Máy bắn tốc độ chưa kiểm định; NSD không có chứng chỉ?

bombop

Xe đạp
Biển số
OF-6665
Ngày cấp bằng
3/7/07
Số km
29
Động cơ
542,290 Mã lực
Bác Libor đâu rùi, cho bọn em xem cái tem kiểm định nó thía nào cái nhỉ :^)
Cái tem nó to hơn ngón cái 1 tẹo, trong đó ghi ngày kiểm định gần nhất và ngày kiểm định tiếp theo.
Theo luật thì các thiết bị đo liên quan tới: Giao dịch thương mại, định lượng hàng hoá trong mua bán và thanh toán toán (cái cân bán hàng của vợ cả ngoài chợ chẳng han...), và Phương tiện đo liên quan tới việc đảm bảo an toàn, môi trường, sức khoẻ (bình áp lực, cáp nâng...) là bắt buộc phải có kiểm đinh.
Đối với thiết bị đo tốc độ thì yêu cầu kiểm định lại 1 năm/lần. Các bác mà yêu cầu mấy chú xxx 3 tháng kiểm lại 1 lần cẩn thận khéo bị thêm lỗ nữa là bùn đấy:'( .
 

bombop

Xe đạp
Biển số
OF-6665
Ngày cấp bằng
3/7/07
Số km
29
Động cơ
542,290 Mã lực
em có 1 lần dính ở Hải Dương, 70/50, làm luật nhanh (400k, ko bít có nhiều quá không), vì mình sai rõ quá nên ko tranh cãi gì. Nhưng em là em ủng hộ quan điểm của các bác trong việc kiểm tra lại các đồng chí có làm đúng trách nhiệm của mình ko, nhiếu khi súng cong nòng mà cứ đòi nộp xiền là ko đươc.
 

Libor

Xe điện
Biển số
OF-5530
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
3,111
Động cơ
574,220 Mã lực
Pháp lệnh Đo lường
Uỷ ban thường vụ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam
Quốc hội Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 16 /1999/PL-UBTVQH 10
Pháp lệnh Đo lường

-
Để đo lường được thống nhất và chính xác, nhằm góp phần đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân; nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá; sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, vật tư, năng lượng; đảm bảo an toàn; bảo vệ sức khoẻ và môi trường; đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước; tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu quốc tế;
- Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
- Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 4 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khoá X và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 1999;
Pháp lệnh này quy định về đo lường.
Chương I
Những quy định chung
Điều 1
. Đo lường là việc xác định giá trị của đại lượng cần đo.
Pháp lệnh này quy định về đơn vị đo lường hợp pháp và chuẩn đo lường; kiểm định và hiệu chuẩn phương tiện đo; phép đo và hàng đóng gói sẵn theo định lượng; sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu phương tiện đo.
Điều 2. Nhà nước thống nhất quản lý đo lường trên cơ sở Pháp lệnh này, các quy định khác của pháp luật có liên quan và các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia nhằm đảm bảo các nguyên tắc thống nhất, chính xác, trung thực và từng bước hiện đại hoá.
Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân ( sau đây gọi là tổ chức, cá nhân) trong hoạt động đo lường hoặc các hoạt động khác có liên quan đến đo lường trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuân theo các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật.
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, động viên nhân dân thực hiện và giám sát việc thi hành pháp luật về đo lường.
Điều 3 Mọi tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về đo lường. Mọi tổ chức, cá nhân có quyền kiến nghị các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động đo lường với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết kịp thời những khiếu nại, tố cáo và kiến nghị theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Nghiêm cấm mọi hành vi gian lận trong các hoạt động đo lường.

