?

Có những chiếc không hỏng ngay mà vài hôm sau mới có hiện tượng hỏng, có chiếc nước lọt vào trong cầu xe , lái xe không biết cứ chạy hoài trong khi dầu bôi trơn đã hỏng .



Ảnh một chiếc Mercedes E240 đang tháo bầu lọc gió trong chứa đầy nước


Thiệt hại thì khủng khiếp, chiếc nào may mắn và chủ xe có kinh nghiệm phòng tránh thì chỉ sửa chữa nhanh là dùng được, chiếc nào kém may hơn thì phải tháo máy thay biên và piston. Nặng nề nhất phải kể đến BMW và Mercedes , có chiếc phải thay máy và toàn bộ hệ thống điện, nếu là E 240, S500, S350 xoàng cũng phải chi ngót 200 triệu một chiếc mới đảm bảo tiêu chuẩn của Mercedes



Máy chiếc Mercedes này đã vỡ, thiệt hại không dưới 100 triệu đồng



Nội thất chiếc Ford Mondeo bị tháo tung để đem đi tân trang lại do bị ngập nước

Nước cực kỳ nguy hiểm nhưng trớ trêu xe ô tô của bạn không phải được thiết kế để lội nước. Nước rất có hại với các ổ bi, ổ bạc dưới gầm xe, ảnh hưởng đến máy đề, máy phát điện, các cánh quạt, các linh kiện điện, các cảm biến, hộp điều khiển rất dễ hỏng, nước lọt vào làm giảm hiệu lực của côn - ly hợp, phanh.




Mô phỏng quá trình nước bị hút vào động cơ và bị nén

Nếu mức nước cao sẽ bị hút vào đường hút gió ( khí nạp) của máy và làm máy hỏng, nhẹ thì cong biên, nặng thì hỏng trục cơ, vỡ block thân máy. Đây chính là hiện tượng thuỷ kích, khi máy vận hành bình thường, các piston đang lao lên ép hỗn hợp khí nạp với tốc độ khoảng 1000 đến 2000 vòng/phút, do hỗn hợp khí nạp đã bị nước chiếm chỗ và vì nước không chịu nén nên chính lực ép này đã tạo phản lực làm biến dạng cong các tay biên và piston, khi tay biên cong quá sẽ bị gẫy, đoạn gẫy này sẽ chọc thủng thành động cơ phá huỷ máy xe của bạn.



Chiếc biên thứ 2 còn tương đối thẳng, trong khi 3 chiếc còn lại đã bị nước làm cong, chiếc thứ 4 đã sắp gãy.


Vì nước đi theo con đường đó vào động cơ nên vậy bạn phải hiểu rõ đầu ống hút gió của xe bạn ở vị trí nào để phòng tránh. Khi trời mưa to nên để xe nơi cao, nếu phải dùng xe thì chọn các tuyến đường ít ngập. Còn khi bắt buộc phải lội nước thì:

Nếu mức nước cao trên trục láp ( tâm bánh xe) là mức nguy hiểm, nên tắt công tắc AC (Điều hoà), đi số 1, chạy đều ga ở mức độ vừa phải, giữ cho nổ tròn máy, đi thật chậm và ra hiệu cho xe ngược chiều cùng đi chậm tránh tạo sóng cao tràn vào ống hút gió.

Nếu nước cao đến giữa Ba-đơ-sốc ( Nhiều xe miệng ống hút ở vị trí này) thì tốt nhất là tắt máy, đẩy xe qua nơi nước sâu nguy hiểm, rồi kiểm tra đường hút gió xem có nước vào không. Sau khi khởi động xe và đi, nhớ đạp nhẹ chân phanh, rà phanh một lúc cho má phanh nóng lên làm nước ở má phanh bay hơi để cho phanh có hiệu lực như bình thường.
Nếu bạn có chút hiểu biết về xe cộ thì có thể tháo nắp bầu lọc gió trước khi lội nước để nước tràn vào khó hơn.
Với những xe có ống hút cao thì bạn vẫn phải cẩn thận vì nước có thể chui qua các lỗ thông khí trên vỏ cầu xe, trên thân máy làm hỏng dầu bôi trơn gây thiệt hại về sau. Với nhiều xe cũ, lớp vỏ cao su bảo vệ các khớp trục láp , các đăng có thể bị rách là chỗ nước lọt qua gây hỏng khớp .


