[Funland] 60 năm trước đây, 2/11/1963, những giờ phút cuối cùng của chế độ Ngô Đình Diệm

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,240
Động cơ
1,074,999 Mã lực
Sáng 9/5, các nhà báo sau khi dự buổi hành quyết Phan Quang Đông tại Huế thì vội vàng ra máy bay về Sài Gòn.
Buổi tử hình Phan Quang Đông diễn ra rất ghê rợn. Vợ Phan Quang Đông đang bụng mang dạ chửa sắp đến tháng đẻ, đã ngất lịm ngay tại pháp trường khi chứng kiến cảnh chồng bị trói vào cọc
+++++…
Sau khi làm các thủ tục về giấy tờ, Các nhà báo có mặt ở Bộ Thông tin từ lúc 14h. Và được đưa tất cả lên chiếc xe 18 chỗ đi vào Khám Chí Hòa. Tới cổng khám, ở trạm gác thứ nhất, nhân viên yêu cầu khám xét hành lý và thu giữ lại tất cả máy ảnh. Chụp ảnh buổi hành quyết chỉ có 3 người của Bộ Thông tin và nhân viên của an ninh quân đội. Sau đó các nhà báo được dẫn ra một sân rộng đầy cỏ cây hoang dại và có chôn sẵn một chiếc cột gỗ và trường bắn nằm gần một ngôi chùa nhỏ.
Ngô Đình Cẩn (7).jpg

8-5-1964, một ngày trước khi bị xử tử, Linh mục Jean Baptiste Lê Văn Thi gặp Ngô Đình Cẩn đế làm lễ rước minh Thánh Chúa an ủi người sắp chết
 

