[Funland] Những hé lộ bất ngờ về chiến dịch đánh Thanh của hoàng đế Quang Trung

Mộc Đức

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-400717
Ngày cấp bằng
11/1/16
Số km
2,417
Động cơ
258,032 Mã lực
Nơi ở
Mộc Đức Đường
Những gì đã viết, đã ghi nhận còn rất nhiều lỗ hổng khiến đời sau không hoặc hiểu không hết về vị vua bách chiến bách thắng Quang Trung Nguyễn Huệ






Những điều này nằm trong cuốn Việt - Thanh chiến dịch của tiến sĩ Nguyễn Duy Chính vừa được Nhà xuất bản Văn Hóa Văn Nghệ ấn hành.
Lâu nay, Phong trào Tây Sơn lịch sử chúng ta đã viết khá nhiều. Đặc biệt là chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung đánh đuổi quân Thanh ra khỏi bờ cõi Việt Nam năm Kỷ Dậu 1789, một chiến thắng đã khiến cho kẻ thù e sợ.

Nhiều điều chưa biết

Thế nhưng, những gì đã viết, đã ghi nhận còn rất nhiều lỗ hổng khiến đời sau không hoặc hiểu không hết về vị vua bách chiến bách thắng nầy.

Những câu hỏi như quân đội Tây Sơn gồm những ai? Làm thế nào để Tây Sơn có một đội thủy quân mạnh? Các vị tướng của Quang Trung như các Đô đốc Lộc, Thủ, Tuyết, Thái sư Bảo... vì sao không có tiểu sử? Cách tiến quân thần tốc của Tây Sơn? Các phương tiện vận chuyển, vũ khí sử dụng, lương thực mang theo của quân Tây Sơn... vẫn chưa có lời giải thích hợp lý.

Và hầu hết những điều này được giải thích rõ hơn trong Việt - Thanh chiến dịch.

Việt - Thanh chiến dịch cho người đọc biết lực lượng của Tây Sơn là “đa tạp không thuần nhất” bao gồm “binh sĩ các vùng Thuận Hóa và Quảng Nam ở Đàng Trong, trong đó có một số đông người Thượng và người Hoa”.

Để bảo đảm đội binh nầy chiến đấu tốt và tuân lệnh chỉ huy tuyệt đối, Tây Sơn đã “áp dụng kỷ luật thép”.

Trước khi lên ngôi hoàng đế, vua Quang Trung đã công bố một sắc lệnh nói rõ rằng “nếu một sĩ quan hay binh lính nào phạm tội gì, các quan văn võ sẽ họp lại để xử họ và nếu họ đáng bị xử tử họ sẽ bị kết án tử hình”, đặc biệt là trường hợp “trốn bổn phận” sẽ bị “xử tử tức thì”.

Quân Tây Sơn sử dụng màu đỏ tía trong áo mặc và chỏm mũ. Quân đội gồm có bộ binh, tượng binh, thượng binh, thủy binh. Bộ binh chủ yếu là “thân binh Thuận Quảng” trang bị tối tân, rất kỷ luật gồm người Thuận Hóa, Quảng Nam, người Thượng và người Hoa.

Thượng binh hầu hết là người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, Lào, Campuchia. Tượng binh đội binh quan trọng nhứt của Tây Sơn dùng để chở đại bác loại nhỏ, vũ khí, lương thực cũng do người dân tộc thiểu số điều khiển. Thủy binh bao gồm các ngư dân nghèo sống ven biển và hải khấu người Hoa.

“Đối với đám hải khấu lẻ tẻ vùng Quảng Đông, Phúc Kiến, Chiết Giang và Giang Tô, Nguyễn Văn Huệ (Quang Trung) được gọi là Đại Ca Việt Nam...”.

Đây là lực lượng đông đảo gồm hàng ngàn chiến thuyền, hàng vạn chiến binh có sẵn và sẵn sàng tham gia chiến đấu khi có lệnh.

Đủ loại vũ khí

Ngay khi mới khởi nghĩa, Tây Sơn đã sử dụng thương nhân Hoa kiều là Tập Đình và Lý Tài chiêu mộ một số người Hoa tổ chức thành Trung nghĩa quân và Hòa nghĩa quân.

