1 Chút Kinh Nghiệm Thi Bằng Lái B2 (For Newbie Only)

o0khoaitau0o

Xe tải
Biển số
OF-351488
Ngày cấp bằng
20/1/15
Số km
261
Động cơ
268,910 Mã lực
Có giáo sư nào nghiên cứu mối liên hệ biện chứng giữa bao lý thuyết + nhắc bài và tai nạn chưa cccm nhỉ
Hay mlh với số "tiền ngu" phải trả do ko hiểu luật
 

Lexus83

Xe máy
Biển số
OF-506272
Ngày cấp bằng
23/4/17
Số km
75
Động cơ
184,650 Mã lực
Tuổi
40
Ghép ngang thì xe đến giữa chuồng đánh hết lái sang trái tiếng lên nhìn gương trái thấy thân sau xe thẳng với góc chuồng góc chữ A đó thì dừng trả phải 2 vòng cài số lùi bánh sau chạm vạch ngang cửa chuồng chíp nhận bài tính toong côn phanh đánh hết lái sang trái lùi vào nhìn gương phải là ok.
Lưu ý khi lùi vào mà chíp không nhận bài do vị trí cách xa vạch, hãy nhìn đồng hồ còn 90 điểm thi ra luôn coi như ghép sai vị trí mất 5điểm đừng cố sửa làm gì ta còn 85điểm nhớ ngã tư xi nhan phải và kết thúc xi nhan phải là vẫn còn 85 điểm ok chờ 15 ngày nhận bằng.
Đã thi trượt
 

Nguyễn Trung Nam

Xe đạp
Biển số
OF-508399
Ngày cấp bằng
5/5/17
Số km
14
Động cơ
182,760 Mã lực
Em vừa thi ngày 08/02/2018, đang chờ lấy bằng. Em thi tại Trung tâm của Trường PCCC trên Xuân Mai. Em xin chia sẻ một số kinh nghiệm/thông tin cho các bác chưa thi tham khảo (nếu có gì chưa đúng các bác đừng ném đá nhé).
1. Chi phí: 7.985k
- Lệ phí nộp trung tâm: 6.200k
- Hôm thi chứng chỉ (trên Xuân Mai): 100k
- Học xe chip 2 tiếng trước ngày thi (trên Xuân Mai): 700k (các bác lưu ý là giá thuê xe chíp có thay đổi các yếu tố sau: ngày thường hay ngày nghỉ, trong giờ hay ngoài giờ, trước hay không trước các đợt tổng ôn)
- Hôm thi cuối cùng (trên Xuân Mai): 985k trong đó
Nhận thẻ đeo (SBD): 100k
Thi luật: 90k lệ phí
Thi sa hình: 300k lệ phí
Thi đường trường: 160k lệ phí + 200k
Phí làm bằng PET: 135k
Chi phí thực tế của em là khoảng 8.300k.
2. Quá trình học
Thời gian học tiêu chuẩn là 8 buổi. Mỗi buổi hai học viên. Một bạn lái xe từ Khuất Duy Tiến lên bãi tập, một bạn lái về (coi như là đi đường trường). Trên sân mỗi học viên được tập khoảng hơn 1 tiếng. Khi học trên sân thầy ngồi cạnh và hướng dẫn mình kỹ thuật và các điểm mốc trên sân. Ngày học khá linh hoạt, mình rảnh hôm nào thì hẹn trước với thầy. Em thường tập vào ngày nghỉ vì còn bận đi làm. Tuy nhiên vào ngày nghỉ sân thường đông, thời gian tập thực tế sẽ bị ngắn lại do phải chờ các xe khác. Sân tập là sân cũ trên Xuân Mai, nghe nói trước đây là sân tổ chức thi. Sau khi thi em thấy về cơ bản không khác sân thi thật.
Thời gian tập thực tế của em với thầy chỉ là 7 buổi. Tuy nhiên em có hai buổi tự vác xe lên sân tập (70k/buổi). Do ngày thường sân vắng và một mình một xe nên thời gian tập 1 buổi của em chắc phải bằng 3 buổi của thầy. Hiệu quả chắc là sẽ không cao do không có thầy hướng dẫn.
Trước khi thi em tập 2h xe chíp trên sân thi thật, đi được khoảng 4 vòng. Khi tập xe chíp cũng có thầy của trung tâm (không phải ông thầy tập hàng ngày đâu nhé) ngồi cạnh hướng dẫn và chỉ cho mình các điểm mốc cần lưu ý. Các bác phải nhớ kỹ và làm đúng theo thì khả năng đỗ là chắc chắn. Trước khi vào tập xe chíp ông thầy em đã dặn tuyệt đối không nghe thầy xe chíp gạ gẫm giúp đỡ ngày thi vì không hiệu quả mà mất tiền oan (???). Thầy dạy xe chíp của em không nói gì đến vụ này nên em không biết thực tế thế nào.
Các bác muốn ôn thêm xe chíp cho chắc thì có thể nhờ thầy mua vé hộ, hoặc các bác có thể tự lên sân, mua vé tập. Muốn tiết kiệm xèng thì tránh ngày nghỉ và tránh các buổi tổng ôn trước các kỳ thi.
3. Một số kinh nghiệm
- Em thấy đi xe chíp dễ hơn đi xe thường đặc biệt với bài ghép xe ngang. Khi học các thầy đều nhấn mạnh là nhả côn phải từ từ để tránh chết máy. Xe chíp trên sân yếu và cũ nên có thể bác nhả côn chậm vẫn chết máy. Mỗi lần chết máy là trừ 5 điểm. Với bài leo dốc mà chết máy thì khả năng tèo cao vì các bác không đủ thời gian thực hiện lại bài thi. Em thấy khi nhả côn mà xe bắt đầu chạy thì dừng lại không nhả tiếp. Khi xe chạy được khoảng 1-2m mới nhả côn tiếp. Em thực hiện như vậy không bao giờ bị chết máy dù xe yếu.
- Bài đi đường vuông góc khi gương xe qua điểm vuông góc là phải lấy lái thật nhanh. Kinh nghiệm của em là bỏ hẳn chân côn, chỉ tập trung vào lấy lái thật nhanh. Hồi mới tập em cũng rà côn cho xe chạy chậm lại để có thêm thời gian lấy lái nhưng em thấy không hiệu quả vì vừa lo chân côn, vừa lo lái nên lấy lái toàn bị chậm.
- Bài đi đường quanh co thì lấy lái phải đều và theo đúng nguyên tắc 'tiến bám lưng, lùi bám bụng'.
Chúc các bác thi tốt và sớm tự tin ra đường.
 