xedieu

Xe cút kít
Biển số
OF-24289
Ngày cấp bằng
17/11/08
Số km
16,127
Động cơ
528,585 Mã lực
Nơi ở
VTC1
Ngô Đình Cẩn không đứng được nên được toà cho ngồi trước vành móng ngựa. Kể ra tướng Nguyễn Khánh cũng là kẻ khá thâm nên đã đưa những người mà trước đây đã từng ra luồn vào cúi Ngô Đình Cẩn, chịu ơn mưa móc gia đình họ Ngô như Đặng Văn Quang tham gia phiên toà xét xử. Trưởng lý Nguyễn Văn Đức đã buộc tội Cẩn là ra lệnh cho các công an viên bắt cóc, tống tiền thủ tiêu nạn nhân...
Còn trong bài bào chữa của mình, luật sư Quan yêu cầu phải đưa ra những hồ sơ, công văn chứng minh rằng Ngô Đình Cẩn đã chỉ huy đội ngũ tay chân thực hiện những vụ tàn sát người vô tội. Với một số người được gọi ra toà với tư cách nhân chứng thì ông luật sư Quan nói thẳng thừng: “Những người được gọi là nhân chứng đây, họ là ai? Họ là những nhân viên công an bị dính líu trong vụ bắt gián điệp Pháp. Rồi để chạy tội cho chính mình, dĩ nhiên họ phải đổ lỗi cho sự quyền uy của anh em tổng thống, và họ đã phải làm những gì họ đã làm để tránh cho được bản án... Mấy nhân chứng này là những người tráo trở, lật lọng quý toà không thể tin vào lời nói của họ được, họ đã từng khúm núm xưng con với người đang bị xét xử đây, họ đã từng nịnh bợ đủ cách để xin xỏ ân huệ. Ngày xưa họ luồn cúi bao nhiêu thì sau cuộc đảo chính họ càng a dua mạt sát, chà đạp những người cũ để mong khoả lấp quá khứ gian nịnh và lập công với chế độ mới…”..
Rồi luật sư Quan cảm thán: “Âu cũng là thói đời đen bạc, lắm kẻ đua nhau phù thịnh, mấy ai đã dám phù suy... sự bội nghĩa của họ tồi tệ đến nỗi khiến họ mặc cảm đối với bị cáo. Trong phòng xử này mỗi lần chạm phải cái nhìn hờn trách của ông Cẩn, họ đã phải hổ thẹn, quay mặt đi chỗ khác. Vậy lời khai của những người gọi là nhân chứng này, lời khai của những người tráo trở, vong ân, bội nghĩa muốn đổ trách nhiệm cho ông Cẩn để mong thoát khỏi số phận như của Phan Quang Đông - lời khai đó có tin được hay không? Hỏi tức là trả lời. Tóm lại với danh vị cố vấn chỉ đạo, ông Cẩn chỉ có quyền cho ý kiến về đường lối chính trị. Và đó chỉ là ý kiến, không có hiệu lực ràng buộc gì hết. Do đó, nếu chủ trương như ông Ủy viên chính phủ đã nói rằng, ông Cẩn ra lệnh cho công an viên bắt bớ, giam cầm, tra tấn, tống tiền, bức tử nạn nhân tức là đi ngược lại văn từ phân minh…”.. Rồi luật sư xin quý toà tuyên tha bổng cho bị can.
Tuy nhiên, khi ra ngoài phiên toà, luật sư Quan nói với các nhà báo rằng: “Tôi thừa biết không bao giờ có một bản án tha cho Ngô Đình Cẩn”. Còn Ngô Đình Cẩn khi được nói trước toà lần cuối đã thong thả khẳng định rằng mình vô tội, vì mình không có quyền để ra lệnh cho các công an viên làm những việc phi pháp. Ngô Đình Cẩn không van xin cầu khẩn nửa lời. Phiên toà hôm đó xét xử từ sớm cho đến đêm khuya đã tuyên án xử tử Ngô Đình Cẩn. Khi toà tuyên án xong, hai cảnh sát xốc nách đưa ông Cẩn ra xe về Khám Chí Hoà. Trước khi lên xe ông Cẩn còn ngoái lại nhìn luật sư Quan như muốn nói lời cảm ơn.
Ngay hôm sau, luật sư Quan đã làm một đơn xin ân xá mang vào Khám Chí Hoà cho ông Cẩn, vì luật sư nghĩ rằng còn nước thì cứ tát. Sau này, luật sư Quan thuật lại cuộc gặp gỡ với Ngô Đình Cẩn như sau: “Khi nói chuyện với tôi, ông Cẩn vẫn bình tĩnh. Ông nắm tay tôi và nói rằng, tôi không ngờ luật sư biết trước rằng sẽ thua mà vẫn tận tâm và can trường biện hộ cho tôi suốt mấy tiếng đồng hồ. Cám ơn luật sư lắm. Luật sư đã nói giùm tôi sự tức giận của tôi đối với bọn vong ân phản phúc, như vậy tôi cũng mãn nguyện lắm rồi”.
Ngô Đình Cẩn đọc lại lá đơn xin ân xá do luật sư Quan thảo và dứt khoát không chịu ký vì biết cũng vô ích mà thôi. Nhưng luật sư Quan để hoàn thành nhiệm vụ biện hộ của một luật sư cho thân chủ đã cố gắng thuyết phục Ngô Đình Cẩn ký vào lá đơn
Luật sư Quang hay Quan, xử 16/4 hay 20/4, chánh án Đặng Văn Quang hay Lê Văn Thu? Em thấy 2 post trước sau lệch nhau mấy thông tin nhỏ này.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,240
Động cơ
1,074,999 Mã lực