Sử nhà Nguyễn chép “Lại lấy người thổ trước cao lớn, cạo đầu dóc tóc, lẫn lộn với người Thanh. Lúc đánh thì cho uống rượu say, cởi trần, đeo giấy vàng, giấy bạc vào cổ, để tỏ ý là tất chết; thường làm quân tiến xung, quan quân không thể chống được...”.

Một nhân vật được đề cập là Trần Thiêm Bảo. Nguyên Bảo làm nghề đánh cá ở Liêm Châu, Quảng Đông cùng vợ và hai con trai. Năm 1780 thuyền bị bão trôi dạt xuống phương Nam nên ở luôn tại khu vực gần Thăng Long.

Năm 1783, Bảo tham gia Tây Sơn và được phong chức Tổng binh, sau có nhiều công trạng được phong làm Bảo Đức Hầu, dưới tay có sáu chiến thuyền, chỉ huy một đạo quân trong đó có 200 người Việt.

Bảo còn chiêu tập được tất cả các nhóm hoạt động trong vùng biển Đông và vịnh Bắc Việt xây dựng cho Nguyễn Huệ một lực lượng thủy binh đáng kể.

Về vũ khí, Tây Sơn có đủ loại vũ khí từ dao mác bình thường, trong đó có loại đao dài, lưỡi đao dài bằng cán đao (có lẽ là một loại mác ngày nay vẫn còn được dân chúng vùng đồng bằng sông Cửu Long sử dụng), súng, hỏa hổ, hỏa cẩu, hỏa long (các loại súng phun lửa), đại bác, tiểu pháo và thuốc nổ.

Trong số nầy, hỏa hổ là loại vũ khí đặc trưng của Tây Sơn. Nguyễn Huy Túc, trong một tờ biểu đã miêu tả hỏa hổ:

“Tháng sáu năm thứ 51 (Bính Ngọ 1786), Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ công thành, nghe nói có đến hơn 5 vạn quân, khí giới của chúng phần lớn là giáo mác và hỏa đồng, còn có tên là hỏa hổ, có bầu lớn, dài chừng một thước, khi lâm trận phun lửa, trong ống tống nhựa thông ra, trúng phải đâu, lập tức bốc cháy, có cả hỏa pháo nhưng không nhiều”.

Trong 10 điều quân lệnh của Tôn Sĩ Nghị cũng ghi nhận: “Người An Nam có một loại võ khí đặc biệt gọi là hỏa tiễn. Họ dùng một loại súng có nòng dài chừng hai tấc rưỡi. Họ nhồi thuốc súng chia thành ba phần, sau đó dùng cây thụt phần thứ nhất và phần thứ hai riêng rẽ xuống nòng súng, đóng chặt mỗi phần vài trăm lần.

Phần thuốc nổ còn lại nhét vào đầu bằng sắt của một mũi tên cắm vào nòng súng. Bước kế tiếp là nhét một sợi tre khô vào trong hộp súng có dây dẫn lửa nối vào. Khi bùi nhùi được đốt lên, mũi tên bén lửa và bay ra. Mục tiêu của chúng là đốt cháy quần áo các ngươi...

Một loại võ khí đặc biệt khác của người An Nam là hỏa cẩu. Đó là một khối kim khí rỗng ruột nhét đầy thuốc súng và miểng sắt cùng lưu huỳnh, trên đầu có ngòi truyền ra. Lính của chúng sẽ đốt ngòi nổ và ném về phía ta, nếu thấy hỏa cẩu thì chỉ cần né tránh là không việc gì cả”.

Theo miêu tả, hỏa cẩu có thể là một dạng lựu đạn!

Lương thực là bánh tráng

Việt Thanh chiến dịch cũng cho biết lương thực của quân Tây Sơn mang theo khi tham gia chiến dịch là “bánh tráng” (có thể có cả bánh tét nữa).

Và quân được điều động, chỉ huy bằng tiếng trống, do đó mà khi Tây Sơn ra Bắc đã “cấm dân đánh trống”. Tiếng trống ở miền Bắc chỉ được nổi lên khi quân Thanh tiến vào Thăng Long!