ngockiendk2

Xe đạp
Biển số
OF-105501
Ngày cấp bằng
12/7/11
Số km
49
Động cơ
395,673 Mã lực
Nơi ở
P. Long Biên - Q. Long Biên - Hà Nội
1 Chút Kinh Nghiệm Thi Bằng Lái B2 (For Newbies Only)

Mình là thành viên mới của 4R và cũng biết rằng đa số thành viên 4R đã có bằng lái xe nhưng vẫn muốn đóng góp 1 chút kinh nghiệm khi thi lấy bằng B2 (Phổ biến nhất) Nếu có gì không phải các bác bỏ qua cho . Các tài liệu em viết ở dưới là sưu tầm tại 1 số nguồn để giúp các pác đỡ mất công tìm :


Hiên nay khi thi lấy bằng B2 ( Mình chỉ giới thiệu quy trình của ngày đi thi thôi nhé còn việc học lái xe thì mỗi trung tâm đào tạo có 1 quy trình thủ tục khác nhau )

Để kết thúc khoá học lái xe, người học phải trải qua hai kỳ thi:

- Thi chứng chỉ nghề: Hình thức thi này do các trường dạy lái xe tự tổ chức thi và chấm. Xe thi của trường, giám khảo là giáo viên của trường. Có hai môn thi là lý thuyết và thực hành lái xe trong sa hình.

- Thi sát hạch cấp bằng: Hình thức thi này do Sở Giao thông công chính tổ chức thi và chấm. Xe thi là của trung tâm sát hạch, có gắn chíp. Giám khảo là người của Sở. Có ba môn thi là là lý thuyết, thực hành lái xe trong sa hình và lái xe trên đường trường.

Môn thi được coi là khó nhất và có nhiều người trượt nhất là thực hành lái xe trong sa hình. Trước đây, khi thi môn này giám khảo ngồi bên cạnh chấm điểm nên có thể không thấy hết lỗi hoặc châm chước cho hoặc có khi còn nhắc giúp cho nên làm thế nào, nhưng giờ thi xe có gắn chíp, người thi ngồi một mình trên xe, mọi lỗi đều được chip ghi nhận vào báo ngay về trung tâm nên người học phải tự dựa vào sức mình.

Ngày thi thường chia thành 3 giai đoạn





Giới thiệu và Thi lý thuyết

1 . Giờ thi tại các trung tâm thường là bắt đầu vào lúc 7 giờ sáng . Sau khi đến địa điểm thi thường thì giáo viên dạy lái sẽ lấy cho bạn số báo danh (Số báo danh nhỏ thì đựoc thi trước lớn thi sau vì thường 1 khoá thi sẽ có > 100 người mà phòng máy thi lý thuyết cũng như xe để thi thực hành không đủ nên tuỳ vào số thi sinh sẽ chia làm 3 hoặc 4 đọt thi ) . Trước khi bước vào phần thi lý thuyết hội đồng thi sẽ tập trung tất cả các thí sinh dự thi vào 1 hội trường để phổ biến quy định, quyết định tổ chức, thành phần hội đồng coi thi , giới thiệu các bước thi .v.v..
Tiếp sau đó là phần nộp lệ phí thi lý thuyết 50k. Các pác ra bàn đóng tiền lấy phiếu thu tiền rồi các pác thi đợt 1 sẽ vào 1 phòng để nghe phổ biến nội quy 1 lần nữa và kiểm tra CMND => vào phòng thi . Sau khi thi xong lý thuyết nếu đạt các pác ra ngoài phòng thi đợi tất cả đợt 1 thi xong thì ký vào hồ sơ xác nhận 2 phát. Nếu không đạt thì có thể ra đường bắt Taxi về luôn tháng sau lên thi lại he he.


Mẹo thi Lý Thuyết

(Thường là khi đi học trước khi thi chứng chỉ nghề thầy sẽ cho bạn 1 tờ giấy mẹo thi lý thuyết nhưng mình viết luôn dưới đây cho các pác ko có tham khảo )
1 . Có từ “đường bộ”: đ/án 2
2 . Đề có từ 3>4 đ/án: chọn đ/án “cả” hoặc “tất cả”. Trừ câu 3 “phần đường xe chạy” và câu 146 “cung cấp nhiên liệu cho động cơ xăng” chọn đ/án 1.
3 . Nồng độ cồn trong: máu 80 (đ/án 2); khí thở 40 (đ/án 1)
4 . Tuổi lái xe: đ/án 2.
5 . Đường cao tốc câu có 2 đáp án chọn đ/án 1.
6 .Quy định các phương tiện tham gia giao thông:
-Câu có từ”nguy hiểm”; “đặc biệt” chọn đ/án có từ “chính phủ”.
-Câu có từ”địa phương quản lý” chọn đ/án có từ “UBND Tỉnh”.
-Các câu còn lại chọn đ/án “Bộ giao thông”;“cơ quan quản lý GT”.
7 .Các đáp án có từ : “Tuyệt đối ko”;”Tuyệt đối cấm”;”Cấm”: Chọn
8 .Kéo xe mất hãm: “thanh nối cứng”.
9 .Cấm bóp còi từ” 22h>5h sáng hôm sau”; còi vang xa 100m đồng giọng; 65>115dB.
10 .Kinh doanh vận tải xe buýt: chọn đáp án dài hơn.
11 .Mục đích điều khiển trong hình số 3, 8: chọn đ/án1.
12 .Thể tích buồng cháy (Vc: đ/án1): Nắp máy>ĐCTrên
-Buồng công tác(Vh: đ/án2):Nắp máy > ĐC Dưới.
-Buồng làm việc(Vs: đ/án3): ĐC Trên> ĐC Dưới
13 .Độ rơ tay lái:-con (100:đ/án 1)
-khách>12 chỗ (200:đ/án 2)
-tải>1,5T (250:đ/án 3).
14 .Yêu cầu của hệ thống lái: đ/án 1.
15 .Công dụng hộp số: đ/án 1.
16 .Điều chỉnh đánh lửa “sớm sang muộn” chọn “cùng chiều” đ/án 1)
“muộn sang sớm” chọn “ngược chiều” đ/án 2).
17 .Gương chiếu hậu: nhìn sau 20m
18 .Bảng hiệu hướng đi phải theo 301i: chọn đ/án 3; trừ câu 206: “biển nào không cho phép rẽ phải” chọn đ/án 1.
19 .Câu sa hình có 4 xe: chọn đ/án 3; Trừ câu 300 đ/án 1.
20 .Có cảnh sát giao thông đứng: chọn đ/án 3.
21 .Quy tắt giải sa hình: nhất chớm-nhì ưu-tam đường-tứ hướng
-ưu: chữa cháy>công an; quân sự> cứu thương> Hộ đê, PC bão lụt> Cảnh sát dẫn đường> xe tang> Do thủ tướng CP quy định
-hướng:-ngã 3,4: bên phải không vướng
-vòng xuyến: nhường đường xe bên trong

