[Funland] Mọi chuyện rồi sẽ qua - George Harrison - The Beatles

Lái xe

Xe buýt
Biển số
OF-2690
Ngày cấp bằng
6/12/06
Số km
769
Động cơ
557,082 Mã lực
Dành tặng fans của George Harrison - thành viên thiệt thòi nhất trong mọi đánh giá về The Beatles - Người Tây phương đầu tiên quan tâm đến phần “tâm linh” trong âm nhạc.

1631314843197.png
1631314855196.png
1631314879435.png
1631314869169.png


Nam Nguyen
11 tháng 9, 2020 ·
"ALL THING MUST PASS" và CHỮ "DUYÊN" TRONG ÂM NHẠC - GEORGE HARRISON
(Dành tặng fans của George Harrison - thành viên thiệt thòi nhất trong mọi đánh giá về The Beatles - Người Tây phương đầu tiên quan tâm đến phần “tâm linh” trong âm nhạc)
Mọi sự tùy duyên. Như đã biết The Beatles rất sớm đến Ấn Độ để tìm hiểu văn hóa phương Đông, và đã tìm tới Ấn Độ giáo (Hinduism), tất nhiên mỗi thành viên của nhóm có một nhận thức không giống nhau. Người đã tìm thấy nhánh Ấn Độ giáo Hare Krishna như một tôn giáo đích thực của mình lại chính là cậu “em út” Harrison, từ những năm 65-66. Từ năm 1968 anh đã ăn chay trường và cho đến cuối đời anh luôn là một phật tử trung thành và tích cực. Cũng bởi cái duyên đó tôn giáo này cũng mang tới cho George biết bao niềm vui và nỗi đau thương...
Năm 1968 khi cố tìm cách hiểu được cuốn Kinh Dịch George đã thử chữ “duyên” bằng cách mở bừa một cuốn sách, chọn một câu nào là lạ để làm chủ đề viết bài hát, và anh nhìn thấy “gently weeps” (khóc một cách êm dịu). Và thế là anh viết bài hát mà theo tôi nó đã “vận” vào số phận anh: “While My Guitar Gently Weeps”:
“I look from the wings at the play you are staging
While my guitar gently weeps
As I'm sitting here, doing nothing but ageing
Still, my guitar gently weeps...”
Sau này đây là bài thành công nhất của Harrison và một trong những bài hát cùng guitar hay nhất trong lịch sử âm nhạc (đứng thứ 7), thế nhưng lúc ghi âm thì cả 3 tay đàn của The Beatles cố mãi mà không thể tạo ra bản phối hoàn hảo. George mới nảy ra ý tưởng mời cậu đàn em thân thiết Eric Clapton chơi guitar cùng. Cậu em cũng choáng, vì “chưa ai dám chơi bài của Beatles cả” - thế nhưng tuổi trẻ máu lên là chơi tất, và đòi chơi theo cách của mình, quả là “phê” hơn nhiều... và thế là Harrison cùng Clapton là bạn của nhau đến suốt đời, và còn nhiều lần cùng nhau hát lại bài này, ví dụ gần 20 năm sau (với một “đội hình” rất mạnh, mời các bạn xem kỹ): https://www.youtube.com/watch?v=ezd7fRvJgtc
(Theo tôi The Beatles hát cũng rất tuyệt: https://www.youtube.com/watch?v=YQi3UkJbIGM )
Carlos Santana, India Arie & Yo-Yo Ma 2010: https://www.youtube.com/watch?v=LGLN-TtkMhI
(cũng rất nên xem lại clip này của Satana: https://www.youtube.com/watch?v=L-5M1_DKvb0 )
Best cover là của Toto (vừa hát vừa guitar tuyệt vời): https://www.youtube.com/watch?v=U2_neR3gjf0 !!!!
Pattie Boyd lúc đó là vợ chính thức của George, rất tò mò về ‘cậu em” này, hỏi chồng xem có đúng là Eric là tay guitar thượng thặng không, và khi chồng khẳng đỊnh “chẳng có thằng nào hơn nó đâu” thì đó có thể coi là điểm khởi đầu cho mối tình tay ba kỳ lạ nhất trong lịch sử âm nhạc hiện đại...
