10 mẹo khi lội nước

offroad

Xe buýt
Biển số
OF-4389
Ngày cấp bằng
24/4/07
Số km
964
Động cơ
558,828 Mã lực
em thấy khi đi offroad sợ nhất là lội nước, xe hay bị toi nhất !!!
Pù Luông này Tây Yên Tử này Trới này.....vv

em sưu tầm được cái này trên offroad.com và lược dịch để các bác tham khảo

=================

Đi off-road sớm hay muộn bạn cũng phải lội nước: suối, ngầm, sông, hồ, thậm chí biển. Đây là một thử thách khá khó khăn cho những tay offroader, vậy làm thế nào để vượt qua nước an toàn ??!!

1 - Ống thở - Đây là điều đầu tiên mà bạn nghĩ đến, ống thở nâng lên cao tránh cho nước đi vào đường gió và vào động cơ làm cong tay biên hay phá máy. Ống thở có thể tự làm bằng PVC, sắt, composit hay mua hàng làm sẵn bằng nhựa ABS (hãng ARB chuyên làm ống thở cho các loại xe). Lắp ống thở thường phải cắt 1 lỗ trên tai xe, do vậy nếu bạn không muốn đụng chạm hay e ngại việc cắt thân xe thì ống thở không dành cho bạn !! nếu không muốn lắp ống thở bạn có thể tìm cách đưa ống hút gió vào lên cao nhất có thể trong khoang máy

2 - Mỡ cách điện - Lắp ống thở thường làm bạn có suy nghĩ sai lầm rằng xe của bạn có thể lội nước vô tư !!! xe của bạn cần 3 thứ để chạy được: khí, nhiên liệu, điện. Ống thở giữ không cho nước vào khí, đường nhiện liệu phải được bọc kín và hệ thống đánh lửa cũng phải chịu được nước nữa. Bôi mỡ cách điện vào các dây cao áp, bọc kín và thông khí bộ chia điện sẽ giúp xe của bạn vượt qua nước an toàn.

3 - Máy dầu - Bạn không muốn dùng mỡ cách điện cho hệ thống cao áp !?? hãy mua chiếc xe máy dầu ! xe máy dầu chẳng cần tí điện nào, không bugi và dây cao áp, không bộ chia điện.....

4 - Kiểm tra trước - Nên kiểm tra trước khi quyết định lội xuống nước, nước có thể sâu quá hay có các chướng ngại vật nằm dưới nước mà bạn không nhìn thấy được. Chả có nghĩa lý gì khi ống thở của bạn cao 1m5 nhưng nước sâu đến 1m8 ! hay một hòn đá to sắc nhọn nằm sâu dưới nước có thể xé tan lốp xe của bạn ! Nên đi xuôi dòng, không chậm quá, cũng không nhanh quá !!

5 - Thông hơi - Bộ chia điện không phải là bộ phận duy nhất cần thông hơi. Cầu, vi sai, hộp số… đều có đường thông khí. Thông thường các hãng sản xuất lắp van kiểm tra vào lỗ thông hơi trước khi xuất xưởng. Bạn không thể bịt kín hoàn toàn lỗ này được vì khi xe chạy dầu và khí bên trong nóng lên nở ra và thổi bay cái nút đó. Khi xe đi vào nước, nước sẽ bị hút vào trong và lẫn vào dầu gây hư hại các bộ phận đó. Do đó hay đưa các lỗ thông hơi lên càng cao càng tốt. Một cách khác hiện đại hơn là lắp 1 cái ống thở giống kiểu đàn ắc-cóc-đi-ông (“accordion”) kín nhưng cho phép sự co giãn

6 - Quạt gió - Khi lội nước cánh quạt làm mát có thể bị cong do dòng nước và chém vào két nước làm thủng két. Nếu xe bạn có quạt điện, hãy đấu thêm 1 công tắc tắt/bật cho quạt điện vào trong ca bin, như vậy khi lội nước bạn chỉ cần ngồi trong xe và tắt công tắc quạt. Nếu xe của bạn vẫn dùng quạt cơ, hãy tháo dây cu roa trước khi xuống nước và khi qua bờ bên kia thì lắp dây cu roa vào