Còn đơn giản hơn là nước sẽ lọt qua các lỗ dưới sàn xe làm ướt nội thất, chập các linh kiện điện tử lắp dưới sàn.



Đây là cách làm phi kỹ thuật khi xe chết máy do ngập nước, máy sẽ hỏng nặng hơn, thậm chí vỡ máy nếu tìm cách đẩy hoặc kéo nổ


Nếu không may xe bị chết máy thì tuyệt đối không tìm cách khởi động lại, nên rút chìa khoá điện, đẩy xe lên chỗ cao phòng tránh bị sóng nước do xe khác chạy làm trôi dạt và gọi Cứu hộ 116 ngay. Với mỗi xe khác nhau thì việc xử lý sự cố sau khi ngập nước cũng khác nhau, lời khuyên đúng đắn nhất là đừng nên tìm cách tự sửa nếu các bạn không có chuyên môn kỹ thuật, bạn nên tháo càng sớm càng tốt dây nối với bình ác qui, gọi về Hãng xe của bạn để tìm người tư vấn hoặc đơn giản hơn bạn gọi cứu hộ 116, thông báo rõ loại xe và tình trạng bị ngập để được tư vấn cách không bị thiệt hại thêm cũng như các việc cần thiết nếu xe bạn có mua bảo hiểm. Chúng tôi sẽ tư vấn đánh giá mức độ hư hỏng, tìm garage sửa xe phù hợp cho bạn. Bạn nên lưu lại số điện thoại tư vấn 24h này : 0909.116.116

Trường hợp xe là loại việt dã và phải lội qua các chỗ ngập sâu thì nên dò đường trước cẩn thận , cần tháo dây curoa quạt két nước , bọc lại điện cao áp trước khi lội.
Có một số bạn hỏi: Đã rút khóa điện hoặc xe đỗ thì sao nước làm xe bị chập điện được ?
Câu trả lời rất đơn giản là rất nhiều bộ phận điện tử trên ôtô luôn luôn có điện khi đã tắt hay rút chìa khóa, chìa khóa không phải là “cái cầu dao tổng”, những cái lái xe hay thấy là còi , đèn , mạch bảo vệ vẫn hoạt động… Thậm chí ở nhiều ôtô khi tháo ác qui ra, một số mạch điện tử vẫn hoạt động bằng nguồn điện dự trữ.

Hi vọng sau khi đọc bài viết này các bạn không bao giờ gặp phải cảnh bị hỏng xe do nước ngập nữa, chúc các bạn luôn có cảm giác thú vị khi ngồi sau tay lái.

Cứu hộ 116

Chú thích kỹ thuật :
Hầu hết các xe du lịch có ống hút gió đặt phía trước *** xe, trên pardeshock, phía sau kalang (hay mặt nạ), nó là một cái ống, thường có lỗ to bằng cổ tay chạy vào bầu lọc gió như trong hình.

Bài viết rất hay. Hữu ich cho nhiều người. Tks Bác!
 

Pham Hang27

Xe máy
Biển số
OF-463455
Ngày cấp bằng
21/10/16
Số km
89
Động cơ
203,090 Mã lực
Tuổi
31
bài viết hữu ích và bổ ích ! cám ơn bạn đã chia sẻ
 

teacher.TrungAT

Xe tải
Biển số
OF-477965
Ngày cấp bằng
19/12/16
Số km
303
Động cơ
199,360 Mã lực
Các cụ các mợ tham khảo nhé.
(TrungAT)

 

huonga4dethuong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-489148
Ngày cấp bằng
16/2/17
Số km
73
Động cơ
191,230 Mã lực
Tuổi
46
Em cảm ơn bác nhiều, xe của em lội nước mấy lần may không sao. Đọc bài nay em mới sáng con mắt.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top