Pattie Boyd là người mẫu lừng danh của những năm 60, và với tính cách vô cùng sôi nổi, gợi cảm của mình nàng luôn nổi bật bên cạnh những tay rocker lẫy lừng thời đó. Đám cưới của cặp đôi hoàn hảo - George với nàng người mẫu “răng thỏ” Boyd - 1966 (hãy biết rằng cặp “răng thỏ” chính là sự khác biệt của Pattie và nàng quyết không cho chỉnh sửa gì chúng cả): https://www.youtube.com/watch?v=wvT9xSsgUBA
Nàng thơ này cũng nhiều lần đi cùng tứ quái sang Ấn Độ để trải nghiệm phương Đông và đạo Phật: ví dụ ở Rishikesh, India (1968): https://www.youtube.com/watch?v=kJ8cXw24RwQ
Trước đó tứ quái đã làm quen với ngôi sao đàn sitar của Ấn Độ Ravi Shankar, đặc biệt là Harrison, anh đã học chơi đàn sitar, lúc đầu chỉ đánh như đang chơi guitar, sau rồi Shankar mới hướng dẫn cho anh chơi với tất cả phần “hồn” của nhạc cụ này (được áp dụng khá nhiều trong các bản thu của The Beatles). Và Shakar cùng các Lạt Ma khác đã hướng dẫn tứ quái - đặc biệt là George - về Phật giáo Ấn Độ...
Lại nói về Pattie và Clapton - cặp trai tài gái sắc này yêu nhau lộ liễu tới mức cả thế giới này đều biết, trừ Harrison, hoặc chả lẽ anh đã “ngộ” đến mức không còn biết sân, si gì nữa? Eric lúc đó đang lún sâu vào thuốc phiện, chính Boyd là người kéo anh ra khỏi cơn phê triền miên đó, nhưng các cuộc nhậu nhẹt không có hồi kết ấy của cặp này đã đẩy Eric vào trạng thái ... nghiện rượu nặng nề! Trong một cuộc ăn chơi nhậu nhẹt Eric đã trót thổ lộ với George là đang yêu vợ cậu bạn say đắm, còn George trả lời không hiểu là thật hay rượu nói: “Không sao, thế tao sẽ làm việc bạn gái mày”! Đó là cái cớ rất thích hợp để Boyd làm ầm ĩ lên, rồi chạy theo hẳn Clapton. Một ngày kia đôi trai gái này nhận được lời mời đến gặp George để nói chuyện phải quấy, nhưng họ hầu như chẳng bao giờ tỉnh nên cũng chả biết sợ gì, nốc bí tỷ rồi đến gặp George. Đến nơi thì thấy trong phòng có tới chục thằng trai đang thi nhau đốt thuốc thả khói như cháy nhà, còn giữa phòng thì dựng 2 cây guitar điện nối với amply - một trận đấu súng bằng đàn thực sự! George không nói gì bắt đầu chơi, còn Eric cũng xách đàn lên, họ chơi cùng nhau gần 2 tiếng. Harrison chú trọng dùng kỹ thuật, nhưng Clapton vốn dĩ đã có kỹ thuật cao hơn George nhiều nên còn chơi rất nhiều ngẫu hứng - theo ý kiến của cả chục tay hút thuốc như thuồng luồng ngồi đó nghe, thì Clapton áp đảo toàn phần! Và thế là Pattie bỏ chính thức Harrison, chuyển sang để yêu và cưới Clapton!
(Sau này The Rolling Stone xếp thứ hạng các tay guitar trong lịch sử, thì Harrison xếp thứ 21, còn Clapton đứng thứ 2 - chỉ sau Jimmy Hendrix huyền thoại.“I Shot The Sheriff “: bài vừa đàn vừa hát có lẽ hay nhất của Eric Clapton (nhạc Bob Marley):
https://www.youtube.com/watch?v=ubRoXYfLqkk )
Trước khi chia tay Pattie 8 tháng George đã viết “So Sad”: https://www.youtube.com/watch?v=Vgqjl5W7iCo ,
Quả là George vẫn còn rất yêu nàng Patricia này, kể cả sau 1974 là lúc li dị! Bởi thế George đã viết tặng nàng “Beutiful Girl”: https://www.youtube.com/watch?v=zU3KrCSfdhE
Sau khi chia tay đau đớn, George đã viết “By By Love” - tràn ngập nỗi niềm về tình cũ (trong bài này mọi nhạc cụ và phần hát đều do George thực hiện): https://www.youtube.com/watch?v=cEIFPcW5V98