5h chiều, các thủ tục cho buổi hành quyết Ngô Đình Cẩn được bắt đầu tại phòng làm việc của trung tá Phạm Văn Luyện, Quản đốc Khám Chí Hòa. Những người có mặt tại đây là đại tá Trang Văn Chính, Giám đốc cảnh sát đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn; thiếu tá Nguyễn Văn Đức, Chưởng lý Tòa án quân sự; bà cả Lễ là chị ruột Ngô Đình Cẩn; luật sư Võ Văn Quan và một số người khác nữa. Đoàn người đến thẳng phòng giam của Ngô Đình Cẩn và lặng lẽ bước vào.
Nghe tiếng giày, Ngô Đình Cẩn đang nằm trên giường hé mắt nhìn rồi khép lại, miệng lầm rầm cầu nguyện cùng với một vị linh mục đứng cạnh giường đọc kinh. Bóng đèn điện từ trên trần nhà tỏa sáng một màu ánh sáng vàng vọt, thê lương. Thiếu tá Đức đến bên giường, đọc bản bác đơn xin ân xá của Ngô Đình Cẩn. Khi Nguyễn Văn Đức đọc xong, luật sư Quan đến bên ông Cẩn nắm lấy hai bàn tay. Tay Ngô Đình Cẩn nóng hổi, mặt ửng hồng và rõ ràng đang sốt rất cao.
Luật sư Quan cố gượng nói: “Thôi ông cố vấn đừng quá đau buồn. Trên cõi đời này dù sớm hay muộn rồi ai cũng phải ra đi”. Ngô Đình Cẩn điềm tĩnh: “Luật sư đừng có buồn cho tôi. Tôi đi theo mấy ông anh của tôi. Tôi trở về với Chúa. Tôi không sợ chết đâu. Nhưng tôi lo cho luật sư, lúc cãi cho tôi, luật sư có đụng chạm tới họ. Không biết luật sư ở lại có bị họ làm khó dễ hay không”. Luật sư Quan ứa nước mắt: “Không sao đâu, ông cố vấn đừng lo cho tôi. Xin cầu chúc ông cố vấn được vào nước Chúa”.
Thủ tục tiếp theo là vị linh mục làm lễ và cầu nguyện cùng ông Cẩn. Khi được nói lời cuối cùng là tử tội có xin ân huệ gì không thì Ngô Đình Cẩn xin rằng được quyền mặc quần trắng, áo dài đen vì ông muốn được chết trong bộ “quốc phục” Việt Nam (ngày ấy chính quyền Ngô Đình Diệm quy định “quốc phục” của Việt Nam Cộng hòa là quần trắng, áo dài đen, đội khăn xếp). Hơn nữa ông Cẩn cũng muốn mặc bộ này đó là vì chiếc áo được thân mẫu may cho khi còn ở Huế. Rồi ông cũng nói với mọi người là ông tha thứ cho những người đã giết ông.
Yêu cầu của Ngô Đình Cẩn được đáp ứng, những viên cai ngục giúp ông thay quần áo. Rồi thiếu tá Nguyễn Văn Đức ra lệnh cho 2 nhân viên xốc nách dìu ông Cẩn ra khỏi phòng giam và xuống cầu thang. Vì Ngô Đình Cẩn không thể đi được, nên người ta phải đặt ông lên một chiếc băng ca và đẩy đi suốt hành lang này qua hành lang khác. Ra khỏi khu “lò bát quái”, Ngô Đình Cẩn được chuyển sang một băng ca khác do 4 người cai ngục khiêng, chiếc băng ca được khiêng ra giữa sân có cắm một chiếc cọc thì cả đoàn người dừng lại…
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,240
Động cơ
1,074,999 Mã lực
Luật sư Quang hay Quan, xử 16/4 hay 20/4, chánh án Đặng Văn Quang hay Lê Văn Thu? Em thấy 2 post trước sau lệch nhau mấy thông tin nhỏ này.
Mỗi ông tả một kiểu cụ ạ
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,115
Động cơ
244,011 Mã lực
Lần đầu biết rõ câu chuyện ở góc nhìn khác. Vô cùng cảm tạ cụ Ngao5
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,240
Động cơ
1,074,999 Mã lực
Thiếu tá Đức ra lệnh cho đám cai tù xốc nách đỡ Ngô Đình Cẩn dậy, dìu ra cột. Khi Cẩn được dìu tới cột gỗ thì một người lính trong đội hành quyết nói nhỏ với Cẩn là xin phép được trói hai tay ra đằng sau, hai tay được đặt lên một thanh ngang giống như cây thánh giá mục đích là để người bị tử hình không tụt được xuống. Một người lính cai ngục lấy chiếc khăn đen bịt mắt tử tội thì Ngô Đình Cẩn lắc đầu liên tục và nói: “Tôi không chịu bịt mắt. Tôi không sợ chết”. Nhưng người ta vẫn buộc khăn vào một cách vụng về, vì vậy không chỉ bịt mắt mà bịt gần hết khuôn mặt ông Cẩn.
Đội hành quyết có 10 người và đội mũ lính quân cảnh có in 2 chữ MP, chia làm 2 hàng. Hàng trước 5 người quỳ, hàng sau 5 người đứng. Trong 10 người thì có 1 người được sử dụng khẩu súng mà trong đó lắp 1 viên đạn mã tử (không có đầu đạn mà chỉ bịt giấy). Đúng 18h20, phút hành quyết đã tới, Nguyễn Văn Đức giơ tay ra lệnh thi hành. Viên sĩ quan chỉ huy đội hành quyết hô lớn: “Bắn!”. Một loạt súng nổ, Ngô Đình Cẩn giũ người xuống ngay lập tức. Máu từ trên ngực chảy loang xuống chiếc quần trắng. Ngay sau đó viên chỉ huy đội hành quyết chạy đến gí khẩu súng colt 12 ly vào tai Ngô Đình Cẩn và bắn phát ân huệ. Bác sĩ pháp y chạy ra dùng ống nghe gí vào ngực Ngô Đình Cẩn nghe ngóng, vạch mắt ra xem, rồi quay lại gật gật đầu ra ý là Ngô Đình Cẩn đã chết.
zzz.jpg