22 .Cứ gặp câu hỏi cách đường ray bao nhiêu, thì là 5 mét
23 . Cắt ngang đoàn xe, đoàn người đi lại có tổ chức, bao gồm cả đoàn xe tang: cấm chỉ, do vậy cứ hễ gặp đoàn người đoàn xe là ôtômatích không có cắt ngang qua
24 .Chú ý, đề thi hay bẫy ở những chỗ hết sức “vớ vẩn”, như kiểu, ý 1: Biển 2, ý 2: Biển 3, ý 3: Biển 1, nhưng hấp tấp không chú ý là mất điểm
25. Biển cho phép quay đầu 409 và 410, chỉ cho quay đầu mà cấm rẽ trái, chú ý ở các câu 188, 189.


Câu hỏi sa hình: cứ 4 xe là chọn ý 3, trừ câu có chữ CA bên hông chọn ý 1
- Câu hỏi biển báo: câu hỏi biển tròn xanh, dài 1 dòng--->ý1, còn lại ý 3
- Cấm tải, kéo: ý cuối


Để trả lời các câu hỏi về sa hình, bạn nhớ các nguyên tắc về ưu tiên sau:
1 . Xe nào đã vào ngã tư thì xe đó có quyền ưu tiên đi trước cao nhất.
2 . Tiếp đó đến các xe ưu tiên. Trong các xe ưu tiên thì xe cứu hoả có ưu tiên xe quân sự, xe công an, xe cứu thương.
3 . Tiếp đó nếu cùng là xe ưu tiên hoặc cùng là xe không ưu tiên thì xét đến đường ưu tiên, tức là xe nào nằm trên đường ưu tiên thì có quyền đi trước.
4 . Xe nào không vướng xe khác ở bên phải có quyền đi trước, nhưng trong vòng xuyến thì phải nhường đường cho xe đến từ bên trái.
5 . Thứ tự ưu tiên tiếp theo: xe rẽ phải, xe đi thẳng, xe rẽ tr


(Lời khuyên : Ko nên học theo mẹo Các pác nên hiểu rằng nghiên cứu luật sâu chỉ ấm cho bạn sau này thôi . Sau này ra đưòng còn biết đúng sai để mà cãi chứ he he )

Lái Xe Trong Xa Hình

. Sau khi đỗ lý thuyết các pác xuống nộp tiếp 230K tiền lệ phí thi thực hành trong xa hình và đợi người gọi tập trung xếp hàng vào phần thi thực hành . Vào thi thực hành trước khi thi ký 2 phát rồi đựoc phát 1 cái số báo danh to như cái tivi để ôm và xếp hàng đợi đến lượt . Thi xong nếu đạt thì ra ký tiếp 3 phát, không đạt thi => Taxi Xe ôm tuỳ chọn he he

Kinh Nghiệm

Có 10 bài thi chính:

1. Xuất phát
2. Dừng xe nhường đường cho người đi bộ
3. Dừng xe, khởi hành trên dốc lên (thường gọi là đề-pa lên dốc)
4. Đi xe qua hàng đinh
5. Đi xe qua đường vuông góc (chữ Z)
6. Đi xe qua đường vòng quanh co (chữ S)
7. Ghép xe vào nơi đỗ (lùi chuồng)
8. Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt
9. Tăng tốc, tăng số
10. Kết thúc


Ngoài ra còn có những bài thi phụ là Dừng xe nguy hiểm và Cho xe qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông.

Tôi nghĩ rằng bí quyết lớn nhất của thi lái xe trong sa hình là đi chậm, thật chậm. Đi chậm sẽ giúp ta đánh lái được chính xác, không vội vàng (khi qua chữ Z, chữ S, vào chuồng), có thời gian căn chỉnh bánh phải đi vào hàng đinh, dừng đúng chỗ và nhẹ nhàng tại điểm dừng xe nhường đường cho người đi bộ, trên dốc và trước đường sắt.

Các xe tập lái và thi thường để ga-răng-ti cao nên vào số 1, không đặt vào chân ga thì xe đi cũng đã khá nhanh. Vì vậy muốn xe đi chậm thì phải đỡ được côn, tức là chân trái ấn côn vào sâu gần hết (không ấn hết côn) và giữ nguyên ở mức đó cho đến khi xe đi chậm như mình mong muốn. Nếu đỡ côn rồi mà xe có chỗ vẫn còn nhanh thì rà phanh, tức là đạp phanh khoảng một nửa cho xe đi chậm hơn. Đỡ được côn và rà được phanh sẽ giúp bạn điều khiển chiếc xe được theo ý mình.

Hướng dẫn chi tiết từng bài

Bài 1. Xuất phát

Yêu cầu của bài này là khi xuất phát phải bật đèn xi-nhan trái (với ý nghĩa là xe chuẩn bị đi ra làn đường bên ngoài, hoà vào dòng xe trên đường). Có chỗ yêu cầu phải tắt xi-nhan đúng lúc, để xi-nhan bật lâu quá trừ 5 điểm. Có chỗ yêu cầu trước khi xuất phát về đưa số về 0, khi cho lệnh xuất phát mới vào số 1 để đi.

Trước lúc xuất phát, khi mới lên xe, bạn cần kiểm tra lại ghế ngồi xem có phù hợp với người không, nếu cần thiết thì chỉnh xa vành tay lái hoặc gần lại để đạp hết được côn, phanh, ga. Kiểm tra hai gương sao cho nhìn thấy được điểm bánh xe sau tiếp xúc với mặt đường.

Khi có lệnh xuất phát, bạn vào số 1, nhả côn từ từ để xe đi. Khi đèn xanh trong xe tắt hoặc khi qua vạch xuất phát rồi thì tắt xi-nhan. Khi xe đã đi, bạn có thể nhả hết côn ra cho xe tự bò, không cần đặt chân vào bàn đạp ga. Nhưng theo tôi, bạn không nên nhả hết mà cứ đỡ côn ở mức một nửa để xe đi chậm, chuẩn bị vào bài 2.