7 - Phanh – Khi lội nước xong nên đạp rà phanh nhẹ nhàng để làm bay hết nước còn lại trên phanh, phanh đĩa ít bị ảnh hưởng do nước hơn phanh tang trống, do vậy nếu bạn hay phải lội nuớc hãy thay phanh trống bằng phanh đĩa. Phanh đĩa nhẹ hơn, dễ bảo dưỡng hơn và tất nhiên phanh ăn hơn. Khi thay phanh đĩa bạn cần thay cả xi lanh tổng (master cylinder) do phanh đĩa thì cần nhiều dầu hơn.

8 - Chuẩn bị cho tình huống xấu - Trước khi lội nước hãy chuẩn bị sẵn sàng cho trường hợp bạn không sang được bờ bên kia. Móc sẵn cáp vào xe (hoặc móc tời sẵn) như vậy khi xe bị chết giữa dòng nước bạn có thể nhanh chóng kéo xe lên ngay khỏi nước vì xe bị ngâm càng lâu dưới nước càng dễ hỏng hóc nhiều bộ phận hay hỏng nội thất

9 - Đừng hoảng sợ - khi xe bị chết máy dưới nước đừng hoảng sợ, xe thường chết máy trước khi bị hỏng hóc, đừng cố nổ máy khi ngập nước vì có thể làm cong tay biên. Nếu xe bạn là số sàn đừng đạp côn vì như vậy sẽ làm nước sẽ vào trong khoảng giữa lá ép và đĩa côn và làm trượt côn. Khi kéo xe ra khỏi nuớc, phải tháo bugi, khởi động vài lần để tống nước ra khỏi động cơ. Nếu động cơ vẫn không nổ, xịt 1 ít dầu WD-40 vào trong bộ chia điện

10 - Kiểm tra dầu – Sau khi ra khỏi nước hãy kiểm tra tất cả các loại dầu để đảm bảo là nước không vào dầu, nước không phải là chất bôi trơn tốt cho nên có thể làm hỏng cầu, hộp số, động cơ. Tốt nhất là khi về đến nhà nên thay hết dầu như vậy tránh cho bạn nguy cơ bị hỏng các bộ phận quan trọng của xe. Vòng bi bánh xe, khoá hub dễ bị hỏng khi đi qua nước

=========================

Chúc các bác tham gia offroad lội nước an toàn !!!!!
 

Mô kích 50

Xe tải
Biển số
OF-11921
Ngày cấp bằng
6/12/07
Số km
485
Động cơ
532,912 Mã lực
cảm ơn bác nhiều lắm. Tuy em chưa bao giờ dc lội nước nhưng cái này cũng là 1 kinh nghiệm quý báu, e save vào máy e rồi:41:
 

DUC_REDSKINS

Xe tải
Biển số
OF-104
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
398
Động cơ
585,080 Mã lực
thế thêm mẹo lùi ngược có được không bác , nếu suối không có hủm nhưng nước ngập sâu mà với loại xe như BJ hoặc xe nào có thể mở được cửa hậu đổ xuống dưới thì mở hạ luôn cửa đó xuống làm tấm giãn nước ( tất nhiên cứ cẩn thận là nới tháo dây cu roa của quạt ra )
 

saigonvw

Xe tăng
Biển số
OF-442
Ngày cấp bằng
21/6/06
Số km
1,210
Động cơ
591,710 Mã lực
thế thêm mẹo lùi ngược có được không bác , nếu suối không có hủm nhưng nước ngập sâu mà với loại xe như BJ hoặc xe nào có thể mở được cửa hậu đổ xuống dưới thì mở hạ luôn cửa đó xuống làm tấm giãn nước ( tất nhiên cứ cẩn thận là nới tháo dây cu roa của quạt ra )
Về nguyên tắc phải tháo dây Cu-roa ra khi bắt đầu ngập 1/3 cánh quạt . Cẩn thận hơn thì kiếm một bộ đầu cánh quạt "chống ngập nươc," khi lâm sự thì rút một cái chốt ra. Máy nổ - trục cơ quay nhưng cánh quạt vẫn đứng im - thế mới tài:P
 