Trong các trận đánh tiến vào Thăng Long năm Kỷ Dậu 1789 của Quang Trung cũng không “suôn sẻ” như sử ta kể lâu nay.

Cái tài của Quang Trung là đã thấy trước việc quân Thanh sẽ vào nước ta từ sau khi Nguyễn Hữu Chỉnh bị diệt.

Và khi quân địch ồn ào kéo vào nước ta thì ông khéo léo dụ địch bằng cách “giả bộ thua” và còn tương kế tựu kế nhiều lần “gởi thơ nhận tội” để địch tưởng rằng chỉ một hai trận nữa là diệt được Tây Sơn.

Trong khi đó thì ông âm thầm chuẩn bị thế trận. Tình hình quân Thanh ở Thăng Long thì Quang Trung nắm rõ như lòng bàn tay.

Trong một báo cáo, Trần Nguyên Nhiếp, một đô ty trong quân Tôn Sĩ Nghị ghi lại: “Ngờ đâu Nguyễn nghịch quỷ quyệt nên đã sắp đặt gian tế khắp nơi, lẻn vào đại doanh thám thính hư thực... Những nơi chứa lương hướng, hỏa khí của ta đều có tai mắt của giặc”.

Bắt đầu tấn công vào ngày 29 tháng chạp (24-1-1789), ngày 30 tháng chạp Tây Sơn vượt sông Giản Thủy đánh tan quân nhà Lê Hoàng Phùng Nghĩa rồi thẳng tiến hướng về Thăng Long.

Ngày mùng 3 tháng giêng, vua Quang Trung tự mình đốc chiến và đánh suốt ngày mới diệt được Hà Hồi, thiệt hại cũng lớn.

Ngày mùng 5 tháng giêng trận Ngọc Hồi cũng diễn ra ác liệt, theo tài liệu của Hội truyền giáo Bắc Hà, “Nguyễn Huệ phải bỏ voi cưỡi ngựa, xông lên đầu chỉ huy”.

Trần Nguyên Nhiếp viết: “Nghe nói đại doanh đã bị trận voi xông vào đốt cháy vì chưng mỗi con voi trên lưng đủ chỗ cho ba bốn tên giặc đầu quấn khăn đỏ ngồi ném các loại lưu hoàng, hỏa cẩu vào mọi nơi để đốt người”.

Còn trong trận Đống Đa do Sầm Nghi Đống và toán quân Miêu rất thiện chiến chống giữ rất hăng nhưng cũng không ngăn được đà tiến quân. Và cũng trong ngày mùng 5, Thăng Long bị “các cánh tượng binh và thủy binh của Nam quân từ ba mặt kéo vây” khiến Tôn Sĩ Nghị phải bỏ chạy.

Trần Nguyên Nhiếp ghi: “Đến được bờ sông, đại binh tranh nhau vượt qua. Cầu nổi làm bằng tre và gỗ bắc ngang sông đã bị đứt chìm xuống nước, lại thêm số nhân mã bị tượng trận đốt cháy chết chồng thêm lên một tầng nữa đè cầu xuống. Người đi qua chân đạp lên xác người ở bên dưới, chỉ còn đầu trồi lên phải đến ba dặm mới qua được bờ bên kia”.

Nguyễn Duy Chính đã bỏ ra 10 năm để nghiên cứu tài liệu về Tây Sơn và vua Quang Trung. Ông sử dụng tài liệu ở nước ngoài bằng Hoa, Pháp và Anh văn phối hợp cùng các tài liệu hoặc những phát hiện của người trong nước để xác định còn rất nhiều điều về thời đại nầy chưa được nói rõ ràng.

Việt - Thanh chiến dịch là một trong bốn tài liệu của ông sẽ được công bố lần lượt trong năm nay.