Eric Clapton học guitar muộn, đến 15 tuổi mới thật sự yêu thích nhạc cụ này, nhưng anh quả là có nhạc cảm trời phú - anh đã bỏ mấy ban nhạc chỉ vì muốn giữ nét blues trong tiếng đàn của mình chứ không chạy theo trào lưu rock. Biệt danh là “Slowhand” - bởi khi diễn đánh guitar hay đứt dây, thì thường đủng đỉnh thay dây ngay trên sân khấu mà khán giả vẫn kiên trì chờ đợi - quả là rất ít nhạc sỹ được yêu chiều đến thế! Và Clapton cũng rất say đắm Pattie, anh sáng tác tặng nàng “Lay La”:
https://www.youtube.com/watch?v=riudqHhoLV8
Và nhất là “Wounderfull Tonight”, 1976: https://www.youtube.com/watch?v=pKgL1LHIYAY
Tuy vậy sau khi Harrison đã cưới tình yêu mới Olivia của mình, sau khi đã cai nghiện thành công thì 1979 Clapton và Pattie mới cưới nhau. Bao nhiêu năm sau George và Eric vẫn là bạn thân, tuy vậy khi bên nhau họ chẳng bao giờ nói đến tên Pattie nữa... Thật sự không hiểu ở đây có liên quan gì đến giáo lý về nhân quả của nhà Phật không, nhưng rồi Pattie và Eric chia tay chính thức năm 1988 vì cô không thể có con. Còn đứa con trai Connor của Clapton với người mẫu Ý Loryl Del Santo lại mất đi rất oan khiên, khi ngã từ căn hộ của mẹ Clapton xuống dưới, lúc mới 4 tuổi - đó có lẽ là nỗi đau lớn nhất của cuộc đời anh, tuy vậy anh đã sáng tác cho thế giới một tuyệt phẩm “Tears In Heaven”:
https://www.youtube.com/watch?v=3U4yDkvRjvs
(một bản này rất hay để góp sức từ thiện cho nạn nhân sóng thần: https://www.youtube.com/watch?v=I2lLoH5ia-U )
Ta lại quay lại với George Harrison, người ít tuổi nhất của The Beatles và trong chuyến lên phà sang Đức đầu tiên còn bị đuổi về Anh vì chưa đủ 16 tuổi. Đẹp trai nhưng chỉ mở miệng khi cần, “tôi không phải là ngôi sao và chỉ muốn chơi guitar” - đó là chàng George hay núp bóng sau các đàn anh, nhất là cặp đôi Lennon-McCarney. Ai nói câu đó thì có thể coi là lời sáo rỗng, nhưng George Harrison - chàng trai mà sinh nhật 21 tuổi nhận được tới 30000 quà tặng và thiệp mừng của fans nữ gửi chúc - thì đó là lời nói tự đáy lòng! Tuy vậy việc George nghiêng hẳn theo Ấn Độ giáo, việc anh tự lập công ty phát hành âm nhạc đầu tiên cho chính mình (khi mới chỉ có một bài duy nhất) và việc anh coi chuyện tan rã của The Beatles là đương nhiên (“hết duyên” thì chia ly thôi chứ có gì đâu?!) khi còn quá trẻ như vậy dễ gây cho người khác - và ngay cả đối với các đàn anh trong ban nhạc - cảm giác George là một kẻ khó gần, ích kỷ. Trong 210 bài hát của The Beatles thì anh chỉ sáng tác 25, hơi ít nhưng bao giờ tác phẩm của anh cũng toát lên vẻ đẹp của ca từ, với ý nghĩa thâm sâu, và hay nhất chắc là “Something”. Ngày 25/2/1969 anh kỷ niệm sinh nhật thứ 26 của mình bằng cách tự ghi âm 3 bài hát, với chỉ một cây guitar điện: Old Brown Shoe, All Things Must Pass và Something, với cả một đoạn trong “Something” mà sau anh tự bỏ đi:
“You know I love that woman of mine
and I need her all of the time …
and you know what I’m telling to you
that woman, that woman don’t make me blue”...
https://www.youtube.com/watch?v=1f15QqV07NQ
Thời gian trôi qua, bài hát lúc đầu anh định dành cho Joe Coker hát này đã được hơn 100 lần cover lại bởi các đồng nghiệp, trong đó hay nhất phải kể đến:
The Beatles: https://www.youtube.com/watch?v=UelDrZ1aFeY
Hay nhất là Frank Sinatra: https://www.youtube.com/watch?v=gsTh_kCa7Rs
Harrison coi đây là cover hay nhất: James Brown: https://www.youtube.com/watch?v=4u0OwmlNfF4 (phải công nhận thật sự lạ và đầy màu sắc!)