NAM VŨ

Xe container
Biển số
OF-77
Ngày cấp bằng
24/5/06
Số km
7,576
Động cơ
657,401 Mã lực
Nơi ở
Quận/Huyện
Website
www.namvu.com.vn
Sáng nay đọc cái bài này quá chuẩn luôn, áp dụng thử xem các bác tài này đi đúng hay sai nhé. Ảnh của cụ Sơn Rách ạ.


Trooper: sai rồi.


Captiva: Đi chuẩn phết,
 

Tùng0937444444

Xe tải
Biển số
OF-13652
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
436
Động cơ
522,060 Mã lực
Nơi ở
Số 10 cụm dân cư 810 - Vĩnh Quỳnh - Thanh Trì - Hà
Website
www.canthuexe.com
em thấy khi đi offroad sợ nhất là lội nước, xe hay bị toi nhất !!!
Pù Luông này Tây Yên Tử này Trới này.....vv

em sưu tầm được cái này trên offroad.com và lược dịch để các bác tham khảo

=================

Đi off-road sớm hay muộn bạn cũng phải lội nước: suối, ngầm, sông, hồ, thậm chí biển. Đây là một thử thách khá khó khăn cho những tay offroader, vậy làm thế nào để vượt qua nước an toàn ??!!

1 - Ống thở - Đây là điều đầu tiên mà bạn nghĩ đến, ống thở nâng lên cao tránh cho nước đi vào đường gió và vào động cơ làm cong tay biên hay phá máy. Ống thở có thể tự làm bằng PVC, sắt, composit hay mua hàng làm sẵn bằng nhựa ABS (hãng ARB chuyên làm ống thở cho các loại xe). Lắp ống thở thường phải cắt 1 lỗ trên tai xe, do vậy nếu bạn không muốn đụng chạm hay e ngại việc cắt thân xe thì ống thở không dành cho bạn !! nếu không muốn lắp ống thở bạn có thể tìm cách đưa ống hút gió vào lên cao nhất có thể trong khoang máy

2 - Mỡ cách điện - Lắp ống thở thường làm bạn có suy nghĩ sai lầm rằng xe của bạn có thể lội nước vô tư !!! xe của bạn cần 3 thứ để chạy được: khí, nhiên liệu, điện. Ống thở giữ không cho nước vào khí, đường nhiện liệu phải được bọc kín và hệ thống đánh lửa cũng phải chịu được nước nữa. Bôi mỡ cách điện vào các dây cao áp, bọc kín và thông khí bộ chia điện sẽ giúp xe của bạn vượt qua nước an toàn.

3 - Máy dầu - Bạn không muốn dùng mỡ cách điện cho hệ thống cao áp !?? hãy mua chiếc xe máy dầu ! xe máy dầu chẳng cần tí điện nào, không bugi và dây cao áp, không bộ chia điện.....

4 - Kiểm tra trước - Nên kiểm tra trước khi quyết định lội xuống nước, nước có thể sâu quá hay có các chướng ngại vật nằm dưới nước mà bạn không nhìn thấy được. Chả có nghĩa lý gì khi ống thở của bạn cao 1m5 nhưng nước sâu đến 1m8 ! hay một hòn đá to sắc nhọn nằm sâu dưới nước có thể xé tan lốp xe của bạn ! Nên đi xuôi dòng, không chậm quá, cũng không nhanh quá !!