Theo TUỔI TRẺ ONLINE
 

ilovelove

Xe tăng
Biển số
OF-98494
Ngày cấp bằng
3/6/11
Số km
1,250
Động cơ
411,410 Mã lực
Tôp
Những vị tướng của thế giới
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
3,677
Động cơ
471,178 Mã lực
Vâng chỉ là bất ngờ với người chỉ học sử dạy trong nhà trường XHCN thôi cụ ơi. Dã sử và các tài liệu nghiên cứu có đề cập lâu rồi. Vấn đề có được công bố trên báo chính thống hay ko thôi
 

PLC

Xe tải
Biển số
OF-339767
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
267
Động cơ
277,838 Mã lực
Em cũng đã đọc tài liệu này cách đây gần chục năm rồi, em thấy nó rất đáng tin cậy vì dựa trên nhưng ghi chép, tài liệu nội bộ của Thanh triều (tựa như tài liệu mật không công bố ra ngoài của chính phủ hiện nay) bao gồm thư từ, công văn trao đổi, quân lương... Trong đó có những con số rất đáng chú ý như sau:

"
Theo những chi tiết ghi trong các tài liệu của Thanh triều (Khâm Ðịnh An Nam Kỷ Lược, Thanh Cao Tông Thuần Hoàng Ðế Thực Lục, Thanh Sử Cảo, Ðông Hoa Tục Lục và các sổ sách của Bộ Hộ, Bộ Binh …) được Lai Phúc Thuận (賴福順) tổng kết trong Càn Long Trọng Yếu Chiến Tranh chi Quân Nhu Nghiên Cứu(乾隆重要戰爭之軍需研 究) thì quân Thanh chia làm hai đạo chính: Quảng Tây và Vân Nam

...

Tính như thế tổng cộng số quân do Tôn Sĩ Nghị trực tiếp chỉ huy bao gồm hai tỉnh Quảng Ðông, Quảng Tây là 21,500 quân và 751 con ngựa. Trong số này, khoảng chừng 18,000 người qua Nam Quan tiến vào Thăng Long, 5,000 còn lại chia thành ba toán, 2,000 người ở lại phòng thủ Lạng Sơn, 1300 người chia ra canh gác 17 kho lương thực được thành lập dọc theo tuyến đường từ Lạng Sơn đến kinh đô, 1700 người khác chia ra canh phòng các nơi hiểm yếu.[113]

...

Tính như thế tổng cộng tất cả quân số của Vân Nam – Quí Châu sử dụng là 8000 người do Ô Ðại Kinh và Ðịnh Trụ chỉ huy nhưng đợt đầu tiên chỉ đem 3000 quân đi trước, 5000 quân đóng tại biên giới chờ lệnh. Theo tài liệu của nhà Thanh, tổng đốc Vân Quí Phú Cương tình nguyện chỉ huy 5000 quân cùng với đề đốc Ô Ðại Kinh xuất quan nhưng vua Cao Tông không bằng lòng, lấy lý do là một đoàn quân không thể có hai nguyên soái ngang nhau, không người nào dưới người nào.[114] Thành thử khi ra khỏi cửa ải chỉ có Ô Ðại Kinh và Ðịnh Trụ mà thôi.
"

Tổng cộng tất cả chỉ khoảng 29000 quân chính quy bao gồm cả số không tiến vào Việt Nam chỉ đóng ở biên giới. Con số 29 vạn quân từ sử sách Việt Nam chênh gấp 10 lần.
 

kienvinh

Tháo bánh
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,086
Động cơ
540,150 Mã lực
Sao thời Quang Trung vũ khí đã tối tân thế mà thời sau có 5 thằng lính Pháp đã đủ chiếm được thành Hà Nội nhỉ?
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
16,631
Động cơ
595,641 Mã lực
Cách đây 25 năm, lễ hội gò đống đa mùng 5 tết là một lễ hội lớn nhất vùng. Thủa ấy năm nào tụi học sinh bọn em cũng trốn học đi hội (ngày xưa nghỉ tết có 3 ngày, mồng 4 đã phải đi học). Khu vực gò Đống đa đông nghẹt người và tắc đường.
Bây giờ đã có tượng vua Quang Trung ngay ở gò rồi, nhưng bây giờ có vẻ như chẳng ai nhắc đến lễ hội Gò Đống Đa nữa, mặc dù học sinh bây giờ chẳng phải trốn học đi hội vì lúc đó vẫn được nghỉ.
 