Bài 2. Dừng xe nhường đường cho người đi bộ

Yêu cầu của bài này là dừng xe đúng chỗ trước vạch trắng và đường vằn dành cho người đi bộ. Đỗ già quá (chạm vào vạch trắng) hoặc non quá (quá xa vạch trắng) đều bị trừ 5 điểm. Các sân thi thường "giúp" học viên bằng cách đánh dấu sẵn bằng vạch đỏ trên vỉa ba-toa hoặc ngay trên mặt đường. Vạch đỏ trên vỉa ba-toa để chỉ khi vai người lái xe đến ngang vạch đó thì phải dừng. Còn với vạch đỏ trên mặt đường thì phải nhìn qua gương thấy bánh xe sau cách vạch đỏ chừng hơn gang tay là dừng. Hoặc người lái cũng có thể lấy cột biển báo hiệu người đi bộ trồng bên phải đường để làm cột mốc dừng cho mình.

Sau khi xuất phát, bạn để xe đi chậm. Càng vào đến bài thi càng chậm, để khi bạn thấy đúng vị trí thì chỉ cần ấn nhẹ phanh là xe đã dừng ngay và dừng nhẹ nhàng (không giật nẩy lên).

Dừng xe xong, bạn lại nhả côn cho xe đi tiếp luôn. Dừng lâu quá 30 giây sẽ bị trừ điểm.

3. Dừng xe, khởi hành trên dốc lên

Yêu cầu của bài này là xe không vượt quá vạch quy định (vượt sẽ bị loại ngay!), không bị tuột dốc quá 50 cm, phải vượt khỏi dốc trong khoảng thời gian 30 giây, không được tăng ga quá lớn (số vòng quay động cơ không quá 3 hoặc 4 nghìn vòng/phút). Chính vì nếu vượt quá vạch quy định là bị loại ngay nên nhiều người đành phải đỗ non khi chưa đến đúng vị trí, chấp nhận mất 5 điểm cho chắc ăn.

Sau khi qua bài 2, bạn nhả hết côn, phanh cho xe tự bò lên dốc. Về bản chất, bài này giống bài 2 ở chỗ dừng xe rồi lại đi tiếp. Nhưng vì xe đang ở trên dốc nên bạn không thể đỡ côn cho xe đi chậm lại vì nếu đỡ côn thì xe sẽ bị trôi ngược về chân dốc. Vì thế, chỉ có thể nhắm đúng vị trí cần đỗ (qua vạch đỏ trên ta-luy hoặc mặt đường) để đạp côn, phanh đúng lúc.

Nếu như ở bài 2, sau khi dừng xe, để đi tiếp bạn chỉ việc bỏ chân phanh ra rồi mới từ từ nhả côn. Nhưng ở bài 3 thì không thể làm như vậy vì xe đang trên dốc, bỏ phanh chân ra thì xe sẽ trôi. Do vậy cách xử lý ở bài 3 khác bài 2. Có hai cách:

- Cách 1: Là cách dạy chính thống trong trường. Sau khi xe đã dừng trên dốc, bạn kéo phanh tay với mục đích là thay phanh chân giữ xe tại điểm dừng. Khi đó, bạn có thể bỏ chân phanh ra và đặt vào chân ga mớm lên. Đồng thời chân trái nhả côn từ từ, đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung lên (báo hiệu các lá côn đã bắt vào nhau) thì nhả nhẹ phanh tay, nghe ngóng nếu thấy xe không trượt thì thả nốt phanh tay, xe sẽ tự bò lên.

- Cách 2: Là cách các lái già thường làm trong thực tế, không dùng đến phanh tay. Sau khi xe dừng, bạn nhả côn từ từ, đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung lên thì nhả nhẹ phanh chân, nghe ngóng. Nếu cảm thấy xe trôi thì đạp phanh vào, làm lại. Nếu thấy xe không trượt thì thả cho hết phanh chân, xe sẽ tự bò lên. Nếu nhả hết phanh chân mà xe vẫn đứng yên thì tiếp vào chân ga một chút, đồng thời hơi nhả côn ra thêm. Khi xe đã đi thì giữ nguyên vị trí chân côn và ga cho đến khi xe qua khỏi đỉnh dốc. Nhiều người mới học lại thấy cách làm này dễ hơn cách 1, vì không cần dùng đến phanh tay mà chỉ tập trung vào hai chân điều chỉnh côn, phanh (thực tế khi hạ phanh tay, những người chưa quen có thể bị choạng tay lái hoặc ấn mạnh vào bàn đạp ga làm rú ga).

4. Đi xe qua hàng đinh

Yêu cầu của bài này là hai bánh xe bên phải phải đi lọt qua một đoạn đường có bề rộng khoảng 30-35 cm. Nếu chạm vào mép bên nào cũng là bị trừ 5 điểm.

Khi rẽ vào đường đi hàng đinh, bạn nên đánh lái muộn một chút để xe áp sát vỉa ba-toa bên phải xe. Đi thật chậm và nhìn gương phải để quan sát bánh xe phía sau. Các sân thi thường kẻ sẵn vạch đánh dấu màu đỏ để giúp học viên căn đường. Vạch này bằng với mép ngoài của hàng đinh. Vì vậy, nếu bánh xe cách vạch đỏ khoảng 10-15 cm thì nhiều khả năng xe sẽ đi qua hàng đinh mà không chạm mép hai bên.

Ngoài việc nhìn gương phải, bạn cũng phải căn và bám vào một điểm mốc ở phía trước, thường là một vạch đánh dấu trên vỉa ba-toa trước mặt. Vì có khi lúc đầu xe đi đúng khoảng cách với vạch đỏ, nhưng sau đó do giữ lái không tốt nên xe bị chệch ra hoặc chệch vào.

5. Đi xe qua đường vuông góc (chữ Z)

Yêu cầu của bài này là khi cho xe đi không bị chạm vạch ở gần vỉa hè hai bên đường, nếu chạm vạch trừ 5 điểm.

Sau khi đi qua hàng đinh, bạn thấy người ngang với vỉa ba-toa vuông góc bên trái thì đánh hết lái sang trái. Đi từ từ và trả lái, đến khi người ngang với vỉa ba-toa vuông góc bên phải thì lại đánh hết lái sang phải. Qua khỏi điểm vuông góc thứ hai, nhớ trả lái cho xe thẳng.

6. Đi xe qua đường vòng quanh co (chữ S)

Yêu cầu của bài này giống bài 5.

Khác với bài 5, do chữ S là đường cong liên tục nên bạn phải điều chỉnh tay lái theo đường cong. Các lái xe có câu "Tiến bám lưng, lùi bám bụng", có nghĩa là khi xe vào đường cua (ôm cua) nên căn theo phía đường cong dài hơn. Như vậy, khi vào đường chữ S, bạn cho xe bám sát về bên phải, đánh lái sang trái cho xe đi nửa vòng cua đầu tiên, sau đó lại bám sang lề đường bên trái, trả lái và đánh lái sang phải cho xe qua nốt nửa vòng cua còn lại.