Bài này George định viết dành riêng cho Joe Coker, chàng ca sĩ luôn ngất ngây:
https://www.youtube.com/watch?v=8OueiRjJSuw
Rất cảm động: Harrison& Eric Clapton: https://www.youtube.com/watch?v=nolnTeXt8TE
Quả là từ một cậu bé Harrison đã học được trong thời kỳ The Beatles rất nhiều, nhưng bản thân cậu đã không coi mình là một Beatleman nữa rồi. Đúng theo triết lý nhà Phật- hợp rồi tan, tan rồi hợp - người thấy việc Beatles chia tay nhẹ nhàng nhất là George. Anh có thêm nhiều thời gian dành cho các đạo hữu của mình, ngoài ra trong cả 4 người thì George tích cực nhất và đa dạng nhất thể hiện tài năng của mình: tổ chức các đại nhạc hội làm từ thiện, tua diễn vòng quanh thế giới, viết hồi ký (“”I Me Mine” - cũng là một chuyện hy hữu khi anh hoàn thành sớm vào năm 1980, trong khi các rocker đa số rất ngại động đến chuyện giấy bút...), viết nhạc cho phim, làm phim, xuất bản nhạc... Và anh sáng tác, thu âm khá là nhiều và đều:
“Here Comes The Sun” nhẹ nhàng vui vẻ: https://www.youtube.com/watch?v=KQetemT1sWc
“My Sweet Lord”: https://www.youtube.com/watch?v=0kNGnIKUdMI
“Give Me Love” (Give Me Peace On Earth): https://www.youtube.com/watch?v=s-KAvPbO8JY
“Cloud Nine” (với lực lượng toàn “sao” và màn “đọ đàn” lịch sử giữa hai người bạn - kình địch Harrison và Clapton) - tên bài hát nếu dịch ra có lẽ là “Đỉnh cao của sự sung sướng”: https://www.youtube.com/watch?v=GFponF9A86c
When We Was Fab - rất “Beatles”: https://www.youtube.com/watch?v=AVu6nPTVbBQ
Traveling Wilburys (ban nhạc toàn sao): “Cheer Down” của George (dùng làm nhạc của “Lethal Weapon 2”): https://www.youtube.com/watch?v=8YaDExzJxP0 .
Rất đáng để nói kỹ về bạn nhạc này, đó là ý tưởng của chính George Harrison, tập hợp toàn những ngôi sao lớn vào một ban nhạc, gồm Harrison, Bob Dylan, Roy Orbison, Tom Petti, Jeff Lynne. Phải nói là từng thành viên về tài năng không hề thua kém The Beatles thuở nào, thậm chí mỗi cá nhân đều đã là những đỉnh cao trong âm nhạc, tuy vậy “khỏe đâu đến già” - họ đều thiếu cái ngọn lửa nhiệt tình hừng hực của bốn chàng trai hai mấy tuổi năm xưa. Kết cục họ ra được 2 album chất lượng rất cao, rồi thôi...
Sau khi John Lennon bị fan cuồng bắn chết, thì George ám ảnh bởi suy nghĩ chắc chắn là số phận anh cũng sẽ lặp lại như vậy. Và quả nhiên có kẻ fan cuồng điên rồ rình đâm anh ngay trong vườn của biệt thự được canh phòng rất cẩn thận của anh. Tưởng trước sau cũng chết George chỉ kịp hô lên “Hare Krishna” - tên của vị Thần và cũng là tên của tín ngưỡng Ấn Độ mà anh là tín đồ trung thành. Thế nào anh không chết, mà vợ anh Olivia lại bắt sống được tên sát nhân để giao cho cảnh vệ... Tuy vậy vết thương đó còn lâu mới khỏi, và nhiều năm cuối mọi người đều biết anh phải chống chọi với bệnh ung thư ác tính. Anh đón nhận sự việc đó vô cùng bình thản, bởi chính anh mấy chục năm nay đã tìm hiểu cho bản thân câu hỏi “Vì sao tôi sống?”, và có vẻ anh đã “ngộ” ra rồi. Khi khối u não quá lớn không thể mổ được nữa, bệnh viên trả anh về để chia tay với những người thân yêu nhất, thì Paul và Ringo cùng được mời đến. 3 “Beatle” đã có mấy tiếng đồng hồ vui bên nhau, cùng ôn lại những năm tuổi trẻ, cũng như lần chơi nhạc cuối cùng vào 1995: https://www.youtube.com/watch?v=4dqdXf9iT5M