Chương II
Đơn vị đo lường hợp pháp và chuẩn đo lường
Điều 5.
Đơn vị đo lường hợp pháp là đơn vị đo lường được Nhà nước công nhận và cho phép sử dụng.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận Hệ đơn vị đo lường quốc tế ( viết tắt theo thông lệ quốc tế là SI ).
Chính phủ quy định đơn vị đo lường hợp pháp phù hợp với Hệ đơn vị đo lường quốc tế.
Điều 6.Tổ chức, cá nhân trong hoạt động đo lường hoặc các hoạt động khác liên quan đến đo lường phải sử dụng đơn vị đo lường hợp pháp; trường hợp đặc biệt được phép sử dụng đơn vị đo lường khác theo quy định của Chính phủ.
Đối với hàng hoá xuất khẩu có thể sử dụng đơn vị đo lường khác với đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam theo sự thoả thuận giữa các bên liên quan.
Điều 7. Chuẩn đo lường là phương tiện kỹ thuật để thể hiện đơn vị đo lường và dùng làm chuẩn để xác định giá trị đại lượng thể hiện trên phương tiện đo.
Mẫu chuẩn của chất hoặc vật liệu là một dạng đặc biệt của chuẩn đo lường để xác định thành phần và tính chất của chất hoặc vật liệu.
Hệ thống chuẩn đo lường của từng lĩnh vực đo gồm chuẩn quốc gia và các chuẩn có độ chính xác thấp hơn.
Điều 8. Chuẩn quốc gia là chuẩn đo lường có độ chính xác cao nhất của quốc gia được Chính phủ phê duyệt dùng làm chuẩn gốc để xác định giá trị các chuẩn còn lại của một lĩnh vực đo. Chuẩn quốc gia phải được liên kết với chuẩn quốc tế bằng việc định kỳ so sánh trực tiếp với chuẩn quốc tế hoặc gián tiếp qua chuẩn quốc gia của nước ngoài.
Các chuẩn quốc gia được thiết lập phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế quốc dân và xu hướng phát triển của khoa học đo lường trên thế giới.
Chính phủ quy định cơ quan chịu trách nhiệm duy trì, bảo quản và khai thác các chuẩn quốc gia.
Điều 9.Các ngành, cơ sở nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và các cơ sở khác tự trang bị chuẩn đo lường có độ chính xác cần thiết và liên kết với chuẩn quốc gia theo yêu cầu hoạt động của mình. Cơ quan quản lý nhà nước về đo lường tạo điều kiện thuận lợi để những chuẩn này được liên kết với chuẩn quốc gia thông qua việc hiệu chuẩn của các phòng hiệu chuẩn được công nhận theo quy định tại Điều 17 của Pháp lệnh này.

Chương III
Kiểm định phương tiện đo
Điều 10.
Phương tiện đo là phương tiện kỹ thuật để xác định giá trị của đại lượng cần đo.
Kiểm định phương tiện đo (sau đây gọi là kiểm định) là việc xác định và chứng nhận đối với phương tiện đo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định do tổ chức có thẩm quyền hoặc được uỷ quyền kiểm định thực hiện.
Điều 11.Phương tiện đo sử dụng vào mục đích dưới đây thuộc diện phải kiểm định:
1- Định lượng hàng hoá hay dịch vụ trong mua bán và thanh toán;
2- Đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khoẻ và môi trường;
3- Giám định tư pháp, phục vụ các hoạt động công vụ khác của Nhà nước.
Cơ quan quản lý nhà nước về đo lường quy định tổ chức có thẩm quyền hoặc được uỷ quyền kiểm định phương tiện đo, danh mục cụ thể phương tiện đo phải kiểm định, chế độ kiểm định và các yêu cầu đối với phương tiện đo phải kiểm định.
Điều 12. Chế độ kiểm định bao gồm kiểm định ban đầu, kiểm định định kỳ, kiểm định bất thường.
1- Kiểm định ban đầu là kiểm định lần đầu đối với các phương tiện đo sau khi sản xuất hoặc nhập khẩu.
2- Kiểm định định kỳ là kiểm định theo chu kỳ đối với các phương tiện đo đang sử dụng.
3- Kiểm định bất thường là kiểm định đối với các phương tiện đo sau khi sửa chữa; theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân sử dụng; phục vụ việc thanh tra đo lường, giám định tư pháp hoặc các hoạt động công vụ khác của Nhà nước.
Điều 13.Tổ chức, cá nhân sản xuất, sửa chữa, nhập khẩu, sử dụng phương tiện đo thuộc danh mục phải kiểm định thì phải đăng ký kiểm định theo các chế độ kiểm định quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này.
Thủ tục đăng ký kiểm định phương tiện đo do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường quy định.
Điều 14.Phương tiện đo đạt yêu cầu quy định được mang dấu, tem kiểm định hoặc được cấp giấy chứng nhận kiểm định hoặc đồng thời được mang dấu, tem kiểm định và được cấp giấy chứng nhận kiểm định theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường.
Điều 15
1- Cấm sử dụng phương tiện đo thuộc danh mục phải kiểm định trong các trường hợp sau đây:
a) Không có dấu, tem kiểm định hoặc giấy chứng nhận kiểm định;
b) Dấu, tem kiểm định hoặc giấy chứng nhận kiểm định đã hết hiệu lực;
c) Phương tiện đo sai, hỏng, không còn đạt yêu cầu quy định.
2- Cấm giả mạo dấu, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định hoặc sử dụng dấu, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định với mục đích lừa đảo, gian dối.

