[Funland] 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
52,160
Động cơ
1,088,610 Mã lực
Điện Biên Phủ 1953_11_20 (25).jpg

Đây là hình ảnh Đồi A1 lúc ban đầu, xa xa là dinh Châu Ủn
Điện Biên Phủ 1953_11_20 (24).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
52,160
Động cơ
1,088,610 Mã lực
Tham khảo chuyện cụ Bạch châm ngòi nổ
Tối 6-5-1954. Bóng đen trùm xuống cứ điểm Điện Biên Phủ trong vắng lạnh ghê người. Có ba người thầm lặng men đồi A1. Hai người chỉ huy giọng nghẹn ngào: “Có dặn lại gì không?”. Người lính đáp: “Không!”. Họ ra lệnh: “Cậu ở lại! Lúc pháo ta bắn dồn dập là hiệu lệnh để cậu giật nụ xòe!”. Người lính ở lại một mình. Một tấn bộc phá dưới đồi A1 đang chờ anh... Pháo ta nổ... Anh giật nụ xòe..
****
Ông Bạch kể: “Giao thông hào lầy bùn nước và máu. Đào hầm ở tư thế hàm ếch, càng đào sâu càng tối và thiếu oxy để thở, mỗi tốp chỉ đào vài phút lại chui ra. Vận chuyển đất càng khó khăn hơn. Chúng tôi phải lấy vải dù kiếm được của địch may thành túi nhỏ đựng chừng 30kg đất để kéo ra ngoài. Ròng rã gần một tháng mới đào xong 49m đường hầm. Đoạn cuối hầm nằm ngay dưới đồi A1!”.
Ông Bạch nhớ lại: “Đưa được 1.000kg thuốc nổ vào cuối hầm, cả đại đội trưởng Khung, tổ trưởng Đảng Lê Viết Thoảng và tôi bò vào cuối hầm kiểm tra kỹ thuật lần cuối. Yêu cầu chỉ điểm hỏa một lần phải gây nổ được cả khối bộc phá gắn với năm đường dây cháy chậm và năm nụ xòe. Hai đồng chí đồng ý cho tôi xung phong ở ngoài cửa hầm điểm hỏa bằng nụ xòe. Nếu không nổ, tôi sẽ ôm 3kg thuốc nổ bò vào cuối hầm điểm hỏa bằng người như chiến sĩ cảm tử”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
52,160
Động cơ
1,088,610 Mã lực
Ông Bạch nói: “Hai đồng chí bịn rịn chia tay rồi trở ra phía sau. Trận địa lúc đó bỗng trở nên lặng lẽ khác thường. Đầu óc tôi căng ra như dây đàn: không phải sợ hi sinh mà sợ bộc phá không nổ, không hoàn thành được nhiệm vụ... Đến lúc pháo binh nổ, tôi giật nụ xòe và chạy được vài bước... Đất trời lặng đi vài giây. Tôi nghe một tiếng nổ không to lắm nhưng cảm nhận được sức ép dữ dội.".
"Đất đá văng lên. Tôi ngã xuống, bị một mảnh đá rơi vào chân nhưng vẫn lê được về trận địa. Không ai nhận ra và cũng không ai nghĩ tôi còn sống. Họ hỏi: “Ai?”. Tôi trả lời tôi mới châm bộc phá đồi A1 về. Các anh xông lên đánh đồi xong về kể: đồi A1 bị xé toạc, hầu hết lính địch chết, còn lại nằm thoi thóp vì bị sức ép. Một số ở vị trí an toàn thì đồn nhau VN có bom nguyên tử mới phá được A1 nên sợ hãi kéo ra hàng...”.
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
9,153
Động cơ
208,627 Mã lực
.


Cảm ơn các cụ đã cung cấp thêm thông tin. Em vẫn còn 1 câu hỏi từ xưa mà chưa kiếm được nguồn tin nào để giải đáp, đó là vì sao người Pháp lại chọn Điện Biên Phủ mà không phải là Yên Bái, Lào Cai ... hay các địa phương khác?