Khi được yêu cầu vĩnh biệt, Paul và Ringo đã khóc cũng như đề nghị ở lại với bạn đến thời khắc cuối cùng, thì người cười vui hạnh phúc lại là George, nhưng anh không thay đổi ý định của mình. Ngày cuối cùng George đã có Ravi Shankar - người thầy, người cha tinh thần - ở bên, chơi cho anh những bản nhạc nhẹ nhàng bằng cây đàn sitar. George đã lìa cõi tạm 29/11/2001 trong khi thầy và vợ con nắm tay nhau đứng quanh giường hát những câu kinh, anh ra đi trong bình yên và đầy tình thương yêu. Có phải ngẫu nhiên không, khi lần diễn live cuối của George, thật trớ trêu, lại là khi ông đàn và hát All Things Must Pass (Mọi thứ đều phải qua đi): https://www.youtube.com/watch?v=HAo_4mXxLrM
Thi thể của George lập tức được hỏa thiêu, tro được chuyển ngay về Ấn Độ thả xuống sông Hằng, theo đúng nghi lễ của tôn giáo. Cả thế giới chính trị, thế giới âm nhạc để tang ông - thành viên thâm trầm nhất của bộ tứ huyền thoại, người mà chúng ta còn chưa hiểu được bao nhiêu... Buổi lễ tưởng niệm George Harrison rất trọng thể đã được tổ chức, chắc mọi người cũng đoán được, do chính Eric Clapton đứng ra mời, khách mời có Ravi Shankar và Olivia - vợ của Harrison, Dhani - con Harrison (cái tên có nghĩa theo tiếng Ấn Độ là 2 nốt đầu tiên “Đô” và “Rê”...). Và tất nhiên phần còn lại của The Beatles, và rất nhiều bạn của George...
Bài hát “Gently Weeps” này tất nhiên được hát trong đêm nhạc tưởng niệm George sau này vào năm 2002, bởi chính thành viên của The Beatles là Paul cùng với Clapton và các bạn của anh: https://www.youtube.com/watch?v=CrTMc2i6Lzc
Paul thường nhắc về George ở các buổi nhạc của ông, tất nhiên là có cả “Something”: https://www.youtube.com/watch?v=5b_kvE_DsCU
Ở trên cao nhìn xuống, George chắc đã mỉm cười rồi niệm “Hare Krishna”!
Ghi chú:
1) Các nhà tâm linh và sử học cho đến ngày nay vẫn tranh cãi không thôi, rằng Phật giáo có phải là một nhánh tách ra từ Ấn Độ giáo hay không (bởi có quá nhiều điểm tương đồng, tuy vậy cũng có rất nhiều điểm khác biệt căn bản giữa 2 tôn giáo này!), và Đức Phật Thích Ca có phải là một nhà cải cách của Ấn Độ giáo không... Quan điểm riêng của người viết, là mọi tôn giáo đều có một một nguồn gốc chung, không như những điều người ta thường rao giảng và thể hiện.
2) «Chúa Trời” hay “Đức Phật” hay "Thánh Allah" của bạn là Ngài nào có thể không phải là điều quan trọng nhất, cũng như bạn đang theo tôn giáo nào không phải là cốt tử, nếu bạn có niềm tin! Điều đó đã và đang diễn ra với nhân vật thứ hai của câu chuyện này... Eric Clapton từ nhỏ sống với bà, “tuổi thơ dữ dội” làm cho anh không có đức tin vào bất cứ chuyện gì. Anh cũng giống rất nhiều rocker khác chỉ biết đến âm nhạc rồi những cuộc vui chơi xả láng bất tận. Thế nhưng theo anh kể, anh đã tìm được “Chúa Trời” của mình, đúng hơn là anh đã gặp được Ngài vào năm 1987, mặc dù không hiểu được đó là vị nào, chỉ thấy có một vầng ánh sáng cứ xuất hiện trong nhà anh và vẫy gọi anh tới gần. Anh đã quỳ xuống cầu nguyện, và ấn tượng đó mạnh đến nỗi từ đó trở đi, mỗi ngày anh đều quỳ gối cầu nguyện hai lần, sáng và tối mỗi lần 15 phút, với vị “Chúa Trời” của mình...
 

khói_lửa

Xe buýt
Biển số
OF-417977
Ngày cấp bằng
21/4/16
Số km
842
Động cơ
229,421 Mã lực
Tuổi
64
dài quá
 

metalins

Xe tăng
Biển số
OF-69519
Ngày cấp bằng
30/7/10
Số km
1,718
Động cơ
445,299 Mã lực
Tóm lại là bàn về George hay bàn về đạo?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top