5 - Thông hơi - Bộ chia điện không phải là bộ phận duy nhất cần thông hơi. Cầu, vi sai, hộp số… đều có đường thông khí. Thông thường các hãng sản xuất lắp van kiểm tra vào lỗ thông hơi trước khi xuất xưởng. Bạn không thể bịt kín hoàn toàn lỗ này được vì khi xe chạy dầu và khí bên trong nóng lên nở ra và thổi bay cái nút đó. Khi xe đi vào nước, nước sẽ bị hút vào trong và lẫn vào dầu gây hư hại các bộ phận đó. Do đó hay đưa các lỗ thông hơi lên càng cao càng tốt. Một cách khác hiện đại hơn là lắp 1 cái ống thở giống kiểu đàn ắc-cóc-đi-ông (“accordion”) kín nhưng cho phép sự co giãn

6 - Quạt gió - Khi lội nước cánh quạt làm mát có thể bị cong do dòng nước và chém vào két nước làm thủng két. Nếu xe bạn có quạt điện, hãy đấu thêm 1 công tắc tắt/bật cho quạt điện vào trong ca bin, như vậy khi lội nước bạn chỉ cần ngồi trong xe và tắt công tắc quạt. Nếu xe của bạn vẫn dùng quạt cơ, hãy tháo dây cu roa trước khi xuống nước và khi qua bờ bên kia thì lắp dây cu roa vào

7 - Phanh – Khi lội nước xong nên đạp rà phanh nhẹ nhàng để làm bay hết nước còn lại trên phanh, phanh đĩa ít bị ảnh hưởng do nước hơn phanh tang trống, do vậy nếu bạn hay phải lội nuớc hãy thay phanh trống bằng phanh đĩa. Phanh đĩa nhẹ hơn, dễ bảo dưỡng hơn và tất nhiên phanh ăn hơn. Khi thay phanh đĩa bạn cần thay cả xi lanh tổng (master cylinder) do phanh đĩa thì cần nhiều dầu hơn.

8 - Chuẩn bị cho tình huống xấu - Trước khi lội nước hãy chuẩn bị sẵn sàng cho trường hợp bạn không sang được bờ bên kia. Móc sẵn cáp vào xe (hoặc móc tời sẵn) như vậy khi xe bị chết giữa dòng nước bạn có thể nhanh chóng kéo xe lên ngay khỏi nước vì xe bị ngâm càng lâu dưới nước càng dễ hỏng hóc nhiều bộ phận hay hỏng nội thất

9 - Đừng hoảng sợ - khi xe bị chết máy dưới nước đừng hoảng sợ, xe thường chết máy trước khi bị hỏng hóc, đừng cố nổ máy khi ngập nước vì có thể làm cong tay biên. Nếu xe bạn là số sàn đừng đạp côn vì như vậy sẽ làm nước sẽ vào trong khoảng giữa lá ép và đĩa côn và làm trượt côn. Khi kéo xe ra khỏi nuớc, phải tháo bugi, khởi động vài lần để tống nước ra khỏi động cơ. Nếu động cơ vẫn không nổ, xịt 1 ít dầu WD-40 vào trong bộ chia điện

10 - Kiểm tra dầu – Sau khi ra khỏi nước hãy kiểm tra tất cả các loại dầu để đảm bảo là nước không vào dầu, nước không phải là chất bôi trơn tốt cho nên có thể làm hỏng cầu, hộp số, động cơ. Tốt nhất là khi về đến nhà nên thay hết dầu như vậy tránh cho bạn nguy cơ bị hỏng các bộ phận quan trọng của xe. Vòng bi bánh xe, khoá hub dễ bị hỏng khi đi qua nước

=========================

Chúc các bác tham gia offroad lội nước an toàn !!!!!
cảm ơn bác xe em hôm nay cũng được bơi ở hà nội , không khác gì offroad bác ợ
 

loinuoc

Xe tăng
Biển số
OF-23122
Ngày cấp bằng
29/10/08
Số km
1,573
Động cơ
829,773 Mã lực
Kinh nghiệm rất hay và thực tế cho thủ đô ta :6:
 

offroad

Xe buýt
Biển số
OF-4389
Ngày cấp bằng
24/4/07
Số km
964
Động cơ
558,828 Mã lực
hi hi.... em pót bài để các bác chuẩn bị khi đi offroad, ai ngờ lại được off giữa Hà Lội !! :21:
 

hungpv

Xe máy
Biển số
OF-9220
Ngày cấp bằng
4/9/07
Số km
66
Động cơ
536,360 Mã lực
bác pot bài này chuẩn quá, đúng hôm Hà Nội lội
 