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,193
Động cơ
437,782 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
Em cũng đã đọc tài liệu này cách đây gần chục năm rồi, em thấy nó rất đáng tin cậy vì dựa trên nhưng ghi chép, tài liệu nội bộ của Thanh triều (tựa như tài liệu mật không công bố ra ngoài của chính phủ hiện nay) bao gồm thư từ, công văn trao đổi, quân lương... Trong đó có những con số rất đáng chú ý như sau:

"
Theo những chi tiết ghi trong các tài liệu của Thanh triều (Khâm Ðịnh An Nam Kỷ Lược, Thanh Cao Tông Thuần Hoàng Ðế Thực Lục, Thanh Sử Cảo, Ðông Hoa Tục Lục và các sổ sách của Bộ Hộ, Bộ Binh …) được Lai Phúc Thuận (賴福順) tổng kết trong Càn Long Trọng Yếu Chiến Tranh chi Quân Nhu Nghiên Cứu(乾隆重要戰爭之軍需研 究) thì quân Thanh chia làm hai đạo chính: Quảng Tây và Vân Nam

...

Tính như thế tổng cộng số quân do Tôn Sĩ Nghị trực tiếp chỉ huy bao gồm hai tỉnh Quảng Ðông, Quảng Tây là 21,500 quân và 751 con ngựa. Trong số này, khoảng chừng 18,000 người qua Nam Quan tiến vào Thăng Long, 5,000 còn lại chia thành ba toán, 2,000 người ở lại phòng thủ Lạng Sơn, 1300 người chia ra canh gác 17 kho lương thực được thành lập dọc theo tuyến đường từ Lạng Sơn đến kinh đô, 1700 người khác chia ra canh phòng các nơi hiểm yếu.[113]

...

Tính như thế tổng cộng tất cả quân số của Vân Nam – Quí Châu sử dụng là 8000 người do Ô Ðại Kinh và Ðịnh Trụ chỉ huy nhưng đợt đầu tiên chỉ đem 3000 quân đi trước, 5000 quân đóng tại biên giới chờ lệnh. Theo tài liệu của nhà Thanh, tổng đốc Vân Quí Phú Cương tình nguyện chỉ huy 5000 quân cùng với đề đốc Ô Ðại Kinh xuất quan nhưng vua Cao Tông không bằng lòng, lấy lý do là một đoàn quân không thể có hai nguyên soái ngang nhau, không người nào dưới người nào.[114] Thành thử khi ra khỏi cửa ải chỉ có Ô Ðại Kinh và Ðịnh Trụ mà thôi.
"

Tổng cộng tất cả chỉ khoảng 29000 quân chính quy bao gồm cả số không tiến vào Việt Nam chỉ đóng ở biên giới. Con số 29 vạn quân từ sử sách Việt Nam chênh gấp 10 lần.

Tài liệu của cụ chắc có nhầm lẫn. Ngày xưa đánh nhau lấy thịt đè người là chính, một đạo quân mà chỉ có 2,9 vạn e là không thể xâm lược được Việt Nam. Thành Lạng Sơn mà chỉ có 2000 người giữ thì càng phi lý. Cụ xem truyện Tam Quốc rồi, chỉ một cánh quân cũng đã một hai vạn rồi, nữa là đây là cả một cuộc thảo phạt quy mô.

Những trận như Xích Bích số quân huy động đến hàng chục vạn là bình thường
 

PLC

Xe tải
Biển số
OF-339767
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
267
Động cơ
277,838 Mã lực
Tài liệu của cụ chắc có nhầm lẫn. Ngày xưa đánh nhau lấy thịt đè người là chính, một đạo quân mà chỉ có 2,9 vạn e là không thể xâm lược được Việt Nam. Thành Lạng Sơn mà chỉ có 2000 người giữ thì càng phi lý. Cụ xem truyện Tam Quốc rồi, chỉ một cánh quân cũng đã một hai vạn rồi, nữa là đây là cả một cuộc thảo phạt quy mô.

Những trận như Xích Bích số quân huy động đến hàng chục vạn là bình thường
Tài liệu nghiên cứu của Nguyễn Duy Chính chứ không phải của em. Em thấy nó đáng tin cậy vì ngoài những lý do nêu trên, em thấy con số 29000 quân đưa ra cũng hợp lý so với thời kì đó của Việt Nam, Trung Quốc và cả thế giới. (em cũng có thú vui hay đọc lịch sử không chỉ Việt Nam và thế giới nhất là các trận chiến).