Theo em được học thì ĐBP là thung lũng lòng chảo, người Pháp lập cứ điểm ở ví trí thấp, trong khi Việt Minh kéo pháo lên cứ điểm cao hơn. Mà theo binh pháp của Tàu thì tối kị lập căn cứ ở chân núi. Bản thân tụi châu Âu cũng toàn xây pháo đài, lâu đài trên đỉnh núi, đỉnh đồi cao hơn khu vực xung quanh. Như vậy ko hiểu vì lý do gì người Pháp lại chọn 1 vị trí bất lợi cho chính họ như vậy?
ĐBP để bảo vệ Lào nhé, Nava bức xúc mãi vì hỏi có cần bảo vệ Lào hay không thì không thấy ai trả lời.

ĐBP cũng không phải là chân núi, mà là đồi và từ chân núi đến đồi là 1 khoảng xa đồng bằng. Dĩ nhiên tốt nhất là nên tiến lên đóng thêm 1 ngọn núi làm thế ỷ dốc nhưng chả bọn nào dám. Trước giờ núi rừng không ưa kẻ thù.
 

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
253
Động cơ
20,499 Mã lực
Tuổi
31
Điện Biên Phủ nằm ở ngã ba đường từ Lai Châu, Sơn La sang Thượng Lào. Ta có ý định đánh sang Thượng Lào giải phóng tỉnh Phong Sa Lì, uy hiếp thủ đô Luông Pha Băng của Lào nên đã tập trung lực lượng hành quân. Pháp nó biết được ý định, nó muốn xay nát chủ lực Việt Minh nên mới thả dù chiến ĐBP và xây dựng tập đoàn cứ điểm để án ngữ không cho chủ lực của ta hành quân sang Thượng Lào.

Chiến tranh công thành chiếm đất thì phải hành quân, vận chuyển quân lương vũ khí, do đó phải nương theo đường giao thông mà đánh nhau, ĐBP mới thành quyết chiến điểm do nó án ngữ đường sang Lào thôi chứ có gì đâu các cụ..
 

Bachsima

Xe lăn
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,190
Động cơ
433,487 Mã lực
ĐBP để bảo vệ Lào nhé, Nava bức xúc mãi vì hỏi có cần bảo vệ Lào hay không thì không thấy ai trả lời.

ĐBP cũng không phải là chân núi, mà là đồi và từ chân núi đến đồi là 1 khoảng xa đồng bằng. Dĩ nhiên tốt nhất là nên tiến lên đóng thêm 1 ngọn núi làm thế ỷ dốc nhưng chả bọn nào dám. Trước giờ núi rừng không ưa kẻ thù.
Nếu làm cái pháo đài rót đạn khắp Mường Thanh thì ông nào có cái đài ấy thành quốc vương riêng mất, Pháp xuất thân từ các lãnh chúa phong kiến, làm gì không biết cái lẽ ấy, chính vì thế mới không lập mà chỉ tạo ra hệ các lang cun vác hỏa thương, tạc đạn đi thụi nhau như mấy chú phỉ Syria bây giờ thôi.
Em thấy chỉ có ông Cụ mới tao dựng ra cái chữ S khá thuần và cần cù này thôi, nhưng mà chả hiểu sao sau mấy chục năm các chí thức đại cà sa lại hăng hái tạo chín luộc xây cao ốc khắp nơi trên chữ S, chả nhẽ định dựng lang cun khắp xứ.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,828
Động cơ
690,040 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Vài ảnh có bản quyền gửi các cụ xem, những ảnh này hoàn toàn mới, em có dự định xử lý màu tất cả ảnh về ĐBP sau đó mới lập thớt, nhưng do bận rộn lại thôi, hơn nữa việc đạt được thỏa thuận ảnh có bản quyền cũng gặp rắc rối.
-------------------
Un poste de secours détruit par un obus de mortier Viêt-minh pendant les combats de Diên Biên Phu. Les blessés qui étaient installés sur des brancards gisent au sol.
Trạm cứu thương bị phá hủy bởi quả đạn cối của Việt Minh trong trận chiến Điện Biên Phủ. Các thương binh đang nằm trên cáng giờ nằm la liệt trên mặt đất.
[Ảnh chụp ngày 13 tháng 3 năm 1954 do Jean Péraud và Daniel Camus chụp]
[© Daniel Camus ; Jean Péraud/ECPAD/Défense]