7. Ghép xe vào nơi đỗ (lùi chuồng)

Yêu cầu của bài này là trong vòng 2 phút bạn phải cho xe lùi được vào nơi đỗ (chuồng), không chạm vạch và tiến ra khỏi chuồng. Không được để xe chèn lên vỉa ba-toa, nếu không sẽ bị loại.

Khi bắt đầu rẽ vào khu vực chuồng, bám sát lề đường bên trái. Đi chậm. Khi người đi ngang qua cửa chuồng thì đánh hết lái về bên phải. Khi thấy xe ở khoảng 45 độ so với đường ngang cửa chuồng thì dừng xe, trả lái cho bánh xe thẳng. Vào số lùi.

Nhiều người sợ bài này vì không biết lúc nào nên đánh lái sang trái để xe vào đúng cửa chuồng. Do vậy, bạn phải chỉnh gương sao cho nhìn được chỗ bánh sau bên trái xe tiếp xúc với mặt đất. Lùi thẳng xe cho đến khi thấy chỗ bánh sau này cắt ngang đường vạch trắng bên trong chuồng kéo dài ra thì đánh hết lái sang trái, nhiều khả năng xe sẽ vào đúng cửa chuồng.

Còn nếu không, ngay từ khi xe bắt đầu lùi, bạn đã đánh lái sang trái một chút. Khi xe lùi một đoạn, vào gần cửa chuồng hơn thì nhìn qua gương, bạn có thể hình dung vị trí tương đối của xe so với cửa chuồng, từ đó quyết định lùi thẳng tiếp, đánh thêm lái sang trái hoặc sang phải.

Khi xe đã vào đến cửa chuồng và thân xe song song với hai bên chuồng, trả lái sang phải cho bánh xe thẳng. Nếu chưa quen, trước khi trả lái, bạn dừng hẳn xe lại rồi mới xoay tay lái (gọi là đánh lái chết). Lùi từ từ thẳng vào chuồng cho đến khi nghe hiệu lệnh "Đã kiểm tra" thì dừng lại. Về số 1 và tiến ra khỏi chuồng.

Lưu ý khi tiến ra, người phải ra khỏi cửa chuồng hoặc hơn một chút nữa bạn hãy đánh lái rẽ sang phải để tránh trường hợp bánh sau chưa ra khỏi cửa chuồng mà đã rẽ sẽ bị chèn vạch, trừ điểm.

Nếu lỡ lùi chưa chính xác, đuôi xe cách xa cửa chuồng, có thể chèn lên vạch hoặc vỉa ba-toa, bạn cứ bình tĩnh về lại số 1, tiến lên phía trước, đánh lái sao cho xe ở vào vị trí thẳng trước cửa chuồng, sau đó vào số lùi để làm lại việc lùi vào chuồng. Thà bị trừ điểm do chèn vạch hoặc thực hiện bài thi lâu quá 2 phút còn hơn là bị loại do chèn lên vỉa ba-toa!

8. Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt

Yêu cầu và thực hành của bài này giống bài 2.

9. Tăng tốc, tăng số

Yêu cầu của bài này là phải lên được số 2 và đạt tốc độ trên 20 km/h trước biển báo 20 màu xanh (biển báo tốc độ tối thiểu phải đạt 20 km/h), sau đó lại phải về số 1 và giảm tốc độ xuống dưới 20 km/h trước biển báo 20 màu trắng (biển báo tốc độ tối đa không quá 20 km/h).

Sau khi qua nơi giao nhau với đường sắt, bạn rẽ sang đường chuẩn bị tăng tốc. Chỉnh lái cho xe thẳng, giữ chắc tay lái, nhả hết côn, phanh. Nhấn ga để xe tăng tốc. Qua biển "Tăng số, tăng tốc", bạn đạp côn, vào số 2. Xong nhả côn ra, lại nhấn ga tiếp. Qua biển 20 màu xanh, đạp cả côn và phanh cho xe đi chậm lại, thậm chí dừng hẳn, về số 1. Nhả phanh, rồi nhả côn từ từ để xe đi qua biển 20 màu trắng.

Chú ý là bạn không thể cắt côn để xe trôi từ từ qua biển 20 màu trắng, vì yêu cầu ở đây là bạn phải đi qua biển này khi xe có gài số. Vì thế nếu bạn cắt côn làm bánh răng số không quay thì sẽ bị trừ 5 điểm.

10. Kết thúc

Yêu cầu của bài này là đi thẳng qua vạch kết thúc, trước đó phải bật đèn xi-nhan phải (với ý nghĩa là xe tấp vào lề đường bên phải, chuẩn bị dừng hoặc đỗ xe).

Sau khi vòng qua ngã tư lần cuối cùng, bạn chỉnh xe cho thẳng và để xe đi từ từ về vạch xuất phát. Bật xi-nhan bên phải. Chú ý sau khi đã bật xi-nhan thì giữ thẳng tay lái, không đánh lái sang trái sẽ làm tắt đèn xi-nhan, mất điểm. Để cho chắc ăn, bạn có thể dùng ngón giữa tay trái giữ cần xi-nhan để không cho cần này bật xuống, hoặc hơi đánh lái sang phải một chút.

Ngoài 10 bài thi trên, còn có 2 bài thi phụ. Gọi là phụ, nhưng bạn cũng có thể mất điểm ở những bài này không khác bài chính.

11. Dừng xe nguy hiểm

Khi xe đi qua một số vị trí trên tuyến đường thi, loa trong xe có thể vang lên "Dừng xe nguy hiểm! Dừng xe nguy hiểm!". Khi nghe hiệu lệnh này, bạn nhanh chóng dừng hẳn xe, ấn vào nút đèn báo hiệu nguy hiểm (nút có vẽ hình tam giác). Khi nào loa hết hiệu lệnh trên thì ấn nút lần nữa để tắt đèn và đi tiếp.

Trên sân thi có thể có nhiều vị trí dừng xe nguy hiểm, nhưng mỗi lần thi xe chỉ gặp một lần phải dừng theo kiểu này. Có nghĩa là đã dừng ở chỗ này thì không phải dừng ở chỗ kia nữa.