Trước khi đem quân vào Việt Nam, Trung Quốc có thói quen cũng có chiêu phóng đại quân số lên nhiều lần để đe doạ, bắt đầu hàng. Việt Nam sau khi thắng trận cũng giữ nguyên con số bị Trung Quốc thổi phồng để nâng cao chiến tích.

Tam quốc diễn nghĩa là tiểu thuyết được La Quán Trung viết vào thế kỉ 14, tức là khoảng 1200-1300 năm sau thời kì Tam Quốc. Bản thân nó là tiểu thuyết nên số liệu không được coi trọng ngoài ra do được viết ra sau đó rât lâu nên số liệu vừa không chính xác. Chẳng hạn trân Quan Độ, Tam quốc ghi Viên Thiêu: 70 vạn quân, Tào Thào: 7 vạn quân trong khi ước tình hiện đại 14 vạn vs 7 vạn; tương tự trân Di Lăng, Lưu Bị: 70 vạn, thực tế Lưu Bị: 4 vạn vs Tôn Quyền: 5 vạn...
 

Maxalex

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-380844
Ngày cấp bằng
3/9/15
Số km
119
Động cơ
244,790 Mã lực
e rất tự hào về những lãnh đạo và nhân dân ngày xưa,còn giờ rất quan ngại về lờ đờ hiện nay
 

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,193
Động cơ
437,782 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
Tài liệu của cụ chắc có nhầm lẫn. Ngày xưa đánh nhau lấy thịt đè người là chính, một đạo quân mà chỉ có 2,9 vạn e là không thể xâm lược được Việt Nam. Thành Lạng Sơn mà chỉ có 2000 người giữ thì càng phi lý. Cụ xem truyện Tam Quốc rồi, chỉ một cánh quân cũng đã một hai vạn rồi, nữa là đây là cả một cuộc thảo phạt quy mô.

Những trận như Xích Bích số quân huy động đến hàng chục vạn là bình thường
Cụ đừng đọc sách Tàu, nội dung vô lý lắm. 2,9 vạn quân mà chỉ có 751 con ngựa thì ai mà tin nổi. Đọc cũng nên sàng lọc thông tin chứ cụ. 29 vạn quân đem đi xâm lược một nước là còn ít đấy vì nó còn phải giữ những chỗ chiếm được.
 

xebetong

Xe container
Biển số
OF-159622
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
8,099
Động cơ
426,017 Mã lực
Cụ đừng đọc sách Tàu, nội dung vô lý lắm. 2,9 vạn quân mà chỉ có 751 con ngựa thì ai mà tin nổi. Đọc cũng nên sàng lọc thông tin chứ cụ. 29 vạn quân đem đi xâm lược một nước là còn ít đấy vì nó còn phải giữ những chỗ chiếm được.
Dân số nước ta thế kỷ 18 ước khoảng 6tr. Đàng trong chưa đến 1tr. Suy ra lính của Quang Trung tối đa là vài vạn
Em không nghĩ tàu có đến 29 vạn
 

thánh chém

Xe buýt
Biển số
OF-388617
Ngày cấp bằng
24/10/15
Số km
657
Động cơ
245,200 Mã lực
Tuổi
38
Dân số nước ta thế kỷ 18 ước khoảng 6tr. Đàng trong chưa đến 1tr. Suy ra lính của Quang Trung tối đa là vài vạn
Em không nghĩ tàu có đến 29 vạn
Cụ nghĩ thế nào.
Cứ 10 suất đinh bổ 1 suất lính thì hơn 10 vạn quân là chuyện muỗi nhá :D
 

TaiMV

Xe điện
Biển số
OF-136764
Ngày cấp bằng
1/4/12
Số km
2,426
Động cơ
391,562 Mã lực
Nơi ở
Sáng ở Đồ Sơn & tối về Quất Lâm.
Tài liệu nghiên cứu của Nguyễn Duy Chính chứ không phải của em. Em thấy nó đáng tin cậy vì ngoài những lý do nêu trên, em thấy con số 29000 quân đưa ra cũng hợp lý so với thời kì đó của Việt Nam, Trung Quốc và cả thế giới. (em cũng có thú vui hay đọc lịch sử không chỉ Việt Nam và thế giới nhất là các trận chiến).