Chương IV
Hiệu chuẩn phương tiện đo
Điều 16.
Hiệu chuẩn là việc so sánh giá trị của đại lượng thể hiện bằng phương tiện đo với giá trị tương ứng thể hiện bằng chuẩn đo lường.
Hiệu chuẩn được áp dụng đối với các phương tiện đo dùng làm chuẩn và các phương tiện đo ngoài danh mục phải kiểm định; riêng các chuẩn dùng trong kiểm định thì áp dụng chế độ kiểm định.
Việc hiệu chuẩn phương tiện đo được thực hiện bởi phòng hiệu chuẩn.
Phòng hiệu chuẩn chịu trách nhiệm về kết quả hiệu chuẩn của mình.
Điều 17. Phòng hiệu chuẩn được tổ chức công nhận có thẩm quyền đánh giá và công nhận có đủ điều kiện theo quy định để tiến hành các hoạt động hiệu chuẩn đối với từng lĩnh vực đo cụ thể, gọi là phòng hiệu chuẩn được công nhận.
Cơ quan quản lý nhà nước về đo lường quy định tổ chức công nhận có thẩm quyền và những điều kiện, thủ tục công nhận phòng hiệu chuẩn.
Điều 18. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh phát triển hoạt động hiệu chuẩn; xây dựng các phòng hiệu chuẩn được công nhận nhằm đảm bảo tính thống nhất và độ chính xác cần thiết của phương tiện đo, đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh và nghiên cứu khoa học của cơ sở.
Chương V
Phép đo và hàng đóng gói sẵn theo định lượng
Điều 19.
Tổ chức, cá nhân thực hiện các phép đo có ý nghĩa quan trọng liên quan đến mục đích quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh này phải sử dụng phương tiện đo đã được kiểm định và phương pháp đo theo quy định của pháp luật; phải tạo điều kiện thuận lợi để người có trách nhiệm, khách hàng hoặc đại diện của khách hàng có thể kiểm tra các phép đo và phương pháp đo này.
Cơ quan quản lý nhà nước về đo lường quy định các phép đo và phương pháp đo quy định tại Điều này.
Điều 20. Hàng đóng gói sẵn theo định lượng là hàng hoá được thực hiện phép đo định lượng và đóng gói không có sự chứng kiến của khách hàng.
Nhà nước khuyến khích việc mua bán hàng hoá theo phương thức hàng đóng gói sẵn theo định lượng.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán hàng đóng gói sẵn theo định lượng chịu trách nhiệm đảm bảo hàng đóng gói sẵn đúng định lượng.
Điều 21.Lượng hàng hóa đóng gói sẵn theo định lượng phải được ghi rõ trên bao bì.
Chênh lệch giữa lượng hàng hoá thực tế và lượng hàng hoá ghi trên bao bì không được vượt quá giới hạn cho phép.
Cơ quan quản lý nhà nước về đo lường quy định danh mục hàng đóng gói sẵn theo định lượng phải được quản lý, chênh lệch cho phép giữa lượng hàng hoá thực tế với lượng hàng hoá ghi trên bao bì và phương pháp kiểm tra tương ứng.