-------------------------
2396312_3_1-transformed (1).jpeg
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,828
Động cơ
690,040 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sur un point d'appui du camp retranché de Diên Biên Phu, un cadavre emmailloté repose à même le sol parmi le matériel et les décombres. A l'arrière-plan, un véhicule sanitaire portant le fanion de la Croix-rouge
Trên một điểm tựa của khu vực phòng thủ Điện Biên Phủ, một xác chết được quấn trong vải nằm vắt vưởng trên mặt đất giữa trang thiết bị và đống đổ nát. Phía sau, một chiếc xe cứu thương mang cờ hiệu chữ thập đỏ.
-------------------------
Ảnh của Jean Péraud - Daniel Camus, SPI . tháng 3 năm 1954.

2396123_3_1-transformed.jpeg
 

Binhmoctn

Xe tải
Biển số
OF-343497
Ngày cấp bằng
19/11/14
Số km
427
Động cơ
274,173 Mã lực
Về vụ nổ Đồi A1 lúc 20 giờ ngày 6/5/1954
Khoảng 1940, có một toà nhà của Châu Ủn được xây dựng trên ngọn đồi này. Tháng 11 năm 1953, khi lính dù Pháp nhảy xuống Điện Biên Phủ thì họ cho bộc phá đánh đổ ngôi nhà này, nhưng tầng hầm (móng hầm) để lại
Ta và địch giằng co ngọn đồi này gần một tháng, trao đổi chủ mấy lần, ta yếu thế hơn vì ở dưới thấp nên thoạt đầu đánh nhau hy sinh nhiều, vì nóng lòng đánh nhanh thắng nhanh. Sau vài tuần lễ, ta nghĩ cách đào hầm hào chữ chi để tiến lại gần hơn, nhưng thật ra có gần cũng chưa đánh bật được quân pháp ở đây. Bộ chỉ huy Điện Biên Phủ quyết định sử dụng 980 kg bộc phá đánh vào quân đồn trú.
Bộ đội thay phiên nhau đào, sử dụng hương cháy là đích đào cho thẳng
Đến 20 h ngày 6/5/1954 ta quyết định khai hoả khối thuốc nổ 980 kg
Điện Biên Phủ 1954_5_6 (6).jpg

Người chui vào đốt nụ xoà là ông Nguyễn Văn Bạch, với nhiều khả năng hy sinh
Ước hẹn là "nghe thấy" quân ta xung phong thì giật nụ xoè
Tiếng nổ vang lên, nhưng không to như tưởng tượng, vì khối thuốc nổ này trong lòng đất, nghe "bục" một tiếng thôi, chứ không long trời lở đất
Tác dụng của khối thuốc nổ 989 kg gây ít chấn động cho binh sĩ Pháp ở A1 vì:
1. Đường hầm đào bị chệch hướng
2. Cách chân tầng hầm cả hai toạ độ đều xa (đường hầm quá thấp với móng nhà), và cách móng nhà cũng chừng 20-30 mét, nên không ép phê như mong đợi
Tối hôm đó ta không nhổ được A1, đến sáng trưa hôm sau thì chiếm được và tràn qua cầu sắt Mường Thanh sang khu Trung tâm chiếm Sở chỉ huy de Castries
Mặt khác, Trung tướng Cogny ở Hà Nội đã cho phép De Castríe và tàn quân chạy qua Lào, dù lúc này de Castries không biết rút chạy như thế nào nữa
De Castries đầu hàng gây sửng sốt cho cụ Giáp, vì không nghĩ nhanh thế
Theo cụ Giáp, lương thực cũng chỉ còn cho 2 ngày chiến đấu và cũng chưa biết kiếm đâu ra nếu trận chiến kéo dài thêm?
Đến giờ xem cái hố bom được cho là 1 tấn thuốc nổ tạo thành do ông tướng họ Lê làm ra mà ngán
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,828
Động cơ
690,040 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Des cadavres de soldats alignés au sol près d'un point d'appui du camp retranché de Diên Biên Phu.
Xác chết của những người lính xếp hàng trên mặt đất gần một cứ điểm của khu vực phòng thủ Điện Biên Phủ.
--------------------
Ảnh của Jean Péraud - Daniel Camus, SPI . tháng 3 năm 1954.
2417007_4_1-transformed.jpeg
 