Trước khi đem quân vào Việt Nam, Trung Quốc có thói quen cũng có chiêu phóng đại quân số lên nhiều lần để đe doạ, bắt đầu hàng. Việt Nam sau khi thắng trận cũng giữ nguyên con số bị Trung Quốc thổi phồng để nâng cao chiến tích.

Tam quốc diễn nghĩa là tiểu thuyết được La Quán Trung viết vào thế kỉ 14, tức là khoảng 1200-1300 năm sau thời kì Tam Quốc. Bản thân nó là tiểu thuyết nên số liệu không được coi trọng ngoài ra do được viết ra sau đó rât lâu nên số liệu vừa không chính xác. Chẳng hạn trân Quan Độ, Tam quốc ghi Viên Thiêu: 70 vạn quân, Tào Thào: 7 vạn quân trong khi ước tình hiện đại 14 vạn vs 7 vạn; tương tự trân Di Lăng, Lưu Bị: 70 vạn, thực tế Lưu Bị: 4 vạn vs Tôn Quyền: 5 vạn...
Nhà Thanh dân số khoảng 500 triệu người, con số 29 vạn quân chỉ là muỗi đốt.
 

vua_luoi

Xe điện
Biển số
OF-19523
Ngày cấp bằng
4/8/08
Số km
2,824
Động cơ
498,878 Mã lực
Sao thời Quang Trung vũ khí đã tối tân thế mà thời sau có 5 thằng lính Pháp đã đủ chiếm được thành Hà Nội nhỉ?
Cụ chả hiểu gì lịch sử cả, hai mấy thằng nhé
 

PLC

Xe tải
Biển số
OF-339767
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
267
Động cơ
277,838 Mã lực
Nhà Thanh dân số khoảng 500 triệu người, con số 29 vạn quân chỉ là muỗi đốt.
Dân số nhà Thanh vào cuối đời Càn Long là khoảng hơn 300 triệu, đúng là quân số 29 vạn không là gì với họ tuy nhiên quân còn phải được bố trí khắp nơi đê bảo vệ lãnh thổ. Để huy động được một cuộc viễn chinh không chỉ cần mỗi binh lính mà còn phải chuẩn bị cả lương thực, vũ khí, bạc, dân phu...

Trong tài liệu nội bộ còn lại của nhà Thanh có ghi chép lại khá chi tiết, đầy đủ và hệ thống về những vấn đề này: điều đông bao nhiêu binh lính, bao nhiêu con ngựa, bao nhiêu bạc trả lương cho lính, bao nhiêu lương thực để nuôi quân... Em tin vào những tài liệu này vì nhà Thanh không có nhu cầu làm giả, họ dùng với mục đích kế toán/sổ sách nội bộ chứ không có ý định công bố ra ngoài.
 

Buông Xuôi

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-96510
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
3,934
Động cơ
500,368 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
em cũng nhớ thời Càn Long dân số nhà Thanh lúc đó vào khoảng 300triệu cụ ạ :)
Dân số nhà Thanh vào cuối đời Càn Long là khoảng hơn 300 triệu, đúng là quân số 29 vạn không là gì với họ tuy nhiên quân còn phải được bố trí khắp nơi đê bảo vệ lãnh thổ. Để huy động được một cuộc viễn chinh không chỉ cần mỗi binh lính mà còn phải chuẩn bị cả lương thực, vũ khí, bạc, dân phu...

Trong tài liệu nội bộ còn lại của nhà Thanh có ghi chép lại khá chi tiết, đầy đủ và hệ thống về những vấn đề này: điều đông bao nhiêu binh lính, bao nhiêu con ngựa, bao nhiêu bạc trả lương cho lính, bao nhiêu lương thực để nuôi quân... Em tin vào những tài liệu này vì nhà Thanh không có nhu cầu làm giả, họ dùng với mục đích kế toán/sổ sách nội bộ chứ không có ý định công bố ra ngoài.
 

Hồng Quốc

Xe tải
Biển số
OF-315936
Ngày cấp bằng
15/4/14
Số km
228
Động cơ
296,660 Mã lực
dân số thời xưa đã 300tr... tụi này còn hơn cả gà đẻ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top