Chương VI
Sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu phương tiện đo
Điều 22. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân sản xuất phương tiện đo.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo thuộc danh mục phải kiểm định để buôn bán phải theo mẫu phương tiện đo đã được cơ quan quản lý nhà nước về đo lường phê duyệt.
Cơ quan quản lý nhà nước về đo lường quy định việc phê duyệt mẫu phương tiện đo.
Điều 23. Tổ chức, cá nhân buôn bán phương tiện đo thuộc danh mục phải kiểm định chỉ được buôn bán phương tiện đo đã được kiểm định.
Điều 24.Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân xuất khẩu phương tiện đo.
Phương tiện đo xuất khẩu được sản xuất theo sự thoả thuận giữa các bên liên quan.
Chương VII
Quản lý Nhà nước về đo lường
Điều 25. Nội dung quản lý nhà nước về đo lường bao gồm:
1- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về đo lường; xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, tiêu chuẩn và quy trình về đo lường; hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các văn bản này;
2- Tổ chức và quản lý hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường các cấp;
3- Quy định đơn vị đo lường hợp pháp; xây dựng và quản lý hệ thống chuẩn đo lường; quy định phép đo và phương pháp đo;
4- Tổ chức hoạt động kiểm định; tiến hành kiểm định và uỷ quyền kiểm định phương tiện đo;
5- Hướng dẫn, tổ chức và phát triển hoạt động hiệu chuẩn phương tiện đo; tổ chức việc công nhận các phòng hiệu chuẩn và chứng nhận mẫu chuẩn;
6- Tổ chức và quản lý việc phê duyệt mẫu phương tiện đo trong sản xuất và nhập khẩu phương tiện đo;
7- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực đo lường;
8- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ thuật về đo lường; tổ chức và quản lý việc chứng nhận kiểm định viên đo lường;
9- Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa hoc-kỹ thuật và pháp luật về đo lường;
10- Tổ chức và quản lý việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đo lường;
11- Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về đo lường; giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm pháp luật về đo lường.
Điều 26. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đo lường trong phạm vi cả nước.
Bộ khoa học, công nghệ và môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về đo lường.
Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường thuộc Bộ khoa học, công nghệ và môi trường do Chính phủ quy định.
Điều 27.Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ khoa học, công nghệ và môi trường trong việc quản lý nhà nước về đo lường.
Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đối với việc quản lý nhà nước về đo lường.
Điều 28. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về đo lường tại địa phương, đặc biệt đối với việc cân đo các sản phẩm hàng hoá thiết yếu và phổ biến trong đời sống hàng ngày của nhân dân.
Điều 29. Chính phủ quy định các loại lệ phí và phí liên quan đến hoạt động đo lường.
Chương VIII
Thanh tra chuyên ngành về đo lường
Điều 30
.
1- Việc thanh tra chuyên ngành về đo lường thuộc chức năng của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường.
2- Tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành về đo lường do Chính phủ quy định.
Điều 31. Nhiệm vụ của Thanh tra chuyên ngành về đo lường là thanh tra việc chấp hành pháp luật về đo lường, xử phạt và kiến nghị áp dụng hoặc áp dụng theo thẩm quyền các biện pháp phòng ngừa và chấm dứt các hành vi vi phạm pháp luật về đo lường.
Việc thanh tra do Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên thực hiện.
Điều 32. Trong quá trình thanh tra, Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên có quyền:
1- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu và trả lời những vấn đề cần thiết cho việc thanh tra; tiến hành các biện pháp kiểm tra kỹ thuật tại hiện trường;
2- Đình chỉ việc sử dụng hoặc buôn bán phương tiện đo không hợp pháp và hàng đóng gói sẵn theo định lượng không đạt yêu cầu về đo lường; tạm thời đình chỉ việc sản xuất, kiểm định phương tiện đo trái với quy định của pháp luật về đo lường và kiến nghị biện pháp xử lý với cơ quan quản lý nhà nước về đo lường;
3- Lập biên bản, xử phạt theo thẩm quyền hoặc niêm phong phương tiện đo không hợp pháp cùng với các tang vật khác và kiến nghị biện pháp xử lý với cơ quan quản lý nhà nước về đo lường; trường hợp phát hiện có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì chuyển hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo qui định của pháp luật.
Đoàn thanh tra, Thanh tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những kết luận và các biện pháp xử lý trong quá trình thanh tra.
Điều 33. Tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có trách nhiệm tạo điều kiện cho Đoàn thanh tra và Thanh tra viên thi hành nhiệm vụ và phải chấp hành các quyết định của Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên.
Điều 34. Tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện về quyết định hoặc các biện pháp xử lý của Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên theo quy định của pháp luật. Trong quá trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra vẫn phải chấp hành quyết định của Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên.
Chương IX
Khen thưởng và xử lý vi phạm
Điều 35.
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động đo lường hoặc có công phát hiện các vi phạm pháp luật về đo lường thì được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
Điều 36. Tổ chức, cá nhân có hành vi gian lận trong hoạt động đo lường; không thực hiện các quy định về kiểm định phương tiện đo; sử dụng, sản xuất, nhập khẩu, buôn bán phương tiện đo hoặc hàng đóng gói sẵn theo định lượng không đúng quy định; giả mạo dấu, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định; sử dụng dấu, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định với mục đích lừa đảo, gian dối hoặc vi phạm những quy định khác của Pháp lệnh này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 37. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm các qui định của Pháp lệnh này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 38. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các qui định của Pháp lệnh này gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì ngoài việc bị xử lý theo quy định tại các điều 36 và 37 của Pháp lệnh này còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Chương X
Điều khoản thi hành
Điều 39.
Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2000.
Điều 40.Pháp lệnh này thay thế Pháp lệnh đo lường được Hội đồng nhà nước thông qua ngày 06 tháng 07 năm 1990.
Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Điều 41.Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.
Hà Nội, ngày 06 tháng10 năm 1999
T/M Uỷ ban thường vụ quốc hội
Chủ tịch
Nông Đức Mạnh
 