Bon9x

Xe hơi
Biển số
OF-799380
Ngày cấp bằng
5/12/21
Số km
133
Động cơ
15,454 Mã lực
Nghĩ lại thời chiến tranh đau xót thật.
 

ung_sung_tu_tai

Xì hơi lốp
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
5,656
Động cơ
191,874 Mã lực
Tuổi
44
Dạ

Tôi cũng không đến nỗi thờ ơ với lịch sử/địa lý và chiến tranh. Cung cố tìm hiểu. Và cũng hiểu lý do những chiến dịch then chốt mang lại ưu thế cho các bên khi chiến thắng hoặc quyết giữ.

Nhưng cố gắng tìm hiểu lắm mà vẫn không hiểu sao Pháp mang quân lên đấy làm cứ điểm.
Và với cách đóng quân kiểu hầm hào, lán trại, nhà bạt nhà dù, cách tiếp tế/đổi quân tuyền bằng hàng không như thế… thì nó kiểu như dùng cho một chiến dịch ngắn hạn xong là rút thôi. Chứ tạm bợ thế, quân nào trụ nổi. Nhast là quân đội châu Âu lúc ấy cũng hiện đại rồi chứ đâu phải sức chịu đựng như dân ta đánh du kích

.


Cảm ơn các cụ đã cung cấp thêm thông tin. Em vẫn còn 1 câu hỏi từ xưa mà chưa kiếm được nguồn tin nào để giải đáp, đó là vì sao người Pháp lại chọn Điện Biên Phủ mà không phải là Yên Bái, Lào Cai ... hay các địa phương khác?

Theo em được học thì ĐBP là thung lũng lòng chảo, người Pháp lập cứ điểm ở ví trí thấp, trong khi Việt Minh kéo pháo lên cứ điểm cao hơn. Mà theo binh pháp của Tàu thì tối kị lập căn cứ ở chân núi. Bản thân tụi châu Âu cũng toàn xây pháo đài, lâu đài trên đỉnh núi, đỉnh đồi cao hơn khu vực xung quanh. Như vậy ko hiểu vì lý do gì người Pháp lại chọn 1 vị trí bất lợi cho chính họ như vậy?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
52,160
Động cơ
1,088,610 Mã lực
Đêm 6/5/1953, ba loạt (có chỗ nói 2 loạt) đạn pháo phản lực H-6 bắn vào khu vực có Sở chỉ huy của De Castries. Tiếng rít của đạn H-6 gây hiệu quả mạnh cho tàn quân Pháp
Chiều hôm sau, quân ta tràn qua cầu Mường Thanh và chiếm Sở chỉ huy (cách cầu chừng 100 mét) bắt sống Thiếu tường de Castries cùng ban chỉ huy
Không có ai chụp hình, không có ai cắm cờ chiến thắng trên nóc hầm de Casties.
Gần như những hình ảnh ngày 7/5/1954 được dựng lại. Câu chuyện thế này
Sau chiến thắng 7/5, chính phủ Liên Xô gửi nhà quay phim Roman Carmen (đúng ra phải là Karmen) sang Việt Nam để quay phim tư liệu
Cảnh quay tù binh thì ở tận Chiêm Hoá, Tuyên Quang, quay vào tháng 7/1964
Sau đó bố trí để ông Carmen quay tại Điện Biên Phủ với lá cờ chiến thắng tung bay trên nóc hầm
Tôn trọng sự kiện, em phải có đôi lời giải thích cho có đầu có đuôi
 
Chỉnh sửa cuối:

Bachsima

Xe lăn
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,190
Động cơ
433,487 Mã lực
Dạ

Tôi cũng không đến nỗi thờ ơ với lịch sử/địa lý và chiến tranh. Cung cố tìm hiểu. Và cũng hiểu lý do những chiến dịch then chốt mang lại ưu thế cho các bên khi chiến thắng hoặc quyết giữ.