Trung tá Luyện, Quản đốc Khám Chí Hòa ra lệnh cho mấy viên cai ngục cởi trói hạ xác Ngô Đình Cẩn đặt vào băng ca rồi khiêng vào Khám Chí Hòa để khâm liệm và cho thân nhân nhận xác mang về chôn cất. Xác Ngô Đình Cẩn được đưa về an táng tại nghĩa trang chùa Phổ Quang, tức nghĩa trang Bắc Việt Tương Tế gần sân bay Tân Sân Nhất.
Sở sĩ gia đình an táng Ngô Đình Cẩn tại đây là vì Thượng tọa Thích Chí Dũng là người thân quen với gia đình họ Ngô. Sau năm 1975, khi quy hoạch lại TP HCM nghĩa trang Bắc Việt Tương Tế ở chùa Phổ Quang được di dời về Lái Thiêu. Mộ Ngô Đình Cẩn cũng được đưa về đó nằm cạnh mộ của thân mẫu và 2 người anh là Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu
 

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
11,275
Động cơ
299,376 Mã lực
Bản khai của thiếu tá Nhung em thấy k logic như góc nhìn của tướng thu
 

DurexXL

Tháo bánh
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,003
Động cơ
562,608 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
... Luật sư Quan bối rối: “Thật sự tôi có giúp được gì cho ông đâu, họ vẫn xử tối đa”. Ông Cẩn khẽ lắc đầu, gượng cười: “Vấn đề không phải ở đó. Viết mấy chữ này, tôi muốn tỏ lòng tri ân đối với người luật sư không từng quen biết, nhưng đã tận tình và can đảm nói lên giữa phiên tòa những gì tôi muốn nói”.
Đây là "Giá trị thù lao" vô giá trong sự nghiệp của 1 người Luật sư chân chính: Sự ghi nhận của Thân chủ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,240
Động cơ
1,074,999 Mã lực
Ngô Đình Diệm và gia đình (7).jpg

Anh em Ngô Đình Cẩn trong ngày mừng thọ bà Anna Phạm Thị Thân
Huế, tháng 9-1963, trái sang phải: Ngõ Đình Lệ Thuỷ 17 tuồi, Trần Lệ Xuân, Ngô Đình Thục. Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Diệm, Ngô Đinh Trác. Hàng trước: Ngõ Đình Quỳnh, Ngô Đình Lệ Quyên
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,240
Động cơ
1,074,999 Mã lực
Ngô Đình Diệm và gia đình (18).jpg

Ngô Đình Nhu (trái), Ngô Đình Cẩn (áo trắng, đeo kính) thập niên 1950
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,240
Động cơ
1,074,999 Mã lực
Ngô Đình Cẩn (1).jpg

16-4-1964 – phiên khai mạc Toà án quân sự đặc biệt ở Sài gòn để xét xử Ngô Đình Cẩn
Ngô Đình Cẩn (2).jpg

16-4-1964 – Ngô Đình Cẩn bị giải ra Toà án quân sự đặc biệt ở Sài gòn để xét xử trong ngày khai mạc
Ngô Đình Cẩn (3).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,240
Động cơ
1,074,999 Mã lực
Ngô Đình Cẩn (4).jpg

Ngô Đình Cẩn bị Toà án Quân sự Đặc biệt kết án tử hình ngày 22-4-1964
Ngô Đình Cẩn (5).jpg

Ngô Đình Cẩn chụp ngày 22-4-1964 hai tuần trước khi bị xử tử (hôm 9/5/1964)
Ngô Đình Cẩn (5b).jpg

Ngô Đình Cẩn chụp ngày 22-4-1964 hai tuần trước khi bị xử tử (hôm 9/5/1964)
Ngô Đình Cẩn (5a).jpg
 

Aids

Xe điện
Biển số
OF-5596
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
2,083
Động cơ
567,696 Mã lực
Bà Trần Lệ Xuân và ông Bảo Đại sau khi rời khỏi Vn . họ không quay về Vn lần nào nhỉ . mặc dù sau 1975 em thấy họ cũng không hề nói xấu gì chính quyền cả . không rõ họ có ý định về Vn dù chỉ 1 lần hay phía ta cũng không muốn họ về nhỉ . có bác nào tinh thông vụ này thì share .
Ông Bảo Đại thì có nhận lời về VN nhân có cuộc đại hội cộng đồng Pháp ngữ tại Hà Nội. Chưa kịp về dự thì mất
 

alongcamepolly

Xe lăn
Biển số
OF-24452
Ngày cấp bằng
19/11/08
Số km
10,785
Động cơ
852,269 Mã lực
Nơi ở
mọi nơi có thể
Thời điểm 199x đầu này, theo em nhớ quan hệ VN - Đài Loan khá ấm, còn hơn hiện nay
Lúc đó liên doanh xe máy VMEP (SYM sau này) còn tặng cho CSGT dàn bồ câu trắng Bonus MB125A mà
Vì thời điểm đó mình còn bòm với hàng xóm mà cụ!
 