buloonggi

Xe điện
Biển số
OF-2115
Ngày cấp bằng
24/10/06
Số km
3,849
Động cơ
605,615 Mã lực
Nơi ở
chỗ các cụ vẫn gọi em đi nhậu ấy (b)
Hôm nay không thấy vàng anh hay 4runner hay Supreme chân chóa chạy ra offroad giữa lòng hà lội nhể :D
 

offroad

Xe buýt
Biển số
OF-4389
Ngày cấp bằng
24/4/07
Số km
964
Động cơ
558,828 Mã lực
em đi Thụy Khuê-Phan Đình Phùng-Bờ Hồ mà chả thấy ngập gì cả, 8h40 đã có mặt ở vp roài....
 

BMWHOLIDAY

Xe buýt
Biển số
OF-10307
Ngày cấp bằng
28/9/07
Số km
503
Động cơ
538,330 Mã lực
Hôm nay các bác tha hồ mà thực hành kỹ thuật lội nước của bác chủ thớt nhá :), cảm ơn bác quá cơ (b)
 

gunsscodoc

Xe đạp
Biển số
OF-14503
Ngày cấp bằng
3/4/08
Số km
22
Động cơ
514,720 Mã lực
rất hữu ích. Thử ngay mới được. thank pac
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
em đi Thụy Khuê-Phan Đình Phùng-Bờ Hồ mà chả thấy ngập gì cả, 8h40 đã có mặt ở vp roài....
Sáng thì chưa thể ngập rộng được.
Nhưng tới trưa thì chỗ nào mà chẳng ngập.
Chỗ trường Trưng Vương nước ngập đến đầu gối. Xe tắc hơn nửa đoạn phố.
5h chiều em còn bị chết, phải dắt bộ lội nước cống mất 100m chỗ cửa Tổng hợp (em chạy xe 2b, cq nó không cho lính dắt 4b vào. Mother chúng nó chứ):'(:'(:'(
May sau đó đề lại được ngay. Kéo le chạy tốt
Quanh Bờ hồ thì ngập kinh dị. Em phải lúc chạy giữa đường, lúc nhót lên hè.
 

matiz Joy

Xe hơi
Biển số
OF-19691
Ngày cấp bằng
8/8/08
Số km
106
Động cơ
502,840 Mã lực
Thấy nước em sợ lắm, tim đập chân run ngay.
Chiều nay em phải chờ, chờ mãi thấy một bác xe 24 chỗ ầm ầm phi qua chỗ lội ở khu Mỹ Đình, em bám đít theo sau nhờ bác ấy rẽ nước. Qua ngon chỗ lội!
Các bác cho em hỏi tý: Cứ đi lội nhiều là phải thay dầu xe hay chết máy mới phải thay dầu ạ? Em vừa thay dầu và bảo dưỡng giờ đi cả ngày mưa lội vẫn chạy ngon thì có phải thay dầu nữa không?
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
em đi Thụy Khuê-Phan Đình Phùng-Bờ Hồ mà chả thấy ngập gì cả, 8h40 đã có mặt ở vp roài....
Em vừa ở ngoài đường về.
Cái Thụy khuê nhà cụ giờ này thành con sông rồi.
Xe tải còn đậu chờ đầy trước cổng trường CVA để hòng nước rút còn vào.
Cái ao HK thì phình to gần bằng cái hồ Tây rồi cụ nha.
 

gaz69

Xe điện
Biển số
OF-1685
Ngày cấp bằng
24/9/06
Số km
3,287
Động cơ
603,070 Mã lực
Tuổi
50
Website
www.autopart.vn
Hôm nay em chạy Santa Fe ầm ầm,chưa thấy gì:41:Suy ra xe ngon phết,cổ hút sát nắp ca-pô.
Hơi buồn là nhận được 3 phát điện thoại của 3 ông bạn hỏng xe:'(
Kểu này muốn đi được ở HN phải tập offroad hết các bác ạ:6:
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top