tla

Xe điện
Biển số
OF-13289
Ngày cấp bằng
19/2/08
Số km
3,410
Động cơ
544,556 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
Bên 2 công chúa nhỏ
Theo đúng luật bên Tây thì máy bắn tốc độ phải được kiểm định và dán tem, người sử dụng phải có chứng chỉ sử dụng và máy phải được đặt cố định trên giá đỡ (kiểu như máy ảnh) vì sai số của máy do rung và do kỹ thuật của người sử dụng lên đến 15-20% nhưng bên ta thì vô tội vạ.
Bên Tây họ đặt máy kiểm tra tại các điểm cố định có biến thông báo (mang tính răn đe) chứ không rình chụp dựt, he he.
 

CD125TBL

Xe tải
Biển số
OF-14562
Ngày cấp bằng
5/4/08
Số km
342
Động cơ
517,684 Mã lực
Ông libo loanh quanh quá
 

nguyen_coi

Xe máy
Biển số
OF-12400
Ngày cấp bằng
2/1/08
Số km
91
Động cơ
524,610 Mã lực
Đúng là chuyện con kiến và củ khoai:21:
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,494
Động cơ
19,274 Mã lực
Ông bạn cùng lớp em đang làm bên TC Đo lường hôm nọ khoe vừa đi một loạt các tỉnh từ Bắc chí Nam để hướng dẫn sử dụng máy bắn tốc độ cho các chú xxx.