12. Cho xe qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông

Trong toàn bộ bài thi, có 4 lần bạn phải đi qua ngã tư ở giữa sân thi, hai lần đi thẳng, một lần rẽ trái và một lần rẽ phải. Cũng giống như ở ngoài đường, tại ngã tư này có đèn tín hiệu và bạn chỉ được cho xe qua ngã tư khi có đèn xanh. Nếu bạn cho xe qua ngã tư khi đang đèn đỏ sẽ bị trừ 10 điểm. Nếu khi xe vừa đến ngã tư mà có đèn xanh thì bạn có thể qua luôn, còn nếu đèn đỏ thì phải dừng lại trước vạch trắng, nếu vượt quá vạch bị trừ 5 điểm. Khi qua ngã tư có rẽ trái và rẽ phải thì cần bật xi-nhan tương ứng, nếu quên trừ 5 điểm.

Có sân thi ngoài vạch trắng còn có vạch vàng ở phía dưới và yêu cầu xe đỗ phải đúng vị trí giữa vạch trắng và vạch vàng, nếu không cũng trừ điểm. Yêu cầu này tương đối khó, vì thế ở những sân này học viên thường "trốn" bằng cách đỗ dưới vạch vàng, tức là xa ngã tư hơn, nhưng như vậy khi có đèn xanh thì phải nhanh chóng khởi hành đi tiếp, nếu không rất có thể đèn đã chuyển sang đỏ khi bạn gần vào đến ngã tư - trừ điểm.

Một số điểm cần lưu ý :
Thuộc hình và thuộc cách chạy trong từng hình.
1. Kỹ thuật tốt (phối hợp nhịp nhàng chân côn và ga).
2. Tâm lý ổn định không được run.
3. Luôn luôn chạy ở số 1 và chạy chậm 10km/h, bác nào mà cài số 2 chạy 1 hồi quên mất là sẽ gặp rất nhiều sự cố.
4. Khi chạy tập trung vào từng hình ví dụ đến bài "dừng khởi hành xe ngang dốc" thì quên các hình kia đi tập trung và mỗi hình này thội


5. Không bao giờ được đi gần thằng đi trước mình (hạn chế tầm nhìn, không căn được đường, khi vào hình sẽ bị tính thời gian, nếu đi sát quá thì thằng trước mà đè vạch thì mình cũng bị dính theo)

6. Khi ở vạch xuất phát có quá nhiều xe chờ đi thì rất dễ xảy ra trường hợp loạn chip, xe của mình đang ở chỗ vòng cua để vào vạch xuất phát thì đã báo là bài thi bắt đầu rùi, lúc lên được vạch xuất phát thì đã bị chậm ---->trượt luôn)

7. Đoạn tình huống dừng xe khẩn cấp, phải chủ động đi chậm, để sẵn chân sang phanh, đi bằng côn thui, có còi báo động thì dừng lại ấn phím nhan đi thẳng, khi nghe tiếng Boonggggg thì mới tắt nhan và bắt đầu đi.


Một số hình dễ rớt :

1."Dừng khởi hành xe ngang dốc" - với hình này tâm lý bác nào cứng ăn trọn số điểm, sợ thì mất 5 điểm, khi chạy hình này áp dụng kỹ thuật vê côn (buông côn 3/4 , đi ga to hơn) làm cho xe bò chậm lên dốc có như vậy mới canh vạch bánh sau được, bác nào nhấn ga chạy cái ào lên là tiêu.

2. "Ghép xe vào nơi đỗ" - hình này các bác nào de chưa quen khi nhìn gương hậu thấy có khả năng cán vạch thì cứ bình tĩnh cài số 1 tiến lên xào 1 nhát vào tốt. khi vào hình này các bác chú ý là các xe số móc (lanos...) để cài số de cho đúng. nếu bác nào đi thi de mà lỡ cán vạch thì lập tức nhanh chóng cài số 1 chạy ra sau đó mới de lại tuyệt đối không được đánh lái làm thế nó sẽ trừ tiếp điểm.

3. "qua vệt bánh xe" - hình này tiêu chí thà cán vạch chứ không chạy lọt ra ngoài mà thật sự hình này khó mà lọt ra ngoài thế mà vẫn có bác chạy lọt

Thi Thực Hành đường trường

Những người đã thi đạt lái xe trong sa hình (điểm từ 80 trở lên) được đưa ra một con đường ở gần sân thi để thi lái xe trên đường trường. Mục đích của bài thi này là kiểm tra tác phong, tư thế và kỹ năng cơ bản khi lái xe. Khác với lái xe trong sa hình phải thật chậm, lái xe ở đây phải càng giống thật càng tốt.

Sau khi đỗ phần trong sa hình các pác ra đóng thêm 50k đợi gọi tên lên lái đường trường ( 4 người 1 xe Pác chầm điểm ngồi cạnh lái là 5 )

Bài này gọi là đường trường nhưng thực ra chạy chỉ khoảng > 100m . Lên xe vào số 1-2-3-4-5 rồi 5-4-3-2-1 là xong . Chú ý làm theo hướng dẫn của lão giám khảo . Thái Giám ( Nhầm Giám Khảo :D ) bảo giảm số thì phanh bằng côn đừng phanh chân Nhớ không đi lấn sang phần đường ngược chiều Lên, giảm số từ tốn không giật lắc
Thường là giai đoạn này đỗ 100% chỉ khác là 18 hay 20 điểm thôi , trừ khi các pác xử lý quá kém xe không chạy hoặc gây tai nạn mới truợt mà ít khi lắm
(Warning : gặp lão nào sáng vừa bị vợ chửi thì hơi khó tính 1 tí nên rất hay quát các pác cứ nhịn đi 5 phút là xong cho được việc của mình đừng quặc lại mệt lắm )


Khi mở cửa bước vào ghế lái, bạn nên có thái độ lịch sự, nhã nhặn với các giám khảo, tốt nhất là nên "Chào các thầy!" một câu. Đóng cửa xe vừa phải (không dập mạnh quá), chỉnh ghế, chỉnh gương, lắc thử cần số xem đã về số 0 chưa, thắt dây an toàn (có nơi thi họ đã thắt sẵn ra phía sau rồi, thí sinh khỏi phải thắt).

Sau khi giám khảo cho phép khởi hành, lần lượt nổ máy, vào số 1, hạ phanh tay (thao tác hạ phanh tay rất dễ quên). Giám khảo sẽ đưa ra các yêu cầu để ta làm theo. Thường là sau khi khởi hành phải lên được số 3 trong vòng 15 mét. Tức là khởi hành ở số 1 xong, xe chạy là bạn rướn ga, lên số 2, sau đó lên tiếp số 3 luôn. Nếu xe chạy một đoạn nữa mà giám khảo không nói gì thì tự động lên tiếp số 4. Nếu giám khảo không yêu cầu lên tiếp số 5 nữa thì thôi.