Bito9999

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-796154
Ngày cấp bằng
9/11/21
Số km
1,270
Động cơ
59,902 Mã lực
Các cụ ngày xưa công nhận giỏi thật, còn trẻ mà làm được nhiều việc lớn, như nhạc sĩ Văn Cao mới 17-18 tuổi đã sáng tác bài Thiên Thai...
Thời loạn nên nhiều cơ hội cho người trẻ rất trẻ
Như cách mạng pháp nên mọc ra ô Napoleon mới 24 tuổi đã làm thiếu tướng, khoảng 30 tuổi hơn đã tự lên ngôi hoàng đế và đánh tung hoành khắp châu Âu
 

ly trà đá

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-838991
Ngày cấp bằng
21/8/23
Số km
498
Động cơ
23,787 Mã lực
Tuổi
56
Kể ra triều đại họ Ngô kết thúc cũng không ra gì..thôi thì âu cũng là cái liễn
 

cairong_2011

Xe container
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
8,708
Động cơ
475,830 Mã lực
Em thấy viết về TLX có cuốn Quyền lực bà Rồng (có in và bán ở VN). Em định mua nhưng ko rõ có gì hay không ?
Gần đây thấy nói đến quyển Viên sỏi trắng, do TLX viết bằng tiếng Pháp sau được dịch ra tiếng Việt, nhưng chỉ bán ở NN nên ở VN chắc ko có
 

nhatthang

Xe tăng
Biển số
OF-89510
Ngày cấp bằng
23/3/11
Số km
1,486
Động cơ
-54,416 Mã lực
Em thấy viết về TLX có cuốn Quyền lực bà Rồng (có in và bán ở VN). Em định mua nhưng ko rõ có gì hay không ?
Gần đây thấy nói đến quyển Viên sỏi trắng, do TLX viết bằng tiếng Pháp sau được dịch ra tiếng Việt, nhưng chỉ bán ở NN nên ở VN chắc ko có
Cuốn quyền lực bà rồng, đọc cũng được cụ ạ.
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
6,877
Động cơ
65,616 Mã lực
Thiết kế xe M113 là cái thùng kim loại, không có vách ngăn khoang lái và khoang lính, vậy mà từ ngày đó đến nay chỉ có bút lục, văn bản, các thể loại hồi ký nọ kia xoay quanh Đại úy Nhung, vậy chứ Người lái chiếc xe M113 đó đâu? Đây mới là nhân chứng chứng kiến full story vụ việc

IMG_2300w.png
13266_eng_main_-_Copy_3_1.jpg
Có thể những người lính lái xe M113 hôm ấy cũng không tồn tại đến hết cuộc chiến.
Chắc bạn lái xe đó ngồi nhô cao đầu ngoài thân xe rồi, do chạy trong nội đô, cần quan sát nhiều, lại đang hành tiến đội hình đặc biệt, nhiều tướng tá chỉ huy ra hiệu, cần tuân theo.

Rất nhiều nguồn kể về cái chết của cụ DIệm, cụ Nhu, nhưng có mấy chi tiết thì khá khớp:
- Đoàn xe có tấp vào Tổng Nha Cảnh sát (dưới sự chỉ huy của đại tá Lắm), hai cụ bị trói và tra tấn là thời gian này (khoảng 20 phút);
- Khi rời Tổng Nha trở về Bộ TTM, đoàn xe có dừng lại hai lần, một lần có xe của tướng Mai Hữu Xuân ngược chiều, tướng Xuân có ra hiệu hai ngón tay, ra hiệu động tác bóp cò cho đại uý Nhung, lần hai do gặp tàu hoả chạy ngang đường
- Tiếng súng nổ là thời điểm đang chờ tầu hoả.

những tình tiết không đc kiểm chứng, hoặc không khớp nhau:
- Thời điểm cụ Nhu bị đâm nhiều nhát ?
- Việc tra tấn trong tổng nha nhằm tìm kiếm thông tin gì ?
- Nhóm binh linh trên xe M113 bị đuổi xuống ở thời điểm nào
- Sự tham gia của đại uý (thiếu tá ?) Dương Hiếu Nghĩa
EM cũng đọc bài này của một cựu binh là một người lính trong đoàn xe đưa ông Diệm Nhu từ nhà thờ Cha Tam về TTM. Người lính nay định cư ở ÚC thì phải và ông ấy nói như cụ đăng: Tra tấn ở Tổng Nha vì có rẽ vào đây 20 phút và ông này đổi cho ông Thiệu khi đó ở đây thì phải.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top