Nhưng cố gắng tìm hiểu lắm mà vẫn không hiểu sao Pháp mang quân lên đấy làm cứ điểm.
Và với cách đóng quân kiểu hầm hào, lán trại, nhà bạt nhà dù, cách tiếp tế/đổi quân tuyền bằng hàng không như thế… thì nó kiểu như dùng cho một chiến dịch ngắn hạn xong là rút thôi. Chứ tạm bợ thế, quân nào trụ nổi. Nhast là quân đội châu Âu lúc ấy cũng hiện đại rồi chứ đâu phải sức chịu đựng như dân ta đánh du kích
Không tạm bợ đâu, Ít xà cũng nhờ cầu hàng không mà trụ được trước quân Ả rập đấy.
Nếu mình không nhổ được mà để Pháp tự do bố trí ở đó thì kể cả sau này Pháp rút, các hầm hào sân bay dã chiến ấy vẫn còn, là kênh để duy trì các nhóm phỉ, các trùm bộ lạc cả khi mẫu quốc đã rút hết quân chính quy. Như bây giờ Miến điện đang phải chịu.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
52,160
Động cơ
1,088,610 Mã lực
Điện Biên Phủ 1954_5_7 (9).jpg
 

Tom80

Xe buýt
Biển số
OF-72542
Ngày cấp bằng
10/9/10
Số km
895
Động cơ
422,188 Mã lực
.


Cảm ơn các cụ đã cung cấp thêm thông tin. Em vẫn còn 1 câu hỏi từ xưa mà chưa kiếm được nguồn tin nào để giải đáp, đó là vì sao người Pháp lại chọn Điện Biên Phủ mà không phải là Yên Bái, Lào Cai ... hay các địa phương khác?

Theo em được học thì ĐBP là thung lũng lòng chảo, người Pháp lập cứ điểm ở ví trí thấp, trong khi Việt Minh kéo pháo lên cứ điểm cao hơn. Mà theo binh pháp của Tàu thì tối kị lập căn cứ ở chân núi. Bản thân tụi châu Âu cũng toàn xây pháo đài, lâu đài trên đỉnh núi, đỉnh đồi cao hơn khu vực xung quanh. Như vậy ko hiểu vì lý do gì người Pháp lại chọn 1 vị trí bất lợi cho chính họ như vậy?
Trước em đọc nhiều hồi ký của các cụ, nên giờ em ko nhớ chính xác là ở quyển nào.
1. Tại sao lại là ĐBP, cả Pháp và ta đều cần 1 trận quyết định, chứ đánh nhỏ ko có ý nghĩa, Pháp chủ động chọn ĐBP, thả thính chứ các chỗ khác thính hơi xương, Pháp đã tính hết yếu tố tiếp tế, lúc lượng ... (trừ xe đạp thồ), ta thấy ăn được, thế chiến thôi.
2. ĐBP là thung lũng, nhưng Pháp đóng trên các điểm cao, hệ thống hàng rào dây thép gai + ụ pháo cao xạ hạ nòng ... là cối xay với bộ binh.
3. Pháp đã tính các điểm đặt có thể đặt được pháo của ta, từ lựu đến sơn, trừ quả đào hầm cho lựu pháo bắn thẳng và áp dụng bếp Hoàng cầm cho hầm pháo để tản khói.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
52,160
Động cơ
1,088,610 Mã lực
Em phóng to lên để dễ đọc
Điện Biên Phủ 1954_5_7 (9)_1.jpg
Điện Biên Phủ 1954_5_7 (9)_2.jpg
Điện Biên Phủ 1954_5_7 (9)_3.jpg
Điện Biên Phủ 1954_5_7 (9)_4.jpg
Điện Biên Phủ 1954_5_7 (9)_5.jpg
Điện Biên Phủ 1954_5_7 (9)_6.jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
52,160
Động cơ
1,088,610 Mã lực
Điện Biên Phủ 1954_5_7 (1).jpg

7-5-1954 - Bộ đội ta tiến vào sân bay Mường Thanh, Điện Biên Phủ
Điện Biên Phủ 1954_5_7 (2).jpg
Điện Biên Phủ 1954_5_7 (3).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
52,160
Động cơ
1,088,610 Mã lực
Điện Biên Phủ 1954_5_7 (4).jpg
Điện Biên Phủ 1954_5_7 (5).jpg
Điện Biên Phủ 1954_5_7 (6).jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top