Đúng là camera phải đặt cố định chứ em cứ nghĩ bọn xxx vừa bắn vừa đẩy máy thì theo nguyên lý cộng tốc, tự dưng xe của ta tăng thêm một phần bằng tốc độ tay đẩy máy. Chỉ cần đẩy với tốc độ 3m/s là tăng thêm 10km/h rồi.
 

cuhaifus

Xe container
Biển số
OF-7216
Ngày cấp bằng
18/7/07
Số km
5,184
Động cơ
518,183 Mã lực
Em cũng mới bị bắn trên Hà Giang, các chú xxx gọi bộ đàm cho nhau đọc tốc độ và biển số chứ em cũng chẳng xem ảnh ( Em chạy cũng nhanh thật nên không oan ). Em phải dùng giải pháp 50/50 để còn về không muộn. Biết thế em cũng đòi xem ảnh và máy cái cho vui
 

Mexanhxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-26291
Ngày cấp bằng
24/12/08
Số km
492
Động cơ
493,010 Mã lực
Em cũng mới bị bắn trên Hà Giang, các chú xxx gọi bộ đàm cho nhau đọc tốc độ và biển số chứ em cũng chẳng xem ảnh ( Em chạy cũng nhanh thật nên không oan ). Em phải dùng giải pháp 50/50 để còn về không muộn. Biết thế em cũng đòi xem ảnh và máy cái cho vui
Luật mới có quy định nếu yêu cầu xem ảnh thì sẽ xem được (nhưng bỏ chữ "ngay" rồi), vì thế lập biên bản xong, khi đến nhận quyết định cụ yêu cầu có ảnh sẽ có ảnh rửa ra, và cụ phải chịu chi phí rửa ảnh, tùy từng tỉnh có in ảnh đi kèm quyết định, có tỉnh nếu yêu cầu in thì mới in...
 

Khoaichip

Xe máy
Biển số
OF-38385
Ngày cấp bằng
16/6/09
Số km
69
Động cơ
471,390 Mã lực
Luật mới có quy định nếu yêu cầu xem ảnh thì sẽ xem được (nhưng bỏ chữ "ngay" rồi), vì thế lập biên bản xong, khi đến nhận quyết định cụ yêu cầu có ảnh sẽ có ảnh rửa ra, và cụ phải chịu chi phí rửa ảnh, tùy từng tỉnh có in ảnh đi kèm quyết định, có tỉnh nếu yêu cầu in thì mới in...
Cụ nói đúng đấy. Ko cần cụ ký biên bản ngay vì ko xem ảnh ngay được mà nó hẹn cụ ngày mai xem ảnh và ký biên bản nộp phạt, nó chỉ tạm giữ bằng lái xe thôi.
 

Nexus

Xe điện
Biển số
OF-337
Ngày cấp bằng
15/6/06
Số km
2,201
Động cơ
602,410 Mã lực
Nơi ở
HCMC
Website
www.tuoitre.com.vn
Cụ lý bò cho cả cái nghị định lên dài ngoằng, nhưng mà dùng nó để đối đầu với xxx ở các vùng thôn quê thì hầu như bọn ý nó chả sợ, nó chỉ sợ ông trưởng ngành hay quan đầu tỉnh thôi. Cãi lý với hội thất học làm gì em thật, nhất là mình lại đang ở xa nhà trên đất cuả họ. Em có bật thì chỉ bật ở SG hay HN thôi, vì bật xong ko được thì vẫn binh được, chứ lên Hà Giang mà bảo bật thì thôi, nó phơi xe lên cao nguyên đá 1 cái là toi :D
 

Hoang Tat Thang

Xe tăng
Biển số
OF-10650
Ngày cấp bằng
4/10/07
Số km
1,126
Động cơ
543,920 Mã lực
Máy bắn tốc độ phải kiểm định hằng năm. Người sử dụng máy bắn tốc độ phải có lệnh điều động của lãnh đạo có thẩm quyền. Các bác cứ thế mà hỏi cùng với yêu cầu cho xem ảnh bắn tốc độ cho thấy rõ biển số xe trước khi ký biên bản vi phạm nhé, đấy là quyền của lái xe. Mỗi lần kiểm định mất 7 triệu đồng nên các chú xxx cũng lười đi kiểm định lắm đấy.
Em đang khiếu nại đây.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top