Sau đó giám khảo sẽ yêu cầu giảm số. Để giảm số thì xe cũng phải giảm tốc độ đã (giống khi đi xe máy), do vậy bạn phải rà phanh từ từ cho xe đi chậm lại, nhưng không phải dừng hẳn. Lần lượt giảm qua số 3 về số 2. Sau khi giảm số thì cứ để xe đi chậm, đừng đạp ga nhiều làm ỳ máy.

Ngoài việc lên số, về số như trên, giám khảo có thể yêu cầu bạn lái xe tránh vật cản, quay đầu xe, tấp xe vào sát lề đường để kiểm tra tay lái của bạn. Cả quãng đường kiểm tra như vậy chỉ vào khoảng 1 đến 1,5 km, hết khoảng 3 đến 5 phút.

Khi giám khảo cho kết thúc bài thi, bạn rà phanh, đỡ côn cho xe đi từ từ, sau đó cắt côn, đạp phanh nhẹ cho xe dừng hẳn. Đưa cần số về lại số 0 và nhớ kéo phanh tay lên. Cám ơn các giám khảo, thế là xong!

Xong giờ vào đóng tiếp 30k tiền làm bằng rồi về đợi 10 ngày (Quy định mới trước là 15 ngày ) sau lên lấy bằng
Bài này là Beta thôi Em sẽ sưu tầm và bổ sung thêm 1 số thứ còn thiếu
Em mới ra nhập 4R nhưng cũng đã kịp nhiễm thói xấu của các bác thich uống Vodka lém Bác nào thấy bài này bổ ích thì mời em 1 Ly Vodka nhé Hé hé :P




Cảm ơn cụ. bài viết quá bổ ích
 

Linh San

Đi bộ
Biển số
OF-559302
Ngày cấp bằng
19/3/18
Số km
1
Động cơ
150,910 Mã lực
Tuổi
33
Hôm nay, 19/3.
22/3 em thi, em run ơi là run.
Có cô gái nào sắp thi như em không
PCCC nhé!
 

ductaibk64

Xe tải
Biển số
OF-357998
Ngày cấp bằng
13/3/15
Số km
388
Động cơ
264,980 Mã lực
Nơi ở
hà nội
Em vừa thi ngày 08/02/2018, đang chờ lấy bằng. Em thi tại Trung tâm của Trường PCCC trên Xuân Mai. Em xin chia sẻ một số kinh nghiệm/thông tin cho các bác chưa thi tham khảo (nếu có gì chưa đúng các bác đừng ném đá nhé).
1. Chi phí: 7.985k
- Lệ phí nộp trung tâm: 6.200k
- Hôm thi chứng chỉ (trên Xuân Mai): 100k
- Học xe chip 2 tiếng trước ngày thi (trên Xuân Mai): 700k (các bác lưu ý là giá thuê xe chíp có thay đổi các yếu tố sau: ngày thường hay ngày nghỉ, trong giờ hay ngoài giờ, trước hay không trước các đợt tổng ôn)
- Hôm thi cuối cùng (trên Xuân Mai): 985k trong đó
Nhận thẻ đeo (SBD): 100k
Thi luật: 90k lệ phí
Thi sa hình: 300k lệ phí
Thi đường trường: 160k lệ phí + 200k
Phí làm bằng PET: 135k
Chi phí thực tế của em là khoảng 8.300k.
2. Quá trình học
Thời gian học tiêu chuẩn là 8 buổi. Mỗi buổi hai học viên. Một bạn lái xe từ Khuất Duy Tiến lên bãi tập, một bạn lái về (coi như là đi đường trường). Trên sân mỗi học viên được tập khoảng hơn 1 tiếng. Khi học trên sân thầy ngồi cạnh và hướng dẫn mình kỹ thuật và các điểm mốc trên sân. Ngày học khá linh hoạt, mình rảnh hôm nào thì hẹn trước với thầy. Em thường tập vào ngày nghỉ vì còn bận đi làm. Tuy nhiên vào ngày nghỉ sân thường đông, thời gian tập thực tế sẽ bị ngắn lại do phải chờ các xe khác. Sân tập là sân cũ trên Xuân Mai, nghe nói trước đây là sân tổ chức thi. Sau khi thi em thấy về cơ bản không khác sân thi thật.
Thời gian tập thực tế của em với thầy chỉ là 7 buổi. Tuy nhiên em có hai buổi tự vác xe lên sân tập (70k/buổi). Do ngày thường sân vắng và một mình một xe nên thời gian tập 1 buổi của em chắc phải bằng 3 buổi của thầy. Hiệu quả chắc là sẽ không cao do không có thầy hướng dẫn.
Trước khi thi em tập 2h xe chíp trên sân thi thật, đi được khoảng 4 vòng. Khi tập xe chíp cũng có thầy của trung tâm (không phải ông thầy tập hàng ngày đâu nhé) ngồi cạnh hướng dẫn và chỉ cho mình các điểm mốc cần lưu ý. Các bác phải nhớ kỹ và làm đúng theo thì khả năng đỗ là chắc chắn. Trước khi vào tập xe chíp ông thầy em đã dặn tuyệt đối không nghe thầy xe chíp gạ gẫm giúp đỡ ngày thi vì không hiệu quả mà mất tiền oan (???). Thầy dạy xe chíp của em không nói gì đến vụ này nên em không biết thực tế thế nào.
Các bác muốn ôn thêm xe chíp cho chắc thì có thể nhờ thầy mua vé hộ, hoặc các bác có thể tự lên sân, mua vé tập. Muốn tiết kiệm xèng thì tránh ngày nghỉ và tránh các buổi tổng ôn trước các kỳ thi.
3. Một số kinh nghiệm
- Em thấy đi xe chíp dễ hơn đi xe thường đặc biệt với bài ghép xe ngang. Khi học các thầy đều nhấn mạnh là nhả côn phải từ từ để tránh chết máy. Xe chíp trên sân yếu và cũ nên có thể bác nhả côn chậm vẫn chết máy. Mỗi lần chết máy là trừ 5 điểm. Với bài leo dốc mà chết máy thì khả năng tèo cao vì các bác không đủ thời gian thực hiện lại bài thi. Em thấy khi nhả côn mà xe bắt đầu chạy thì dừng lại không nhả tiếp. Khi xe chạy được khoảng 1-2m mới nhả côn tiếp. Em thực hiện như vậy không bao giờ bị chết máy dù xe yếu.
- Bài đi đường vuông góc khi gương xe qua điểm vuông góc là phải lấy lái thật nhanh. Kinh nghiệm của em là bỏ hẳn chân côn, chỉ tập trung vào lấy lái thật nhanh. Hồi mới tập em cũng rà côn cho xe chạy chậm lại để có thêm thời gian lấy lái nhưng em thấy không hiệu quả vì vừa lo chân côn, vừa lo lái nên lấy lái toàn bị chậm.
- Bài đi đường quanh co thì lấy lái phải đều và theo đúng nguyên tắc 'tiến bám lưng, lùi bám bụng'.
Chúc các bác thi tốt và sớm tự tin ra đường.
cảm ơn cụ nhé rất hữu ích
 

Gnut11

Xe máy
Biển số
OF-538025
Ngày cấp bằng
21/10/17
Số km
65
Động cơ
166,450 Mã lực
Tuổi
37
Cảm ơn nhiều thông tin chia sẻ.
 

sothatsu

Đi bộ
Biển số
OF-563514
Ngày cấp bằng
10/4/18
Số km
1
Động cơ
148,710 Mã lực
Tuổi
36
cho em bookmark nhờ nhé
 

thánh nổ

Xe hơi
Biển số
OF-415121
Ngày cấp bằng
7/4/16
Số km
124
Động cơ
223,250 Mã lực
Em vừa thi ngày 08/02/2018, đang chờ lấy bằng. Em thi tại Trung tâm của Trường PCCC trên Xuân Mai. Em xin chia sẻ một số kinh nghiệm/thông tin cho các bác chưa thi tham khảo (nếu có gì chưa đúng các bác đừng ném đá nhé).
1. Chi phí: 7.985k
- Lệ phí nộp trung tâm: 6.200k
- Hôm thi chứng chỉ (trên Xuân Mai): 100k
- Học xe chip 2 tiếng trước ngày thi (trên Xuân Mai): 700k (các bác lưu ý là giá thuê xe chíp có thay đổi các yếu tố sau: ngày thường hay ngày nghỉ, trong giờ hay ngoài giờ, trước hay không trước các đợt tổng ôn)
- Hôm thi cuối cùng (trên Xuân Mai): 985k trong đó
Nhận thẻ đeo (SBD): 100k
Thi luật: 90k lệ phí
Thi sa hình: 300k lệ phí
Thi đường trường: 160k lệ phí + 200k
Phí làm bằng PET: 135k
Chi phí thực tế của em là khoảng 8.300k.
2. Quá trình học
Thời gian học tiêu chuẩn là 8 buổi. Mỗi buổi hai học viên. Một bạn lái xe từ Khuất Duy Tiến lên bãi tập, một bạn lái về (coi như là đi đường trường). Trên sân mỗi học viên được tập khoảng hơn 1 tiếng. Khi học trên sân thầy ngồi cạnh và hướng dẫn mình kỹ thuật và các điểm mốc trên sân. Ngày học khá linh hoạt, mình rảnh hôm nào thì hẹn trước với thầy. Em thường tập vào ngày nghỉ vì còn bận đi làm. Tuy nhiên vào ngày nghỉ sân thường đông, thời gian tập thực tế sẽ bị ngắn lại do phải chờ các xe khác. Sân tập là sân cũ trên Xuân Mai, nghe nói trước đây là sân tổ chức thi. Sau khi thi em thấy về cơ bản không khác sân thi thật.
Thời gian tập thực tế của em với thầy chỉ là 7 buổi. Tuy nhiên em có hai buổi tự vác xe lên sân tập (70k/buổi). Do ngày thường sân vắng và một mình một xe nên thời gian tập 1 buổi của em chắc phải bằng 3 buổi của thầy. Hiệu quả chắc là sẽ không cao do không có thầy hướng dẫn.
Trước khi thi em tập 2h xe chíp trên sân thi thật, đi được khoảng 4 vòng. Khi tập xe chíp cũng có thầy của trung tâm (không phải ông thầy tập hàng ngày đâu nhé) ngồi cạnh hướng dẫn và chỉ cho mình các điểm mốc cần lưu ý. Các bác phải nhớ kỹ và làm đúng theo thì khả năng đỗ là chắc chắn. Trước khi vào tập xe chíp ông thầy em đã dặn tuyệt đối không nghe thầy xe chíp gạ gẫm giúp đỡ ngày thi vì không hiệu quả mà mất tiền oan (???). Thầy dạy xe chíp của em không nói gì đến vụ này nên em không biết thực tế thế nào.
Các bác muốn ôn thêm xe chíp cho chắc thì có thể nhờ thầy mua vé hộ, hoặc các bác có thể tự lên sân, mua vé tập. Muốn tiết kiệm xèng thì tránh ngày nghỉ và tránh các buổi tổng ôn trước các kỳ thi.
3. Một số kinh nghiệm
- Em thấy đi xe chíp dễ hơn đi xe thường đặc biệt với bài ghép xe ngang. Khi học các thầy đều nhấn mạnh là nhả côn phải từ từ để tránh chết máy. Xe chíp trên sân yếu và cũ nên có thể bác nhả côn chậm vẫn chết máy. Mỗi lần chết máy là trừ 5 điểm. Với bài leo dốc mà chết máy thì khả năng tèo cao vì các bác không đủ thời gian thực hiện lại bài thi. Em thấy khi nhả côn mà xe bắt đầu chạy thì dừng lại không nhả tiếp. Khi xe chạy được khoảng 1-2m mới nhả côn tiếp. Em thực hiện như vậy không bao giờ bị chết máy dù xe yếu.
- Bài đi đường vuông góc khi gương xe qua điểm vuông góc là phải lấy lái thật nhanh. Kinh nghiệm của em là bỏ hẳn chân côn, chỉ tập trung vào lấy lái thật nhanh. Hồi mới tập em cũng rà côn cho xe chạy chậm lại để có thêm thời gian lấy lái nhưng em thấy không hiệu quả vì vừa lo chân côn, vừa lo lái nên lấy lái toàn bị chậm.
- Bài đi đường quanh co thì lấy lái phải đều và theo đúng nguyên tắc 'tiến bám lưng, lùi bám bụng'.
Chúc các bác thi tốt và sớm tự tin ra đường.
cảm ơn chia sẻ của cụ
 

dungz3d

Xe hơi
Biển số
OF-458206
Ngày cấp bằng
2/10/16
Số km
100
Động cơ
205,100 Mã lực
Tuổi
33
Cảm ơn nhiều thông tin chia sẻ.
 

Phongfun

Đi bộ
Biển số
OF-519460
Ngày cấp bằng
3/7/17
Số km
3
Động cơ
176,730 Mã lực
Tuổi
38
Chào cccm ạ.e vừa thi lấy bằng xong.theo e thì kinh nghiệm thi bằng hay lái xe là không bao h được tâm lý ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top